Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu do vi khuẩn tiết ESBL tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định: Kết quả chẩn đoán và điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.84 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học

NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU DO VI KHUẨN TIẾT ESBL
TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH: KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN
VÀ ĐIỀU TRỊ
Trần Lê Duy Anh*, Ngô Xuân Thái**, Lê Việt Hùng***, Tô Quyền***, Phương Xuân Học***,
Nguyễn Xuân Toàn***, Tô Quốc Hãn**, Trần Thượng***, Lê Trung Trực***, Võ Duy Anh***

TÓMTẮT
Mở đầu: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu do vi khuẩn gram âm tiết ESBL là vấn đề đáng báo động trong thời
đại kháng kháng sinh như hiện nay, chúng có khả năng kháng tất cả các kháng sinh nhóm cephalosporin và có
nguy cơ lây lan cao.
Mục tiêu: Chúng tôi khảo sát tình hình NKĐTN do vi khuẩn tiết ESBL tại khoa Tiết niệu Bệnh viện Nhân
Dân Gia Định nhằm xác định tỉ lệ tiết ESBL của vi khuẩn, mức độ đề kháng kháng sinh và hiệu quả kháng sinh
liệu pháp.
Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt trường hợp NKĐTN có phân lập được vi khuẩn
gây bệnh, tại khoa Tiết niệu Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, trong khoảng thời gian từ 01/08/2014 đến
31/05/2015.
Kết quả: 91 trường hợp đủ tiêu chuẩn chọn mẫu được đưa vào nghiên cứu, 65,93% là Escherichia coli,
8,79% là Klebsiella spp. 56,67% E. coli tiết ESBL, 50% Klebsiella spp. tiết ESBL. Vi khuẩn tiết ESBL còn nhạy
cảm cao với carbapenem, amikacin, piperacillin + tazobactam, cefoperazone + sulbactam và nitrofurantoin.
NKĐTN do vi khuẩn tiết ESBL: 50% gây viêm thận – bể thận cấp, 84,21% NKĐTN phức tạp, 18,42% có biến
chứng nhiễm khuẩn huyết. Thời gian hết triệu chứng từ 2-12 ngày, sau 5 ngày 75,7% bệnh nhân hết triệu chứng
ĐTN. Sau 3-5 ngày điều trị: bạch cầu máu giảm từ 14,18 (x103/mm3) còn 8,45 (x103/mm3), bạch cầu niệu giảm
từ 375 (BC/µL) còn 50 (BC/µL), hồng cầu niệu giảm từ 80 (HC/µL) còn 17,5 (HC/µL).
Kết luận: Tỉ lệ tiết ESBL của vi khuẩn gram âm trong NKĐTN ngày càng tăng dần, kèm theo đó là tình
trạng đề kháng kháng sinh ngày càng cao. Việc chẩn đoán và điều trị cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn sử
dụng kháng sinh của mỗi cơ sở y tế.
Từ khóa: ESBL, nhiễm khuẩn đường tiết niệu.



ABSTRACT
URINARY TRACT INFECTIONS CAUSED BY ESBL-PRODUCING ENTEROBACTERIACEAE
AT THE GIA DINH PEOPLE’S HOSPITAL: RESULTS OF DIAGNOSIS AND TREATMENT
Tran Le Duy Anh, Ngo Xuan Thai, Le Viet Hung, To Quyen, Phuong Xuan Hoc,
Nguyen Xuan Toan, To Quoc Han, Tran Thuong, Le Trung Truc, Vo Duy Anh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - No 1 - 2016: 85 - 91
Background: Urinary tract infections caused by Extended-spectrum β-lactamase-producing
Enterobacteriaceae are emergency problems in antibiotic resistance era nowaday, they can resistant to all kind of
cephalosporin antibiotics and increase the ability to transmit antibiotic resistant genes in population.
Objectives: We surveyed the UTIs caused by ESBL producing bacteria in Urology Department to know the
rate of ESBL producing, the level of antibiotic resistance and antibiotic therapy effectiveness.
* Bệnh viện Nhân Dân 115
**Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: Bs Trần Lê Duy Anh
ĐT: 0908630656

