Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đặc điểm bướu tế bào mầm tinh hoàn ở trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.08 MB, 7 trang )

Đặc điểm bướu tế bào
Bệnh
mầm
viện
tinh
Trung
hoànương
ở trẻHuế
em

ĐẶC ĐIỂM BƯỚU TẾ BÀO MẦM TINH HOÀN Ở TRẺ EM
Nguyễn Nguyên Thắng1, Hồ Trần Bản1, Chiêm Hoàng Duy1,
Phạm Ngọc Thạch2,Trương Đình Khải1

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bướu tế bào mầm chiếm tỉ lệ 65 – 85% bướu tinh hoàn và là 1 trong 10 loại ung thư thường
gặp nhất ở trẻ em. Bệnh viện Nhi Đồng 2 hiện chưa có nghiên cứu nào tổng kết đặc điểm bệnh.
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bướu tế bào mầm tinh hoàn
ở trẻ em.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả hàng loạt trường hợp bệnh trên 56 trẻ mắc bướu tế bào
mầm tinh hoàn trong độ tuổi từ 1 ngày đến dưới 15 tuổi, được chẩn đoán và điều trị tại BV Nhi Đồng 2 từ
1/1/2012 đến 31/12/2018.
Kết quả: Tỉ lệ bướu quái tinh hoàn trưởng thành là 64,2%, chưa trưởng thành 5,4%, bướu xoang nội
bì phôi 28,6% và seminôm 1,8%. Phương pháp phẫu thuật chính là cắt cao tinh hoàn chứa bướu qua ngã
bẹn (75%) hoặc cắt bướu bảo tồn mô tinh hoàn qua ngã bẹn.Thời gian theo dõi và tái khám ngắn nhất là
11 tháng, dài nhất là 79 tháng (6 năm 7 tháng), trung bình là 39 tháng. Có 1 trường hợp bướu xoang nội bì
phôi tái phát tại chỗ sau phẫu thuật 1 tháng.
Kết luận: Tuổi mắc bệnh trung bình là 27 tháng. Siêu âm là phương tiện hình ảnh học quan trọng trong
chẩn đoán bướu tinh hoàn. AFP kết hợp với siêu âm càng làm tăng độ mạnh trong việc chẩn đoán bướu
trước mổ. Bướu lành tính chiếm đa số trong mô học bướu tế bào mầm tinh hoàn. Phương pháp phẫu thuật
chuẩn là cắt cao tinh hoàn chứa bướu qua ngã bẹn.


Từ khóa: bướu tế bào mầm, bướu quái, bướu quái tinh hoàn, u tinh hoàn.

ABSTRACT
CHARACTERISTICS OF TESTICULAR GERM CELL TUMORS IN CHILDREN
Nguyen Nguyen Thang1,Chiem Hoang Duy1
Ho Tran Ban1, Pham Ngoc Thach2, Truong Dinh Khai1
Background: Germ cell tumors account for 65 – 85% testicular tumors and is 1 of 10 most popular
cancers in children. Children Hospital No.2 has no yet any study about summary characteristics of this
cancer.
Purpose: To evaluate clinical manifestations, tumor markers, ultrasonography and results treatment of
pediatric testicular germ cell tumors.
Methods: Retrospective case series of 56 children age from 1 day to 15 years are diagnosed testicular
germ cell tumor and treated at Children Hospital No.2 from Jan 1, 2012 to Dec 31, 2018.
Results: A total of 56 cases are detected. The pathologic results compose of mature teratomas (64,2%),
1. Bộ môn Ngoại Nhi, Đại học Y Dược TPHCM - Ngày nhận bài (Received): 10/7/2019; Ngày phản biện (Revised): 30/7/2019;
2. Bệnh viện Nhi Đồng 2, TPHCM
- Ngày đăng bài (Accepted): 26/8/2019
- Người phản hồi (Corresponding author): Nguyễn Nguyên Thắng
- Email:đt: 0338861910

