Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Giá trị tiên lượng của chỉ số sốc (SI) trong nhiễm khuẩn huyết trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.3 KB, 7 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016

GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG CỦA CHỈ SỐ SỐC (SI)
TRONG NHIỄM KHUẨN HUYẾT TRẺ EM
Nguyễn Duy Nam Anh*, Bùi Bỉnh Bảo Sơn*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định giá trị tiên lượng tử vong của chỉ số sốc trong nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 37 bệnh nhi nhiễm khuẩn huyết được theo dõi chỉ số sốc ở 4 thời
điểm là lúc vào viện, sau 1 giờ, sau 2 giờ và sau 6 giờ.
Kết quả: Chỉ số sốc 4 thời điểm đều có giá trị tăng dần có ý nghĩa theo diễn tiến của bệnh; và đều cao hơn có
ý nghĩa ở nhóm có suy đa cơ quan so với nhóm không suy đa cơ quan (p < 0,05). Chỉ số sốc ở 4 thời điểm cũng cao
hơn có ý nghĩa ở nhóm tử vong so với nhóm sống (p < 0,05). Dựa trên đường cong ROC, chỉ số sốc cả 4 thời điểm
đều có giá trị tiên lượng tử vong khá tốt hoặc tốt; trong đó chỉ số sốc sau 6 giờ có giá trị tốt nhất; với các điểm cắt
ghi nhận được là SI lúc vào viện> 1,56 (độ nhạy 54,6%; độ đặc hiệu 88,5%; OR 9,2); SI sau 1 giờ> 1,47 (độ nhạy
72,7%; độ đặc hiệu 73,1%; OR 6,0); SI sau 2 giờ> 1,51 (độ nhạy 63,6%; độ đặc hiệu 84,6%; OR 7,4); SI sau 6
giờ> 1,42 (độ nhạy 90,9%; độ đặc hiệu 65,4%; OR 16,0).
Kết luận: Chỉ số sốc lúc vào viện, sau 1 giờ, sau 2 giờ và sau 6 giờ ở bệnh nhi nhiễm khuẩn huyết có liên
quan đến diễn tiến nặng của bệnh, tình trạng suy đa cơ quan và có giá trị khá tốt trong tiên đoán khả năng tử
vong.
Từ khóa: nhiễm khuẩn huyết, chỉ số sốc, tiên lượng, trẻ em.

ABSTRACT
VALUE OF SHOCK INDEX IN PREDICTING PEDIATRIC SEPSIS
Nguyen Duy Nam Anh, Bui Binh Bao Sơn
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 4 - 2016: 130 - 136
Objective: To determine the value of shock index in predicting mortality in pediatric sepsis.
Methods: 37 enrolled children with sepsis was evaluated shock index at four times: on admission, after 1, 2
and 6 hours.


Results: The value of shock index increase with progression of sepsis; and has significantly higher value in
the group with multi organ failure (p <0.05). Shock index at 4 times are higher in the death group than the life
group (p<0.05). The ROC curve shows that shock index of 4 times are quite good or goodvalue; and shock index
after 6 hours has the best value. The cut point of shock index in prognosising of mortality: SI at first> 1.56
(sensitivity 54.6%, specificity 88.5%, OR 9.2); SI after 1 hours> 1.47 (sensitivity 72.7%, specificity 73.1%, OR
6.0); SI after 2 hours> 1.51 (sensitivity 63.6%, specificity 84.6%, OR 7.4); SI after 6 hours>1.42(sensitivity
90.9%, specificity 65.4%, OR 16.0).
Conclusion: Shock index on admission, after 1 hour, 2 hours and after 6 hours in pediatric sepsis related to
progression of their disease, multiple organ failure situation and had good value in predicting mortality.
Key words: sepsis, shock index, prediction, children.