Tiết Niệu Học

*** Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
Email:

85


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

Method: Cases series study peformed at Urology Department of Gia Dinh People’s Hospital between August

2014 and May 2015. All UTIs patients who have positive culture results were included.
Results: 91 eligible cases were included, 65.93% was Escherichia coli, 8.79% was Klebsiella spp. ESBL
producing rate of E. coli is 56.67% and of Klebsiella spp is 50%. E. coli and Klebsiella spp are highly sensitive
with carbapenem, amikacin, piperacillin + tazobactam, cefoperazone + sulbactam and nitrofurantoin. Clinical
presentations of UTIs caused by ESBL producing bacteria: 50% acute pyelonephritis, 84.21% complicated UTIs,
18.42% urosepsis. Duration of symptoms from 2 to 12 days, after 5 days treatment 75.7% free of urinary tract
symptoms. After 3-5 days: WBC decreased from 14.18 (x103/mm3) to 8.45 (x103/mm3), leukocyturia decreased
from 375(BC/µL) to 50 (BC/µL), hemoglobinuria decreased from 80 (HC/µL) to 17.5 (HC/µL).
Conclusions: The rate of ESBL increased steadily and the antibiotic resitant was especially high. The
diagnosis and treatment should strictly follow antibiotic use guidelines of each medical facility.
Keywords: ESBL, Urinary tract infections.

ĐẶTVẤNĐỀ
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKĐTN) là
một thuật ngữ dùng để chỉ nhiều tình trạng lâm
sàng khác nhau, thay đổi từ sự hiện diện không
triệu chứng của vi khuẩn trong nước tiểu đến
tình trạng nhiễm khuẩn nặng của thận với kết
quả là nhiễm khuẩn huyết(4). Đây là một trong
những vấn đề y khoa thường gặp, ước tính
khoảng 150 triệu người trên thế giới được chẩn
đoán NKĐTN mỗi năm, kết quả là ít nhất 6 tỉ
dollar tiêu tốn trong chăm sóc sức khỏe trên
những bệnh nhân này(4).
Theo tổng kết 3 năm thực hiện nghiên cứu
“Giám sát khuynh hướng đề kháng kháng
sinh”(5) (SMART – Study for Monitoring
Antimicrobial Resistance Trends) từ năm 2009
đến năm 2011 cho thấy vi khuẩn gây NKĐTN
thường gặp nhất là Escherichia coli, Klebsiella

pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa. Tỉ lệ tiết
ESBL của nhóm vi khuẩn này ngày càng tăng
dần: tại Châu Á từ 38% tăng lên 45%, tại Trung
Đông từ 27% tăng lên khoảng 40%. Riêng tại Việt
Nam có 3 bệnh viện tham gia nghiên cứu
SMART cũng đã ghi nhận tỉ lệ tiết ESBL của E.
coli và K. pneumoniae lần lượt là 60% và 54%(8).
Vi khuẩn một khi đã tiết được ESBL thì sẽ
làm cho việc chọn lựa kháng sinh điều trị trên
những bệnh nhân này bị giới hạn, những liệu
pháp điều trị theo kinh nghiệm ban đầu thường
không hiệu quả, và đi kèm với đó là sự gia tăng

86

tỉ lệ tử vong(1,9,10).Tại Việt Nam đã có nhiều công
trình nghiên cứu về tình trạng NKĐTN do vi
khuẩn tiết ESBL, tuy nhiên việc đánh giá hiệu
quả của việc dùng kháng sinh trên nhóm bệnh
nhân này ít được đề cập.
Vì những lý do trên nên chúng tôi thực hiện
nghiên cứu này tại Bệnh viện Nhân Dân Gia
Định với mục tiêu: Xác định kết quả chẩn đoán
nhiễm khuẩn đường tiết niệu do vi khuẩn tiết
ESBL và hiệu quả kháng sinh liệu pháp.

ĐỐITƯỢNGPHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả hàng loạt trường hợp.


Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân nhiễm khuẩn đường tiết
niệu và đã phân lập được tác nhân nhiễm khuẩn
tại khoa Tiết niệu bệnh viện Nhân Dân Gia Định
từ 01/08/2014 đến 31/05/2015.

Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Kháng sinh đồ theo phương pháp khoanh
giấy khuếch tán trên thạch Muller Hinton thực
hiện theo kỹ thuật Kirby-Bauer. Đánh giá độ
nhạy cảm với kháng sinh theo mức độ nhạy (S),
kháng (R), trung gian (I) theo tiêu chuẩn CLSI
(Clinical and Laboratory Standards Institude).
Nguyên liệu làm kháng sinh đồ: đĩa kháng sinh
của hãng Biorad. Kỹ thuật phân lập và định
danh vi khuẩn được chuẩn hoá theo thường qui
của tổ chức y tế thế giới. Xác định ESBL theo

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
phương pháp đĩa đôi. Chỉ định và lựa chọn
kháng sinh điều trị theo “Hướng dẫn sử dụng
kháng sinh” của bệnh viện Nhân Dân Gia Định
ban hành năm 2013.

KẾTQUẢ
Trong thời gian từ 1/8/2014 đến 31/05/2015,
tại khoa Tiết niệu Bệnh viện Nhân Dân Gia Định

có 91 trường hợp thỏa tiêu chí chọn mẫu được
đưa vào nghiên cứu.

Đặc điểm chung

Nghiên cứu Y học

Tỉ lệ tiết ESBL của E. coli và Klebsiella
spp.
Bảng 1: Tỉ lệ các vi khuẩn phân lập được và tỉ lệ
tiết ESBL của E. coli và Klebsiella spp
ESBL +
Vi khuẩn
phân lập được Số TH Tỉ lệ (%)
34
56,67
E. coli
4
50
Klebsiella spp
TC
38
55,88

ESBL Số TH Tỉ lệ (%)
26
43,33
4
50
30

44,12

Tỉ lệ nhạy cảm kháng sinh của E. coli và
Klebsiella spp

Tỉ lệ nữ giới NKĐTN do vi khuẩn tiết ESBL
là 65,22% (30/46 TH), cao hơn 1,8 lần so với tỉ lệ
này ở nam giới là 36,36% (8/22 TH), và sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,025 (độ tin
cậy 95%).
47,06% các trường hợp NKĐTN nằm trong
nhóm 50-69 tuổi. Tỉ lệ nhiễm E. coli và Klebsiella
sp tiết ESBL trong nhóm <50 tuổi, và ≥ 50 tuổi lần
lượt là 75%, 50% tuy nhiên sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê với p=0,078 (test χ2).

Biểu đồ 1: Tỉ lệ nhạy cảm kháng sinh của
Klebsiella spp

Biều đồ 2: Tỉ lệ nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn E. coli

Các thể lâm sàng của E. coli và Klebsiella spp. tiết ESBL
Vị trí nhiễm khuẩn
Bảng 3: Phân bố NKĐTN theo vị trí và theo cơ quan tổn thương
ESBL +
ESBL -

NKĐTN trên
23 (60,5%)
15 (39,5%)


Tiết Niệu Học

NKĐTN dưới
15 (50%)
15 (50%)

Viêm TH
1
1

Viêm NĐ
0
1

VBQ
14
13

VTBT cấp
19
9

NKH
4
6

87



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học

Tính chất nhiễm khuẩn
Bảng 4: Tính chất phức tạp của nhiễm khuẩn
Tính chất NK

Số TH
32
6
38

Phức tạp
Không phức tạp
TC

ESBL +
Tỉ lệ (%)
84,21
15,79
100

Về tính chất của nhiễm khuẩn, 60/68 TH
(88,24%) trong mẫu nghiên cứu là NKĐTN
phức tạp, trong đó tỉ lệ NKĐTN phức tạp của
nhóm vi khuẩn có và không tiết ESBL lần lượt
là 84,21% và 92,33%, tuy nhiên sự khác biệt
này không có ý nghĩa thống kê (p=0,288; phép
kiểm chính xác Fisher).


Số TH
28
2
30

ESBL Tỉ lệ (%)
93,33
6,67
100

P (phép kiểm chính xác
Fisher)
0,288

hợp NKĐTN (R – recurrent UTI) tái phát chiếm
tỉ lệ 47,37%.

