Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế các phương thức nuôi tôm ở xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.41 KB, 63 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

Lời cảm ơn
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại Học Kinh tế - Huế.
Với sự tận tình dìu dắt của các thầy cô giáo, đã trang bị cho Tôi vốn kiến thức khá dồi
dào và sâu rộng.

uế

Hoàn thành được chuyên đề tốt nghiệp này không chỉ nhờ sự cố gắng nỗ lực
phấn đấu của bản thân mà còn nhờ sự giúp đỡ tận tình của rất nhiều người.

H

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường ĐH Kinh tế - Khoa KTNN &
PTNT , và các quý thầy cô giáo đã truyền đạt cho Tôi những kiến thức bổ ích trong

tế

quá trình học tập tại trường.

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Trương Tấn Quân đã dành thời gian quý

h

báu của mình để trực tiếp hướng dẫn và góp ý cho tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp

in

này.


cK

Cảm ơn ban lãnh đạo, cùng toàn thể các cô chú trong UBND Xã Lộc Điền
huyện Phú Lộc- Tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình chỉ bảo
cho Tôi trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị.

họ

Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên không tránh được những sai sót. Rất

Đ
ại

mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các cô chú ở đơn vị thực tập.

TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41A -KTPT

Xin chân thành cảm ơn
Huế, tháng 5 năm 2011
Sinh viên: Trịnh Quang Nhật Bình

iii


Chuyên đề tốt nghiệp

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU: ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................1
PHẦN HAI: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................5

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .....................................................................................................5
1.1.1 Khái niệm, bản chất và ý nghĩa của hiệu qủa kinh tế ..............................................5

uế

1.1.2 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ..................................................................8
1.1.3 Hệ thống các chỉ tiêu liên quan đến xác định hiệu quả đầu tư trong hoạt động

H

nuôi tôm............................................................................................................................8
1.1.4 Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất.................................................................9

tế

1.1.5 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế...............................................................10
1.1.6 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của nghề nuôi tôm.....................................................10

h

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................................................................17

in

1.2.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam............................................................17

cK

1.2.2 Tình hình nuôi tôm ở tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm (2008-2010)....................19
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ LỘC ĐIỀN, HUYỆN PHÚ LỘC

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ............................................................................................21

họ

2.1 Đặc điểm tự nhiên của xã Lộc Điền .........................................................................21
2.1.1 Vị trí điạ lý............................................................................................................21

Đ
ại

2.1.2 Đất đai, địa hình, thổ nhưỡng ...............................................................................21
2.1.3 Thời tiết khí hậu ....................................................................................................23
2.2 Điều kiện kinh tế xã hội của xã Lộc Điền ...............................................................23
2.2.1 Tình hình dân số, lao động ....................................................................................23
2.2.2 Điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất - kỹ thuật của xã ..............................................24
2.2.3 Tình hình văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế của xã ...................................................25
2.2.4 Tình hình kinh tế của xã ........................................................................................26
2.3 Tình hình nuôi tôm tại xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế..............
2.4 Đánh giá thuận lợi - khó khăn chung của xã ............................................................28
2.4.1 Thuận lợi................................................................................................................28
TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41A -KTPT

iv


Chuyên đề tốt nghiệp
2.4.2 Khó khăn................................................................................................................28
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ KẾT QỦA VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC PHƯƠNG
THỨC NUÔI TÔM Ở XÃ LỘC ĐIỀN..........................................................................30
3.1 Xu hướng phát triển hoạt động nuôi tôm của xã theo 2 phương thức quảng canh cải

tiến (QCCT) và bán thâm canh (BTC) ...........................................................................30
3.2

Đánh giá hiệu qủa nuôi tôm của hộ theo 2 phương thức nuôi ..............................33

3.2.1 Năng lực sản xuất của hộ điều tra .........................................................................33

uế

3.2.2 Quy mô cơ cấu chi phí nuôi tôm của hộ phân theo phương thức nuôi ................34
3.2.3 Kết qủa nuôi tôm của hộ vụ xuân hè 2010 phân theo phương thức nuôi..............40

H

3.2.4 Hiệu qủa nuôi tôm của hộ phân theo phương thức nuôi ......................................42
3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của hoạt động nuôi tôm

tế

tại xã Lộc Điền ...............................................................................................................44
3.3.1 Các nhân tố tự nhiên..............................................................................................44

h

3.3.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội..................................................................................45

in

3.3.3 Các nhân tố về thể chế, chính sách........................................................................48


cK

3.4 Định hướng phát triển và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế hoạt
động nuôi tôm xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế ..............................49
3.4.1 Định hướng phát triển............................................................................................49

họ

3.4.2 Giải pháp................................................................................................................50
PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................55

Đ
ại

KẾT LUẬN ....................................................................................................................55
KIẾN NGHỊ....................................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................58

TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41A -KTPT

v


Chuyên đề tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

: Nuôi trồng thủy sản.

UBND


: Ủy ban nhân dân.

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

QCCT

: Quảng canh cải tiến.

BTC

: Bán thâm canh.

Ngđ/ha

: Ngàn đồng/ha



: Quyết định.

UB

: Ủy ban.

XDCB

: Xây dựng cơ bản.


KHTSCĐ

: Khấu hao tài sản cố định.

cK

in

h

tế

H

uế

NTTS

: Lao động gia đình.

ĐVT

: Đơn vị tính.

họ

LĐGĐ

: Hiệu qủa kinh tế.


Đ
ại

HQKT

TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41A -KTPT

vi


Chuyên đề tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Tình hình nuôi trồng thủy sản Việt Nam qua 2 năm 2008-2009 .................17

Bảng 2:

Tình hình nuôi tôm ở tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm (2008-2010) ..........19

Bảng 3:

Hiện trạng sử dụng đất của xã Lộc Điền .....................................................27

Bảng 4:

Tình hình nuôi tôm của xã Lộc Điền qua 3 năm 2008-2010 .......................22

Bảng 5:


Kết qủa nuôi tôm của xã Lộc Điền từ năm 2007-2010 theo 2 phương thức

H

uế

Bảng 1:

QCCT và BTC .............................................................................................31
Mức độ tăng giảm các chỉ tiêu từ năm 2007 đến năm 2010 của xã theo 2

tế

Bảng 6:

phương thức nuôi QCCT và BTC...............................................................31
Tình hình lao động của các hộ điều tra năm 2010 .......................................33

Bảng 8:

Chi phí đầu tư cơ bản năm 2010 của các hộ điều tra...................................35

Bảng 9:

Chi phí nuôi tôm/hộ theo 2 phương thức nuôi.............................................36

cK

in


h

Bảng 7:

Bảng 10: Chi phí nuôi tôm trên 1ha năm 2010 của các hộ điều tra ............................37
Bảng 11: Kết quả nuôi tôm vụ xuân hè năm 2010 của hộ điều tra ............................41

Đ
ại

họ

Bảng 12: Hiệu quả nuôi tôm của các hộ điều tra vụ xuân hè năm 2010 ....................42

TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41A -KTPT

vii


Chuyên đề tốt nghiệp

PHẦN MỞ ĐẦU
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, ngành thủy sản Việt Nam là ngành đi đầu
trong nông nghiệp nông thôn về mức độ hội nhập và đã đạt tăng trưởng cao trong những
năm qua. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: “Xây dựng ngành thủy sản thành ngành

uế


kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển Nông Lâm nghiệp giai đoạn 2010 – 2020.

