Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bước đầu đánh giá kết quả phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo cột sống cổ DCI trên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tại khoa ngoại thần kinh Bệnh viện Thống Nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.01 KB, 5 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019

BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT
THAY ĐĨA ĐỆM NHÂN TẠO CỘT SỐNG CỔ DCI
TRÊN BỆNH NHÂN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ
TẠI KHOA NGOẠI THẦN KINH BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Lê Xuân Long*, Nguyễn Hữu Huỳnh Hải*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả và tính an toàn của phẫu thuật thay đĩa đệm cột sống cổ nhân tạo DCI.
Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu 97 bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ từ 1-2 tầng được điều trị
với phẫu thuật thay đĩa đệm cột sống cổ nhân tạo DCI từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2018 tại Bệnh
viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh.
Kết quả: Nam 53,61%, nữ 46,39%. Tuổi trung bình 61 ± 7. Có 70,1% bệnh nhân được mổ 1 tầng, 29,9%
bệnh nhân được mổ 2 tầng. Các bệnh lý kèm theo gồm tiểu đường chiếm 49,48%, THA chiếm 60,92%. Không có
trường hợp nào nhiễm trùng vết mổ. Bệnh nhân được theo dõi định kì 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng với
tỉ lệ tuân thủ 46,39% và đánh giá theo bảng đánh giá mức độ phục hồi JOA và NDI.
Kết luận: Phẫu thuật thay đĩa đệm cột sống cổ nhân tạo DCI là một phẫu thuật tương đối dễ thực hiện, đảm
bảo vận động cột sống cổ tránh hiện tượng thoái hóa nhanh chóng của khớp và đĩa đệm cột sống cổ liền kề. Đĩa
đệm cột sống cổ nhân tạo DCI có nhiều ưu điểm về mặt thiết kế.
Từ khóa: thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, đĩa đệm động cột sống cổ (DCI)

ABSTRACT
EVALUATING THE PRIMARY RESULT OF DYNAMIC CERVICAL IMPLANT (DCI) ARTHROPLASTY
FOR DEGENERATIVE CERVICAL DISC DISEASE AT NEUROSURGICAL DEPARTMENT OF
THONG NHAT HOSPITAL
Le Xuan Long, Nguyen Huu Huynh Hai
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3 - 2019: 174 - 178
Objective: To evaluate the results and the safeness of dynamic cervical implant (DCI) arthroplasty for


degenerative cervical disc disease.
Methods: From Jan 2012 to December 2018, 97 patients with single- or double-level cervical disc herniation
underwent anterior cervical discectomy and DCI arthroplasty at Thong Nhat Hospital, Ho Chi Minh City. In the
follow up period, patients were check cervical range of motion X ray every 3 months and magnetic resonance
imaging when needed. The study is retrospective.
Results: Male 53.61%, Female 46.39%. The average age is 61 ± 7.1. 70.1% of patients were operated with
single level cervical disc herniation. 29.9% of patients were operated with double level cervical disc herniation.
Diabetic patients accounted for 49.48%, hypertension accounted for 60.92%. No cases of surgical site infection.
Patients were examined periodically for every 1 month, 3 months, 6 months and 12 months with a compliant rate
of 46.39% and assessed according to the recovery assessment JOA and NDI.
Conclusion: Anterior cervical discectomy and DCI arthroplasty to ensure cervical spine movement to avoid
rapid degeneration of joints and intervertebral cervical disc. DCI has many design advantages to easy applicated.
*Khoa Ngoại thần kinh BV Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS Lê Xuân Long ĐT: 0918031098
Email:

174

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019

Nghiên cứu Y học

Key words: cervical disc herniation, dynamic cervical implant (DCI)
Thang điểm đau VAS (Visual Analogue Scale).
ĐẶT VẤN ĐỀ
Điều trị phẫu thuật bệnh lý thoát vị đĩa đệm
cột sống cổ hiện nay thường sử dụng phương

