Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi tạo hình khúc nối bể thận niệu quản tại Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.47 KB, 4 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Nghiên cứu Y học

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU PHẪU THUẬT NỘI SOI TẠO HÌNH KHÚC NỐI
BỂ THẬN NIỆU QUẢN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN NHI ĐÀ NẴNG
Nguyễn Đạt Huy*, Trần Tấn Liêm*, Nguyễn Phi Phong*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Báo cáo kết quả bước đầu phẫu thuật tao hình khúc nối bể thận qua nội soi xuyên phúc mạc ở trẻ
em tại bệnh viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang các trường hợp hẹp khúc nối bể thận niệu quản
được phẫu thuật tạo hình qua nội soi xuyên phúc mạc cho 10 bênh nhi nhập viện tai bệnh viện Phụ Sản – Nhi Đà
Nẵng từ tháng 3/2014 đến tháng 4/2016.
Kết quả: 10 bệnh nhi được phẫu thuật nội soi xuyên phúc mạc, thời gian phẫu thuật trung bình 220 phút,
thời gian nằm viện trung bình là 9,25 ngày, 1 trường hợp rò miệng nối sau mổ. Không có trường hợp nào chuyển
mổ mở, không có bệnh nhân nào cần truyền máu trong và sau mổ. Siêu âm cải thiện tình trạng ứ nước sau mổ.
Kết luận: Phẫu thuật tạo hình khúc nối bể thận niệu quản qua nội soi xuyên phúc mạc ở trẻ em có thể áp
dụng an toàn và hiệu quả.
Từ khóa: Thận nước, phẫu thuật nội soi, trẻ em, hẹp khúc nối bể thận niệu quản.

ABSTRACT
FIRST RESULTS OF LAPAROSCOPIC PYELOPLASTY IN DANANG HOSPITAL FOR WOMEN AND
CHILDREN
Nguyen Dat Huy, Tran Tan Liem, Nguyen Phi Phong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 225 - 228
Objective: To report our preliminary result of laparoscopic pyeloplasty in Danang hospital for Women and
Children.
Methods: A cross – sectional description of on the patient with ureteropelvic junction obstruction underwent
laparoscopic pyeloplasty in Danang hospital for Women and Children from 3/2014 - 04/2016.
Results: 10 children with ureteropelvic junction obstruction underwent laparoscopic pyeloplasty via trans


peritoneal approach. Mean operative time was 220 minutes. Postoperative hospital stay was 9.25 days, 1
Postoperation anastomosis fistula. No cases were converted to open operation. No need to blood transfusion.
Ultrasound showed hydronephrosis decreased.
Conclusion: Laparoscopic pyeloplasty can be applied safety and feasibly.
Keywords: Hydronephrosis, laparoscopic, children, uteropelvic junction obstruction.
thương thận. Bệnh lý này có thể gặp ở trẻ em lẫn
ĐẶT VẤN ĐỀ
người lớn. Tuy nhiên ở người lớn, nguyên nhân
Hẹp khúc nối bể thận niệu quản là sự chít
tắc nghẽn thường là do sau một cuộc phẫu thuật
hẹp tại vị trí nối tiếp giữa bể thận và niệu quản
hay do bệnh lý khác gây nhiễm khuẩn đường
gây giãn nở bể thận, đài thận. Sự giãn nở này có
tiểu trên tái phát nhiều lần. Ở trẻ em nguyên
thể gây chèn ép nhu mô thận dẫn đến giảm độ
nhân bệnh thường do bẩm sinh. Tần suất chiếm
lọc của cầu thận hoặc nhiễm khuẩn gây tổn
khoảng 1/1500 trẻ sinh sống, nam gặp nhiều hơn
* Bệnh viện Phụ Sản – Nhi Đà Nẵng
Tác giả liên lạc: Bs Nguyễn Đạt Huy

Chuyên Đề Nhi Khoa

ĐT: 0982 851 612

Email:

225



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

nữ 4 lần, thận trái gặp nhiều hơn thận phải. Hẹp
khúc nối bể thận niệu quản 2 bên chiếm khoảng
10%. Bệnh thường được phát hiện trước sinh
nhờ siêu âm tiền sản. Sau sinh, trẻ được phát
hiện tình cờ nhờ siêu âm bụng tổng quát. Ngoài
ra trẻ có thể gặp một vài triệu chứng lâm sàng
như: đau bụng, nhiễm khuẩn tiểu, tiểu máu, có u
nằm ở hố thận. Chiến lược điều trị hẹp khúc nối
bể thận niệu quản đã thay đổi rất nhiều trong vài
thập niên trở lại đây, bao gồm 2 phương pháp
chính: điều trị bảo tồn và phẫu thuật. Trẻ sẽ
được điều trị bảo tồn khi không có triệu chứng
hoặc bể thận không tăng kích thước trong quá
trình theo dõi. Năm 1949, Anderson và Hynes là
2 người đầu tiên mổ tả phương pháp phẫu thuật
mở: tạo hình khúc nối bể thận – niệu quản. Từ
đó đến nay, phẫu thuật Anderson – Hynes là
phương pháp được ưu tiên lựa chọn trong điều
trị phẫu thuật hẹp khúc nối bể thận niệu quản ở
trẻ em. Năm 1993, Schuessler và cộng sự lần đầu
tiên triển khai phương pháp phẫu thuật nội soi
tạo hình khúc nối bể thận – niệu quản ở người
lớn dựa trên nền tảng của phương pháp
Anderson – Hynes. Năm 1996, Tan HL áp dụng
phẫu thuật nội soi sau phúc mạc để điều trị hẹp
khúc nối bể thận - niệu quản ở trẻ em. Hiện tại

phương pháp này đã được phát triển rộng rãi
trên khắp thế giới, mang lại hiệu quả điều trị, độ
an toàn và tính thẩm mỹ cao.
Tại Việt Nam, bệnh viện Nhi Đồng 2 báo cáo
28 trường hợp trẻ được phẫu thuật nội soi xuyên
phúc mạc tạo hình khúc nối bể thận niệu quản từ
năm 2012 đến 2014 với kết quả khả quan. Được
sự giúp đỡ của các giáo sư quốc tế và các đồng
nghiệp đến từ bệnh viện Nhi Đồng 2, bệnh viện
Phụ Sản Nhi Đà Nẵng bắt đầu triển khai phẫu
thuật nội soi tạo hình khúc nối bể thận niệu quản
qua ngã xuyên phúc mạc để điều trị cho 10 bệnh
nhi từ 07 tháng đến 12 tuổi được chẩn đoán hẹp
khúc nối bể thận niệu quản trong thời gian từ
tháng 3/2014 đến tháng 4/2016.

Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá kết quả bước đầu áp dụng phẫu
thuật nội soi xuyên phúc mạc điều trị hẹp khúc

226

nối bể thận niệu quản theo phương pháp Hynes
Anderson.

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Trong thời gian từ tháng 3/2014 đến tháng
4/2016 chúng tôi đã thực hiện phẫu thuật nội soi
xuyên phúc mạc để điều trị cho 10 bệnh nhi

được chẩn đoán hẹp khúc nối bể thận niệu quản
tại bệnh viện Phụ Sản – Nhi Đà Nẵng.

Phương pháp phẫu thuật
Chúng tôi áp dụng kỹ thuật tạo hình khúc
nối bể thận niệu quản theo Hynes – Anderson
qua nội soi ổ bụng, bên trái tiếp cận khúc nối
bằng cách xuyên mạc treo đại tràng trái, bên
phải bằng cách hạ đại tràng phải. Tạo hình có đặt
sonde JJ từ bể thận niệu quản đến bàng quang
hoặc stent niệu quản – bể thận ra da, sonde JJ sẽ
rút sau mổ 1 tháng, stent niệu quản bể thận ra da
được đóng sau 5 ngày và rút sau đó.
Kỹ thuật mổ: bệnh nhi nằm nghiêng bên đối
diện bên mổ, chân dưới hơi co chân trên thẳng.
Nội soi ổ bụng với 3 trocar: 1 trocar rốn, hai
trocar vị trí ngang đường nách trước tạo nên tam
giác phẫu thuật. Bơm khí CO2 vào ổ bụng áp lực
từ 10 đến 12 mmHg tùy thuộc vào huyết áp
trung bình của bệnh nhi. Nếu vi trí thận nước
bên phải sẽ hạ đại tràng phải để bộc lộ bể thận
bên phải, nếu vị trí thận nước bên trái sẽ tiếp cận
bằng cách xuyên mạc treo đại tràng vị trí vô
mạch. Bộc lộ bể thận ứ nước và di động niệu
quản vừa đủ. Bóc tách và quan sát kiểm tra vị trí
mạch máu cực dưới bất thường. Dùng chỉ vicryl
3.0 khâu vào vị trí bể thận treo lên thành bụng và
xuyên ra da ra ngoài để cố định vị trí bể thận.
Đánh dấu vị trí bằng cách đốt điện vị trí khúc
nối. Cắt rời vị trí khúc nối và xẽ dọc niệu quản vị

trí đối diện với vị trí đã đánh dấu đến hết đoạn
hẹp. Nối bể thận vào niệu quản bằng chỉ
Monoplus 6.0 hoặc vicryl 6.0. Đặt sonde JJ từ bể
thận xuống bàng quang hoặc stent niệu quản –
bể thận ra da trong lúc khâu nối. Khâu đóng mạc
treo hoặc phúc mạc thành sau. Dẫn lưu Douglas
nếu cần.