H

Trong đó, nuôi trồng thủy sản là ngành then chốt, và nuôi tôm là nghề chính”. Hàng năm,
sản lượng tôm chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản cũng như

tế

trong cơ cấu giá trị xuất khẩu.

Trên cơ sở các chính sách, chương trình kinh tế mục tiêu, với lợi thế so sánh

h

của từng vùng sinh thái các địa phương đã chủ động chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo

in

hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả và bền vững. Đối với vùng đầm phá ven biển, nơi
có nguồn thủy hải sản phong phú và diện tích mặt nước rộng lớn thì khai thác thủy

cK

sản, nuôi trồng thủy sản đã trở thành ngành nghề sản xuất phổ biến ở nông thôn trong
cả nước, nó đã mang lại hiệu quả kinh tế cao nên được Chính phủ và người dân chú

họ


trọng đầu tư phát triển.

Là một tỉnh duyên hải miền Trung, với diện tích khoảng 22.000 ha mặt nước
đầm phá, Thừa Thiên Huế có tiềm năng rất lớn trong việc nuôi trồng thủy sản. Xã Lộc

Đ
ại

Điền là một xã thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế với những lợi thế của hệ
đầm phá nước lợ, nghề nuôi trồng thủy sản mà đặc biệt là nuôi tôm đã và đang phát triển
rất nhanh chóng góp phần tạo công ăn việc làm cũng như tăng thu nhập cho người dân
nơi đây, đồng thời tạo bộ mặt kinh tế xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên trong những năm
gần đây tình hình nuôi tôm ở xã không được thuận lợi như những năm trước, hiệu quả
kinh tế nuôi tôm giảm, nhiều hộ nông dân vì nuôi tôm mà gặp không ít khó khăn, nợ
ngày càng lớn và không có khả năng trả, một số hộ có khả năng tái nghèo.
Hiện nay người dân nuôi tôm bằng nhiều phương thức khác nhau như: quảng
canh, quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh. Nhưng do những đặc điểm về

TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41A -KTPT

1


Chuyên đề tốt nghiệp
điều kiện tự nhiên như: vị trí địa lý, chất lượng đất đai, khí hậu, điều kiện kinh tế xã
hội cũng như trình độ dân trí, chính sách xã hội ở địa phương mà người dân ở đây chỉ
thực hiện hai phương thức nuôi chủ yếu là quảng canh cải tiến (QCCT) và bán thâm
canh (BTC). Mỗi phương thức đều có những ưu điểm, khuyết điểm riêng. Một câu hỏi
đặt ra ở đây là giữa hai phương thức nuôi trồng QCCT và BTC thì người dân nên áp
dụng phương thức nuôi trồng nào cho hợp lý, phù hợp với nguồn lực và trình độ

chuyên môn của người dân. Chính vì vậy, để tìm ra một phương thức nuôi với chi phí

uế

thấp, hiệu quả kinh tế cao là vô cùng cần thiết.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã quyết chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế các

H

phương thức nuôi tôm ở xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”
làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình.

tế

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục đích tổng thể của chuyên đề là giúp người dân xác định những phương

h

thức nuôi hợp lý và hiệu qủa nhằm nâng cao mức sống đối với người dân. Để đạt được

in

mục tiêu trên, đề tài có các mục tiêu cụ thể sau:

cK

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói chung cũng
như hiệu quả kinh tế nuôi tôm nói riêng.

- Đánh giá xu hướng biến động về kết quả nuôi tôm theo hai phương thức

họ

QCCT và BTC của xã trong những năm gần đây.
- Đánh giá thực trạng đầu tư sản xuất, kết quả và hiệu quả nuôi tôm của hộ theo

Đ
ại

2 phương thức nuôi từ đó đưa ra những kết luận về tính hiệu quả của hai phương thức
nuôi trên.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy lợi thế vùng, nâng cao hiệu quả kinh

tế trong hoạt động nuôi tôm ở xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các hộ nông dân nuôi tôm, phương thức nuôi tôm.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Phạm vi thời gian: Nghiên cứu chỉ tập trung vào giai đọan từ năm 2007 đến
năm 2010.
TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41A -KTPT

2


Chuyên đề tốt nghiệp
4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử:

Nghiên cứu sự vật hiện tượng phải đặt nó trong mối quan hệ với những sự vật
hiện tượng khác trong một khoảng thời gian và không gian nhất định để thấy rõ sự vận
động của sự vật hiện tượng đó. Hai phương pháp này được sử dụng xuyên suốt trong
quá trình làm đề tài nhằm nhận thức được bản chất của các hiện tượng kinh tế xã hội
đang nghiên cứu.

uế

 Phương pháp thu thập số liệu:

- Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc điều tra chuyên môn sâu 2 hộ nuôi tôm

H

tiêu biểu, một hộ nuôi tôm theo phương thức quảng canh cải tiến và một hộ nuôi theo
phương thức bán thâm canh trong vụ xuân hè năm 2010 trên địa bàn xã. Phương pháp

tế

điều tra được tiến hành theo dạng phỏng vấn theo các chủ đề với các câu hỏi mở để tìm
hiểu sâu sắc các vấn đề có liên quan. Quá trình chọn mẫu cho 2 hộ điều tra là chọn mẫu

in

h

theo mục đích. Mẫu có tính đặc trưng cho việc phân tích sâu hai phương thức nuôi.
- Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo thống kê hàng năm của UBND

cK


xã, từ niên giám thống kê toàn quốc, tỉnh, các sách báo điện tử có liên quan.
 Phương pháp phân tích số liệu:
- Phương pháp phân tích tài liệu: Trên cơ sở các số liệu được tổng hợp, vận

họ

dụng các phương pháp phân tích thống kê, so sánh để đánh giá thực trạng và đề xuất
giải pháp nhằm đáp ứng mục tiêu đề ra.

Đ
ại

- Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu với nhau để phản ánh tình hình sản

xuất của địa phương.

 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo:
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã trao đổi, tham khảo ý kiến của các cán

bộ chuyên môn, người NTTS có kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc liên quan đến vấn đề
nghiên cứu nhằm bổ sung, hoàn thiện nội dung, đồng thời kiểm chứng kết quả nghiên
cứu của đề tài

TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41A -KTPT

3


Chuyên đề tốt nghiệp

5. Cấu trúc chuyên đề
Phần mở đầu: Đặt vấn đề.
Phần hai : Nội dung và kết quả nghiên cứu.
Chương I: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Chương II: Tình hình cơ bản của xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương III: Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế các phương thức nuôi tôm ở
xã Lộc Điền.

uế

Phần ba: Kết luận và kiến nghị.
Do hạn chế về thời gian tiếp cận đề tài, cũng như trình độ chuyên môn còn

H

nhiều hạn chế. Do đó đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, cán bộ chuyên môn và bạn đọc để đề tài

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế


được hoàn thiện hơn.

TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41A -KTPT

4


Chuyên đề tốt nghiệp

PHẦN HAI
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

uế

1.1.1 Khái niệm, bản chất và ý nghĩa của hiệu qủa kinh tế
Hiệu qủa là một thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết qủa thực hiện

H

được, các mục tiêu của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết qủa đó trong
những điều kiện nhất định. Trong nền kinh tế thị trường hướng tới sản xuất hàng hóa

tế

như hiện nay, chỉ tiêu hiệu qủa ngày càng được quan tâm nhiều và đứng trên cả hai
phương diện: Kinh tế và xã hội.


h

Hiệu qủa là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương án

in

cho sản xuất kinh doanh. Hiệu qủa được biểu hiện theo nhiều góc độ khác nhau. Do đó

cK

hình thành nên nhiều khái niệm khác nhau như: Hiệu qủa kinh tế, hiệu qủa xã hội, hiệu
qủa kỹ thuật, hiệu qủa phân phối…

Hiệu qủa kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội, là cơ sở để các

họ

doanh nghiệp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và lựa chọn phương án hoạt động có
hiệu qủa nhất. Đây là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế, là

Đ
ại

thước đo trình độ tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là sự lựa
chọn sử dụng tối ưu các nguồn lực xã hội. Tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu
của mọi doanh nghiệp.
Có nhiều quan niệm khác nhau về hiệu qủa kinh tế. Khi đề cập đến hiệu qủa

các tác giả Farrell (1950), Schuhz (1964), Rizzo (1979), Đỗ Kim Chung (1997) (Phạm

Vân Đình, 1997) đều thống nhất cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản là hiệu qủa kĩ
thuật, hiệu qủa phân bổ nguồn lực và hiệu qủa kinh tế. Đó là khả năng thu được kết
qủa sản xuất tối đa với việc sử dụng các yếu tố đầu vào theo những tỉ lệ nhất định.
Theo Farrell chỉ đạt được HQKT khi và chỉ khi đạt được hiệu qủa kỹ thuật và cả hiệu
qủa phân bổ (David Colman, 1994).
TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41A -KTPT

5


Chuyên đề tốt nghiệp
 Hiệu qủa kỹ thuật (Technical Efficiency: TE) là số sản phẩm có thể đạt
được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những
điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hiệu qủa
kỹ thuật phản ánh trình độ, khả năng chuyên môn, tay nghề trong việc sử dụng các yếu
tố đầu vào để sản xuất. Hiệu qủa kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản
xuất. Nó chỉ ra một nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
 Hiệu qủa phân bổ (Allocative Efficiency: AE) là chỉ tiêu hiệu qủa trong các

uế

yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên
một đồng chi phí thêm về đầu. Hiệu qủa phân bổ phản ánh khả năng kết hợp các yếu tố

H

đầu vào một cách hợp lý để tối thiểu hóa chi phí với một lượng đầu ra nhất định nhằm
đạt được lợi nhuận tối đa. Thực chất của hiệu qủa phân bổ là hiệu qủa kỹ thuật có tính

tế


đến giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra nên hiệu qủa phân bổ còn được gọi là hiệu qủa
về giá.

h

HQKT = Hiệu qủa kỹ thuật * Hiệu qủa kinh tế

in

Theo hình 1: các chỉ số hiệu qủa của Farrell được đo lường như sau:

cK

Nếu các điểm P, Q, Q’ biểu thị các nông trại đang sản xuất ra 1 đơn vị sản
phẩm, thì các nông trại Q, Q’ có hiệu quả kỹ thuật bằng 1 vì nằm trên đường đồng
mức SS’, còn hiệu quả kỹ thuật của nông trại P:
(O≤TE≤1)

họ

TE = OQ/OP

Với đường đồng giá AA’ ta có thể tính

S

x2/y

Đ

ại

được hiệu qủa phân bổ tại điểm P:
AE = OR/OQ

(0≤AE≤1)

A

P
R

Như vậy, hiệu qủa kinh tế tại điểm P:

Q’

EE = TE x AE

= OQ/OP * OR/OQ
= OR/OQ

S’

(O≤EE≤1)

Q’ là điểm đạt hiệu qủa kinh tế

O

A’


x1/y

Hình 1: Các chỉ số hiệu quả của Farrell
Hiệu quả kinh tế không chỉ đề cập đến kinh tế tài chính mà còn gắn với hiệu
quả xã hội và môi trường. Mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh là “sinh lời TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41A -KTPT

6


Chuyên đề tốt nghiệp
lợi nhuận” (Lê Trọng, 1995). Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế mới chuyển từ cơ
chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì
không nên đơn giản hoá coi lợi nhuận như là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá HQKT.
Các nhà khoa học kinh tế đều thống nhất quan điểm đánh giá HQKT phải dựa trên cả
ba mặt: Kinh tế, xã hội, môi trường.
Hiệu quả kinh tế xã hội là tương quan giữa chi phí mà xã hội bỏ ra với kết quả
mà xã hội thu được như tăng thêm việc làm, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, thu

uế

hẹp khoảng cách giàu nghèo, ổn định xã hội. Phát triển kinh tế và phát triển xã hội có
mối quan hệ mật thiết với nhau, mục tiêu phát triển kinh tế tạo tiền đề để phát triển xã

H

hội và ngược lại.

Quan niệm về hiệu quả kinh tế NTTS cũng giống như quan niệm về hiệu quả


tế

kinh tế đã đề cập ở trên. Hiệu quả kinh tế NTTS là tương quan so sánh giữa các yếu tố
nguồn lực và chi phí đầu vào với kết quả chi phí đầu ra trong hoạt động sản xuất kinh

h

doanh thủy sản. Quá trình nuôi trồng thủy sản là một quá trình hoạt động kinh doanh

in

lấy hiệu quả kinh tế làm cơ sở để phát triển.

* Ý nghĩa của việc xác định hiệu qủa kinh tế trong hoạt động NTTS

cK

- Biết được mức hiệu qủa của việc sử dụng nguồn lực trong hoạt động NTTS,
các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu qủa kinh tế để có biện pháp thích hợp nhằm nâng

họ

cao hiệu qủa kinh tế trong NTTS.

- Làm căn cứ để xác định phương hướng đạt tăng trưởng cao trong NTTS. Nếu
hiệu quả kinh tế còn thấp thì có thể tăng sản lượng thủy sản bằng các biện pháp nâng

Đ
ại


cao hiệu quả kinh tế, ngược lại nếu đạt được hiệu quả kinh tế cao thì để tăng sản lượng
cần đổi mới công nghệ.
Một hoạt động nuôi trồng thủy sản có thể đem lại kết quả cho một cá nhân,

nhưng xét trên toàn bộ nền kinh tế thì có tác động ngoại ứng đến lợi ích và hiệu quả
của toàn xã hội, ảnh hưởng đến các hoạt động xã hội khác. Do vậy muốn nghề nuôi
tôm phát triển bền vững thì cần phải kết hợp hài hòa của các hoạt động xã hội liên
quan. Đánh giá hiệu quả NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng là tương quan so
sánh giữa các nguồn lực và chi phí đầu vào với kết quả đầu ra cho quá trình sản xuất
kinh doanh.

TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41A -KTPT

7


Chuyên đề tốt nghiệp
1.1.2 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất kỳ doanh nghiệp nào là một quá trình tái
sản xuất thống nhất trong mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Các chỉ tiêu hiệu
quả kinh tế được xác lập trên cơ sở so sánh giữa kết quả kinh tế (đầu ra) và chi phí
kinh tế (đầu vào). Chúng được đo lường bằng các chỉ tiêu tương đối cường độ:
- Ở dạng thuận H = Kq/C biểu thị mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo ra bao
nhiêu đơn vị đầu ra.

uế

- Ở dạng nghịch h = C/Kq cho biết để có một đơn vị đầu ra cần hao phí bao
nhiêu đơn vị đầu vào.


