Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kiểm soát đường huyết chu phẫu ở bệnh nhân đái tháo đường phẫu thuật tại Bệnh viện Bình Dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.08 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019

Nghiên cứu Y học

KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT CHU PHẪU Ở BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
Nguyễn Cao Thúy Hằng*, Trần Quang Nam**

TÓM TẮT
Mở đầu: Tăng đường huyết là thường gặp ở người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) phẫu thuật. Kiểm soát
đường huyết chu phẫu tích cực sẽ làm giảm các biến cố và tử vong sau phẫu thuật. Hướng dẫn điều trị hiện nay
của bệnh viện Bình Dân khuyến cáo mục tiêu đường huyết chu phẫu 6-10 mmol/l.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu đường huyết (3,9-10 mmol/l), tỉ lệ bệnh nhân bị hạ đường
huyết (< 3,9 mmol/l) và một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân ĐTĐ type 2
phẫu thuật chương trình
Phương pháp: Nghiên cứu báo cáo loạt ca bệnh ở 74 bệnh nhân ĐTĐ type 2 phẫu thuật chương trình.
Nghiên cứu tiến cứu ghi nhận các đặc điểm lâm sàng, đường huyết mao mạch, chế độ điều trị đái tháo đường chu
phẫu và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kiểm soát đường huyết. Kiểm soát đường huyết tốt khi bệnh nhân có
trên 60% số mẫu đường huyết theo dõi liên tiếp đạt mục tiêu (3,9 – 10 mmol/l).
Kết quả: Có 74 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu với tuổi trung bình là 61,2 ± 10,9 năm, thời gian mắc
ĐTĐ trung bình 6,6 ± 4,6 năm, HbA1c trung bình là 8,5 ± 2,7 %. Thời gian phẫu thuật trung bình 112,6 ± 87,3
phút. Phẫu thuật nhỏ là 64,9%, phẫu thuật lớn là 35,1%. Tỉ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu kiểm soát đường huyết tốt
là 85,1%, tỉ lệ bệnh nhân ít nhất một lần hạ đường huyết là 5,2%. Tất cả các trường hợp hạ đường huyết có
đường huyết trong khoảng 2,2 - 3,9 mmol/l. So với bệnh nhân có mức kiểm soát đường huyết tốt, nhóm bệnh
nhân kiểm soát đường huyết kém có HbA1c cao hơn (p < 0,05), thời gian mắc ĐTĐ type 2 trên 5 năm (p < 0,05).
Kết luận: phần lớn người bệnh đái tháo đường phẫu thuật có tỉ lệ kiểm soát đường huyết chu phẫu đạt mục
tiêu. Các yếu tố HbA1c, thời gian mắc đái tháo đường có liên quan đến kết quả kiểm soát đường huyết chu phẫu.
Từ khóa: kiểm soát đường huyết chu phẫu, đái tháo đường típ 2.

ABSTRACT
PERIOPERATIVE GLYCEMIC CONTROL IN TYPE 2 DIABETES UNDERWENT SURGERY IN BINH


DAN HOSPITAL
Nguyen Cao Thuy Hang, Tran Quang Nam
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 1- 2019: 187-192
Background: Hyperglycemia is common in surgical diabetes mellitus patients. Perioperative glycemic
control in diabetes mellitus underwent surgery is associated with adverse outcomes. Current treatment guideline
in Binh Dan hospital recommends that glycemic targets from 6 -10mmol/l for surgical diabetes mellitus patients.
Objective: To determine the proportion of patients achieving treatment goals of blood glucose (3.9 - 10
mmol/l), proportion of patients with hypoglycemia (<3.9 mmol/l) and factors associated with achieving
glycemic targets.
Methods: Case series reports was prospectively conducted in 74 patients of elective surgery with type 2
diabetes. Clinical characteristics, capillary blood glucoses, glycemic therapy, factors associated with glycemic
targets were collected. Good glycemic control was defined as at least 60% of all capillary blood glucose tests
between 3.9 and 10mmol/l.
*Bệnh viện Bình Dân, TP. Hồ Chí Minh **Bộ môn Nội Tiết, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
* Tác giả liên lạc: BS CK2 Nguyễn Cao Thúy Hằng
ĐT: 0918495041
Email:

Chuyên Đề Nội Khoa

187


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019

Results: 74 patients were recruited. Mean age was 61.2 ± 10.9 years, mean duration of diabetes was 6.6 ±
4.6 years, mean HbA1c was 8.5 ± 2.7 %, mean length of surgery time 112.6 ± 87.3 minutes. The proportion of
minor surgery and major surgery were 64.9% and 35.1% respectively. The proportion of patients achieving good

glycemic target was 85.1%. The proportion of patients with hypoglycemia (at least one capillary blood glucose <
70mg/dL) was 5.2%. Compared with the patient achieving good glycemic target, the patients in poor glycemic
control group had higher level of HbA1c (p < 0.05), longer duration of diabetes mellitus (p < 0.05).
Conclusion: Majority of type 2 diabetes patients underwent surgery achieved target of glycemic control.
Level of HbA1c, duration of diabetes mellitus was associated with achieving glycemic targets.
Keywords: perioperative glycemic control, type 2 diabetes

ĐẶT VẤN ĐỀ

ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU

Báo cáo của Liên đoàn đái tháo đường
(ĐTĐ) thế giới, năm 2017 có 424,9 triệu người
bị mắc ĐTĐ từ 20-79 tuổi trên toàn thế giới(5).
Tần suất ĐTĐ gia tăng cũng làm gia tăng theo
tần suất phẫu thuật trên người bệnh ĐTĐ. Hơn
50% bệnh nhân ĐTĐ sẽ trải qua phẫu thuật
trong đó có 5% là phẫu thuật cấp cứu, 23%
được phát hiện ĐTĐ nhân một phẫu thuật nào
đó(3). Đối với loại phẫu thuật nhất là phẫu
thuật lớn, ĐTĐ là yếu tố tiên lượng độc lập
cho nguy cơ biến chứng, tử vong trong và sau
phẫu thuật(8). Nghiên cứu Van De Berghe năm
2001 cho thấy việc kiểm soát đường huyết chu
phẫu tích cực sẽ làm giảm các biến cố và tử
vong sau phẫu thuật(10).

Đối tượng nghiên cứu

Tình hình kiểm soát đường huyết trong

phẫu thuật hiện vẫn chưa có phác đồ tối ưu nào
chủ yếu dựa lựa chọn của bác sĩ lâm sàng trên
nguyên tắc chung từ khuyến cáo của các hiêp
hội ĐTĐ Châu Âu, Châu Mỹ…Để hạn chế nguy
cơ và tỉ lệ tử vong trong và sau phẫu thuật, mức
đường huyết được duy trì trong suốt phẫu thuật
và hậu phẫu sao cho không có nguy cơ hạ
đường huyết, không tăng đường huyết quá mức
nguy hiểm và đảm bảo sự lành vết thương.
Bệnh viện Bình Dân đã xây dựng hướng dẫn
kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân ĐTĐ
phẫu thuật, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào
về hiệu quả, an toàn của hướng dẫn kiểm soát
đường huyết ở bệnh nhân ĐTĐ trong phẫu
thuật chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm mục
tiêu đ ánh giá kiểm soát đường huyết và các yếu
tố liên quan trong phẫu thuật ở bệnh nhân đái
tháo đường típ 2 phẫu thuật chương trình.

188

74 bệnh nhân ĐTĐ type 2 có chỉ định phẫu
thuật tại Bệnh viện Bình Dân từ 01 tháng 09 năm
2016 đến 30 tháng 06 năm 2017. Loại trừ bệnh
nhân không đảm bảo đúng liều insulin và tốc độ
truyền glucose theo hướng dẫn, bệnh nhân có tai
biến gây mê.
Phương pháp nghiên cứu
Báo cáo hàng loạt ca bệnh. Bệnh nhân được
chia làm 3 nhóm:


Nhóm I
Bệnh nhân ĐTĐ típ 2 đang điều trị bằng
chế độ ăn hoặc thuốc viên uống, phẫu thuật
nhỏ có đường huyết (ĐH) ≤ 180 mg/dl. Không
cần sử dụng insulin trong phẫu thuật, chỉ khảo
sát mức độ biến đổi đường huyết (ĐH) mỗi
giờ trong phẫu thuật
Nhóm II
Bệnh nhân ĐTĐ típ 2 phẫu thuật nhỏ có ĐH
80 -180 mg/dl đang sử dụng insulin, ĐTĐ típ 1
phẫu thuật nhỏ < 2 giờ có ĐH < 180 mg/dl. Kiểm
soát ĐH bằng insulin tiêm dưới da theo liều
Insulin NPH (Neutre Protamine Hagedorn )
tiêm dưới da.
Nhóm III
Chỉ định khi ĐTĐ típ 1 phẫu thuật lớn > 2
giờ, ĐTĐ típ 2 phẫu thuật lớn >2 giờ, ĐTĐ típ 1,
ĐTĐ típ 2 phẫu thuật nhỏ có ĐH ≥ 180 mg/dl.
Kiểm soát ĐH bằng insulin truyền tĩnh mạch với
bơm tiêm tự động.
Theo dõi kiểm soát đường huyết trong phẫu
thuật và hậu phẫu: T0 giờ (ngay trước lúc khởi

Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
mê), 1giờ, 2 giờ, 3 giờ, 4 giờ, mỗi giờ tiếp theo
thời gian phẫu thuật. Hậu phẫu theo dõi tại các

thời điểm 2 giờ, 4 giờ, và 6 giờ sau phẫu thuật.

Nghiên cứu Y học

mẫu đạt mục tiêu trên 60% số mẫu

Xử lý số liệu
Xử lý số liệu sử dụng chương trình phần
mềm SPSS phiên bản 16.0.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1. Đặc điểm chung
Đặc điểm
Tuổi (năm)
Giới : Nam (%)
Nữ (%)
2
BMI (kg/m )
Thời gian mắc ĐTĐ (năm)
HbA1c (%)
Thời gian phẫu thuật (phút)
Loại phẫu thuật :
Lớn (%)
Nhỏ (%)

Kết quả
TB ± ĐLC
61,2 ± 10,9
54,1
45,9

22,9 ± 3,9
6,6 ± 4,6
8,5 ± 2,7
112,6 ± 87,3
35,1
64,9

Tuổi trung bình là 61,2 ± 10,9 (tuổi) chủ yếu
là nam giới. Thời gian mắc bệnh ĐTĐ trung bình
là 6,6 ± 4,6 năm. Tỉ lệ bệnh nhân phẫu thuật nhỏ
là 64,9%, phẫu thuật lớn là 35,1%.

Biểu đồ 1. Diễn tiến đường huyết trung bình trong
phẫu thuật (n=74)
T0: Đường huyết trước khởi mê. T2: Đường huyết sau
phẫu thuật 2 giờ. T4: Đường huyết sau phẫu thuật 4 giờ.
T6: Đường huyết sau phẫu thuật 6 giờ

Đường huyết trung bình trong phẫu thuật
tăng dần so với trước phẫu thuật, tăng cao nhất
vào thời điểm 2 giờ đến 4 giờ sau phẫu thuật ở
cả 3 nhóm.

Bảng 2. Đặc điểm sử dụng insulin trong phẫu thuật
Kết quả
n
%
12,5 ± 6,6

Kiểm soát đường huyết trong phẫu

thuật
Tổng liều Insulin trong phẫu thuật(UI)
Thay đổi liều Insulin

Không

28
46

37,8
62,2

Có 61/74 bệnh nhân kiểm soát đường huyết
trong phẫu thuật bằng insulin tiêm dưới da và
truyền tĩnh mạch với liều trung bình là 12,5 ± 6,6
UI. Có 37,8% bệnh cần thay đổi liều Insulin
trong phẫu thuật.
Bảng 3. Kết quả kiểm soát đường huyết trong phẫu thuật
Tỉ lệ số mẫu đạt mục tiêu của mỗi
bệnh nhân
Không có
Dưới 20%
20 - 39%
40 - 59%
≥ 60%
Tổng

n

%


0
3
3
5
63
74

0,0
4,1
4,1
6,8
85,1
100,0

Mẫu đạt mục tiêu khi chỉ số đường huyết từ
3,9-10 mmol/l. Có 85,1% bệnh nhân có tỉ lệ số