198

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019


Bệnh viện Trung ương Huế
immature teratomas (5.4%), endodermal sinus tumors(28.6%) and seminoma (1.8%). Major surgical method
iscompleted tumor resection through inguinal incision. A sparing- orchiectomy is also another procedure in
benign teratoma resection. The median follow-up time is 39 months. There is a local relapse of endodermal
sinus tumor a month after surgery

Conclusions: Median age of disease is 27 months. Color Doppler ultrasonographic features with
increasing blood flow and no calcification in tumor that can be used for the suggestion of the malignant
tumor. AFP is combined with ultrasound made stronger in preoperative diagnoses. The rate of benign tumor
is more than malignant in histogoly of testicular germ cell tumor. Standard surgical method is high ligation
of spermatic cord and completed orchiectomy with malignant tumor.
Keywords: germ cell tumors of testis, Alpha- Foetoprotein.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bướu tinh hoàn ở trẻ em tương đối hiếm gặp,
chiếm khoảng 1 – 2% tổng số ung thư ở bé trai,
nhưng ở người lớn, bướu tinh hoàn lại là nguyên
nhân tử vong đứng hàng thứ 4 trong các ung thư ở
nam giới [2], [3], [5], [11], [12]. Bướu tinh hoàn với
thời điểm mắc bệnh vượt trội trong 2 năm đầu đời
và phần lớn thường gặp ở bệnh nhân trưởng thành
trẻ, quanh tuổi dậy thì. Trước thập niên 70, tỉ lệ tử
vong của ung thư tinh hoàn vào khoảng 66% nhưng
trong 3 thập kỉ trở lại đây, sự phát triển của hóa trị
với phác đồ có Platium đã làm tăng tỉ lệ sống còn và
giảm tỉ lệ tử vong còn khoảng 22% [6].
Bướu tế bào mầm chiếm tỉ lệ 65 – 85% bướu tinh
hoàn ở trẻ em và giải phẫu bệnh đa số lành tính hơn
ở người lớn. Dạng giải phẫu bệnh lành tính thường
gặp nhất là bướu quái, trong khi bướu xoang nội bì
phôi ác tính hay gặp ở trẻ nhỏ, và carcinôm phôi
thường gặp ở tuổi dậy thì [3], [5], [8].
Nghiên cứu này được thực hiện với mong muốn
hiểu rõ về những biệu hiện lâm sàng, cận lâm sàng,
góp phần điều trị cũng như theo dõi khả năng tái
phát của bướu tế bào mầm tinh hoàn ở trẻ em, đồng

thời rút ra cách tiếp cận và xử trí trước một trường
hợp bệnh.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu: hồi cứu mô tả hàng loạt ca.
Đối tượng nghiên cứu: tất cả bệnh nhi được
chẩn đoán bướu tế bào mầm tinh hoàn trong độ tuổi

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019

từ 1 ngày tuổi đến dưới 15 tuổi đến khám, điều trị tại
Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 1/1/2012 đến 31/12/2018,
thỏa các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn đưa vào:
- Tất cả các bệnh nhi dưới 15 tuổi được chẩn đoán
bướu tế bào mầm tinh hoàn dựa vào thăm khám lâm
sàng và cận lâm sàng bao gồm xét nghiệm dấu ấn
sinh học và hình ảnh học (siêu âm, Xquang, chụp
cắt lớp điện toán).
- Những bệnh nhi này được phẫu trị bướu tinh
hoàn bao gồm cắt cao tinh hoàn chứa bướu qua ngã
bẹn và phẫu thuật cắt bướu quái bảo tồn tinh hoàn.
- Các trường hợp tái phát bướu hoặc những
trường hợp nhập viện vì di căn bướu.
Tiêu chuẩn loại ra:
- Bướu tinh hoàn thứ phát sau di căn.
- Những bệnh nhi được chẩn đoán bướu tế bào
mầm tinh hoàn trước mổ nhưng sau mổ không thuộc
phân loại bướu tế bào mầm tinh hoàn.
- Những bệnh nhi đã được điều trị tại tuyến cơ

sở có kết quả giải phẫu bệnh không rõ hoặc thất lạc.
Phương pháp quản lý và phân tích số liệu:
nhập liệu bằng phần mềm EpiData 3.1; lưu trữ và
phân tích bằng phần mềm thống kê Stata® 13.0
và Microsoft Excel 2010. Biểu đồ được vẽ bằng
chương trình Microsoft Word 2010. Sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê khi giá trị p < 0,05.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong 7 năm, có 116 trường hợp bướu tinh hoàn
điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, trong đó có 83