* Bệnh viện Nhi Đồng 1
Tác giả liên lạc: ThS.BS Nguyễn Duy Nam Anh ĐT: 0983880512 Email:

130

Chuyên Đề Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn huyết là một trong những
nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các đơn vị
cấp cứu Nhi khoa dù được điều trị với kháng
sinh và các liệu pháp hồi sức hiện đại. Tử vong
trong nhiễm khuẩn huyết liên quan đến nhiều
yếu tố trong đó việc chẩn đoán sớm và tiên
lượng tốt có vai trò quan trọng. Hiện nay, có
nhiều thang điểm và nhiều dấu ấn sinh học đã
được ghi nhận có giá trị tiên lượng trong nhiễm

khuẩn huyết trẻ em, tuy nhiên việc đánh giá các
thang điểm hay dấu ấn này còn phức tạp và tốn
kém. Chỉ số sốc (SI = tần số tim/huyết áp tâm
thu) là một chỉ số đơn giản đã và đang được
nhiều tác giả nghiên cứu trong hơn 50 năm qua,
và đã được chứng minh có liên quan đến tiên
lượng tử vong trong nhiều bệnh lý ở người lớn
và trẻ em như nhiễm khuẩn huyết, sốc, chấn
thương, xuất huyết …, qua đó giúp bác sĩ lâm
sàng có nhìn nhận đúng đắn để tiên lượng và
bước đầu điều trị bệnh nhân.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác
định giá trị tiên lượng tử vong của chỉ số sốc
trong nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em.

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng
37 bệnh nhi được chẩn đoán là nhiễm khuẩn
huyết điều trị tại khoa Nhi Hồi sức cấp cứu,
Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung Ương
Huế từ tháng 04/2014 đến tháng 06/2015.

Nghiên cứu Y học

Bệnh nhi từ sau 28 ngày đến 15 tuổi phù hợp
với chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn
huyết nặng và sốc nhiễm khuẩn theo tiêu chuẩn
của Hội nghị đồng thuận quốc tế về nhiễm
khuẩn huyết năm 2005(1).
Nhiễm khuẩn huyết (sepsis): hội chứng đáp

ứng viêm toàn thân nghi do nhiễm khuẩn hay
nhiễm khuẩn thật sự gây nên
Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (SIRS): khi
có ít nhất 2/4 tiêu chuẩn, 1 trong 2 tiêu chuẩn bắt
buộc là có bất thường về thân nhiệt và bạch cầu
máu ngoại vi:
Thân nhiệt trung tâm > 38,50C hoặc < 360C.
Tần số tim nhanh, được định nghĩa là tần số
tim ≥ 2 SD so với tuổi khi không có các kích thích
bên ngoài, thuốc hay kích thích đau hay tần số
tim nhanh kéo dài trong thời gian 0,5 - 4 giờ mà
không giải thích được. Hoặc tần số tim chậm ở
trẻ dưới 1 tuổi, được định nghĩa là tần số tim < 10
percentile so với tuổi khi không có kích thích
phó giao cảm, thuốc ức chế β, bệnh tim bẩm
sinh, hoặc tần số tim chậm không rõ nguyên
nhân trong thời gian 30 phút.
Tần số thở nhanh, được định nghĩa là tần số
thở > 2 SD so với tuổi hay thông khí cơ học do
bệnh lý cấp và không do bệnh lý thần kinh cơ
hay gây mê.
Bạch cầu tăng hay giảm theo tuổi (giảm bạch
cầu không do điều trị bằng hóa trị) hay bạch cầu
band > 10%.

