Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất và chế biến thuốc lào tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 153 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
­­­­­­›› ­­­­­­

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT VÀ
CHẾ BIẾN THUỐC LÀO TẠI XàQUẢNG THỌ, 
HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH HÓA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Tên sinh viên

: TRỊNH THỊ THỦY

Lớp

: K56 KTC

Chuyên ngành đào tạo : KINH TẾ
Niên khóa

: 2011 ­ 2015

Giảng viên hướng dẫn : THS. TRẦN THẾ CƯỜNG
   CN. BÙI VĂN QUANG


HÀ NỘI,  2015

ii



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là 
trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này 
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ  
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày     tháng     năm 2015
Sinh viên

Trịnh Thị Thủy

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp vừa qua, tôi đã nhận được sự  giúp đỡ 
nhiệt tình của cá nhân, tập thể để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm  ơn ban Giám hiệu nhà trường Học 
Viện Nông Nghiệp Hà Nội, toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa Kinh Tế và 
Phát triển nông thôn, Bộ  môn Phân tích định lượng đã truyền cho tôi những  
kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giuos đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ  lòng cảm  ơn sâu sắc tới hai thầy – ThS. Trâǹ  
Thê C
́ ương & CN. Bùi Văn Quang – B
̀
ộ môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh 
tế  và Phát triển nông thôn đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ 
bảo tận tình cho tôi hoàn thành quá trình nghiên cứu đề tài này.
Qua đây, tôi cũng xin cảm  ơn toàn thể  cán bộ  UBND xã Quảng Thọ,  

huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa và nhân dân trong xã trong thời gian qua  
tôi về thực tập nghiên cứu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu 
thập thông tin cần thiết cho đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cám ơn gia đình, bạn bè, những người đã  
động viên giúp đỡ  tôi về  tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và  
thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày      tháng    năm 2015
Sinh viên

Trịnh Thị Thủy

ii


TÓM TẮT
Thanh Hóa là một trong những trung tâm thuốc lào của cả nước. Trong  
đó huyện Quảng Xương, xã Quảng Thọ  là một trong những xã thuộc huyện 
Quảng Xương nổi tiếng với nghề trồng thuốc lào. Cả xã có gần 1000 hộ dân  
đều gắn bó với cây thuốc lào từ  lâu đời, diện tích thuốc lào chiếm 12,98% 
diện tích đất nông nghiệp. So với trồng các cây hoa màu, cây lương thực khác  
thì việc trồng cây thuốc lào mang lại thu nhập cao hơn cho người nông dân. 
Loại cây trồng này không chỉ  thúc đẩy cải thiện đời sống nhân dân nơi đây 
ngày càng đi lên mà còn là một nghề  truyền thống mà cha ông để  lại.   Với 
điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu  thuận lợi, huyện Quảng Xương  đã nổi tiếng  
với những vùng thuốc lào bạt ngàn xanh. Xã Quảng Thọ  là nơi có điều kiện 
thích hợp cho sản xuất và chế biến thuốc lào và đang được chú trọng đầu tư, tuy 
nhiên tiềm năng và thế mạnh chưa được khai thác triệt để, người sản xuất với 
quy mô nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả chưa thực sự cao. Vì vậy, chúng tôi đã tiến 
hành nghiên cứu đề  tài “Đánh giá hiệu quả  kinh tế  sản xuất và chế  biến 

thuốc lào tại xã Quảng Thọ, huyên Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa” 
Mục tiêu nghiên cứu của đề  tài đánh giá hiệu quả sản xuất và chế  biến 
thuốc lào của các nông dân xa Quảng Thọ. Thứ nhất, góp phần hệ thống hóa lý  
luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả trong sản xuất và  
chế biến thuốc lào nói riêng. Thứ hai, tìm hiểu thực trạng hiệu quả kinh tế sản  
xuất và chế biến thuốc lào tại xã Quảng Thọ. Thứ ba, phân tích các yếu tố ảnh 
hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất và chế biến thuốc lào tại xã và đề ra giải  
pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và chế biến thuốc lào của các hộ nông  
dân xã Quảng Thọ trong các vụ tiếp theo.
Phương pháp được sử  dụng trong đề  tài chủ  yếu là phương pháp phân 
tích, trong đó thống kê mô tả và so sánh là hai phương pháp được sử dụng nhiều  

iii


nhất. Thống kê mô tả sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tuyệt đối, tương đối, 
tăng giảm, bình quân để làm rõ mức độ, biến động sản xuất và chế biến thuốc  
lào. Bên cạnh đó, phân tích SWOT cũng được áp dụng để  phân tích thuận lợi  
khó khăn tìm ra cơ hội cho phát triển cây thuốc lào tại xã Quảng Thọ.
Tại xã Quảng Thọ hình thức sản xuất và chế  biến thuốc lào chủ  yếu là 
sản xuất theo hộ gia đình. Đất canh tác của các hộ được giao lâu dài và ổn định. 
Thời gia gần đây, diện tích trồng thuốc lào không ngừng tăng lên, tốc độ  bình 
quân tăng 0,5%. Năm 2012, DT trồng thuốc lào là 34ha, năm 2014 tăng lên 43ha. 
Do cây thuốc lào là cây trồng chủ đạo của xã vào vụ đông xuân nên sản xuất và 
chế  biến thuốc lào của hộ  nông dân được sự  quan tâm rất nhiều của chính 
quyền địa phương như đưa ra nhiều chính sách ưu đãi cho hộ nông dân vay vốn 
sản xuất...
Theo kết quả điều tra, năm 2014, diện tích trồng thuốc lào của 60 hộ  là  
201 sào, trong đó có 75,5 sào đất màu và 131,5 sào đất lúa, bình quân mỗi hộ có 
3,35 sào thuốc lào. Mỗi hộ có ít nhất hai

