Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến phá thai lặp lại ở những phụ nữ tới phá thai tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.98 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

Nghiên cứu Y học

TỶ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN PHÁ THAI LẶP LẠI
Ở NHỮNG PHỤ NỮ TỚI PHÁ THAI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH ĐỒNG NAI
Lê Huy Vương*, Bùi Chí Thương**

TÓM TẮT
Mở đầu: Đồng Nai là một tỉnh có dân số cao thứ 2 tại Miền Đông Nam Bộ và thứ 5 của cả nước, là nơi tập
trung một số lượng lớn lao động nữ và cũng là địa phương có tỷ lệ phá thai cao của cả nước. Trong thực tế có một
số phụ nữ có thể thực hiện phá thai nhiều lần tại nhiều địa điểm khác nhau mà chúng ta chưa thể thống kê hết.
Việc xác định đúng tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến phá thai lặp lại góp phần giúp các nhà quản lý y tế tại địa
phương có được cái nhìn toàn diện hơn để từ đó đưa ra những can thiệp thích hợp nhằm giảm thiểu tỷ lệ phá thai
lặp lại nói riêng và tỷ lệ phá thai nói chung.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ phá thai lặp lại của những phụ nữ tới phá thai tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng
Nai.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngangtất cả những phụ nữ đến phá thai tại phòng
khám kế hoạch hóa gia đình của bệnh viện đa khoa Đồng Nai trong thời gian từ tháng 10/2017 đến tháng
12/2017.
Kết quả: Tỷ lệ phá thai lặp lại là 13,25% (KTC 95%: 9,91 - 16,59%.). Nhóm những phụ nữ không có dự
định sinh con trong vòng 2 năm tới tăng nguy cơ phá thai lặp lại lên 4,27 lần so với nhưng phụ nữ có dự định
sinh con (PR = 4,27, KTC 95%: 1,29-14,06). So với nhóm không áp dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào, nhóm
những phụ nữ có sử dụng bao cao su giảm nguy cơ phá thai lặp lại xuống 85% (PR = 0,15, KTC 95%: 0,060,37), nhóm những phụ nữ có sử dụng thuốc uống tránh thai phối hợp giảm nguy cơ phá thai lặp lại xuống 90%
(PR = 0,10, KTC 95%: 0,03-0,33)và nhóm phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp có giảm nguy cơ phá thai
lặp lại xuống 70%(PR = 0,30, KTC 95%: 0,12-0,72).
Kết luận: Tỷ lệ phá thai lặp lạiở những phụ nữ tới phá thai tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai là 13,25%
và các yếu tố liên quan đến hành vi phá thai lặp lại bao gồm dự định sinh con trong vòng 2 năm tới, việc sử dụng
bao cao su, thuốc tránh thai khẩn cấp và thuốc tránh thai phối hợp.
Từ khoá: phá thai lặp lại.



ABSTRACT
RATES AND RELATED FACTORS WITH REPEAT ABORTION OF INDUCED ABORTION WOMEN
AT ĐONG NAI HOSPITAL
Le Huy Vuong, Bui Chi Thuong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 143 - 149
Indoduction: Some women had repeated induced abortion in other hospitals. Identification of rates and
related factors help health provider to give stratergies reducing induced abortion in Dong Nai.
Obiectives: To identify rate of repeat induced abortion of induced abortion women at Dong Nai hospital.
Methods: A cross sectional stdy was conducted of induced abortion women in family planning department
at Dong Nai hospital from 10/2017 to 12/2017.
*

Khoa sản B BVĐK Đồng Nai
**Bộ môn Sản, Đại học Y dược Tp.HCM
Tác giả liên lạc: TS. Bùi Chí Thương ĐT: 0913124604 Email:

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em

143


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

Results: repeat induced abortion rate is 1.,25% (CI 95%: 9.91 – 16.59%.). Women who do not have plan to
get pregnancy in 2 years later have risk repeat induced abortion rate 4,27 folds compared to controls (PR = 4.27,
CI 95%: 1.29-14.06). Women used condom reducing repeat induced abortion 85% (PR = 0.15, CI 95%: 0.060.37), women used combined oral contraceptives reducing repeat induced abortion 90% (PR = 0.10, CI 95%:
0.03-0.33) wone used emergency pill reducing repeat induced abortion 70% (PR = 0.30, KTC 95%: 0.12-0.72).