Tiêu chuẩn chọn bệnh

Các tiêu chuẩn về tần số tim, tần số thở và bạch cầu cho chẩn đoán hội chứng đáp ứng viêm
toàn thân(1)
Bảng 1: Các tiêu chuẩn về tần số tim, tần số thở và bạch cầu cho chẩn đoán hội chứng đáp ứng viêm toàn thân

Tuổi
1 tháng -1 tuổi
2 - 5 tuổi
6 - 12 tuổi
13 - 18 tuổi

Tần số tim (lần/phút)
Nhanh
Chậm
>180
<90
>140
> 130
không ý nghĩa
> 110

Nhiễm khuẩn (infection): Nhiễm khuẩn nghi
ngờ hay đã rõ (qua cấy dương tính, nhuộm hay

Chuyên Đề Nhi Khoa

Tần số thở
(lần/phút)
>34
>22
>18
>14

3


Bạch cầu (10 /mm3) HA tâm thu (mmHg)
>17,5 hay <5
>15,5 hay <5
>13,5 hay <5
>11,0 hay <5

<100
<94
<105
<117

PCR) do bất kỳ tác nhân nào hoặc có hội chứng
lâm sàng nhiều khả năng do nhiễm khuẩn. Bằng

131


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016

chứng của nhiễm khuẩn được phát hiện qua
thăm khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh hoặc
các xét nghiệm.

Rối loạn chức năng thận: Nồng độ creatinine ≥
2 lần giới hạn trên theo tuổi hay ≥ 2 lần giá trị căn
bản trước đó.

Nhiễm khuẩn huyết nặng (severe sepsis): Nhiễm

khuẩn huyết kèm rối loạn chức năng tim mạch
hay hội chứng suy hô hấp cấp hay rối loạn chức
năng hai hay nhiều cơ quan.

Rối loạn chức năng gan: SGPT tăng trên 2 lần
bình thường theo tuổi hoặc Bilirubin toàn phần ≥
4 mg%.

Tiêu chuẩn về rối loạn chức năng cơ quan .
(1)

Rối loạn chức năng tim mạch:
Dù đã truyền dung dịch đẳng trương ≥
40ml/kg/giờ.
Giảm huyết áp, hoặc
Cần dùng thuốc vận mạch để duy trì huyết
áp trong giới hạn bình thường với liều dopamine
> 5µg/kg/phút hay dobutamine, epinephrine và
norepinephrine ở bất kì liều nào, hoặc
Có 2 trong số các tiêu chuẩn sau:
- Toan chuyển hóa không giải thích được: BE
< -5 mEq/l.
- Tăng laclate máu > 2 lần giới hạn bình
thường.
- Thiểu niệu: thể tích nước tiểu < 0,5
ml/kg/giờ.
- Thời gian đầy mao mạch > 5 giây.
- Nhiệt độ ngoại biên thấp hơn nhiệt độ
trung tâm > 3oC.
Rối loạn chức năng hô hấp:

PaO2/FiO2< 300 và không có bệnh tim bẩm
sinh hay bệnh phổi trước đó, hoặc
PaCO2> 65 mmHg hay cao hơn 20 mmHg so
với giá trị bình thường, hoặc
Cần nhu cầu oxy thực sự hay cần FiO2> 50%
để duy trì SpO2≥ 92%, hoặc
Cần thở máy hay bóp bóng giúp thở.
Rối loạn chức năng thần kinh: trẻ có Glasgow ≤
11 điểm, hoặc thay đổi tri giác cấp với điểm
Glasgow giảm từ 3 điểm trở lên so với trước đó.
Rối loạn chức năng huyết học: Tiểu cầu <
80.000/mm3 hoặc INR > 2

132

Sốc nhiễm khuẩn (septic shock): Nhiễm khuẩn
huyết và rối loạn chức năng tim mạch.

Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân phù hợp với chẩn đoán nhiễm
khuẩn huyết nhưng đã được điều trị ở tuyến
trước.
Bệnh nhân không theo dõi được huyết áp
hoặc có tăng huyết áp mạn tính.
Bệnh nhân tử vong < 6 giờ sau khi nhập viện.
Bệnh nhân hoặc gia đình không đồng ý tham
gia nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có theo dõi dọc.