199


Đặc điểm bướu tế bào
Bệnh
mầm
viện
tinh
Trung
hoàn
ương
ở trẻHuế
em
trường hợp bướu tế bào mầm (72%), 7 trường hợp cứu này, bệnh nhi có đầy đủ thông tin và tái khám đủ.
không có nguồn gốc tế bào mầm, 4 trường hợp bướu
Tuổi trung bình của các bệnh nhi là 27 tháng,
cạnh tinh hoàn (3,4%), còn lại là các loại khác.
trong đó bệnh nhi nhỏ nhất là 5 tháng tuổi và lớn
Trong 83 trường hợp u tế bào mầm tinh hoàn, có nhất là 147 tháng tuổi (12 tuổi 3 tháng), nhóm bệnh

56 trường hợp thỏa các tiêu chuẩn đưa vào nghiên nhi 12 - 24 tháng tuổi thường gặp nhất.
Bảng 1: Dấu hiệu bướu tinh hoàn trên siêu âm
Siêu âm bướu

Số trường hợp (n=56)

Tỉ lệ (%)

Tính chất bướu

Đồng nhất

Bướu lành

Bướu ác

7
5
2

12,5


Echo hỗn hợp

Bướu lành

Bướu ác

47

32
15

83,9



2

3,6

Không ghi nhận tính chất

Liên quan giữa tính chất bướu và giải phẫu bệnh, khác biệt không có ý nghĩa thống kê, p>0,05
Tình trạng tưới máu

Tăng



Bướu lành
Bướu ác


Bình thường

Bướu lành

Bướu ác


Không ghi nhận tưới máu

17
10
10

30,3

31
23
5
8

55,4
14,3

Liên quan giữa tình trạng tưới máu và mức độ ác tính, khác biệt có ý nghĩa thống kê, p>0,05
Dấu hiệu vôi hóa

Vôi hóa

Bướu lành

Bướu ác

25
20
5

44,6



Không vôi hóa

Bướu lành

Bướu ác

23
9
14

41,1



8

14,3

Không ghi nhận vôi hóa

Siêu âm có vôi hóa, khác biệt có ý nghĩa thống kê, p<0,05
Tất cả các trường hợp đều có chụp Xquang ngực, không có trường hợp nào phát hiện dấu hiệu di căn
phổi. Các trường hợp ác tính có chụp cắt lớp điện toán có cản quang, không ghi nhận di căn bướu ở ngực
hay bụng.
Liên quan giữa sự thay đổi nồng độ AFP và kết quả giải phẫu bệnh như sau:

200


Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019


Bệnh viện Trung ương Huế
Bảng 2: AFP và giải phẫu bệnh
Tính chất bướu

Lành tính

Ác tính
AFP < 20

Nồng độ AFP (ng/ml)

29



AFP > 20

8



AFP > 10.000

2




74,5%



20,5%



5,0%

0
12
5



39

Tổng cộng

0%
70,6%
29,4%

17


100%

100%

AFP thường chưa trở về bình thường ở bệnh nhi < 1 tuổi, nghiên cứu so sánh mức độ khác biệt của AFP
ở nhóm bệnh nhi này, nhận thấy:
Bảng 3: Nồng độ AFP ở trẻ< 1 tuổi
Bướu xoang nội bì phôi

Bướu quái trưởng thành

4

13

11.479,265

150,88

Số trường hợp
Nồng độ trung bình (ng/mL)