pháp cắt bỏ nhân đệm thoát vị qua ngả trước và
hàn khớp (Anterior Cervical Discectomy and
Fusion). Phương pháp này thường đem lại cải
thiện dấu hiệu lâm sàng và liền xương tốt, tuy
nhiên việc hàn cứng khớp cột sống cổ sẽ gây nên
hiện tượng gia tăng vận động và áp lực lên các
khớp và đĩa đệm cột sống cổ kế cận. Điều này
dẫn đến các khớp và đĩa đệm cột sống cổ kế cận
mau chóng bị hư hại. Để tránh tác động có hại
này chúng ta có thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ
đĩa đệm hư hại và thay bằng đĩa đệm cột sống cổ
nhân tạo (Total Disc Replacement). Trong
nghiên cứu này chúng tôi lựa chọn sử dụng đĩa
đệm cột sống cổ nhân tạo DCI (Dynamic
Cervical Implant) được Matgé giới thiệu đầu tiên
vào năm 2002 và công ty Paradigm Spine cải tiến
năm 2008 do có cấu tạo không phức tạp, chất
liệu không gây ảnh hưởng mô xung quanh, kĩ
thuật mổ dễ thực hiện.

ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng
Từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 12 năm 2017
có 97 bệnh nhân (BN) bị thoát vị đĩa đệm cột
sống cổ 1 hoặc 2 tầng được phẫu thuật cắt bỏ đĩa
đệm thoát vị và thay thế bằng đĩa đệm nhân tạo
DCI. Tất cả các bệnh nhân đều có biểu hiện chèn
ép rễ cổ, chèn ép tủy sống cổ hay cả hai. Tất cả
các bệnh nhân đều được điều trị bảo tồn ít nhất 1
tháng mà các dấu hiệu không thuyên giảm.

Hình ảnh MRI phù hợp với lâm sàng.

Tiêu chuẩn loại trừ
Những trường hợp sử dụng đĩa DCI kèm
theo đĩa nẹp cứng, các bệnh lý thoát vị đĩa đệm
do nguyên nhân chấn thương, ung thư, lao…
Phương pháp

Thiết kế nghiên cứu
Hồi cứu mô tả không nhóm chứng.
BN được đánh giá dựa trên các thang điểm:

Thang điểm phục hồi của Hội Chỉnh hình
Nhật bản JOA (Japanese Orthopaedic Association).
Thang điểm khuyết tật cổ NDI (Neck
Disability Index).
Ở các thời điểm trước mổ, sau mổ 1 tháng, 3
tháng, 6 tháng và 12 tháng.
Bệnh nhân được chụp XQ cột sống cổ thẳng
nghiêng, cúi ngửa ở các thời điểm trước mổ, sau
mổ 3 tháng, 06 tháng và 12 tháng.
Dụng cụ
Chúng tôi sử dụng đĩa đệm cột sống cổ nhân
tạo DCI của công ty Paradigm Spine. Đĩa đệm
được chế tạo bằng hợp kim titan có hình dạng
chữ U với các kích cỡ chiều dài từ 10mm đến
16mm, chiều rộng từ 12mm đến 18mm, chiều
cao từ 5mm đến 7mm (Hình 1).
Và bộ trợ cụ phẫu thuật (Hình 2).
Kỹ thuật mổ

Bệnh nhân được gây mê nội khí quản, tư
thế nằm ngửa với vai được kê cao, cổ ưỡn nhẹ.
Vết mổ ngang cổ bên phải. Khu vực mổ được
định vị với C-ARM. Phẫu thuật viên cắt bỏ dây
chằng dọc trước sau đó cắt bỏ đĩa đệm thoát
vị. Các đầu dây chằng dọc trước sau vôi hóa
được loại bỏ bằng khoan mài. Sau khi làm sạch
khoang đĩa đệm phẫu thuật viên đặt vào một
đĩa đệm nhân tạo DCI có kích thước phù hợp
dưới C-ARM. Cạnh trước sau của đĩa đệm
nhân tạo DCI được kiểm soát cách bờ trước
sau thân sống khoảng 2-3mm. cạnh bên của
đĩa đệm nhân tạo DCI cách mấu bán nguyệt
khoảng 2-3mm (Hình 3).
Bảng 1: Khả năng vận động cột sống cổ
Vận động cổ
Cúi cổ
Ngửa cổ
Ngoẹo đầu qua trái
Ngoẹo đầu qua phải
Quay đầu qua trái
Quay đầu qua phải

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019

Trị số bình thường
o
50
o
60

o
45
o
45
o
80
o
80

175


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019

Nghiên cứu Y học

Sau mổ 12 giờ bệnh nhân có thể mang nẹp cổ
mềm và sinh hoạt nhẹ nhàng quanh phòng và có
thể xuất viện sau từ 5 đến 7 ngày.