Phân tầng nguy cơ bệnh nhân NKĐTN
do vi khuẩn tiết ESBL

Các biến chứng trong NKĐTN do vi
khuẩn tiết ESBL
Bảng 9: Tỉ lệ các biến chứng trong NKĐTN
Biến chứng
Nhiễm khuẩn huyết
Abcess thận
Abcess bìu
Viêm thận - bể thận
sinh khí

Abcess quanh thận
Tổng cộng

ESBL +
Số TH
Tỉ lệ
(n=38)
(%)
7
18,42
0
0.00
1
2,63

Biểu đồ 3: Phân tầng nguy cơ bệnh nhân NKĐTN

ESBL Số TH
Tỉ lệ
(n=26)
(%)
6
20
1
3,33
2
6,66

1


2,63

0

0.00

2
11

5,26
28,95

1
10

3,33
33,32

Đánh giá mức độ nặng của NKĐTN do vi
khuẩn tiết ESBL
Đa số các trường hợp NKĐTN do vi khuẩn
tiết ESBL chỉ ở mức độ nhẹ như viêm bàng
quang (34,21%) hay viêm thận – bể thận mức
độ trung bình (31,58%). Có 15,79% (6TH) bệnh
nhân viêm thận – bể thận nặng, 13,16% (5 TH)
nhiễm khuẩn huyết từ đường tiết niệu và
5,26% (2 TH) NKH từ đường tiết niệu có rối
loạn chức năng cơ quan.

Kết quả điều trị NKĐTN do E. coli và

Klebsiella spp tiết ESBL
Có 38/91 trường hợp NKĐTN do E. coli và
Klebsiella spp tiết ESBL được điều trị theo
“Hướng dẫn sử dụng kháng sinh” của Bệnh
viện Nhân Dân Gia Định và theo dõi kết quả
sau điều trị.

Kết quả điều trị về lâm sàng
Thời gian hết triệu chứng từ 2-12 ngày, sau 5
ngày 75,7% bệnh nhân hết triệu chứng NKĐTN.
Kết quả điều trị về cận lâm sàng
Sau thời gian điều trị từ 3-5 ngày: bạch cầu
máu giảm từ 14,18 (x103/mm3) còn 8,45
(x103/mm3), bạch cầu niệu giảm từ 375 (BC/µL)
còn 50 (BC/µL), hồng cầu niệu giảm từ 80
(HC/µL) còn 17,5 (HC/µL).

BÀNLUẬN

Các yếu tố nguy cơ trong NKĐTN do vi
khuẩn tiết ESBL

Về tỉ lệ tiết ESBL của E. coli và Klebsiella
spp gây NKĐTN

Trong 38 trường hợp NKĐTN do vi khuẩn
tiết ESBL thì các bệnh lý của hệ niệu (U –
urological risk factor) là yếu tố nguy cơ phổ biến
nhất chiếm tỉ lệ 63,16%, tiếp sau là các trường


Tỉ lệ tiết ESBL của E. coli và Klebsiella spp
thay đổi tùy theo khu vực, tùy theo quốc gia và
tùy theo từng bệnh viện. Theo tổng kết nghiên
cứu SMART về NKĐTN giai đoạn 2009-2011(5,8)
thì tỉ lệ phân lập được vi khuẩn tiết ESBL gây

88

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học

NKĐTN tại Châu Á và Trung Đông chiếm tỉ lệ
cao nhất, khoảng 38%-45%. Cũng theo nghiên
cứu này thì Việt Nam và Trung Quốc đứng đầu
khu vực Châu Á Thái Bình Dương về tỉ lệ tiết
ESBL của E. coli và Klebsiella spp. (60% và 54% tại
Việt Nam; 67% và 61% tại Trung Quốc).

E. coli tiết ESBL như nghiên cứu của Cao Minh
Nga(2) tỉ lệ kháng Meropenem là 4,5%, Phạm
Hùng Vân và nhóm nghiên cứu MIDAS(7) báo
cáo tỉ lệ kháng Meropenem là 0,3% và kháng
Imipenem là 1,2%; Vũ Thị Kim Cương(10) báo cáo
tỉ lệ kháng Imipenem là 2,6%.