Các bệnh nhi đều được đo nồng độ βhCG và không có trường hợp nào gia tăng, kể cả trường hợp bướu
tế bào mầm tinh hoàn ác tính và tái phát.
Trong nghiên cứu này các bệnh nhi vào viện không được xét nghiệm LDH thường qui, nên không thể
đánh giá được đặc điểm của dấu ấn sinh học này.
Điều trị:
Bảng 4: Các phương pháp phẫu thuật
Số trường hợp

Tỉ lệ (%)

Cắt cao tinh hoàn ngã bẹn


42

75

Cắt trọn bướu ngã bẹn

7

12,5

Cắt trọn bướu ngã bìu

7

12,5

Tổng cộng

56

100

Các trường hợp bướu ác tính trong nghiên cứu đều được điều trị hóa trị hoặc theo dõi sau mổ, không
trường hợp nào có hạch lymphô sau phúc mạc.
Xếp giai đoạn:
Bảng 5: Giai đoạn bệnh
Giai đoạn

Số trường hợp


Tỉ lệ (%)

Giai đoạn I

44

78,6

Giai đoạn II
Giai đoạn III

12
0

21,4
0

Tổng cộng

56

100

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019

201


Đặc điểm bướu tế bào
Bệnh

mầm
viện
tinh
Trung
hoànương
ở trẻHuế
em
Bảng 6: Nồng độ AFP và bướu tế bào mầm
Giải phẫu bệnh

Số trường hợp Tỉ lệ (%)

AFP
Bình thường

Tăng

Hóa trị sau mổ

Bướu xoang nội bì phôi

16

28,57

0

16

JEB/PEB 4 đợt


Bướu quái trưởng thành

36

64,28

27

9

Không

Bướu quái chưa trưởng thành

3

5,36

2

1

Không

Seminôm

1

1,79


0

1

JEB/PEB 4 đợt

Hóa trị sau mổ:
Hầu hết trường hợp bướu xoang nội bì phôi và
Seminôm được hóa trị sau mổ, với phác đồ JEB hay
PEB (Cisplatin, Etoposide, Bleomycin) trong 3 – 4
chu kỳ. Ghi nhận dấu ấn sinh học sau hóa trị giảm
nhiều, trở về bình thường sau 2 – 3 đợt. Có 2 trường
hợp bướu xoang nội bì phôi giai đoạn I không hóa
trị sau mổ, theo dõi sau 35 tháng và 19 tháng, bệnh
nhân chưa tái phát hay di căn.
Thời gian theo dõi và tái khám ngắn nhất là 11
tháng, dài nhất là 79 tháng (6 năm 7 tháng), trung
bình là 39 tháng. Có một trường hợp bướu xoang
nội bì phôi tinh hoàn phải giai đoạn II, tái phát sau
1 tháng kết thúc hóa trị, tinh hoàn to lên ở cùng bên
và dấu ấn sinh học tăng trở lại. Bệnh nhi được hóa
trị sau đó 2 đợt nữa theo phác đồ.
Ngoài ra không có trường hợp nào di căn hạch,
tạng và ngoài ổ bụng, không có trường hợp nào
tử vong.
IV. BÀN LUẬN
Bướu tinh hoàn ở trẻ em tương đối hiếm gặp, tuy
vậy nó có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ sơ sinh đến tuổi
dậy thì. Kết quả nghiên cứu ghi nhận tuổi trung bình

ở thời điểm phẫu thuật là 27 tháng, tương đương
của tác giả Nogueira (27,2 tháng) [13] và lớn hơn
của tác giả Quách Vĩnh Phúc và Baik (19 tháng)
[1], [3] và Akiyama (17 tháng) [2] nhưng có chung
đặc điểm là tuổi tập trung của bướu tinh hoàn trong
khoảng từ 12 đến 24 tháng.
Tiến hành khảo sát một số đặc điểm trên siêu
âm như tính chất bướu có echo hỗn hợp là 83,9%,