 lần chế biến thuốc lào với mỗi lần từ 0,5 – 1 sào thuốc, 100% đánh giá  
chất lượng thuốc đều đảm bảo chất lượng và quy trình chế biến tốt. Sản lượng  
thuốc lào khô của các hộ điều tra được là 17,3 tấn thuốc khô với năng suất 85  
kg/sào. 
Năm 2014, diện tích thuốc lào của cả xã đạt 43ha, sản lượng đạt 47,3 tấn 
thuốc khô, năng suất trung bình 11 tạ/ha. Giá bán thuốc từ   220.000 – 280.000 
đ/kg, mỗi năm thuốc lào xã Quảng Thọ thu được từ 220 – 280 triệu đồng/ha.
Trong các cách thức đầu tư thì chi phí lao động luôn chiếm tỷ lệ cao trong  
tổng chi phí sản xuất và chế biến thuốc lào của các hộ nông dân (lao động làm 
cỏ, chăm sóc, phun thuốc, tưới tiêu, bón phân, chi phí lao động chiếm tới 46,3%  
trong tổng chi phí sản xuất và chế biến thuốc lào). Tiếp theo chi phí lao động là 
chi phí phân bón cũng chiếm tỷ lệ rất cao trông tổng chi phí là 33%. So với nhiều 

iv


loại cây trồng khác, công lao động dùng cho trồng thuốc lào là rất cao, với 1 sào 
công lao động phải bỏ ra trên 24 công.
Hiệu quả kinh tế sản xuất và chế biến thuốc lào đạt được khá cao. Bình 
quân mỗi sào các hộ thu về 24,7 triệu đồng giá trị sản xuất và 19,5 triệu đồng 
giá trị thu nhập hỗn hợp. Một đồng vốn bỏ ra có thể đem lại 9,4 đồng giá trị sản 
xuất, 8,4 đồng giá trị gia tăng, 7,7 đồng giá trị thu nhập hỗn hợp. Mỗi công lao  
động tham gia sản xuất và chế biến thuốc lào có thể thu về  1000,9 nghìn đồng 
giá trị sản xuất, 819,1 nghìn đồng giá trị thu nhập hỗn hợp.
Hiệu quả  kinh tế  khi trồng thuốc lào theo nhóm hộ  nghèo, trung bình, 
khá thì hộ nghèo đạt hiệu quả cao hơn 2 nhóm hộ còn lại. Hộ nghèo khi trồng  
thuốc lào thu về 24,8 triệu đồng GO, 20,7 triệu đồng MI; nhóm hộ tiếp theo là 
nhóm hộ khá đạt 24,3 triệu đồng GO, 20,1 triệu đồng MI; nhóm hộ thấp nhất 
là trung bình với 20,7 triệu đồng GO, 19,1 triệu đồng MI. Về  hiệu quả  sử 
dụng vốn thì hộ   nghèo vẫn đạt cao nhất, với 1 đồng vốn hộ  nghèo thu về 

10,6 đồng GO, 9,6 đồng VA, 8,9 đồng MI; hộ  tiếp theo là hộ  khá đạt được 
10,1 đồngGO, 9,1 đồng VA, 8,4 đồng MI khi bỏ ra 1 đồng vốn; nhóm hộ trung  
bình là thấp nhất với 9,7 đồng GO, 8,6 đồng VA, 7,9 đồng MI khi bỏ  ra một  
đồng vốn.
Hiệu quả  khi trồng thuốc lào cao hơn rất nhiều so với trồng lúa. Trồng  
thuốc lào thu lại được giá trị  sản xuất cao gấp 6,8 lần so với trồng lúa, tương  
đương cao hơn 21,1 triệu đồng/sào; thu nhập hỗn hợp cũng cao hơn 6,7 lần,  
tương đương với 16,6 triệu đồng/sào. Về hiệu quả sử dụng vốn, một đồng vốn 
khi trồng thuốc lào có thể  thu về  9,4 đồng giá trị  sản xuất,8,4 đồng giá trị  gia  
tăng và 7,7 đồng thu hập hỗn hợp. Trong khi nếu trồng lúa là 7,1; 6,1 ;5,8 đồng.  
Như  vậy hiệu quả  sử  dụng vốn của cây thuốc lào cũng cao hơn cây lúa. Về 
hiệu quả sử dụng lao động lại chênh lệch khá cao 655,6 nghìn đồng/công; trong 
khi đó nếu trồng thuốc lào 1 công lao động thu về 819,1 nghìn đồng thu nhập 