Riêng tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định,

theo khảo sát về các tác nhân gây nhiễm khuẩn
bệnh viện năm 2009(6) thì tỉ lệ tiết ESBL của E. coli
và Klebsiella spp. chỉ là 14,6% và 11,5%. Đến năm
2013, dữ liệu vi sinh của bệnh viện cho thấy tỉ lệ
tiết ESBL của E. coli và Klebsiella spp. trong
NKĐTN đã tăng lên 57% và 33%. Nghiên cứu
của chúng tôi thực hiện tại khoa Tiết niệu
BVNDGĐ cũng ghi nhận tỉ lệ tiết ESBL của E. coli
và Klebsiella spp.lần lượt là 56,67% và 50%.
Những số liệu này cho thấy sự gia tăng đáng báo
động tỉ lệ tiết ESBL của vi khuẩn (từ 14,6% lên
56,67% đối với E. coli, từ 11,5% lên 50% đối với
Klebsiella spp.), và đi kèm với đó là sự kéo dài
thời gian điều trị, gia tăng chi phí điều trị.

Klebsiella spp. tiết ESBL
Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ phân lập
được 8 vi khuẩn Klebsiella spp. trong đó 4/8
trường hợp vi khuẩn có tiết ESBL. Các kháng
sinh nhóm Meropenem, Cefoperazone +
Sulbactam, Piperacillin + Tazobactam đều nhạy
cảm 100%; Ticarcillin + Clavulanic acid nhạy
50%; còn lại các kháng sinh thuộc nhóm
Cephalosporin thế hệ 3 và 4 đều không còn nhạy
cảm nữa.

Về tỉ lệ nhạy cảm kháng sinh của E. coli
và Klebsiella spp gây NKĐTN
E. coli tiết ESBL
Nghiên cứu của chúng tôi có 34/60 trường

hợp phân lập được vi khuẩn E. coli tiết ESBL.
Khảo sát tính nhạy cảm với các kháng sinh ghi
nhận vi khuẩn E. coli tiết ESBL đã đề kháng
hầu hết các kháng sinh nhóm Cephalosporin
(tỉ lệ nhạy cảm là 10% đối với Cefepime và 0%
đối
với
Cefuroxime,
Ceftriaxone,
Ceftazidime). Đối với các kháng sinh nhóm
Quinolone thì tỉ lệ nhạy cảm chỉ khoảng 20%.
Các kháng sinh nhóm Carbapenem,
Aminiglycoside (Amikacin), ß-lactam/ß-lactam
inhibitors
(Cefoperazone
+
Sulbactam,
Piperacillin + Tazobactam), Nitrofurantoin vẫn
còn tỉ lệ nhạy cảm cao (>90%).
Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi không
ghi nhận trường hợp vi khuẩn E. coli tiết ESBL
kháng kháng sinh nhóm Carbapenem nào. Đây
là một tín hiệu đáng mừng vì rãi rác đã có những
báo cáo về tình trạng đề kháng Carbapenem của

Tiết Niệu Học

Về thể lâm sàng của NKĐTN do E. coli và
Klebsiella spp tiết ESBL
Về vị trí nhiễm khuẩn

Ti lệ vi khuẩn Gram âm tiết ESBL gây
NKĐTN trên và dưới lần lượt là 60,5% và 39,5%
tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa
thống kê (p=0,385; test χ2). Phân chia theo cơ
quan đích tổn thương thì phần lớn vi khuẩn
Gram âm tiết ESBL gây viêm bể thận – thận cấp
(50%) và viêm bàng quang (36,84%), còn lại 4/38
trường hợp (chiếm tỉ lệ 10,53%) gây nhiễm
khuẩn huyết từ đường tiết niệu.
Về tính chất nhiễm khuẩn
84,21% các trường hợp NKĐTN do vi khuẩn
tiết ESBL là NKĐTN phức tạp. Điều này càng
làm cho các bác sĩ lâm sàng thêm nhiều thách
thức trong điều trị. Bên cạnh những khó khăn
trong chọn lựa kháng sinh, các bác sĩ lâm sàng
phải giải quyết các yếu tố gây NKĐTN phức tạp.
Cụ thể trong nghiên cứu này có 71,88% BN có
bất thường cấu trúc đường tiết niệu, 18,75% BN
có bất thường về mặt chức năng hệ niệu và
34,38% BN có tình trạng giảm sức đề kháng của
cơ thể.
Về các biến chứng của NKĐTN
Biến chứng gặp nhiều nhất trong NKĐTN

89


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016


do vi khuẩn tiết ESBL là nhiễm khuẩn huyết với
7/38 trường hợp (chiếm tỉ lệ 18,42%), tiếp theo
sau là 1 trường hợp viêm thận – bể thận sinh khí
và 2 trường hợp áp-xe quanh thận.