Chọn mẫu thuận tiện gồm 37 bệnh nhi nhiễm
khuẩn huyết được điều trị tại phòng Hồi sức cấp
cứu, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung
Ương Huế từ tháng 4/2014 đến 6/2015. Tiến hành
theo dõi tần số tim, huyết áp tâm thu của các
bệnh nhi ở 4 thời điểm là lúc vào viện, sau 1 giờ,
sau 2 giờ và sau 6 giờ; sau đó tính chỉ số sốc và so
sánh với diễn tiến bệnh và kết quả điều trị.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phân bố chỉ số sốc theo mức độ nặng của
bệnh
Bảng 2: Phân bố chỉ số sốc theo mức độ nặng của
bệnh
Phân loại
Chỉ số
sốc NKH (n = 20) NKHN (n = 8) SNK(n = 9)
SI0
1,28 ± 0,23
1,50 ± 0,19
1,72 ± 0,34
SI1
1,34 ± 0,25
1,47 ± 0,19
1,71 ± 0,36
SI2
1,36 ± 0,24
1,47 ± 0,17
1,66 ± 0,34
SI6

1,35 ± 0,24
1,51 ± 0,18
1,69 ± 0,34

p
< 0,01
<0,01
<0,05
<0,01

Nhận xét: Chỉ số sốc qua các thời điểm đánh
giá tăng dần có ý nghĩa theo diễn tiến của bệnh
(p < 0,05).

Chuyên Đề Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016

Nghiên cứu Y học

Mối liên quan giữa chỉ số sốc và tình trạng
suy đa cơ quan:

Mối liên quan giữa chỉ số sốc kết quả điều
trị

Bảng 3: Mối liên quan giữa chỉ số sốc và tình trạng
suy đa cơ quan


Bảng 4: Mối liên quan giữa chỉ số sốc và kết quả điều
trị

Chỉ số sốc
SI0
SI1
SI2
SI6

Suy đa cơ quan
Có(n = 16)
Không(n = 21)
1,62 ± 0,30
1,30 ± 0,24
1,62 ± 0,31
1,34 ± 0,24
1,58 ± 0,29
1,36 ± 0,23
1,61 ± 0,29
1,35 ± 0,23

p

Chỉ số sốc

<0,01
<0,01
<0,05
<0,01


SI0
SI1
SI2
SI6

Nhận xét: Chỉ số sốc tăng cao hơn có ý nghĩa
ở nhóm có suy đa cơ quan so với nhóm không
suy đa cơ quan ở cả 4 thời điểm (p < 0,05)

Kết quả điều trị
Sống (n = 26)
Tử vong (n = 11)
1,36 ± 0,29
1,61 ± 0,28
1,39 ± 0,30
1,64 ± 0,26
1,38 ± 0,23
1,63 ± 0,31
1,36 ± 0,23
1,70 ± 0,28

p
<0,05
<0,05
<0,05
<0,01

Nhận xét:Chỉ số sốc tại thời điểm lúc vào
viện, sau 1 giờ, sau 2 giờ, và sau 6 giờ đều cao
hơn ở nhóm tử vong so với nhóm sống (p < 0,05).


Giá trị của chỉ số sốc trong tiên lượng tử vong

Biểu đồ 1: Đường cong ROC của chỉ số sốc 4 thời điểm trong tiên lượng tử vong

Chuyên Đề Nhi Khoa

133


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016
Biểu đồ 2: So sánh giá trị tiên đoán tử vong của chỉ
sốc ở 4 thời điểm
Nhận xét: Chỉ số sốc lúc vào viện (SI0), sau 1
giờ (SI1), sau 2 giờ (SI2) có giá trị khá tốt trong
tiên lượng tử vong ở trẻ nhiễm khuẩn huyết
(AUC lần lượt là 0,76; 0,76; và 0,71). Chỉ số sốc
sau 6 giờ (SI6) có giá trị tốt và cao nhất trong 4
thời điểm trong tiên lượng tử vong ở trẻ nhiễm
khuẩn huyết (AUC = 0,84).