Chuyên Đề Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
Các biến số theo dõi bao gồm: Lâm sàng, siêu
âm bụng, x quang hệ niệu có cản quang, chụp
bàng quang lúc tiểu (VCUG), xa hình thận
(DTPA với test lasix), thời gian mổ, thời gian
nằm viện, biến chứng sau mổ.

Nghiên cứu Y học

Thời gian nằm viện: Ngắn nhất : 5 ngày, Dài
nhất :22 ngày, trung bình : 9,3 ngày
Đặt sonde JJ: 8 trường hợp (80%), Đặt stent
niệu quản – bể thận ra da: 2 trường hợp (20%).

Theo dõi và tái khám: Tái khám 1 tháng, 3
tháng, 6 tháng, 1 năm sau mổ.

1 trường hợp hẹp niệu quản 1/3 giữa, 1
trường hợp hẹp niệu quản đoạn sát thành bàng

quang kết hợp.

Đánh giá lúc tái khám: siêu âm bụng đo
DAP, xạ hình thận kiểm tra (sau 6 tháng).

Không có trường hợp nào mạch máu bất
thường cực dưới.

KẾT QUẢ

Không có trường hợp nào chuyển mổ mở.

Triệu chứng lâm sàng: có 3 trường hợp đau
bụng, 2 trường hợp nhiễm khuẩn tiểu, 5 trường
hợp phát hiện thận nước tình cờ trên siêu âm.

Rò miệng nối: 1 trường hợp (10%).

Cận lâm sàng:
Siêu âm bụng: tất cả bệnh nhân đều có siêu
âm bụng, thận ứ nước độ III, IV. Đường kính
trước sau bể thận (DAP) ≥ 25 mm, chủ mô thận
mỏng ≤ 5 mm
X Quang hệ niệu có cản quang: có hình ảnh
bể thận giãn to, ứ đọng thuốc cản quang sau 30
phút.
Chụp bàng quang niệu đạo lúc tiểu: không
có trường hợp nào trào ngược bàng quang niệu
quản cùng bên hay đối bên với thận bị ảnh
hưởng.

Xạ hình thận (DTPA) với test Lasix: có 5
trường hợp được chỉ định chụp xạ hình vì không
có triệu chứng. Kết quả xạ hình: cả 5 trường hợp
đều có tắc nghẽn với test lasix, chức năng thận
bên tổn thương giảm < 40%
Phân bố theo tuổi: tuổi nhỏ nhất : 07 tháng và
lớn nhất là 12 tuổi, trung bình là 4,3 tuổi.
Phân bố theo giới: nam giới: 8 (80%), nữ giới :
2 (20%).
Phân bố theo vị trí: bên phải : 4 (40% ), hai
bên :1 (10%), bên trái 5 (50%)
Phân bố theo vị trí phẫu thuật : bên phải: 5
(50%), bên trái : 5 (50%).
Thời gian phẫu thuật : Thấp nhất : 170 phút,
dài nhất 260 phút, trung bình : 220 phút.

Chuyên Đề Nhi Khoa

BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi, vì kinh
nghiệm và kỹ năng còn thiếu, số lượng ca phẫu
thuật chưa nhiều nên thời gian phẫu thuật trung
bình 220 phút, dài hơn trung bình 40 phút so với
nghiên cứu của tác giả Lê Tấn Sơn(3). Thời gian
nằm viện sau mổ trung bình 9,3 ngày. Số ngày
nằm viện sau mổ sở dĩ dài như vậy vì trong lô
nghiên cứu có 1 trường hợp bị rò miệng nối phải
phẫu thuật lại làm kéo dài thời gian nằm viện lên
đến 22 ngày.
Trường hợp rò miệng nối là bé trai 12 tuổi