Chuyên Đề Nội Khoa

Biểu đồ 2. Kết quả kiểm soát đường huyết tại các thời
điểm T0: Đường huyết trước khởi mê. T2: Đường huyết
sau phẫu thuật 2 giờ. T4: Đường huyết sau phẫu thuật 4
giờ. T6: Đường huyết sau phẫu thuật 6 giờ

Phần lớn bệnh nhân có kết quả xét nghiệm
đường huyết tại các thời điểm là đạt mục tiêu.

189



100
Tỉ lệ
(%)80
60
40
20
0

92,3

7,7

83,3 83,9 85,1

16,7 16,1 14,9

Nhóm KSĐH
Không đạt
Đạt mục tiêu
Biểu đồ 3. Kết quả kiểm soát đường huyết theo các nhóm
Bệnh nhân đạt mục tiêu kiểm soát đường huyết trong phẫu
thuật khi có ≥ 60% số mẫu xét nghiệm đạt tiêu chuẩn (3,910 mmol/l).

Tỉ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu chung là
85,1%, nhóm theo dõi là 92,3%, nhóm Insulin
tiêm dưới da là 83,3% và nhóm Insulin
truyền tĩnh mạch là 83,9%.

BÀN LUẬN

Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu
Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng
tôi là 61,2 ± 10,9 (tuổi). Nghiên cứu của Nguyễn
Thy Khuê tại 13 trung tâm trên toàn quốc cho
trên 2201 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 cho thấy tuổi
trung bình là 59,6 ± 11,6 tuổi(5). So sánh với
nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cho thấy
thấp hơn kết quả của Ong KY năm 2015 với tuổi
trung bình là 67,5 ± 12,3 tuổi(6).
Tỉ lệ bệnh nhân nam là 54,1%, nhiều hơn
bệnh nhân nữ (45,9%). Theo Marisa J và cộng
sự, tại Nhật Bản, Ấn Độ tỉ lệ mắc ĐTĐ ở nam
cao hơn nữ, nhưng tại Mỹ tỉ lệ mắc ĐTĐ đối
với nữ cao gấp 3 - 4 lần so với nam. Tại Việt
Nam, Nguyễn Thy Khuê và cs năm 2013 cung
cho thấy tỉ lệ mắc ĐTĐ ở nữ giới cao hơn ở
nam giới (62,7%)(5).
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận HbA1c
trung bình là 8,5 ± 2,7%. Kết quả này tương
đương với nghiên cứu cứu của Perez A và cs

190

năm 2014, nồng độ HbA1c trung bình là 8,7 ±
2,1%(7). Nghiên cứu của Ong KY và cs năm 2015
tại bệnh viện Khoo Teck Puat ở Singapore trên
288 bệnh nhân chủng tộc khác nhau gồm Trung
Quốc, Malaysia, Ấn độ, cũng ghi nhận nồng độ
HbA1c 8,1 ± 2,5%(6). Các kết quả cũng phản ánh
phần nào tình hình kiểm soát đường huyết của