H

Trong đó Kq là kết quả kinh tế, C là chi phí kinh tế.

tế

Hai chỉ tiêu hiệu quả này có vai trò khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết
với nhau. Chỉ tiêu H được dùng để xây dựng ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng nguồn

h

lực hay chi phí thường xuyên đến kết quả kinh tế. Còn chỉ tiêu h là cơ sở để xác định

in

quy mô tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực, chi phí thường xuyên.

động nuôi tôm

cK

1.1.3 Hệ thống các chỉ tiêu liên quan đến xác định hiệu quả đầu tư trong hoạt

- Vốn đầu tư: là toàn bộ các khoản chi phí nhằm duy trì hoặc gia tăng mức

họ

vốn sản xuất, là một chỉ tiêu nói lên khả năng chủ động về vốn của người sản xuất
thông qua mức độ đầu tư, quy mô đầu tư. Vốn vật chất là máy móc thiết bị được sử


Đ
ại

dụng trong sản xuất hoạt động nuôi tôm . Giá trị các công trình xây dựng cơ bản bình
quân trên một đơn vị diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản phản ánh khả năng đầu tư
ban đầu cho quá trình nuôi.
- Chi phí trung gian (IC): là bộ phận cấu thành tổng giá trị sản xuất bao gồm

chi phí vật chất và dịch vụ cho sản xuất, không kể khấu hao TSCĐ.
- Chi phí tài chính: là chi phí trả tiền vay từ các nguồn khác nhau phục vụ cho
quá trình sản xuất.
- Chi phí hiện vật của gia đình: bao gồm chi phí công lao động của hộ gia đình
và một số chi phí khác.

TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41A -KTPT

8


Chuyên đề tốt nghiệp
- Giống nuôi: Là khâu quyết định đến chất lượng và khả năng sống của tôm.
Chọn giống không bệnh tật, mật độ thả giống nuôi trên một đơn vị diện tích phải phù hợp.
- Thức ăn: Chỉ tiêu này phản ánh để đạt được 1kg tôm thịt thì cần tăng bao
nhiêu kg thức ăn đầu tư trên một đơn vị diện tích, không tính lượng thức ăn có sẵn
trong môi trường nước. Với tiêu chuẩn thức ăn phải đảm bảo dinh dưỡng cho thủy sản
sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
- Lao động chăm sóc, quản lý: Nói lên mức độ đầu tư công lao động sống vào

uế


quá trình chăm sóc để thu được năng suất cao. Chăm sóc về các khâu bệnh tật, môi
trường nước, cho ăn...

H

- Xây dựng ao hồ: Là chỉ tiêu quan trọng trong bước đầu tiên khi tiến hành
nuôi tôm. Đánh giá việc đầu tư xây dựng ao hồ có chu đáo, đảm bảo hay không về đê

tế

cống, các công trình khác liên quan đến ao hồ.

- Xử lý ao hồ: Là chỉ tiêu hết sức quan trọng liên quan trực tiếp đến khả

h

năng sinh trưởng và phát triển của tôm. Xử lý là phải cải tạo ao sau mỗi mùa vụ,

in

cần đến công tác diệt tạp, phơi đáy ao, bón phân, xem xét ao hồ có rò rỉ hay hư

cK

hỏng gì không. Chỉ tiêu này phản ánh lượng giá trị vật tư, dịch vụ đầu tư, xử lý ao
hồ trên một đơn vị diện tích.

- Khấu hao TSCĐ: Là giá trị TSCĐ chuyển vào giá trị sản phẩm và được thu

họ


hồi trong quá trình hoạt động của TSCĐ.
1.1.4 Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất

Đ
ại

- Diện tích nuôi tôm: Là toàn bộ diện tích mặt nước được hộ nuôi sử dụng vào
nuôi tôm, thường được tính theo vụ trong năm hoặc cả năm. Đây là chỉ tiêu phản ánh
năng lực sản xuất của hộ nuôi và cũng là căn cứ quan trọng để tính các chỉ tiêu khác.
- Sản lượng tôm nuôi (Q): Là toàn bộ giá trị sản phẩm tôm của hộ nuôi được

tạo ra trong một kỳ nhất định (thường là một vụ hay một năm).
- Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm tôm của hộ nuôi được tạo
ra trong một kỳ nhất định (thường là một vụ hay một năm).
GO = Qi * Pi

(i = 1…n)

Qi : số lượng sản phẩm i
Pi : giá bán sản phẩm i
TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41A -KTPT

9


Chuyên đề tốt nghiệp
- Giá trị gia tăng (VA): Là toàn bộ kết quả cuối cùng của hoạt động nuôi tôm
của hộ nuôi trong một kỳ nhất định (thường là một vụ hay một năm). Đây là chỉ tiêu
phản ánh đúng đắn và toàn diện nhất kết quả sản xuất kinh doanh của hộ nuôi tôm, là

cơ sở để thực hiện tái sản xuất mở rộng, cải thiện đời sống người nuôi tôm.
VA = GO – IC
1.1.5 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
- Năng suất (N):

N = Q/S

uế

Trong đó: N là năng suất; Q là sản lượng; S là diện tích.
Chỉ tiêu này cho biết sản lượng thu được trên một đơn vị diện tích

H

- Tổng giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): Phản ánh một đơn vị chi
phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất trong một thời kỳ

tế

nhất định.

- Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): Cho biết một đông chi phí

h

trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích.

in

- Lợi nhuận trên một đơn vị diện tích ( LN/ha): Là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối

cùng thu được trong quá trình sản xuất và nó đánh giá năng lực của người sản xuất

cK

cũng như hiệu quả kinh tế mang lại.

1.1.6 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của nghề nuôi tôm

họ

1.1.6.1 Đặc điểm sinh vật học của tôm
 Vùng phân bố

Tôm sú có tên khoa học là Penaeus monodon. Loại tôm này có phạm vi phân bố

Đ
ại

khá rộng trong vùng nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, từ Ấn Độ Dương qua hướng Nhật
Bản, phía Đông Thái Bình Dương, phía Nam châu Úc và phía Tây châu Phi.
Tại vùng biển các nước Đông Nam Á, chúng phân bố nhiều ở Indonesia, Philippines,
Malaysia và Việt Nam…
 Tập tính sống, ăn và loại thức ăn
Giai đoạn nhỏ và gần trưởng thành, tôm sú sống ven bờ biển, vùng cửa sông
hay vùng rừng ngập mặn. Khi trưởng thành chúng chuyển xa bờ, sống vùng nước sâu
hơn tới 110m, trên nền đáy bùn hoặc cát.

TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41A -KTPT

10



Chuyên đề tốt nghiệp
Tôm sú thuộc loại ăn tạp, đặc biệt ưa các loại giáp xác, thực vật, mảnh vụn hữu cơ,
giun nhiều tơ, côn trùng. Chúng bắt mồi bằng càng, đưa thức ăn vào miệng, thời gian tiêu
hóa trong dạ dày từ 4 – 5h, hoạt động bắt mồi nhiều vào thời gian sáng sớm và chiều tối.
 Sự lột xác
Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng cơ thể và kích thước tăng lên tới
mức độ nhất định, tôm phải lột xác cởi bỏ lớp vỏ cũ bên ngoài để lớn lên trong lớp vỏ
mới. Chu kỳ lột các giảm dần theo sự tăng trưởng. Giai đoạn PL ngày lột xác một lần.
ra cả ngày và đêm nhưng vào ban đêm xảy ra nhiều hơn.

H

 Sự thích nghi

uế

Khi trọng lượng các thể tăng trên 25g thì 14 – 16 ngày lột xác một lần. Sự lột xác xảy

Tôm sú từ giai đoạn PL8 trở đi có thể sống được trong vùng nước có độ mặn

tế

thay đổi rộng. Chúng thích ứng được độ mặn rộng, nhưng phải thay đổi từ từ, thay đổi
đột ngột ảnh hưởng tới sức khỏe của tôm và có thể gây chết. Tôm sú sống được cả

h

trong môi trường có độ mặn 1 - 2‰. Trong tự nhiên, khi tôm gần trưởng thành và


in

trưởng thành, chúng sẽ di chuyển tới vùng có điều kiện môi trường tương đối ổn định

cK

để sống. Trong nuôi tôm thương phẩm, độ mặn thích hợp nhất là 15 - 20‰, độ mặn 5 31‰ không ảnh hưởng tới sự tăng trưởng.
 Một số chỉ tiêu môi trường khác

họ

- Oxi: Tôm có kích thước nhỏ chịu đựng hàm lượng O2 thấp tốt hơn tôm có
kích thước lớn, bởi vì diện tích bề mặt mang so với diện tích bề mặt cơ thể của tôm
nhỏ lớn hơn tôm lớn.

Đ
ại

Trong ao nuôi tôm sú, lượng oxi tốt cho sự tăng trương phải lớn hơn 3,7 mg/l,

hàm lượng O2 gây chết tôm khi xuống mức 0,5 – 1,2 mg/l, tùy thuộc vào thời gian
thiếu O2 dài hay ngắn. Khi O2 trong ao không đầy đủ, tôm giảm ăn và giảm sự hấp thụ
thức ăn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng.
- pH: Độ pH giới hạn cho phép trong nuôi tôm là từ 6,5 - 9,3, tốt nhất là từ 7,5
– 8,5, sự dao động sáng và chiều tốt nhất nhỏ hơn 0,5 đơn vị.
- Nhiệt độ: Tôm sú có trong lượng 1 – 5g sống trong môi trường có nhiệt độ
trong khoảng 18 - 31°C, sự tăng trưởng tốt nhất trong khoảng 27 - 33°C. Sự tăng
trưởng tăng khi nhiệt độ tăng trong phạm vi 21 - 27°C. Nhiệt độ giới hạn nuôi tôm sú
thương phẩm có hiệu quả là 21 - 31°C.

TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41A -KTPT

11


Chuyên đề tốt nghiệp
1.1.6.2 Kỹ thuật nuôi tôm Sú
Chuẩn bị ao nuôi:
 Chọn địa điểm
Là một khâu quan trọng cần được xác định một cách thận trọng khi xây dựng
ao đầm nuôi tôm khi chọn địa điểm cần chú ý:
- Về địa điểm: Vùng nuôi thường ở vùng trung triều (tiếp vùng cao triều) để dễ
tháo cạn ao, đầm để phơi đáy ao khi cải tạo.Vùng hạ triều rất khó khăn cho việc thay

uế

nước, quản lý chất lượng nước ao nuôi.
- Đất xây dựng ao thường phải là đất thịt, thịt pha cát, ít mùn bã hữu cơ.

H

- Nguồn nước cung cấp cho ao nuôi phải chủ dộng, không bị ô nhiễm công
nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt, các yếu tố cơ bản phải đảm bảo:

tế

+ pH : 7,5-8,5
+ S0/00: 15-350/00

in


+ H2S : <0,03 mg/l

h

+NH3 : <0,1 mg/l

cK

- Về kinh tế xã hội: Ao đầm nuôi chọn ở địa điểm thuận lợi về giao thông,
thuận tiện cho việc dịch vụ giống, thức ăn, tiêu thụ sản phẩm khi thu hoạch.
 Xây dựng ao nuôi

họ

- Ao nuôi: có diện tích nên từ 0,5- 1 ha, những ao có diện tích quá lớn thì khó
chăm sóc, quản lý, diện tích quá nhỏ nước ao nuôi dễ bị biến đổi theo điều kiện nuôi.
Ao có dạng hình chữ nhật, đáy ao bằng phẳng, độ dốc từ cống tưới đến đáy cuối ao:

Đ
ại

2%. Ao nuôi có độ sâu 1-1,5m, trung bình 0,8-1,2m.
Lựa chọn tôm giống:
- Tiến hành lựa chọn giống tôm P15-20 (là tôm được 15-20 ngày tuổi sau giai

đoạn ấu trùng). Đây là độ tuổi thích hợp nhất để đem thả giống.
- Quan sát hoạt động của tôm để kiểm tra sức khỏe tôm giống:
+ Tôm bám thành chậu hoặc bơi thành đàn ngược chiều dòng nước.
+ Lẩn tránh chướng ngại vật, khi có tác động đột ngột về tiếng động, ánh sáng

tôm phản ứng nhanh. Tôm đều con.
- Về ngoại hình:
+ Có gai (chuỳ) phía trên, đuôi xoè, khi bơi 2 ăng ten đóng mở thành hình chữ V.
TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41A -KTPT

12


Chuyên đề tốt nghiệp
+ Không dị hình (gẫy khúc, co thắt, vẹo thân khi bơi luôn theo chiều nằm
ngang thân thẳng đứng, bơi theo chiều ngược dòng nước (nếu có dòng chảy).
+ Chiều dài thân: đạt 12-15 mm, độ chênh khác cỡ cá thể không quá 10 %.
- Về màu sắc:
+ Vân màu xám tro, đen, lưng màu xám bạc.
+ Tôm trắng đục, đỏ hồng thường là tôm có dấu hiệu bệnh lý
Mật độ và phương pháp thả giống

uế

- Mật độ thả: Tuỳ thuộc vào cơ sở vật chất kỹ thuật, kinh nghiệm, trình độ của
người quản lý, phương thức nuôi và điều kiện môi trường đầm ao nuôi để quyết định

H

mật độ thả nuôi cho phù hợp.

- Nuôi quảng canh cải tiến: 4-6 con P15/m2. Năng suất 0,3-0,9 tấn/ha/vụ.

tế


- Nuôi bán thâm canh : 7-15 con P15/m2. Năng suất 1,5-2 tấn/ha/vụ.
- Nuôi thâm canh: 16-30 con P15/m2. Năng suất 2,5-4,5 tấn/ha/vụ.

h

Mùa vụ thả nuôi

in

- Vụ 1: Từ đầu tháng 3 dương lịch cho đến cuối tháng 6 dương lịch.
- Vụ 2: Từ đầu tháng 6 dương lịch cho đến cuối tháng 9 dương lịch.

cK

Phương pháp cho ăn

Tôm sú ăn mạnh và tiêu hóa nhanh, nên cho tôm ăn theo nguyên tắc: “Lượng

họ

ít, lần nhiều”. Mỗi ngày cho ăn từ 4 – 6 lần. Đặt sàng để kiểm tra thức ăn. Lượng thức
ăn cho vào sàng 1 – 3% so với tổng lượng thức ăn chia đều cho các sàng. Thời gian
kéo sàng kiểm tra từ 3 giờ đối với tôm nhỏ và giảm dần xuống còn 1,5 giờ đối với tôm

Đ
ại

lớn. Kiểm tra thức ăn trên sàng thiếu hay thừa để điều chỉnh lại một cách hợp lý cho
ngày hôm sau.