Độ nhạy, độ đặc hiệu, tỷ số dương tính khả dĩ, tỷ số âm tính khả dĩ và tỷ suất chênh của tử
vong theo điểm cắt của SI
Bảng 5: Độ nhạy, độ đặc hiệu và tỷ số dương tính/âm tính khả dĩ (Likelihood ratios +/-) và tỷ suất chênh (OR)
của tử vong theo điểm cắt của SI
Chỉ số sốc
SI0 > 1,56
SI1 > 1,47

SI2 > 1,51
SI6 > 1,42

Độ nhạy
54,6%
72,7%
63,6%
90,9%

Độ đặc hiệu
88,5%
73,1%
84,6%
65,4%

Likelihood ratios (+)
4,7
2,7
4,1
2,6

Nhận xét:Chỉ số sốc lúc vào viện SI0 > 1,56 có
độ đặc hiệu khá cao (88,5%) trong tiên lượng tử
vong với LR- là 0,5. Chỉ số sốc sau 6 giờ SI0 > 1,56
có độ nhạy cao (90,9 %) trong tiên lượng tử vong
với LR+ là 2,6. Chỉ số sốc lúc vào viện SI0 > 1,56
tăng nguy cơ tử vong gấp 9,2 lần; chỉ số sốc sau 1
giờ SI1 > 1,47 tăng nguy cơ tử vong gấp 6 lần; chỉ
số sốc sau 2 giờ SI2 > 1,51 tăng nguy cơ tử vong
gấp 7,4 lần và chỉ số sốc sau 6 giờ SI6 > 1,42 tăng

nguy cơ tử vong gấp 16 lần.

Giá trị của chỉ số sốc trong tiên lượng tử
vong 24 giờ đầu
Bảng 6: Mối liên quan giữa chỉ số sốc và tử vong 24
giờ đầu
Chỉ số sốc
SI0
SI1
SI2
SI6

Tử vong 24 giờ đầu
Có (n = 3)
Không (n = 8)
1,50 ± 0,19
1,66 ± 0,31
1,53 ± 0,21
1,68 ± 0,28
1,45 ± 0,33
1,70 ± 0,30
1,62 ± 0,23
1,74 ± 0,31

p
> 0,05
> 0,05
> 0,05
> 0,05


Nhận xét:Chỉ số sốc qua 4 thời điểm đánh
giá khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa
nhóm tử vong trước 24 giờ và tử vong sau 24
giờ (p > 0,05).

134

Likelihood ratios (-)
0,5
0,4
0,4
0,1

OR (95%CI)
9,2 (1,7 - 49,9)
6,0 (1,3 - 28,7)
7,4 (1,5 - 35,3)
16,0 (1,8 - 144,7)

BÀN LUẬN
Chỉ số sốc theo diễn tiến nhiễm khuẩn
huyết:
Chỉ số sốc tăng dần theo diễn tiến của bệnh;
thấp nhất ở nhóm nhiễm khuẩn huyết, sau đó là
nhóm nhiễm khuẩn huyết nặng và cao nhất ở
nhóm sốc nhiễm khuẩn (SI0 trong NKH, NKHN,
SNK lần lượt là 1,28 ± 0,23; 1,50 ± 0,19 và 1,72 ±
0,34 với p < 0,01; SI1 trong NKH, NKHN, SNK
lần lượt là 1,34 ± 0,25; 1,47 ± 0,19 và 1,71 ± 0,36
với p < 0,01; SI2 trong NKH, NKHN, SNK lần