chúng ta và các nước nói chung.
Tỉ lệ bệnh nhân phẫu thuật nhỏ là 64,9%
phẫu thuật lớn là 35,1%. Theo Nguyễn Thị Mây
Hồng năm phẫu thuật lớn chiếm 41,2%, phẫu
thuật nhỏ là 58,8%(4). Sự khác nhau này có lẽ là
ngẫu nhiên do mô hình bệnh của từng bệnh
viện. Trong nghiên cứu của chúng tôi thời gian
phẫu thuật trung bình là 112,6 ± 87,3 phút. Theo
Nguyễn Thị Mây Hồng năm 1999 thời gian phẫu
thuật trung bình là 32,3 phút. Đinh Thị Thảo Mai
năm 2009 cho thấy thời gian phẫu thuật trung
bình là 50,42 ± 27,63 phút(1).
Kiểm soát đường huyết trong phẫu thuật
Tỉ lệ bệnh nhân kiểm soát đường huyết
trong phẫu thuật bằng Insulin tiêm dưới da và
Insulin truyền tĩnh mạch lần lượt là 40,5% và
41,9%, có 13 bệnh nhân kiểm soát bằng theo dõi
tình trạng đường huyết. Theo nghiên của
Nguyễn Thị Mây Hồng năm 1999 cho thấy có 16
bệnh nhân được kiểm soát đường huyết bằng
insulin tiêm dưới da và truyền glucose, 18 bệnh
nhân được kiểm soát bằng insulin truyền tĩnh
mạch dung dịch GIK (Glucose – insulin –
potassium) thì insulin truyền tĩnh mạch giúp
mức đường huyết ổn định tốt hơn tuy nhiên cần
kiểm soát tốt đường huyết trước phẫu thuật là
yếu tố quyết định(4).
Liều Insulin trung bình trong phẫu thuật là
12,5 ± 6,6 UI. Trong đó liều insulin trung bình
trong phẫu thuật của nhóm tiêm dưới da là

13,1 ± 8,3 UI, cao hơn nhóm truyền tĩnh mạch
(11,9 ± 4,4 UI). Theo nghiên của Nguyễn Thị
Mây Hồng năm 1999 tổng liều insulin ngày
phẫu thuật ở nhóm truyền tĩnh mạch dung
dịch GIK là 9,1 ± 1,2 UI, thấp hơn ở nhóm tiêm
dưới da (15,6 ± 1,1 UI), sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p < 0,05(4).

Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Theo dõi diễn tiến đường huyết trong phẫu
thuật chúng tôi nhân thấy nồng độ đường huyết
trung bình của cả hai nhóm sau phẫu thuật đều
tăng hơn so với thời điểm trước phẫu thuật và
khởi mê, nồng độ của cả hai nhóm tăng cao tại
các thời điểm 2 giờ đến 4 giờ sau phẫu thuật.
Đinh Thị Thảo Mai năm 2009 nghiên cứu trên
118 bệnh nhân cho thấy đường huyết trung bình
trước phẫu thuật là 141,54 ± 44,21 mmg/dl, thấp
hơn sau phẫu thuật 164,6 ± 64,37, sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê với p < 0,001(1). Nghiên cứu của
Furnary, đường huyết chu phẫu của nhóm
truyền insulin tĩnh mạch là 199 ± 1,42 mmg/dl
thấp hơn nhóm tiêm dưới da (241 ± 1,9 mmg/dl),
kết quả đường huyết hậu phẫu ngày 1 của 2
nhóm lần lượt là 176 ± 0,8 và 206 ± 1,2(2).
Chúng tôi xem chỉ số đường huyết mao
mạch theo dõi như là một dấu hiệu sinh tồn phải

theo dõi trong suốt quá trình phẫu thuật. Theo
các nghiên cứu định nghĩa kiểm soát đường
huyết kém cũng có sự khác nhau giữa các tác
giả, theo nghiên cứu của Furnary, Ouattara và
Ambiru đường huyết kém khi trên 200 mg/dl. Tỉ
lệ kiểm soát đường huyết kém trong nghiên cứu
của Ouattara là 18%, theo tác giả Ramos là 2124%, của Furnary lần lượt là 55% và 15% ở nhóm
tiêm insulin dưới da và nhóm truyền insulin tĩnh
mạch trong hậu phẫu ngày 1. Trong nghiên cứu
ngẫu nhiên RABBIT 2, khảo sát ở các bệnh nhân
phẫu thuật ngoại tổng quát, so sánh kiểm soát
đường huyết bằng sliding-scale với chế độ basalbolus 28,1% bệnh nhân có mức đường huyết
>10 mml/l(9) Với lựa chọn cách đánh giá kết quả
kiểm soát đạt mục tiêu khi mẫu xét nghiệm có
chỉ số đường huyết từ 6-10 mmol/l và đánh giá
kết quả đạt mục tiêu đường huyết trong phẫu
thuật khi bệnh nhân có trên 60% số mẫu thử đạt
mục tiêu. Chúng tôi thu được kết quả 85,1%
người bệnh ĐTĐ có mức đường huyết trong
phẫu thuật đạt mục tiêu điều trị. Hầu hết tại các
thời điểm xét nghiệm, các nhóm kiểm soát