Quản lý môi trường nước ao nuôi
 Thay nước

Việc cấp thay nước không theo chế độ nhất định, có thể không thay nước mới.
Mục đích của thay nước nhằm tăng cường độ trong của nước ao nuôi, cung cấp hàm
lượng muối, dinh dưỡng tảo phát triển, tăng hàm lượng oxy, góp phần điều chỉnh pH,
giảm chất độc H2S, NH3 phân huỷ do thức ăn tôm dư thừa, kích thích tôm lột xác. Khi
thay nước, lượng nước không quá 20% lượng nước ao nhằm hạn chế sự thay đổi môi
trường gây sốc cho tôm nuôi.
TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41A -KTPT

13


Chuyên đề tốt nghiệp
 Điều chỉnh độ pH
- pH thích hợp để tôm phát triển tốt 7,5-8,5. pH trên 9,5 và dưới 4 tôm chết.
 Quản lý màu nước (độ trong)
- Độ trong: Tốt nhất là từ 30-40 cm. Độ trong là biểu hiện của chất lượng màu
nước, mà màu nước của ao là do các vi sinh vật phù du trong nước nhiều, ít. Ao nuôi
có chất lượng nước tốt thường có màu xanh nõn chuối độ trong từ 30-40 cm, do
tảo lục phát triển chiếm ưu thế, 2 tháng đầu vụ nuôi tôm độ trong đảm bảo do

uế

lượng thức ăn của tôm dư thừa còn ít.
 Điều chỉnh oxy hoà tan

H


Lượng oxy hoà tan trong nước ao ảnh hưởng trực tiếp điều kiện sống của
tôm (đặc biệt ở ao nuôi công nghiệp có mật độ thả giống cao) yêu cầu hàm

tế

lượng oxy của tôm luôn lớn hơn 4mg/lít (tốt nhất từ 5-6 mg/lít), lượng oxy trong
ao nuôi được tiêu thụ bởi phân huỷ các chất lắng đọng hữu cơ chiếm 50-70%,

h

sinh vật phù du 20-45%, chỉ có 1 phần nhỏ oxy là do tôm tiêu thụ (5%). Nếu

in

lượng oxy thiếu tôm sẽ nổi đầu và chết ngạt, thừa oxy sinh bệnh bọt khí ở mang.

cK

 Quản lý khí độc (NH3 , H2 S)

Hàm lượng NH3 , H2 S ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của tôm, hàm
lượng cho phép:

họ

- H2 S < 0,03 mg/lít, tốt nhất < 0,01 mg/lít
- NH3 < 0,2 mg/lít, tốt nhất < 0,1 mg/lít
Hai loại khí độc trên thường xuất hiện trong ao nuôi tôm thương phẩm đặc

Đ

ại

biệt ở thời gian nuôi cuối vụ (tháng thứ 3 - 4). Nó là kết quả của sự phân huỷ các
chất hữu cơ từ ngoài vào, thức ăn dư thừa, các chất thải của tôm, tảo chết.
Theo dõi sức khỏe của tôm nuôi
Tôm sú là loài dễ nhiễm các dịch bệnh nên phương châm trong quản lý
bệnh tôm là “Phòng bệnh hơn trị bệnh”. Để quản lý tốt bệnh tôm trong nuôi tôm
sú ta cần phải: Theo dõi chặt chẽ hoạt động tôm hàng ngày, biết tôm tập trung
như thế nào trong ao nuôi thông qua đặt sàng cho ăn, kiểm tra bằng chài và mò
tôm nhằm cho tôm ăn chính xác tránh cho ăn thừa, chỗ cho ăn thiếu, kiểm tra
sức khoẻ tôm hàng ngày, buổi sáng sớm kiểm tra tôm yếu ở quanh sườn bờ và
buổi tối soi đèn vào mắt tôm quanh sườn, nếu mắt tôm màu đỏ, nhanh chóng lẩn
TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41A -KTPT

14


Chuyên đề tốt nghiệp
trốn xuống đáy là tôm khoẻ, bắt tôm lên quan sát màu sắc, thức ăn trong ruột,
phần chân bơi, đuôi, hiện tượng tôm đi lại nhiều, các dấu hiệu bệnh,... nếu thấy
hiện tượng tôm bị bệnh cần ghi rõ trong sổ nhật ký, hỏi cán bộ kỹ thuật cho lời
khuyên về biện pháp xử lý.
Thu hoạch
Sau một thời gian nuôi: 110 - 120 ngày (đối với vụ nuôi xuân hè) tôm có
thể đạt cỡ trung bình 30 - 35g/con, cá thể lớn có thể đạt 45 - 50 g/con tiến hành

uế

thu hoạch. Tuy nhiên trong quá trình nuôi nếu phát hiện tôm bị bệnh mà đã đạt cỡ
15 - 20 g/con thì thu hoạch gấp.


H

1.1.6.3 Giá trị kinh tế của tôm

- Tôm là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người ưa

tế

chuộng, nhờ có hàm lượng protein cao hơn so với các loài cá, thịt khác.
- Khi đời sống của người dân ngày một nâng cao thì nhu cầu về các loại

h

thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như tôm cũng có xu hướng tăng. Do vậy, trên

in

thế giới hiện nay rất chú trọng đến việc khai thác và nuôi trồng nhiều chủng loại
tôm khác nhau.

cK

- Việc nuôi tôm thương phẩm không chỉ làm giảm mức khai thác tôm trong
tự nhiên mà còn làm cho thu nhập của những người nông dân ngày càng được

họ

nâng cao. Vì tôm là một trong những mặt hàng có giá trị kinh tế cao.
1.1.6.4 Các phương thức nuôi tôm

 Nuôi quảng canh (QC)

Đ
ại

Nuôi tôm quảng canh là phương thức nuôi đơn giản nhất và còn mang tính

chất sơ khai, ít tốn kém nhất vì người nuôi hoàn toàn dựa vào tự nhiên, từ nguồn
tôm giống đến thức ăn, người nuôi tốn ít công chăm sóc, không phải thả thêm
giống nhân tạo, năng suất đạt từ 30

– 300kg/ha/năm. Họ chỉ tiến hành đắp đê

khoanh vùng tạo thành những ao hồ có diện tích khá lớn (thường trên 2 ha), rồi lợi
dụng thủy triều để đưa giống và thức ăn vào khu vực nuôi, đến kỳ thu sẽ tiến hành
thu hoạch. Vì thế tôm thu hoạch đa dạng về chủng loại và kích cỡ.
Ưu điểm của phương thức này là ít tốn kém, ngoài chi phí tu bổ xây dựng
hồ ra, chỉ cần ít trang thiết bị đơn giản, khi thu hoạch và người nuôi tôm không
phải bỏ thêm chi phí nào khác, lại tận dụng được nguồn tôm tự nhiên, phù hợp với
TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41A -KTPT