Về mức độ nặng của NKĐTN
Dựa trên đánh giá về mức độ nặng của
NKĐTN theo Hướng dẫn điều trị NKĐTN của
Hiệp hội niệu khoa Âu Châu, 25/38 các trường
hợp (chiếm tỉ lệ 65,79%) NKĐTN do vi khuẩn
tiết ESBL chỉ gây viêm bàng quang đơn thuần
hay viêm thận – bể thận mức độ trung bình. Tuy
nhiên, chính những biểu hiện mức độ nặng của
tình trạng nhiễm khuẩn chỉ từ nhẹ đến trung
bình nên khiến các bác sĩ lâm sàng đôi khi chủ
quan và dễ dãi trong điều trị kháng sinh. Cần
phải lưu ý rằng tuy độc lực của các chủng vi
khuẩn này chưa gây nên các biểu hiện nặng trên
lâm sàng nhưng chúng ta đã phải dùng đến
những thế hệ kháng sinh cuối cùng để tiêu diệt
chúng. Bản chất của vi khuẩn tiết ESBL là tính đề
kháng kháng sinh mạnh và khả năng lan truyền
gen kháng thuốc này cao. Nếu không tuân thủ
nghiêm ngặt các hướng dẫn điều trị sẽ dẫn đến
tình trạng bùng phát các chủng vi khuẩn này với
mức độ nhiễm khuẩn nặng hơn. Cụ thể trong
nghiên cứu này chúng tôi đã ghi nhận được 6
trường hợp viêm thận – bể thận nặng, 5 trường
hợp nhiễm khuẩn huyết từ đường tiết niệu, và 2

trường hợp nhiễm khuẩn huyết từ đường tiết
niệu có rối loạn chức năng cơ quan do vi khuẩn
tiết ESBL gây ra.
Về các yếu tố nguy cơ của NKĐTN
Chúng tôi tiến hành xếp loại các yếu tố nguy
cơ theo ORENUC(3). Trong 38 trường hợp
NKĐTN do vi khuẩn tiết ESBL thì các bệnh lý
của hệ niệu (U – urological risk factor) là yếu tố
nguy cơ phổ biến nhất chiếm tỉ lệ 63,16%, tiếp
sau là các trường hợp NKĐTN (R – recurrent
UTI) tái phát chiếm tỉ lệ 47,37%.
Về phân tầng nguy cơ nhiễm khuẩn
Trong 38 trường hợp NKĐTN do vi khuẩn
tiết ESBL, chúng tôi ghi nhận tỉ lệ bệnh nhân
thuộc nhóm I, II, III lần lượt là 18,42%, 55,26% và

90

26,32%. Điều đáng lưu tâm ở đây là có đến
18,42% bệnh nhân NKĐTN do vi khuẩn tiết
ESBL nằm ở nhóm I, tức là nhóm nhiễm khuẩn
liên quan đến cộng đồng. Những bệnh nhân này
sẽ dễ sai sót khi chọn lựa kháng sinh điều trị
theo kinh nghiệm ban đầu.