Chuyên Đề Nội Khoa

Nghiên cứu Y học

đường huyết có tỉ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu
kiểm soát đường huyết khá cao (từ 61,3 đến
100%). Tại thời điểm trước phẫu thuật ở hai
nhóm nhóm insulin tiêm dưới da và nhóm

insulin truyền tĩnh mạch tỉ lệ bệnh nhân đạt mục
tiêu đều cao (83,3% và 93,5% theo thứ tự). Sau
phẫu 2-4 giờ đầu tỉ lệ đạt mục tiêu thấp hơn.
Đánh giá chung cả quá trình theo dõi cho thấy tỉ
lệ bệnh nhân kiểm soát đường huyết đạt mục
tiêu ở nhóm insulin tiêm dưới da và nhóm
insulin truyền tĩnh mạch là tương đương nhau
(83,3% và 83,9%). Trong 74 trường hợp nghiên
cứu của chúng tôi có 3 trường hợp khác bị hạ
đường huyết chiếm tỉ lệ chung là 5,2% tuy nhiên
mức hạ đường huyết trên xét nghiệm không
nặng, không biểu hiện lâm sàng. Không ghi
nhận trường hợp nào có mức đường huyết hạ
nặng < 2,2 mmol/L, do vậy kiểm soát đường
huyết trong nghiên cứu này tương đối an toàn.

KẾT LUẬN
Tỉ lệ đạt mục tiêu đường huyết: Tỉ lệ bệnh
nhân có trên 60% số mẫu đường huyết đạt mục
tiêu: 85,1%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Đinh Thị Thảo Mai (2009). “Khảo sát đường huyết chu
phẫu”. Luận án chuyên khoa II, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh,

2.

Furnary AP,

hyperglycemia

Wu Y, Bookin SO (2004). "Effect
and

continuous

intravenous

of

insulin

infusions on outcomes of cardiac surgical procedures: the
Portland Diabetic Project". Endocr Pract, 10, 2: 21-33.
3.

Galloway JA, Shuman CR (1963). "Diabetes and surgery. A
study of 667 cases". Am J Med, 34: 177-191.

4.

Nguyễn Thị Mây Hồng (1999). "Kiểm soát đường huyết
trong phẫu thuật trên bệnh nhân đái tháo đường", Luận án
tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú, Đại hoc Y dược TP. Hồ Chí Minh,

5.

Nguyễn Thy Khuê (2013). “Khảo sát tình trạng Kiểm soát
đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2: Nghiên cứu

đa trung tâm”.

6.

Ong KY, Kwan YH, Tay HC et al (2015). "Prevalence of
dysglycaemic events among inpatients with diabetes
mellitus: a Singaporean perspective". Singapore Med J, 56, 7:
393-400.

7.

Perez A, Reales P, Barahona MJ et al (2014). "Efficacy and
feasibility of basal-bolus insulin regimens and a discharge-

191


strategy in hospitalised patients with type 2 diabetes--the
HOSMIDIA study". Int J Clin Pract, 68, 10: 1264-71.
8.

general surgery (RABBIT 2 surgery)". Diabetes Care, 34, 2:
256-61.

Umpierrez GE, Isaacs SD, Bazargan N et al (2002).

10. Van den Berghe G, Wouters P, Weekers F (2001). "Intensive

"Hyperglycemia: an independent marker of in-hospital


insulin therapy in critically ill patients". N Engl J Med, 345,

mortality in patients with undiagnosed diabetes". J Clin

19: 1359-67.

Endocrinol Metab, 87, 3: 978-82.
9.

study of basal-bolus insulin therapy in the inpatient

Ngày nhận bài báo:
Ngày phản biện nhận xét bài báo:

08/11/2018
10/12/2018

management of patients with type 2 diabetes undergoing

Ngày bài báo được đăng:

10/03/2019

Umpierrez GE, Smiley D, Jacobs S et al (2011). "Randomized

192

Chuyên Đề Nội Khoa




×