v


hỗn hợp, nếu trồng lúa thì chỉ đạt được 163,5 nghìn đồng/công.
Qua đánh giá, đề tài đã đưa ra được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả 
kinh tế sản xuất và chế biến thuốc lào: thời tiết, trình độ học vấn của chủ hộ,  
sâu bệnh hại và quá trình bảo quản sau thu hoạch, kỹ thuật thâm canh. Dựa vào 
việc phân tích, đánh giá các yếu tố   ảnh hưởng tới hiệu quả  sản xuất và chế 
biến thuốc lào của các hộ nông dân trong xã, đề tài đã đưa ra một số giải pháp  
nhằm nâng cao hiệu quả  kinh tế  như: nâng cao trình độ  học vấn cho chủ  hộ, 
nâng cao vai trò của cán bộ  khuyến nông, mở  rộng thị  trường, nâng cao chất  
lượng sản phẩm.....
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................................ii

TÓM TẮT....................................................................................................................................iii
MỤC LỤC...................................................................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................................ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU.......................................................................xi
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung.......................................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu.......................................................................................................3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu................................................................................................3
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN..............................................................................5
2.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................................5
2.1.1 Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế .......................................................................5
2.1.2 Một số khái niệm có liên quan..............................................................................10

vi


2.1.3 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của cây thuốc lào.....................................................13
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và chế biến thuốc lào................24
2.2 Cơ sở thực tiễn............................................................................................................26
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lào trên thế giới..........................................27
2.2.2 Tình hình sản xuất và chế biến thuốc lào ở nước ta hiện nay............................28
2.2.3 Một số nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của cây thuốc lào...................................31
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................36
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.....................................................................................36
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên................................................................................................36

3.1.2 Đặc điểm đất đai, dân số và lao động..................................................................40
3.1.3 Đặc điểm kinh tế xã hội........................................................................................50
3.1.4 Thuận lợi và khó khăn..........................................................................................58
3.2 Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................59
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu..............................................................................59
3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu............................................................................62
3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .....................................................................................64
3.3.1 Chỉ tiêu thể hiện điều kiện sản xuất và chế biến của hộ......................................64
3.3.2 Chỉ tiêu thể hiện kết quả và hiệu quả sản xuất và chế biến ...............................64
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................................................66
4.1 Thực trạng sản xuất cây thuốc lào tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Xương, tỉnh
Thanh Hóa.........................................................................................................................66
4.1.1 Tình hình sản xuất và chế biến thuốc lào tại xã Quảng Thọ từ năm 2012-2014 66
4.1.2 Thực trạng sản xuất và chế biến thuốc lào của các hộ điều tra năm 2014.........71
4.1.3 Những khó khăn và thuận lợi trong sản xuất và chế biến thuốc lào tại địa
phương...........................................................................................................................74
4.2 Hiệu quả kinh tế trong sản xuất và chế biến thuốc lào của các hộ điều tra...............76
4.2.1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra trong xã ...................................................76
4.2.2 Điều kiện sản xuất của các hộ điều tra................................................................80
4.2.3 Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất và chế biến thuốc lào của các hộ điều tra
........................................................................................................................................81
4.2.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất và chế biến thuốc lào ........................85
4.2.5 Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các nhóm hộ......................................................87
4.2.6 So sánh hiệu quả kinh tế giữa sản xuất thuốc lào với cây trồng khác ...............88
4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất và chế biến
thuốc lào............................................................................................................................91
4.3.1 Giống cây..............................................................................................................91
4.3.2 Quy mô diện tích...................................................................................................91
4.3.3 Yếu tố về trình độ học vấn và kinh nghiệm trồng thuốc lào.................................94
4.3.4 Kỹ thuật thâm canh ............................................................................................100


vii


4.3.5 Thời tiết khí hậu..................................................................................................101
4.3.6 Yếu tố về sâu bệnh.............................................................................................101
4.3.7 Yếu tố về phân bón.............................................................................................101
4.3.8 Yếu tố về thuốc BVTV.......................................................................................109
4.3.9 Yếu tố bảo quản sau chế biến............................................................................111
4.3.10 Yếu tố chất lượng.............................................................................................111
4.3.11 Yếu tố thị trường...............................................................................................113
4.4 Một số giải pháp nâng cao HQKT sản xuất và chế biến thuốc lào tạixã Quảng Thọ,
huyện Quảng Xương , tỉnh Thanh Hóa...........................................................................114
4.4.1 Căn cứ của giải pháp..........................................................................................114
4.4.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất và chế biến thuốc lào cho
nông hộ xã Quảng Thọ................................................................................................121
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................126
5.1 Kết luận......................................................................................................................126
5.2 Kiến nghị....................................................................................................................128
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................131

viii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Diện tích thuốc lào tại Việt Nam (ha).....................................................28
Bảng 2.2. Sản lượng thuốc lào tai Việt nam (tấn).................................................30
Bảng 3.1. Tổng hợp diện tích các loại đất xã Quảng Thọ.....................................41
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Quảng Thọ 3 năm 2012 – 2014..........44