202

tăng sinh mạch máu 30,3% và vôi hóa 44,6%. Siêu
âm tinh hoàn có thể hướng đến chẩn đoán bướu ác
tinh hoàn trong trường hợp có tăng sinh mạch máu,
cấu trúc tinh hoàn đồng nhất và giảm âm so với bên
lành, theo Tallen, siêu âm có độ nhạy rất cao trong
phát hiện bướu tinh hoàn, phân biệt được tổn thương
lành hay ác tính, dự đoán chính xác 75% giải phẫu
bệnh khi kết hợp với lâm sàng[10].
AFP là dấu ấn sinh học có vai trò quan trọng
trong chẩn đoán và theo dõi bướu tế bào mầm trẻ
em. Sự gia tăng nồng độ trong bướu tế bào mầm gợi
ý sự tồn tại của các thành phần ác tính, đặc biệt là
bướu xoang nội bì phôi và carcinôm phôi. Ở người
bình thường, nồng độ AFP sau sinh sẽ giảm dần
theo thời gian, khi trên 6 tháng tuổi sẽ dưới mức
100 ng/ml [9]. Theo Blohm, 95,5% trẻ sau sinh AFP
sẽ giảm xuống còn 87 ng/ml trong độ tuổi từ 6 đến
12 tháng [4].
Nghiên cứu ghi nhận có 27 trường hợp gia tăng

AFP trong đó 7 bệnh nhi có nồng độ tăng trên 10.000
ng/ml và 29 trường hợp nồng độ AFP trong giới hạn
bình thường.Xét nồng độ AFP trung bình của những
bệnh nhi dưới 1 tuổi và trên 6 tháng, các trường hợp
bướu xoang nội bì phôi trong nghiên cứu đều có
AFP gia tăng vượt quá ngưỡng 87 ng/ml và sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê (One-sample T test,
p = 0,034).
Về giải phẫu bệnh, bướu quái lành tính trưởng
thành (64,3%) và chưa trưởng thành (5,4%) và bướu
xoang nội bì phôi (28,6%). Kết quả này tương tự với
nghiên cứu của Taskinen [11], Akiyama [2].

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019


Bệnh viện Trung ương Huế
Trong nghiên cứu, không có trường hợp bướu
ác tinh hoàn nào được phẫu trị qua ngã bìu. Có 36
trường hợp (64,29%) bướu quái trưởng thành, trong
đó có 14 trường hợp cắt bướu bảo tồn mô tinh hoàn,
không ghi nhận trường hợp nào tái phát.
Phẫu thuật cắt cao tinh hoàn qua ngã bẹn với sự
kiểm soát hoàn toàn mạch máu và hệ bạch huyết là
phương pháp điều trị chuẩn mực đối với bướu tinh
hoàn, phương pháp này làm giảm khả năng tái phát
và di căn theo đường bạch huyết, đồng thời đưa ra
chẩn đoán giai đoạn đúng đắn hơn cắt tinh hoàn ngã
bìu. Và dù cho bất kể là loại bướu nào, cũng nên tiếp
cận bướu qua ngả bẹn [2],[5],[8].

Hầu hết các bệnh nhi vào viện ở giai đoạn I
chiếm 78,6%, giai đoạn II chiếm 21,4%. Không có
trường hợp nào ghi nhận bướu giai đoạn III, không
có hạch di căn sau phúc mạc, không xâm lấn tạng
và ngoài ổ bụng.
Thời gian theo dõi và tái khám trung bình trong
nghiên cứu là 39 tháng, có 1 trường hợp tái phát
bướu xoang nội bì phôi giai đoạn II, không có
trường hợp nào tử vong. Theo Yun-Lin Ye, trong
thời gian theo dõi 50 tháng, có 6 bệnh nhân tái phát
(trong 78 trường hợp u tế bào mầm – 7,7%), và có 4