lượt là 1,36 ± 0,24; 1,47 ± 0,17 và 1,66 ± 0,34 với p <
0,05; SI6 trong NKH, NKHN, SNK lần lượt là
1,35 ± 0,24; 1,51 ± 0,18; 1,69 ± 0,34 với p < 0,01).
Điều này hoàn toàn phù hợp với sinh lý bệnh,
khi chỉ số sốc càng tăng tức tần số tim có xu
hướng tăng lên và huyết áp tâm thu có xu hướng
giảm dần, bệnh diễn tiến nặng dần và khả năng
sốc xảy ra.
Chỉ số sốc tăng cao hơn ở nhóm có suy đa cơ
quan so với nhóm không suy đa cơ quan (SI0
1,62 ± 0,30 so với 1,30 ± 0,24; p < 0,01; SI1 1,62 ±
0,31 so với 1,34 ± 0,24; p < 0,01; SI2 1,58 ± 0,29 so
với 1,36 ± 0,23; p < 0,05; và SI6 1,61 ± 0,29 so với

Chuyên Đề Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016

Nghiên cứu Y học

1,35 ± 0,23; p < 0,01). Điều này cũng hoàn toàn
phù hợp vì khi trẻ đã có suy đa cơ quan tức là trẻ
cũng đã diễn tiến nặng hơn.

kết quả được ghi nhận thấp hơn; diện tích dưới
đường cong AUC của SI trong 4 thời điểm dao
động từ 0,61 - 0,66(7).

Giá trị tiên lượng tử vong của chỉ số sốc

trong nhiễm khuẩn huyết trẻ em

Trong 4 thời điểm, chỉ số sốc sau 6 giờ (SI6)
có giá trị tiên đoán tử vong cao nhất với diện
tích dưới đường cong tốt nhất (AUC của SI6 là
0,84 so với của SI0 là 0,76; của SI1 là 0,76 và
của SI2 là 0,71). So sánh với nghiên cứu của
Yasaka (2013), chỉ số sốc sau 6 giờ cũng có giá
trị tiên đoán tử vong cao nhất trong 4 thời
điểm (AUC của SI6 là 0,66 so với SI0 là 0,61;
của SI1 là 0,64 và của SI2 là 0,63)(7).

Trong tất cả 37 bệnh nhi nhiễm khuẩn huyết
có 11 bệnh nhi tử vong. Chỉ số sốc đều cao hơn
có ý nghĩa ở nhóm tử vong so với nhóm sống; cụ
thể, tại thời điểm vào viện, chỉ số sốc của nhóm
sống là 1,36 ± 0,29 trong khi nhóm tử vong cao
hơn 1,61 ± 0,28 (p < 0,05); tại thời điểm sau 1 giờ,
chỉ số sốc nhóm sống là 1,39 ± 0,30 và nhóm tử
vong là 1,64 ± 0,26 (p < 0,05); tại thời điểm sau 2
giờ, chỉ số sốc nhóm sống là 1,38 ± 0,23 và nhóm
tử vong là 1,63 ± 0,31 (p < 0,05) và tại thời điểm
sau 6 giờ, chỉ số sốc nhóm sống là 1,36 ± 0,23 và
nhóm tử vong là 1,70 ± 0,28 (p < 0,01). Kết quả
này giống với kết quả của Yasaka (2013). Trong
nghiên cứu của Yasaka, SI0 nhóm sống 1,50 ±
0,45 và nhóm tử vong 1,70 ± 0,60 (p < 0,05); SI1
nhóm sống 1,52 ± 0,52 và nhóm tử vong 1,76 ±
0,51 (p < 0,05); SI2 nhóm sống 1,48 ± 0,49 và
nhóm tử vong 1,78 ± 0,77 (p < 0,05); SI6 nhóm