Bảng 3.3. Tình hình dân số, lao động trên địa bàn xã Quảng Thọ.......................48
Bảng 3.4. Cơ cấu kinh tế của xã trong 3 năm qua................................................52
Bảng 3.5. Hiện trạng hệ thống giao thông xã Quảng Thọ....................................55
Bảng 3.6. Nhu cầu kiên cố hóa kênh mương đến năm 2020 xã Quảng Thọ.......56
Bảng 3.7: Cơ cấu các nhóm hộ điều tra phân chia theo quy mô..........................61
Bảng 4.1. Tình hình phân bổ đất trồng cây thuốc tại xã Quảng Thọ trong 3 năm
2012 - 2014.............................................................................................................67
Bảng 4.2. Diện tích, năng suất, sản lượng thuốc lào của xã Quảng Thọ trong 3
năm qua 2012 - 2014.............................................................................................69
Bảng 4.3. Tình hình tiêu thụ thuốc lào của xã Quảng Thọ
qua 3 năm 2012 – 2014..........................................................................................70
Bảng 4.4. Thực trạng sản xuất và chế biến thuốc lào của các hộ trong xã..........71
Bảng 4.5. Tình hình cơ bản về nguồn lực con người ở các hộ điều tra...............77
Bảng 4.6. Chi phí sản xuất và chế biến thuốc lào
của các hộ điều tra trên một sào............................................................................83
Bảng 4.7. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ điều tra...................................86
Bảng 4.8. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất và chế biến thuốc lào phân theo
loại hộ của các hộ điều tra.....................................................................................87
Bảng 4.9. So sánh hiệu quả cây thuốc lào với cây trồng
cùng thời vụ khác năm 2014..................................................................................89
Bảng 4.10. Kết quả sản xuất và chế biến thuốc lào của các hộ điều tra theo quy
mô diện tích............................................................................................................93
Bảng 4.11. Kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất thuốc lào của các nhóm hộ
điều tra phân theo trình độ học vấn.......................................................................95
Bảng 4.12. Kết quả và HQKT trong sản xuất và chế biến thuốc lào của các nhóm
hộ điều tra phân theo mức kinh nghiệm trồng thuốc lào.......................................99
Bảng 4.13. Kết quả và HQKT trong sản xuất thuốc lào của các nhóm hộ điều tra
phân theo mức đầu tư phân đạm.........................................................................102
Bảng 4.14. Kết quả và HQKT trong sản xuất thuốc lào của các nhóm hộ điều tra
phân theo mức đầu tư NPK.................................................................................104

Bảng 4.15. Kết quả và HQKT trong sản xuất thuốc lào của các nhóm hộ điều tra
phân theo mức đầu tư phân chuồng....................................................................106

ix


Bảng 4.16. Kết quả và HQKT trong sản xuất thuốc lào của nhóm hộ phân theo
mức đầu tư phân lân............................................................................................108
Bảng 4.17. Kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất thuốc lào của các nhóm hộ
điều tra phân theo mức đầu tư thuốc BVTV của hộ............................................110
Bảng 4.18. Kết quả sản xuất và chế biến thuốc lào của các hộ điều tra phân theo
chất lượng thuốc lào.............................................................................................112
Bảng 4.19. Phân tích SWOT về thực trạng sản xuất và chế biến thuốc lào của hộ
nông dân tại xã Quảng Thọ..................................................................................119

x


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

HQKT:
GTSX:
UBND:
DT
GO:
VA:

 Hiệu quả kinh tế
Giá trị sản xuất
Ủy ban nhân dân

Diện tích
Gía trị sản xuất
Gía trị gia tăng

IC:

Chi phí trung gian

MI:

Thu nhập hỗn hợp

ĐVT:

Đơn vị tính

BQ:
SL:
LĐ:
BVTV:

Bình quân
Số lượng
Lao động
Bảo vệ thực vật

THKT

Tập huấn kĩ thuật


THCS
THPT
HĐND
MTTQ
CSHT
TX
TP
TDTT

Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Hội đồng nhân dân
Mặt trận tổ quốc
Cơ sở hạ tầng
Thị xã
Thành phố
Thể dục thể thao

xi


PHÂN I: PHÂN M
̀
̀
Ở ĐÂU
̀

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Thanh Hóa là một trong những trung tâm trồng cây thuốc lào của cả 
nước.  Hàng chục năm qua, cây thuốc lào đã và đang khẳng định là cây trồng 

xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho hàng vạn hộ  nông dân, góp phần 
thúc đẩy phát triển văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, làm thay đổi bộ  mặt nông  
thôn các huyện trung du miền núi  và các huyện  ở đồng bằng tỉnh Thanh Hóa  
(Thuốc lào Thanh Hóa). Chính vì vậy, việc bảo đảm ổn định và phát triển cây 
thuốc lào là nhiệm vụ hết sức quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với đời 
sống nhân dân  ở Thanh Hóa. Thế nhưng, hiện nay do giá thuốc lào giảm, khối 
lượng tồn kho lớn dẫn đến sản xuất thuốc lào nói chung và Thanh Hóa nói riêng 
đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Ðiều này cũng ảnh hưởng lớn đến sản  
xuất kinh doanh  và thu nhập của các hộ nông dân.
Cây thuốc lào được sản xuất chủ  yếu dưới hình thức là hộ  nông dân. 
Trong hoạt động kinh tế nông hộ có thể tiến hành tất cả các khâu sản xuất và tái 
sản xuất. Hiện nay, tại một số địa phương mô hình kinh tế hộ đang phát triển 
mạnh và đem lại lợi ích cho người dân và xã hội. Góp phần nâng cao thu nhập 
của người dân đồng thời đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Có rất  
nhiều lựa chọn trong sản xuất nông nghiệp như  các hộ  có thể  trồng ngô, lúa,  
rau.... Tuy nhiên đối với các hộ  tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Xương , tỉnh  
Thanh Hóa thì họ lại chọn cây thuốc lào là cây trồng có thu nhập chính cho họ. 
Bởi bao đời nay nơi đây gắn liền với cây thuốc này, góp phần làm nên thương  
hiệu “ Thuốc lào Quảng Xương” và phát triển kinh tế của hộ nông dân.
 Xã Quảng Thọ có 12  thôn thì  có hơn 6 thôn đều gắn bó với cây thuốc 
lào. Với gần 1000 hộ gắn bó với cây thuốc, diện tích gần 40 ha, nhà ít thì trồng  
800 cây, nhiều thì tới hàng nghìn cây, hiện xã được coi là nơi có diện tích trồng 

1


thuốc lào lớn  gần nhất tỉnh. So với việc trồng lúa thì việc trồng cây thuốc lào 
mang lại thu nhập cao hơn rất nhiều lần.
Với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi, tỉnh Quảng Xương  đã nổi 
tiếng với những vùng thuốc lào bạt ngàn xanh. Cây thuốc lào được trồng chủ 

yếu ở các tỉnh như Nghệ An, Hải Phòng,Thanh Hóa là một trong những tỉnh có 
diện tích đất trồng thuốc lào lớn nhất cả  nước, cây thuốc lào được chú trọng 
đầu tư phát triển mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao. Xã Quảng Thọ là nơi  
có điều kiện thích hợp cho sản xuất và chế  biến thuốc lào và đang được chú 
trọng đầu tư, tuy nhiên tiềm năng và thế  mạnh chưa được khai thác triệt để, 
người sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả chưa thực sự cao.
Trước tình hình đó đòi hỏi phải có sự  đánh giá đúng thực trạng, chỉ  ra  
những hạn chế và tồn tại của sản xuất và chế biến thuốc lào ở xã Quảng Thọ,  
huyện Quảng Xương,tỉnh Thanh Hóa để từ đó nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế 
sản xuất và chế biến thuốc lào trên địa bàn. Chính vì vậy mà tôi chọn đề  tài “ 
Đánh giá hiệu quả  kinh tế  sản xuất và chế  biến thuốc lào tại xã Quảng  
Thọ, huyên Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa “
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm  hiểu thực  trạng hiệu quả  kinh tế  trong s ản xu ất và chế  biến 
thuốc lào tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, phân tích 
các yếu tố   ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và chế  biến thuốc lào tại xã. 
Từ  đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả  sản xuất và chế  biến thuốc 
lào tại xã Quảng Thọ trong thời  gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 
Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu  
quả trong sản xuất và chế biến thuốc lào.
Tìm hiểu thực trạng hiệu quả kinh tế sản xuất và chế biến thuốc lào tại  
2


xã Quảng Thọ.
Phân tích các yếu tố   ảnh hưởng đến hiệu quả  kinh tế  sản xuất và chế 
biến thuốc lào tại xã và đề  ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả  sản xuất và  
chế biến thuốc lào tại xã  trong thời gian tới.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đánh giá hiệu quả kinh tế sản 
xuất và chế biên thuốc lào như thế nào?
Thực trạng sản xuất và chế  biến thuốc lào tại xã Quảng Thọ  như  thế 
nào?
Các hộ  gia đình sản xuất và chế  biến thuốc lào trên địa bàn xã Quảng 
Thọ có đạt hiệu quả kinh tế hay không?
Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và chế biến thuốc lào là gì?
Có những biện pháp chủ yếu nào để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất 
và chế biến thuốc lào? 
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 
  Đối tượng nghiên cứu của đề  tài: hoạt động sản xuất và chế  biến  
thuốc lào của các hộ  nông dân trên địa bàn xã Quảng Thọ, huyện Quảng 
Xương,tỉnh Thanh Hóa.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu này tập trung đánh giá thực trạng sản  
xuất chế biến thuốc lào và đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất thuốc  
lào.
Bên cạnh đó, đề  tài còn phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả 
kinh tế sản xuất thuốc lào của các hộ trên địa bàn nghiên cứu.
­ Phạm vi về  không gian: đề  tài nghiên cứu tại xã Quảng Thọ, huyện 
Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
3


­ Phạm vi về thời gian: 
+ Đề  tài thu thập số liệu thống kê từ năm 2011 đến năm 2014; số liệu  
điều tra khảo sát thực trạng năm 2014
+ Thời gian thực hiện đề tài: từ thang 1 – 2015 đ