hẹp khúc nối bể thận niệu quản P, hậu phẫu
ngày thứ 5 có biểu hiện đau tức hông P, sờ thấy
khối cứng chắc vùng hông P, siêu âm thấy dịch ổ
bụng lượng nhiều. Bệnh nhi đã được phẫu thuật
nội soi thám sát phát hiện rò miệng nối và được
khâu đóng lỗ rò. Đặt sonde JJ là bắt buộc trong
tất cả các trường hợp của chúng tôi để bảo đảm
an toàn lưu thông miệng nối sau phẫu thuật.
Điều này có một nhược điểm là sau 1 tháng bệnh
nhi phải nhập viện để rút sonde JJ. Khi kỹ thuật
hoàn thiện hơn chúng tôi đã có 2 trường hợp đặt
stent bể thận niệu quản ra da thay cho sonde JJ.
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 1 trường
hợp hẹp niệu quản 1/3 giữa được phát hiện và
cắt nối qua nội soi. Điều này cho thấy phẫu thuật
nội soi tạo hình khúc nối bể thận – niệu quản
xuyên phúc mạc với ưu điểm là phẫu trường
rộng rãi, tiếp cận khúc nối bể thận – niệu quản
dễ dàng, phát hiện được những trường hợp hẹp

227


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

khúc nối bể thận niệu quản do mạch máu bất
thường cực dưới hoặc các bất thường khác. Phẫu
thuật xuyên phúc mạc tạo hình khúc nối bể thận

niệu quản về lý thuyết chúng ta thao tác trong ổ
bụng sẽ có nguy cơ dính ruột. Nhưng rất nhiều
tác giả đã ghi nhận không có nguy cơ dính ruột
sau mổ (1,2,3,5,6) .
Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng có 1
trường hợp đặc biệt: bệnh nhi 7 tháng tuổi hẹp
khúc nối bể thận niệu quản T. Trong quá trình
nội soi tạo hình khúc nối, không thể đặt JJ xuống
bàng quang nên quyết định đặt Stent niệu quản
– bể thận ra da. Sau đó bệnh nhi được chụp cản
quang qua stent phát hiện hẹp niệu quản đoạn
thành bàng quang kết hợp.
Bệnh nhi được giữ nguyên stent đến 11
tháng tuổi thì bị tụt stent. Tại thời điểm đó,
chúng tôi quyết định cắm lại niệu quản vào bàng
quang. Cho đến hiện tại, bệnh nhi có thận T ứ
nước độ II và không có triệu chứng. Tất cả các
bệnh nhi được theo dõi sau mổ, hết đau bụng và
nhiễm khuẩn tiểu, mức độ ứ nước thường không
đổi sau 3 tháng và bắt đầu giảm độ sau 6 tháng.
Điều này giải thích được vì sau mổ miệng nối
còn phù nề và bể thận trong mổ nội soi thường
không được cắt triệt để giống mổ hở.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.


4.

5.

6.

7.

8.

Ansari MS, Mandhani A, Singh P (2008), laparoscopic
pyeloplasty in children: long term outcome. International
Journal of Urology 15, p.881- 884.
Denes FT, Tavares A (2008). Laparoscopic renal surgery in
infants and children: Is it a feasible and safe procedure for all
pediatric age groups? Intenational Braz J Urol Vol 34 (6):
p.739-748.
Lê Tấn Sơn (2014). Phậu thuật tạo hình khúc nối bể thận niệu
quản qua nội soi xuyên phúc mạc tại bệnh viện Nhi Đồng 2,
kinh nghiệm qua 28 trường hợp. Y học TP Hồ Chí Minh, tập
18, phụ bản số 6, tr .46-48.
Nguyễn Mai Thủy (2013). Nội soi sau phúc mạc điều trị hẹp
chổ nối niệu quản bể thận theo phương pháp Anderson
Hynes ở trẻ em. Y học TP Hồ Chí Minh, tập 17, phụ bản số 3,
tr. 116-119.
Penn HA, Gatti Mj, Hoestje SM (2010). Laparoscopic versus
open pyeloplasty in children: Preliminary report of a
prospective randomized trial. Journal of Urology, Vol 184, pp
690-695.

Singhania P, Andankar MG, Pathak HR (2009): laparoscopic
dismembered pyeloplasty: Our experience in 15 cases, World
Journal of laparoscopic surgery; 2 (2): p. 6-11.
Turk IA, Davis JW, Winkelmann B (2002): Laparoscopic
dismembered pyeloplasty: the method of choice in the presene
of enlarged renal pelvis and crossing vessels. European
Urology 42, p.268 – 275.
Zhou H, Li H, Zhang X (2009). Retroperitoneoscopic
Anderson Hynes dismembered pyeloplasy in infants and
children: a 60 cases report. Pediatric Surg Int; 25 (6): p.519 -23.

Ngày nhận bài báo:

27/06/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

13/07/2016

Ngày bài báo được đăng:

25/09/2016

KẾT LUẬN
Phẫu thuật tạo hình khúc nối bể thận niệu
quản qua nội soi xuyên phúc mạc có thể thực
hiện ở trẻ em an toàn và hiệu quả.

228


Chuyên Đề Nhi Khoa



×