Về kết quả điều trị NKĐTN do E. coli và
Klebsiella spp tiết ESBL
Kết quả điều trị về lâm sàng
Thời gian hết triệu chứng toàn bộ của bệnh
nhân từ 2-12 ngày. Sau 5 ngày điều trị thì 75,7%

bệnh nhân hết triệu chứng. Thời gian này kéo
dài cho thấy sự khó khăn trong điều trị. Ngoài ra
trong nhóm vi khuẩn tiết ESBL, có đến 47,37%
(18/38 trường hợp) cần can thiệp ngoại khoa, đây
cũng là yếu tố khiến việc đánh giá sự cải thiện
triệu chứng lâm sàng còn nhiều sai lệch. Ví dụ
như đau hông lưng do tình trạng viêm nhiễm
của thận hay đau do phẫu thuật; hậu phẫu bệnh
nhân được đặt thông niệu đạo nên việc đánh giá
cải thiện triệu chứng đường tiểu dưới cũng gặp
không ít khó khăn.
Kết quả điều trị về cận lâm sàng
Sau thời gian điều trị từ 3-5 ngày, chúng tôi
ghi nhận đáp ứng về cận lâm sàng như sau: bạch
cầu máu giảm từ 14,18 (x103/mm3) còn 8,45
(x103/mm3), bạch cầu niệu giảm từ 375 (BC/µL)
còn 50 (BC/µL), hồng cầu niệu giảm từ 80
(HC/µL) còn 17,5 (HC/µL).

KẾT LUẬN
Tỉ lệ tiết ESBL của vi khuẩn gram âm trong
NKĐTN ngày càng tăng dần, kèm theo đó là
tình trạng đề kháng kháng sinh ngày càng cao.
Việc chẩn đoán và điều trị cần tuân thủ nghiêm
ngặt hướng dẫn sử dụng kháng sinh của mỗi cơ
sở y tế.

TÀILIỆUTHAMKHẢO
1.


2.

Anderson DJ, et al (2006), "Predictors of mortality in
patients with bloodstream infection due to ceftazidimeresistant Klebsiella pneumoniae", Antimicrob Agents
Chemother. 50, pp. 1715-1720.
Cao Minh Nga, et al (2013), "Sự đề kháng kháng sinh của
vi khuẩn Klebsiella spp. và E. coli sinh ESBL phân lập tại

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

3.
4.
5.

6.

7.

bệnh viện 175", Y Học TP. Hồ Chí Minh. 17 (1), pp. 279285.
Grabe M, et al (2013), Guidelines on Urological Infections.
Hiep TN (2013), "Bacterial infections of the genitourinary
tract", Smith’s general urology, pp. 197-222.
Morrissey I, et al (2013), "A Review of Ten Years of the
Study for Monitoring Antimicrobial Resistance Trends
(SMART) from 2002 to 2011", Journal of Pharmaceuticals. 6,
pp. 1335-1346. Nguyễn Sử Minh Tuyết et al. (2009), "Khảo
sát vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện

Nhân Dân Gia Định", Y Học TP. Hồ Chí Minh. 13 (6), pp.
296-302.
Phạm Hùng Vân (2010), "Nghiên cứu đa trung tâm về
tình hình đề kháng Imipenem và Meropenem của trực
khuẩn Gram âm dễ mọc - Kết quả trên 16 bệnh viện tại
Việt Nam", Y Học TP. Hồ Chí Minh. 14 (2), pp. 279-286.
Po-Liang L, et al (2012), "Epidemiology and antimicrobial
susceptibility profiles of Gram-negative bacteria causing
urinary tract infections in the Asia-Pacific region: 20092010 results from the Study for Monitoring Antimicrobial
Resistance Trends (SMART)", International Journal of
Antimicrobial Agents. 40 (1), pp. 37-43.

Tiết Niệu Học

Nghiên cứu Y học

8.

Schwaber M, et al (2007), "Mortality and delay in effective
therapy associated with extended-spectrum β-lactamase
production in Enterobacteriaceae bacteraemia: a
systematic review and meta-analysis", J. Antimicrob
Chemother. 60, pp. 913-920.
9. Tumbarello M, et al (2007), "Predictors of mortality in
patients with bloodstream infections caused by extendedspectrum-β-lactamase-producing
Enterobacteriaceae:
importance of inadequate initial antimicrobial treatment",
Antimicrob Agents Chemother. 51, pp. 1987-1994.
10. Vũ Thị Kim Cương, et al (2008), "Tình hình kháng kháng
sinh của các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện tại

bệnh viện Thống Nhất ", Y Học TP. Hồ Chí Minh. 12 (1),
pp. 207-214.

Ngày nhận bài báo:

20/11/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

22/11/2015

Ngày bài báo được đăng:

15/02/2015

91



×