́
ến thang 6­ 2015
́

4


PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 Cơ sở lý luận 
2.1.1 Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế 
2.1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế
a, Quan điểm truyền thống về hiệu quả kinh tế
Quan điểm truyền thống cho rằng, nói đến hiệu quả  kinh tế  tức là nói 
đến phần còn lại của kết quả sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ  chi phí. Nó  
được đo bằng các chi phí và lời lãi. Nhiều tác giả cho rằng, hiệu quả kinh tế 
được xem như là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, hay ngược lại 
là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Những chỉ tiêu hiệu 
quả này thường là giá thành sản phẩm hay mức sinh lời của đồng vốn. Nó chỉ 
được tính toán khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh.
Các quan điểm truyền thống trên chưa thật sự toàn diện khi xem xét hiệu  
quả kinh tế. Thứ nhất, nó coi quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái tĩnh,  
chỉ  xem xét hiệu quả  sau khi đã đầu tư. Trong khi đó hiệu quả  là chi tiêu rất 
quan trọng không những cho chúng ta biết được kết quả  đầu tư  mà còn giúp  
chúng ta xem xét trước khi ra quyết định đầu tư tiếp và nên đầu tư  bao nhiêu,  
đến mức độ nào. Trên phương diện này, quan điểm truyền thống chưa đáp ứng 
đầy đủ được. Thứ hai, nó không tính yếu tố thời gian khi tính toán thu và chi cho  
một hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, thu và chi trong tính toán hiệu quả 
kinh tế theo quan điểm này thường chưa tính đủ và chính xác. Thứ 3, hiệu quả 
theo quan điểm truyền thống chỉ bao gồm hai phạm trù cơ bản là thu và chi. Hai 

phạm trù này chủ yếu liên quan đến yếu tố tài chính đơn thuần như chi phí về 
vốn, lao động, thu về sản phẩm và giá cả. Trong khi đó, các hoạt động đầu tư và  
phát triển lại có những tác động không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà còn cả 
các yếu tố khác nữa.

5


b, Quan điểm mới về hiệu quả kinh tế
Theo quan điểm mới khi tính hiệu quả kinh tế phải căn cứ  vào tổ  hợp 
các yếu tố: Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Về mối  
quan hệ  này, cần phân biệt rõ ba phạm trù: hiệu quả  kỹ  thuật ( Technical  
efficiency) ; hiệu quả  phân bổ  các nguồn lực (Allocative efficiency) và hiệu 
quả kinh tế (Economic efficiency).
Hiệu quả kỹ thuật
Hiệu quả kỹ thật được xác định như khả  năng của người nông dân có 
thể đạt mức sản lượng nào đó so với mức sản lượng tối đa với các điều kiện 
kỹ thuật đầu vào hiện đại.
Hiệu quả phân bổ
Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả, trong đó các yếu tố giá sản phẩm  
và giá đầu vào được tính để xác định giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị 
chi phí tăng thêm về đầu vào. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ 
thuật có tính đến yếu tố  giá đầu vào và giá đầu ra, vì thế  nó còn được gọi là  
hiệu quả giá.
Hiệu quả kinh tế
Farell (1957) đã khẳng định rằng : “Hiệu quả kinh tế của một hãng bao 
gồm hai bộ phận cấu thành, đó là hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.” 
Hiệu quả kỹ thuật được xác định như là khả năng của người nông dân 
có thể đạt được một mức sản lượng nào đó so với mức sản lượng tối đa với  
điều kiện các yếu tố đầu vào và kỹ thuật hiện đại.

Hiệu quả phân bổ là việc sử dụng các yếu tố đầu vào theo những tỷ lệ 
nhằm đạt được lợi nhuận tối đa khi biết cụ thể các giá trị đầu vào.
Hiệu quả kinh tế = Hiệu quả kỹ thuật × Hiệu quả phân bổ
2.1.1.2 Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp chủ  yếu do hai quy luật  

6


chi phối:
Thứ nhất là: Quy luật cung – cầu
Thứ hai là: Quy luật năng suất cận biên giảm dần
Hiệu quả  kinh tế  là một đại lượng để  đánh giá, xem xét kết quả  hữu  
ích được tạo ra như thế nào, chi phí là bao nhiêu, trong điều kiện sản xuất cụ 
thể nào, có được chấp nhận hay không? Như vậy, hiệu quả kinh tế liên quan  
trực tiếp đến yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất.
Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp trong điều kiện 
kinh tế  thị trường việc xác định các yếu tố  đầu vào, đầu ra gặp các trở  ngại 
sau:
Thứ nhất là khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu vào: Tính khấu 
hao, phân bổ chi phí, hoạch toán chi phí.... Yêu cầu này phải chính xác và đầy  
đủ.
Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và  
phát triển kinh tế xã hội là thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng về vật chất, tinh 
thần của mọi cá nhân, tổ  chức trong xã hội. Muốn như  vậy thì quá trình sản 
xuất phải phát triển không ngừng cả  về  chiều sâu và chiều rộng như: Vốn,  
kỹ  thuật, tổ  chức sản xuất sao cho phù hợp nhất để  không ngừng nâng cao 
hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất. Vì bất kỳ quá trình sản xuất nào đều 
liên quan đến hai yếu tố  cơ  bản đó là kết quả  thu được và chi phí bỏ  ra để 
tiến hành sản xuất, nhưng để làm rõ được bản chất của hiệu quả kinh tế cần  

phải phân định sự khác nhau về mối liên hệ giữa kết quả và hiệu quả.
­

Kết quả là một đại lượ ng vật chất phản ánh về  quy mô số  lượ ng  

của sản xuất.
­

Hiệu quả là đại lượng để  xem xét kết quả  đạt được tạo ra như  thế 

nào, nguồn chi phí vật chất bỏ ra bao nhiêu để đạt được kết quả đó.
2.1.1.3 Phân loại hiệu quả kinh tế