Bệnh nhân mang nẹp cổ mềm từ 2 - 3 tuần
sau đó tập vận động cổ theo hướng dẫn (Bảng 1).

Hình 1: Đĩa đệm cột sống cổ nhân tạo DCI

Hình 2: Bộ trọ cụ phẫu thuật

Hình 3: Vị trí đặt đĩa đệm
Bảng 2: Tuổi


KẾT QUẢ
Tổng cộng 126 đĩa đệm nhân tạo DCI đã
được sử dụng cho 97 bệnh nhân này trong đó
kích cỡ M được sử dụng nhiều nhất.
Giới tính
Nam 52 (53,61%), nữ 45 (46,39%).

176

Tuổi
30-39
40-49
50-59
60-69
70-79

Số bệnh nhân
5 (5,15%)
21 (21,65%)
32 (32,99%)
28 (28,67%)
11 (11,54%)

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Bảng 3: Số tầng mổ
Số tầng mổ
1 tầng

2 tầng

Số bệnh nhân
68(70,10%)
29(29,90%)

Bảng 4: Bệnh lý kèm theo
Bệnh lý kèm theo
Tiểu đường
Tăng HA
Cường giáp

Số bệnh nhân
48(49,48%)
59(60,82%)
1(1,03%)

Thời gian phẫu thuật trung bình khoảng 82
phút và lượng máu mất không đáng kể.
Không có biến chứng chảy máu nghiêm
trọng trong quá trình phẩu thuật.
Không có tổn thương rễ thần kinh, màng
cứng, tủy sống, mạch máu, hoặc tổn thương cơ
quan lân cận như tuyến giáp, khí quản, thực
quản trong quá trình phẫu thuật.

Nghiên cứu Y học

Các bệnh nhân được theo dõi sau mổ 1
tháng, 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng. Tuy nhiên số

bệnh nhân tuân thủ tái khám theo đúng hẹn chỉ
có 45 bệnh nhân(46,39%).
Chưa ghi nhận trường hợp nào trật đĩa đệm
cột sống cổ nhân tạo DCI ra trước hay ra sau.
Chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm trùng
vết mổ.
Cảm giác đau vết mổ rất ít.
Các biểu hiện đau do chèn ép rễ thần kinh
giảm nhiều sau phẫu thuật.
Điểm số VAS từ 6 trước mổ giảm còn 1,2 ở
lần khám sau cùng (Hình 4).
Điểm số JOA trung bình là 16 ở lần khám
sau cùng so với trước phẫu thuật là 11.
Điểm số NDI trung bình trước mổ là 14 giảm
xuống 3 ở lần khám sau cùng.

Hình 4: Thang điểm đau VAS
này các phương pháp cắt bỏ nhân đệm thoát vị
BÀN LUẬN
qua lối trước và thay đĩa đệm nhân tạo được
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ lối
nghiên cứu và phát triển.
trước theo phương pháp của Smith-Robinson
Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm cột sống cổ thoát
đã được ứng dụng từ những năm 50 của thế kỷ
vị qua lối trước và thay đĩa đệm nhân tạo DCI đã
trước, trước đây phương pháp thường được
được Matgé trình bày năm 2002 sau đó bắt đầu
dùng nhất là cắt bỏ nhân đệm thoát vị qua lối
sử dụng rộng rãi từ 2008(6). Đĩa đệm nhân tạo cột

trước và hàn khớp (ACDF). Tuy nhiên nhược
sống cổ DCI có các ưu điểm được nêu trong các
điểm của phương pháp này là làm cứng khớp
công trình đã nghiên cứu là:
dẫn đến mất vận động cột sống tại vị trí phẫu
Kỹ thuật mổ tương đối đơn giản(3) do cấu
thuật, hạn chế về tầm vận động của cột sống cổ
trúc chữ U của đĩa đệm nhân tạo cột sống cổ
cũng như ảnh hưởng đến sự thoái hóa các đốt
DCI khiến DCI có thể ép và dãn theo trục dọc
liền kề. Theo nghiên cứu của Hilibrand và
giúp khớp sống được đặt DCI có thể hoạt động
cộng sự thì tỉ lệ này khoảng 2,9% năm, theo
gập ưỡn, điều này giúp giảm thiểu quá trình
Lali và Paul tỉ lệ này chiếm 25% trong thời
(1,2,4)
thoái hóa các khớp sống cổ liền kề, đồng thời
gian theo dõi 5 năm
. Để tránh nhược điểm