15


Chuyên đề tốt nghiệp
những hộ nông dân nghèo. Tuy nhiên, do nuôi phó mặt cho tự nhiên nên năng
suất thấp, sản phẩm không thích ứng với thị trường.
 Nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT)
Nuôi tôm quảng canh cải tiến là phương thức nuôi chủ yếu bằng giống và thức
ăn tự nhiên nhưng có bổ sung thêm giống nhân tạo ở mức độ nhất định, mật độ từ 4-6

con/m2. Quy mô diện tích ao nuôi 1-10 ha, năng suất từ 0,3-0,9 tấn/ha/vụ. Mỗi năm có
thể nuôi từ 1-2 vụ. Do mật độ tôm còn thấp nên chi phí thức ăn ít, lượng oxy hòa tan

uế

thiếu hụt nhiều, mức độ ô nhiễm chưa cao nên chưa phải bơm nước và sục khí mà chỉ
cần thay nước theo chế độ thủy triều, kỹ thuật chăm sóc và quản lý vẫn còn đơn giản.

H

Cần cải tạo ao hồ, diệt trừ các đối tượng dịch hại để tăng tỷ lệ sống và năng suất.
 Nuôi bán thâm canh (BTC)

tế

Đây là phương thức nuôi tôm vừa kết hợp giữa con giống tự nhiên vừa thả
thêm con giống nhân tạo. Phương thức nuôi này bắt buộc phải xử lý ao hồ trước khi

h

nuôi, phải đảm bảo kỹ thuật chăm sóc, đồng thời phải duy trì chế độ ăn thường xuyên

in

và kế hoạch nhằm chủ động xử lý điều hòa môi trường nước, thức ăn. Với phương

cK

thức nuôi này, người nuôi tôm phải đầu tư vốn với hàm lượng công nghiệp nhất định,
phải am hiểu kỹ thuật nuôi và phải có kinh nghiệm trong tổ chức quản lý. Phương thức

này nuôi bằng giống nhân tạo và thức ăn công nghiệp là chủ yếu, có kết hợp thức ăn tự

họ

nhiên có trong đầm. Diện tích ao nuôi từ 0,5 – 5ha, mật độ thả giống từ 7 – 15 con/ m2,
mực nước từ 1,2 – 1,4, mỗi năm nuôi từ 1-2 vụ năng suất đạt từ 1,5 – 2 tấn/ha/vụ.
 Nuôi tôm thâm canh (TC)

Đ
ại

Nuôi tôm thâm canh là phương thức nuôi đòi hỏi phải cung cấp hoàn toàn

giống tôm nhân tạo và thức ăn công nghiệp, được đầu tư cơ sở hạ tầng (hệ thống ao
hồ, thủy lợi, giao thông, điện nước, cơ khí…) đầy đủ để chủ động khống chế môi
trường, nguồn nước, các yêu cầu kỹ thuật nuôi phải đảm bảo, đặc biệt là việc quản lý
môi trường nước, lượng oxy hòa tan,… Phương thức này đòi hỏi người nuôi phải có
trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại, vốn đầu tư lớn. Diện tích ao từ 0,5-1
ha, mật độ thả rất cao từ 16 – 30 con/m2, độ sâu mực nước từ 1,5 – 2 m và đạt năng
suất từ 2,5 – 4,5 tấn/ha/vụ trở lên. Nuôi thâm canh đáp ứng nhu cầu về tôm của xã hội
ngày càng tăng mà diện tích lại hữu hạn.
 Nuôi tôm công nghiệp (CN)
TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41A -KTPT

16


Chuyên đề tốt nghiệp
Nuôi công nghiệp là phương thức nuôi hoàn toàn bằng con giống và thức ăn
nhân tạo với mật độ rất cao. Sử dụng các máy móc và thiết bị nhằm tạo cho vật nuôi

một môi trường sinh thái và các điều kiện sống tối ưu, sinh trưởng tốt nhất, không phụ
thuộc vào thời tiết và mùa vụ, trong thời gian ngắn nhất đạt các mục tiêu sản xuất và
lợi nhuận. Năng suất đạt từ 10 tấn/ha/vụ trở lên.
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam

uế

Việt Nam có điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi, nguồn lao động dồi dào với
3.260km bờ biển và trên 4.000 hòn đảo lớn vùng ven bờ trải dài từ Quảng Ninh (phía

H

Bắc) đến Kiên Giang (phía Nam) cùng 10 vạn đầm phá, 10 vịnh nhỏ, khoảng 24 vạn
ha rừng ngập mặn, 29 vạn ha bãi triều là tiềm năng to lớn cho nuôi trồng thủy sản

tế

nước mặn và nước lợ. Với những ưu đãi về điều kiện tự nhiên trong những năm gần
đây, phong trào nuôi tôm đang phát triển mạnh mẽ, từ quảng canh năng suất thấp

h

chuyển dần sang nuôi quảng canh cải tiến và bán thâm canh, thâm canh năng suất cao.

in

Nghề nuôi tôm đã trở thành nghề mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân ven biển
và góp phần đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu tôm lớn trên thế giới. Việt Nam


cK

là nước xuất khẩu tôm lớn thứ 7 thế giới, trong đó tôm đông lạnh là mặt hàng xuất
khẩu mũi nhọn, chiếm 40% tổng giá trị thủy sản xuất khẩu với nguồn thu mỗi năm trên

họ

dưới 3 tỷ USD. Tình hình NTTS của Việt nam được thể hiện qua bảng sau:

ĐVT

Năm 2008

Năm 2009

Đ
ại

Bảng 1: Tình hình nuôi trồng thủy sản Việt Nam qua 2 năm 2008-2009
So sánh
(+/- %)

1. Diện tích NTTS

Nghìn ha

1.052,60

1.044,70


-0,75

- Diện tích nuôi tôm

Nghìn ha

630,20

548,00

-13,04

2. Sản lượng NTTS

Tấn

2.465.600

2.569.910

4,2

- Sản lượng nuôi tôm

Tấn

388.400

413.132


6,36

2,34

2,45

4,7

0,62

0,75

20,9

Chỉ tiêu

3. Năng suất NTTS
- Năng suất tôm

Tấn/nghìn
ha
Tấn/nghìn
ha

(Nguồn : Niên giám thống kê năm 2009)
TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41A -KTPT

17



Chuyên đề tốt nghiệp
Qua bảng số liệu cho ta thấy diện tích nuôi trồng thuỷ sản và diện tích nuôi
tôm của nước ta năm 2009 giảm so với năm 2008 tương ứng năm 2009 diện tích
nuôi trồng thủy sản giảm 0,75% so với năm 2008 và diện tích nuôi tôm giảm
13,04%. Tuy nhiên sản lượng NTTS năm 2009 lại tăng 4,2% so với năm 2008 trong
đó sản lượng tôm tăng 6,36%, năng suất NTTS tăng 4,7%, năng suất tôm tăng đến
20,9% so với năm 2008.
Theo Bộ NN & PTNT Năm 2009, tổng sản lượng khai thác thủy sản của cả

uế

nước ước đạt 2.277 nghìn tấn, tăng 3,5% so với kế hoạch, tăng 6,8% so với năm 2008;
trong đó sản lượng khai thác biển đạt 2.068 nghìn tấn, tăng 3,4% so với kế hoạch, tăng