bệnh nhân tử vong [12]. Tỉ lệ tử vong theo Maizlin
là 3% trong thời gian theo dõi 5,6 năm [7].
Về vấn đề hóa trị bướu: trong phạm vi nghiên
cứu chỉ khảo sát các trường hợp có hoặc không có
hóa trị sau mổ, qua đó đánh giá hiệu quả điều trị và
tái phát bướu.
V. KẾT LUẬN
Bướu tế bào mầm tinh hoàn có tuổi mắc bệnh
trung bình là 27 tháng tuổi với độ tuổi tập trung
trong khoảng 12 - 24 tháng. AFP có vai trò đáng kể
trong việc gợi ý các thành phần ác tính khi nồng độ
tăng cao. Nồng độ AFP > 87 ng/ml ở trẻ trên 6 tháng
là yếu tố gợi ý thành phần ác tính trong bướu, cần
có phương pháp tiếp cận phù hợp những trường hợp
này. AFP kết hợp với siêu âm có ý nghĩa trong việc
chẩn đoán ác tính trước mổ. Bướu quái tinh hoàn
(gồm bướu quái trưởng thành và chưa trưởng thành)
là bướu tế bào mầm chiếm tỉ lệ cao nhất (69,7%),

kế đến là bướu xoang nội bì phôi (28,6%). Phương
pháp phẫu thuật chuẩn là cắt cao tinh hoàn chứa
bướu qua ngã bẹn. Hóa trị kết hợp sau mổ bướu tế
bào mầm tinh hoàn phụ thuộc vào giải phẫu bệnh,
giai đoạn và nguy cơ của bệnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quách Vĩnh Phúc (2013), “Bướu tế bào mầm
tinh hoàn ở trẻ em”, Luận văn chuyên khoa II
Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Akiyama S., Ito K., Kim W. J., et al. (2016),
“Prepubertal testicular tumors: a single-center
experience of 44 years”, J Pediatr Surg, 51 (8),
1351-4.
3. Baik Kyungdon, Kang Minyong, Park Kwanjin,
et al. (2013), “Prepubertal Testicular Tumors in
Korea: A Single Surgeon’s Experience of More
Than 20 Years”, Korean journal of urology, 54
(6), 399-403.
4. Blohm M. E., Vesterling-Horner D., Calaminus
G., et al. (1998), “Alpha 1-fetoprotein (AFP)
reference values in infants up to 2 years of age”,

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019

Pediatr Hematol Oncol, 15 (2), 135-42.
5. Cecchetto Giovanni (2014), “Gonadal germ cell
tumors in children and adolescents”, Journal of
Indian Association of Pediatric Surgeons, 19
(4), 189-194.

6. Liu H. C., Liang D. C., Chen S. H., et al. (1998),
“The stage I yolk sac tumor of testis in children
younger than 2 years, chemotherapy or not?”,
Pediatr Hematol Oncol, 15 (3), 223-8.
7. Maizlin, II, Dellinger M., Gow K. W., et al.
(2018), “Testicular tumors in prepubescent
patients”, J Pediatr Surg, 53 (9), 1748-1752.
8. Pierce Joshua L., Frazier A. Lindsay, Amatruda
James F. (2018), “Pediatric Germ Cell Tumors:
A Developmental Perspective”, Advances in

203


U nội mô mạch máu giả cơ ở sơ sinh:Bệnh
Báo viện
cáo trường
Trung ương
hợp bệnh
Huế
urology, 2018, 9059382-9059382.
9. Ross J. H., Rybicki L., Kay R. (2002), “Clinical
behavior and a contemporary management
algorithm for prepubertal testis tumors: a
summary of the Prepubertal Testis Tumor
Registry”, J Urol, 168 (4 Pt 2), 1675-8;
discussion 1678-9.
10.Tallen G., Hernaiz Driever P., Degenhardt
P., et al. (2011), “High reliability of scrotal
ultrasonography in the management of childhood

primary testicular neoplasms”, Klin Padiatr,
223 (3), 131-7.

204

11.Taskinen S., Fagerholm R., Aronniemi J., et
al. (2008), “Testicular tumors in children and
adolescents”, J Pediatr Urol, 4 (2), 134-7.
12.Ye Y. L., Sun X. Z., Zheng F. F., et al. (2012),
“Clinical analysis of management of pediatric
testicular germ cell tumors”, Urology, 79 (4),
892-7.
13.Nogueira Neto Francisco, Sergio Petrilli A.,
R P A Macedo Carla, et al. (2012), “Testicular
tumors in children and adolescents”, Jornal de
pediatria, 88, 87-92.

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019



×