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019

177


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019

hạn chế hoạt động uốn cong và xoay trục giúp

giảm áp lực mặt khớp(5,7).
Không có hiện tượng tạo vụn kim loại khi
DCI hoạt động do đó không có phản ứng cục bộ
hoặc hệ thống đối với các mảnh vụn(3).
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả lâm
sàng của phẫu thuật thay đĩa đệm cột sống cổ
nhân tạo DCI. Trong nghiên cứu của mình
Matgé cho thấy tất cả 47 bệnh nhân trải qua
phẫu thuật thay đĩa đệm cột sống cổ nhân tạo
DCI đều đạt được kết quả phục hồi khả quan(5). Li
trong nghiên cứu đã chứng minh rằng phẫu
thuật thay đĩa đệm cột sống cổ nhân tạo DCI và
phẫu thuật cắt bỏ nhân đệm thoát vị qua ngả
trước và hàn khớp ACDF có hiệu quả tương tự
nhau trong việc cải thiện dấu hiệu lâm sàng,
nhưng phẫu thuật thay đĩa đệm cột sống cổ nhân
tạo DCI dẫn đến khả năng vận động của cột
sống cổ tốt hơn(3).

Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy
phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm cột sống cổ thoát vị
qua lối trước và thay đĩa đệm nhân tạo DCI có
hiệu quả trong việc giảm thiểu triệu chứng đau
trong khi vẫn cho phép cột sống cổ hoạt động
linh hoạt. Đây là lợi ích chính của phẫu thuật
này cho phép cột sống cổ vận động linh hoạt
nhằm chống lại sự thoái hóa của các đốt liền kề
vốn là một nhược điểm rất lớn của phẫu thuật
cắt bỏ nhân đệm thoát vị qua lối trước và hàn
khớp (ACDF).

Phương pháp phẫu thuật thay đĩa đệm nhân
tạo cột sống cổ bằng đĩa đệm DCI là một trong
những phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm
cột sống cổ có nhiều ưu điểm như bảo tồn tầm
vận động cột sống cổ, tránh thoái hóa đốt liền kề,
với thời gian phục hồi nhanh (sớm trả người
bệnh về cuộc sống bình thường) và mức độ hài
lòng của người bệnh cao (Hình 5).

Hình 5: Bệnh nhân Lê Ngọc Đ. Nữ. Sinh năm 1974. Mổ 15/02/2017. Chụp kiểm tra 18/05/2017
5.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

Dmitriev AE, Cunningham BW, Hu N, Sell G, Vigna F, McAfee
PC (2005). Adjacent level intradiscal pressure and segmental
kinematics following a cervical total disc arthroplasty: an in
vitro human cadaveric model. Spine; 30(10): 1165-72.
Goffin J, Geusens E, Vantomme N, et al (2004). Long-term
follow-up after interbody fusion of the cervical spine. J Spinal
Disord Tech; 17(2):79-85.
Li Z, Yu S, Hou S, et al (2014). Clinical and radiologic
comparison of dynamic cervical implant arthroplasty versus

anterior cervical discectomy and fusion for the treatment of
cervical degenerative disc disease. J Clin Neurosci; 21(6):942–8.
Matgé G (2002). Cervical cage fusion with 5 different implants:
250 cases. Acta Neurochir; 44: 539-5.

178

6.

7.

Matge’ G, Berthold C, Gunness VR, Hana A, Hertel F (2015).
Stabilization with the dynamic cervical implant: a novel
treatment approach following cervical discectomy and
decompression. J Neurosurg Spine; 22(3):237–45.
Matge’ G, Eif M, Herdmann J (2009). Dynamic cervical implant
(DCITM): clinical results from an international multicenter
prospective study. Paradig Spine; 1:1–3.
Mo ZJ, Bin Zhao Y, Wang LZ, et al (2014). Biomechanical effects
of cervical arthroplasty with U-shaped disc implant on
segmental range of motion and loading of surrounding soft
tissue. Eur Spine J; 23(3):613–21.

Ngày nhận bài báo:

15/05/2019

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

20/05/2019


Ngày bài báo được đăng:

02/07/2019

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019



×