H

6,8% so với cùng kỳ (sản lượng khai thác nội địa cả năm đạt 209 ngàn tấn). Một số
tỉnh có sản lượng khai thác khá như: Nam Định ước đạt 36,9 nghìn tấn, trong đó khai

tế

thác mặn lợ 34,8 nghìn tấn, khai thác nội địa hơn 2 nghìn tấn. Đà Nẵng đạt 35,7 nghìn
tấn; Phú Yên ước đạt khoảng 38 nghìn tấn (trong đó: cá ngừ đại dương 4.383 tấn); Bạc

h

Liêu sản lượng ước đạt 75,7 nghìn tấn, Bến Tre ước đạt 86,1 nghìn tấn; Kiên Giang đạt

in


323,9 nghìn tấn…

Năm 2010, sản lượng xuất khẩu tôm của cả nước ước đạt 240.000 tấn, với giá

cK

trị đạt khoảng 2,08 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên xuất khẩu tôm vượt ngưỡng 2 tỷ USD.
Năm 2010, xuất khẩu tôm sang hầu hết các thị trường đều tăng trưởng, sản phẩm tôm

họ

Việt Nam ngày càng được đánh giá cao trên thị trường quốc tế. Giá trung bình xuất
khẩu tôm năm nay đạt khoảng 8,7 USD/kg, tăng 8,8% so với 2009. Năm 2010, xuất
khẩu tôm sang 92 thị trường, tăng hơn 10 thị trường so với năm trước.

Đ
ại

Sản lượng thủy sản năm 2010 ước tính đạt 3794 nghìn tấn, tăng 4,7% so với cùng kỳ

năm trước, trong đó cá đạt 2871 nghìn tấn, tăng 4,5%; tôm đạt 412 nghìn tấn, tăng
6,4%. Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước tính đạt 2013 nghìn tấn, tăng 4,8% so với
cùng kỳ năm 2009.

Tuy vậy, những kết quả đạt được của ngành nuôi trồng thủy sản là chưa tương
xứng với tiềm năng của ngành, vẫn còn nhiều tồn tại trong quá trình phát triển, sự phát
triển còn mang tính tự phát đã làm ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, thiếu qui hoạch
trong trong việc sản xuất mặt nước. Tất cả điều đó làm cho hiệu quả nuôi trồng thủy
sản còn hạn chế về mặt kinh tế cũng như xã hội, chưa tương xứng với tiềm năng mà
còn ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41A -KTPT

18


Chuyên đề tốt nghiệp
1.2.2 Tình hình nuôi tôm ở tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm (2008-2010)
Với hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai rộng 22.000 ha, Thừa Thiên
Huế là tỉnh có điều kiện thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản.
Từ bảng số liệu ta thấy, diện tích NTTS năm 2009 là 5.700,3ha tăng 4,1% so
với năm 2008, tuy nhiên đến năm 2010 diện tích NTTS lại giảm xuống 5.449,15ha
tương ứng giảm 4,4% so với năm 2009. Mặc dù có sự giảm sút về diện tích nuôi trồng
nhưng sản lượng NTTS thu hoạch nhìn chung vẫn có xu hướng tăng lên: từ 9.251,2 tấn

uế

năm 2008 tăng lên 10.005,0 tấn năm 2009 tương ứng tăng 8,15% so với năm 2008, sản
lượng tiếp tục tăng vào năm 2010 đạt 11.554,2 tấn tương ứng tăng 15,5% so với năm

H

2009. Diện tích nuôi tôm chiếm trên 50% trong tổng diện tích NTTS. Điều này chứng
tỏ nghề nuôi tôm với HQKT cao đã và đang là một trong những ngành nghề thu hút sự

tế

quan tâm của người dân.

- Trong đó nuôi tôm


- Trong đó nuôi tôm

Đ
ại

3. Năng suất tôm

2009

2010

So sánh (%)

Ha

5.473,4

5700,3

5.449,15

4,1

- 4,4

Ha

2.733,0

3.050,0


3.613,65

11,5

18,5

Tấn

9.251,2

10.005,0 11.554,12

8,15

15,5

Tấn

4.056

4.210

5.211,7

3,8

23,8

Tấn/ha


1,48

1,38

1,44

-6,76

4,34

họ

2. Sản lượng thủy sản
nuôi trồng.

2008

in

1. Diện tích NTTS

ĐVT

cK

Chỉ tiêu

h


Bảng 2: Tình hình nuôi tôm ở tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm (2008-2010)

09/08

10/09

(Nguồn: Sở Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế))

Diện tích nuôi tôm và sản lượng tôm đạt được có xu hướng tăng trong 3 năm

qua (2008 - 2010). Năm 2008 diện tích nuôi tôm là 2.733,0ha và sản lượng tôm thu
được là 4.056 tấn, năm 2009 diện tích nuôi tôm là 3.050,0ha tăng 11,5% và sản lượng
tôm thu được là 4.210 tấn tăng 3,8% so với năm 2008, tuy nhiên năng suất đạt được lại
thấp hơn năm 2008 là 1,38 tấn/ha giảm 6,76% so với năm 2008. Đến năm 2010 diện
tích nuôi tôm cũng như sản lượng tôm thu hoạch tăng lên đáng kể: diện tích nuôi tôm
năm 2010 tăng 3613,65ha tương ứng tăng 18,5% so với năm 2009, sản lượng tôm thu

TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41A -KTPT

19


Chuyên đề tốt nghiệp
họach được 5.211,7 tấn tăng 23,8% và năng suất đạt được 1,44tấn/ha tăng 4,34% so
với năm 2009.
Tuy nhiên trên thực tế tình hình nuôi tôm ở Thừa Thiên Huế những năm trở laị
đây gặp không ít trở ngại và khó khăn. Thời tiết không thuận lợi, mưa lớn và lũ lụt xảy
ra thường xuyên. Nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm cần phải có nguồn lực rất
nhiều về vốn, trình độ nhận thức và áp dụng kỹ thuật, khả năng tiếp cận môi
trường...Tuy nhiên với đời sống kinh tế xã hội còn khó khăn của người dân vùng đầm


uế

phá ven biển nên khả năng tích lũy vốn, áp dụng các tiến bộ còn hạn chế. Các hoạt
động sản xuất trồng nuôi trồng thủy sản chủ yếu dựa vào nguồn vay, đa số các hộ nuôi

H

ven đầm phá không áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản như
giảm chi phí bằng cách cho ăn thức ăn tươi, xử lý ao hồ không đúng liều lượng, chưa

tế

quan tâm đến sử dụng các chế phẩm sinh học,...còn nhiều hạn chế kéo theo đó là ô
nhiễm môi trường và nguồn nước một cách nghiêm trọng, dịch bệnh hoành hành làm

h

giảm năng suất tôm đáng kể. Điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân

in

sinh vùng đầm phá. Trước tình hình đó, các cơ quan chức năng, các nhà khoa học, các

cK

chương trình dự án đang từng bước chỉ đạo, hỗ trợ tích cực nhằm tăng đời sống dân

Đ
ại


họ

sinh trong toàn tỉnh nhất là dân cư vùng đầm phá.

TrÞnh Quang NhËt B×nh –K41A -KTPT

20


×