sống 1,43 ± 0,49 và nhóm tử vong 1,73 ± 0,60 (p <
0,05)(7). Nghiên cứu khác của Rousseaux (2013)
thì chỉ cho thấy sự khác biệt của SI0 và SI6 giữa 2
nhóm; trong đó SI0 nhóm sống 1,67 (1,46 - 2,01)
và nhóm tử vong 1,86 (1,56 - 2,55) (p = 0,02); SI6
nhóm sống 1,60 (1,28 - 1,94) và nhóm tử vong
1,87 (1,52 - 2,26) (p = 0,008); còn lại SI1 và SI2
không khác biệt giữa 2 nhóm (p > 0,05)(5).
Chỉ số sốc lúc vào viện (SI0) cho thấy giá trị
khá tốt trong tiên đoán tử vong với AUC = 0,76;
95% CI: 0,59 - 0,89. Chỉ số sốc sau 1 giờ (SI1) và
chỉ số sốc sau 2 giờ (SI2) cũng có giá trị khá tốt
trong tiên đoán tử vong với AUC và 95% CI lần
lượt là 0,76 (0,60 - 0,89) và 0,71 (0,54 - 0,85). Trong
khi đó chỉ số sốc sau 6 giờ (SI6) cho thấy giá trị
tốt trong tiên đoán tử vong với AUC = 0,84; 95%
CI: 0,69 - 0,94. Như vậy, chỉ số sốc của cả 4 thời
điểm đều có giá trị trong tiên đoán tử vong với
diện tích dưới đường cong AUC dao động từ
0,71 - 0,84. Trong nghiên cứu của Yasaka (2013),

Chuyên Đề Nhi Khoa

Nghiên cứu cũng ghi nhận được các điểm
cắt (cut-off) của chỉ số sốc trong tiên lượng tử
vong. Điểm cắt của chỉ số sốc lúc vào viện là SI0
> 1,56 với độ nhạy 54,6%; độ đặc hiệu 88,5%; tỷ
số khả dĩ dương tính LR+ = 4,7 và tỷ số khả dĩ
âm tính LR- =0,5. Điểm cắt của chỉ số sốc sau 1
giờ là SI1 > 1,47 với độ nhạy 72,7%; độ đặc hiệu

73,1%; tỷ số khả dĩ dương tính LR+ = 2,7 và tỷ số
khả dĩ âm tính LR- = 0,4. Điểm cắt của chỉ số sốc
sau 2 giờ là SI2 > 1,51 với độ nhạy 63,6%; độ đặc
hiệu 84,6%; tỷ số khả dĩ dương tính LR+ = 4,1 và
tỷ số khả dĩ âm tính LR- = 0,4. Điểm cắt của chỉ
số sốc sau 6 giờ là SI6 > 1,42 với độ nhạy 90,9%;
độ đặc hiệu 65,4%; tỷ số khả dĩ dương tính LR+ =
2,6 và tỷ số khả dĩ âm tính LR- = 0,1. Như vậy,
điểm cắt SI0 > 1,56 có độ đặc hiệu tốt nhất
(88,5%) và cũng có khả năng tử vong cao nhất
(LR+ cao nhất); trong khi đó điểm cắt SI6 > 1,42
có độ nhạy tốt nhất (90,9%) và SI6 ≤ 1,42 cho thấy
khả năng sống cao (LR- = 0,1).
Nghiên cứu cũng tính được tỷ suất chênh
giữa nhóm tử vong và nhóm sống theo các điểm
cắt nói trên. Kết quả ghi nhận được; SI6 > 1,42
làm tăng nguy cơ tử vong lên 16 lần (OR 16; 95%
CI: 1,8 - 144,7); SI0 > 1,56 làm tăng nguy cơ tử
vong lên 9,2 lần (OR 9,2; 95% CI: 1,7 - 49,9); SI2 >
1,51 làm tăng nguy cơ tử vong lên 7,4 lần (OR
7,4; 95% CI: 1,5 - 35,3) và SI1 > 1,47 làm tăng nguy
cơ tử vong lên 6 lần (OR 6; 95% CI: 1,3 - 28,7).
Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, chỉ số sốc
tại cả 4 thời điểm đều không có khác biệt có ý

135


Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016

nghĩa giữa nhóm tử vong trong 24 giờ và nhóm
tử vong sau 24 giờ (p >0,05). Điều này nên được
kiểm chứng thêm trong nhiều nghiên cứu có cỡ
mẫu lớn hơn.