7


a, Phân loại hiệu quả kinh tế theo nội dung
Theo nội dung của hiệu quả, người ta chia thành: hiệu quả  kinh tế, 
hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
Hiệu quả kinh tế được biểu thị bởi quan hệ so sánh giữa lượng kết quả 
đạt được và lượng chi phí bỏ  ra trong sản xuất. Một phương án, một giải 
pháp có hiệu quả  kinh tế  cao là phải đạt được tương quan tương đối tối ưu  
giữa kết quả đạt được và chi phí đầu tư. Tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế là 
tối đa hóa về kết quả sản xuất và tối thiểu hóa chi phí trong điều kiện nguồn  
lực có hạn.
Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã 
hội và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả xã hội có liên quan mật thiết với hiệu quả 
kinh tế và thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người. Tuy nhiên, do 
việc lượng hóa các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội còn gặp nhiều khó khăn 
nên hiệu quả xã hội chủ yếu phản ánh qua các chỉ tiêu định tính như: xóa đói  

giảm nghèo, tạo việc làm......
Hiệu quả môi trường đang là vấn đề bức bách được nhiều cấp, ngành, 
nhà quản lý và nhà khoa học quan tâm. Nếu chỉ  quan tâm đến hiệu quả  kinh  
tế  mà không quan tâm đến hiệu quả  môi trường có thể  dẫn đến những tổn 
thất lớn hơn nhiều so với lợi ích kinh tế  mang lại đồng thời khắc phục hậu  
quả rất khó khăn. Hiệu quả môi trường được phân tích bằng các chỉ tiêu định 
tính như bảo vệ sự đa dạng sinh học, tạo ra sự cân bằng sinh thái...
Trong các loại hiệu quả trên thì hiệu quả kinh tế đóng vai trò trọng tâm,  
mang tính quyết định. Tuy vậy, hiệu quả kinh tế chỉ được đánh giá đầy đủ và  
đúng đắn khi có sự  liên kết chặt chẽ  với hiệu quả  xã hội và hiệu quả  môi 
trường.
b, Phân loại hiệu quả kinh tế theo phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Cách phân loại này đề cập đến mọi đối tượng của nền sản xuất xã hội 

8


như nghành sản xuất, vùng sản xuất, đơn vị, cơ sở sản xuất hoặc phương án 
sản xuất.
Hiệu quả  kinh tế  quốc dân:  là hiệu quả  kinh tế  chung trong toàn bộ 
nền sản xuất xã hội.
Hiệu   quả   kinh   tế   nghành:  là   hiệu   quả   kinh   tế   tính   riêng   cho   từng 
nghành sản xuất như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ...
Trong nông nghiệp được chia thành hiệu quả  kinh tế  của các ngành 
hàng như cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lương thực....
Hiệu quả kinh tế theo vùng lãnh thổ: tính riêng cho từng vùng, từng khu 
vực và địa phương.
Hiệu quả kinh tế của từng quy mô sản xuất và loại hình doanh nghiệp  
như: doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân, trang trại hoặc kinh tế hộ...
c, Phân loại hiệu quả kinh tế theo cá yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất

Hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng lao động
Hiệu quả sử dụng đất đai
Hiệu quả sử dụng công nghệ ­ kỹ thuật mới...
2.1.1.4 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Phương pháp xác định hiệu quả  kinh tế  bắt nguồn từ  bản chất hiệu  
quả kinh tế, đó là mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí 
bỏ ra để đạt được kết quả đó, hay đó là mối quan hệ giữa các yếu tố đầu ra 
và đầu vào. Mối tương quan đó cần so sánh cả  về giá trị  tuyết đối và tương  
đối giữa hai đại lượng. Có nhiều công thức xác định hiệu quả  kinh tế, bài 
khóa luận sử dụng công thức sau đây vì tính đơn giản và hợp lý của nó:
Công thức 1:              H = Q – C
Trong đó:         H: Hiệu quả kinh tế
Q: Kết quả thu được

9


C: Chi phí bỏ ra
          Chỉ tiêu này thường được tính cho một đơn vị chi phí bỏ ra như tổng chi 
phí, chi phí trung gian, chi phí lao động... Chỉ tiêu này càng lớn hiệu quả càng 
cao. Tuy nhiên  ở  cách tính này quy mô sản xuất lớn hay nhỏ chưa được tính 
đến, không so sánh được hiệu quả kinh tế của các đơn vị sản xuất có quy mô 
của hiệu quả  chứ  không chỉ  rõ được mức độ  hiệu quả  kinh tế, do đó chưa  
giúp cho nhà sản xuất có những tác động cụ  thể  vào các yếu tố  đầu vào để 
giảm chi phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Công thức 2: 