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 37 bệnh nhi nhiễm khuẩn
huyết, chỉ số sốc ở 4 thời điểm có giá trị tăng dần
theo diễn tiến của bệnh và tình trạng suy đa cơ
quan (p < 0,05). Chỉ số sốc ở 4 thời điểm cũng
liên qua đến tình trạng tử vong; với giá trị tiên
đoán tử vong khá tốt hoặc tốt; trong đó chỉ số sốc
sau 6 giờ có giá trị tốt nhất.
Dựa trên đường cong ROC, tìm được các
điểm cắt của chỉ số sốc trong tiên lượng tử vong;
cụ thể SI0 > 1,56 (độ nhạy 54,6%; độ đặc hiệu
88,5%; OR 9,2); SI1 > 1,47 (độ nhạy 72,7%; độ đặc
hiệu 73,1%; OR 6,0); SI2 > 1,51 (độ nhạy 63,6%;
độ đặc hiệu 84,6%; OR 7,4); SI6 > 1,42 (độ nhạy
90,9%; độ đặc hiệu 65,4%; OR 16,0).

KIẾN NGHỊ
Chỉ số sốc cần được đánh giá ngay thời điểm
bệnh nhi nhiễm khuẩn huyết vào khoa Hồi sức
cấp cứu, đồng thời cần được theo dõi trong 6 giờ
đầu điều trị; qua đó có thể tiên đoán mức độ
nặng, tiên đoán tình trạng suy đa cơ quan và tiên
đoán khả năng sống cũng như khả năng tử vong

của bệnh nhi nhiễm khuẩn huyết.
Nghiên cứu chỉ mới được thực hiện trong
thời gian hơn 1 năm, số lượng bệnh nhi còn ít;
nên cần mở rộng đề tài hơn để có số lượng bệnh

136

nhi nhiều hơn, giúp cho việc đánh giá giá trị tiên
lượng của chỉ số sốc được tốt hơn; đồng thời có
điều kiện phân tách tất cả bệnh nhân thành từng
nhóm nhỏ theo tuổi để phân tích; qua đó đánh
giá được giá trị của chỉ số sốc trong nhiễm khuẩn
huyết ở từng nhóm tuổi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

Goldstein B, Giroir B, Randolph A et al. (2005), "International

pediatric sepsis consensus conference: Definitions for sepsis
and organ dysfunction in pediatrics", Pediatr Crit Care Med, 6
(1), 2 - 8.
Hoàng Trọng Kim, Trương Thị Hoà và Đỗ Văn Dũng. (2005),
"Những yếu tố tiên lượng nặng trong nhiễm khuẩn huyết tại
khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 1", Y học TP. Hồ Chí
Minh, Tập 9, 7 - 16.
Rady MY, Nightingale P, Little RA et al. (1992), "Shock index:
A re-evaluation in acute circulatory failure", Resuscitation, 23,
227 - 234.
Rady MY, Rivers EP and Nowak RM. (1996), "Resusciation of
the critically ill in the ED: Responses of blood pressure, heart
rate, shock index, central venous oxygen saturaton and
lactate", Am J Emerg Med, 218 - 225.
Roussemaux J, Grandbastien B, Dorkenoo A et al. (2013),
"Prognostic value of shock index in children with sepsis
shock", Pediatric Emergency Care, 29 (10), 1055 - 1059.
Trần Minh Điển. (2010), Nghiên cứu kết quả điều trị và một số
yếu tố tiên lượng tử vong trong sốc nhiễm khuẩn trẻ em, Luận
văn Tiến sĩ, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
Yasaka Y, Khemani RG and Markovitz BP. (2013), "Is shock
index associated with outcome in children with sepsis/sepsis
shock", Pediatr Crit Care Med, 14, 372 - 379.

Ngày nhận bài báo:

31/3/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:


2/6/2016

Ngày bài báo được đăng:

25/7/2016

Chuyên Đề Nhi Khoa



×