H =    hoặc ngược lại H = 


Khi so sánh hiệu quả thì việc sử dụng số tương đối là cần thiết bởi nó  
nói lên mặt chất lượng của hiện tượng. Cách tính này có ưu điểm là phản ánh  
được mức độ  sử  dụng các nguồn lực, xem xét được một đơn vị  nguồn lực 
mang lại kết quả  là bao nhiêu. Vì vậy nó giúp cho việc đánh giá hiệu quả 
kinh tế của các đơn vị sản xuất một cách rõ nét. Tuy nhiên, cách tính này cũng  
có nhược điểm đó là chưa thể  hiện được quy mô hiệu quả  kinh tế  vì trên 
thực tế những quy mô khác nhau nhưng lại có hiệu suất sử  dụng vốn là như 
nhau.
Trong thực tế  khi đánh giá hiệu quả  kinh tế  người ta thường kết hợp 
giữa công thức 1 và công thức 2 để  chúng bổ  sung cho nhau, qua đó để  đánh 
giá được hiệu quả kinh tế một cách chính xác và toàn diện.
2.1.2 Một số khái niệm có liên quan
a, Hộ nông dân
?  Hộ nông dân 
Hộ  nông dân là người  cùng chung sống  dưới  một mái nhà  cùng  ăn  
chung và sử dụng chung một ngân quỹ.
Hộ nông dân là đơn vị cơ bản liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, đến 
tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác.
10


Hộ nông dân là tập hợp những người có chung huyết thống, có quan hệ 
mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra sản phẩm để bảo tồn chính bản  
thân và cộng đồng.
?  Kinh tế nông hộ
Kinh tế  nông hộ  là đơn vị  sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế  nông 
thôn, kinh tế nông hộ chủ yếu dựa vào lao động gia đình để khai thác đất đai 
và các yếu tố sản xuất nhằm đạt thu nhập thuần cao nhất.
Kinh tế nông hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, căn bản dựa vào sự tích lũy tự 
đầu tư để sản xuất nhằm thoát khỏi nghèo đói và vươn lên giàu có từ  tự túc 

tự cấp tự vươn lên sản xuất hàng hóa gắn với thị trường.
b, Sản xuất
Sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố  đầu vào để  tạo ra sản phẩm  
đầu ra. Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất không có sẵn trong tự 
nhiên nhưng lại rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạy động chủ yếu trong các 
hoạt động kinh tế  của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để 
sử  dụng, hay để  trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào 
những vấn đề  chính sau: sản xuất cái gì? Sản xuất như  thế  nào? Sản xuất 
cho ai? Giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai  
thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm?
Sản xuất là hoạt động có mục đích của con người tác động lên đối  
tượng lao động thông qua công cụ  lao động nhằm tạo ra của cải vật chất  
nhằm thõa mãn nhu cầu cá nhân cũng như của xã hội.
Cá ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là sức lao động, đối tượng  
lao dộng và tư liệu lao động.
Sức lao động: là tổng hợp thể  lực và trí lực của con người được sử 
dụng trong quá trình lao động. Sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động 

11


còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong thực hiện.
Đối tượng lao động là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con 
người tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình. Đối tượng lao 
động có hai loại: loại thứ nhất có sẵn trong tự nhiên như khoáng sản sản, đất,  
đá, thủy sản,....các đối tượng lao động này liên quan đến các nghành công  
nghiệp khai thác. Loại thứ đã qua chế biến nghĩa là đã có sự tác động của lao 
động trước đó. Loại này là đối tượng lao động của các nghành công nghiệp  
chế biến.

Tư  liệu lao động là một vật hay các vật làm nhiệm vụ  truyền dẫn sự 
tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao  
động thành sản phẩm đáp  ứng nhu cầu của con người. Tư liệu lao động lại 
gồm bộ  phận trực tiếp tác động vào đối tượng lao động vào mục đích của 
xưởng, kho, sân bay, đường xá, phương tiện giao thông. Trong tư  liệu lao  
động, công cụ  lao động giữ  vai trò quyết định đến năng suất và chất lượng  
sản phẩm.
c, Chế biến nông sản
Chế  biến nông sản hàng hóa là toàn bộ  hoạt động có tinh công nghiệp 
có liên quan đến nhau nhằm thay đổi những hình dạng cơ bản của sản phẩm 
như  chuyển nông sản thành hàng hóa tươi sống, sản phẩm nấu chín, sản  
phẩm đồ hộp hay đóng túi, cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Nông sản hàng hóa được chia là hai nhóm: loại tiêu dùng trực tiếp và  
loại phải qua chế biến. Trong đó loại phải qua chế biến (bao gồm sơ chế và  
chế biến tinh) chiếm tỷ trọng chủ yếu.
Mặt khác, tính thời vụ  của sản xuất nông nghiệp làm cho việc cung 
ứng các nông sản hàng hóa ra thị  trường cũng mang tính thời vụ. Lượng sản 
phẩm của nông sản hàng hóa nào đó có thể  rất dồi dào ở  thị  trường lúc này  
nhưng lại khan hiếm vào lúc khác. Do đó, việc chế  biến là rất cần thiết để 

12


×