Conclusions: Rate of repeat induced abortion of induced abortion women at Dong Nai hospital is
13.25%and related factors of repeat induced abortion are using condom, combined oral contraceptives,
emergency pill.
Keyword: repeat induced abortion.

ĐẶT VẤN ĐỀ

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU

Tỉnh Đồng Nai là một tỉnh nằm ở cửa ngõ
phía Đông của TP Hồ Chí Minh, dân số 2 768 700
người (2013) trong đó dân số nữ 1 415 500
(51,1%) (2013)(1), là tỉnh có dân số cao thứ 2 tại
Miền Đông Nam Bộ và thứ 5 của cả nước, trên
địa bàn tỉnh có hơn 30 khu công nghiệp, là nơi
tập trung một số lượng lớn lao động nữ – đối
tượng quan trọng của các chương trình chăm sóc
sức khỏe nói chung và chăm sóc sức khỏe sinh
sản nói riêng. Theo số liệu thống kê, năm 2012 cả
tỉnh có 7147 trường hợp nạo phá thai, năm 2013
có 7021 trường hợp nạo phá thai(1), được xếp vào
nhóm những tỉnh có tỷ lệ phá thai cao của cả
nước. Tuy nhiên đây chỉ mới là con số thu được
từ các cơ sở y tế công lập, nếu tính thêm cả
những trường hợp nạo phá thai ở các cơ sở tư
nhân thì con số ước tính còn cao hơn nhiều.
Chưa kể đến trong thực tế có không ít phụ nữ có
thể thực hiện phá thai nhiều lần tại nhiều địa
điểm khác nhau ngoài khả năng đánh giá của
báo cáo. Qua tham khảo, chúng tôi nhận thấy tại

Việt Nam nghiên cứu về hành vi phá thai lặp lại
còn ít. Ngoài ra chúng tôi cũng chưa tìm thấy
báo cáo nào về tình trạng phá thai lặp lại trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai. Chính vì những lý do đã nêu
trên, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Tỷ
lệ và các yếu tố liên quan đến phá thai lặp lại ở những
phụ nữ đến phá thai tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng
Nai”, với câu hỏi nghiên cứu: “Tỷ lệ và các yếu tố
liên quan góp phần làm cho phụ nữ trong tỉnh Đồng
Nai phá thai lặp lại nhiều lần ?”.

Thiết kế nghiên cứu

144

Nghiên cứu cắt ngang
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả những phụ nữ đến phá thai tại phòng
khám kế hoạch hóa gia đình của bệnh viện đa
khoa Đồng Nai.

KẾT QUẢ
Trong thời gian thu thập số liệu từ tháng
10/2016 đến hết tháng 12/2016 chúng tôi chọn
được 400 trường hợp trên tổng số khoảng 530
trường hợp đến phá thai tại bệnh viện đa khoa
Đồng Nai theo phương pháp chọn mẫu thuận
tiện. Chúng tôi đã phỏng vấn tất cả 400 trường
hợp và không có trường hợp nào từ chối tham
gia nghiên cứu.

Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Tuổi bệnh nhân từ 16 đến 45 (trung bình
29,39 6,33),đa số là nhómtừ 21 – 30 tuổi (50%).
Đa số đối tượng đã kết hôn và hiện đang sống
cùng chồng (75%), số đối tượng chưa kết hôn
chiếm 19,75%. Phần đông đối tượng có từ 1 – 2
con (65%), số người có từ 3 con trở lên chiếm tỷ
lệ thấp (13,5%).
Bảng 1. Đặc điểm dân số - xã hội của đối tượng
nghiên cứu
Tuổi

Yếu tố
≤20
21 – 30
31 – 40
41 – 49

Tần suất (N=400)
32
200
150
18

Tỷ lệ (%)
8
50
37,50
4,50


Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Yếu tố
Tần suất (N=400)
Dân tộc Kinh
385
Hoa
11
Khơ-me
1
Dân tộc khác
3
Tôn giáo
Thiên chúa
177
Không theo tôn giáo
157
Phật giáo
60
Tôn giáo khác
6
Trình độ học vấn
Mù chữ
9
Cấp I
13
Cấp II
64

Cấp III
200
Trên cấp III
114
Nghề nghiệp
Nội trợ
85
Làm nông nghiệp
14
Công nhân, viên chức
246
Ngành nghề khác
55
Tình trạng kinh tế
Nghèo
6
Không nghèo
394
Tình trạng hôn nhân
Chưa kết hôn
79
Đã kết hôn và đang
300
sống cùng chồng
Khác (ly hôn...)
21
Số lần kết hôn
Chưa kết hôn
79
1 lần

317
≥2 lần
4
Tuổi lập gia đình
Chưa kết hôn
79
Không nhớ
24
< 20 *
42
20 – 24
171
≥25
84
Thời gian kết hôn
Chưa kết hôn
79
Không nhớ
24
< 10 năm
201
≥10 năm
96
Đặc điểm của chu kỳ kinh nguyệt
Đều
208
Không đều
128
Không để ý
51


Tỷ lệ (%)
96,25
2,75
0,25
0,75
44,25
39,25
15
1,50
2,25
3,25
16
50
28,50
21,25
3,50
61,5
13,75
1,50
98,50
19,75
75
5,25
19,75
79,25
1
19,75
6
10,5

42,75
21
19,75
6
50,25
24
52
32
12,75

Nghiên cứu Y học

Yếu tố
Tần suất (N=400)
Khác *
13
Số lần bỏ thai ngoài ý muốn trước đây
0 lần
347
1 lần
44
≥2 lần
9
Số con hiện có
0 con
86
1 – 2 con
260
54
3 con


Tỷ lệ (%)
3,25
86,75
11
2,25
21,5
65
13,5

Tỷ lệ phá thai lặp lại của dân số nghiên cứu
Trong 400 phụ nữ tới phá thai ngoài ý muốn
tại BV đa khoa tỉnh Đồng Nai có 347 người chưa
phá thai ngoài ý muốn lần nào, 53 người đã từng
phá thai ngoài ý muốn trước. Như vậy tỷ lệ phá
thai lặp lại trong mẫu nghiên cứu là 13,25 %
(KTC 95%: 9,91 - 16,59).
Để tìm mối liên quan giữa các yếu tố với kết
quả điều trị, chúng tôi đưa các biến số vào phân
tích đơn biến. Sau khi phân tích hồi quy đơn
biến mối liên quan giữa các biến số và kết quả
theo dõi thai ngoài tử cung thoái triển, chúng tôi
tiếp tục đưa các biến số có p < 0,25 vào phân tích
đa biến nhằm kiểm soát yếu tố gây nhiễu, kết
quả ghi nhận có 2 yếu tố liên quan đến hành vi
phá thai lặp lại đó là dự định sinh con trong 2
năm tới và biện pháp tránh thai đang áp dụng.
Cụ thể là nhhóm những phụ nữ không có dự
định sinh con trong vòng 2 năm tới tăng nguy cơ
phá thai lặp lại lên 4,27 lần so với nhưng phụ nữ

có dự định sinh con (PR = 4,27, KTC 95%: 1,2914,06). So với nhóm không áp dụng bất kỳ biện
pháp tránh thai nào, nhóm những phụ nữ có sử
dụng bao cao su giảm nguy cơ phá thai lặp lại
xuống 85% (PR = 0,15, KTC 95%: 0,06-0,37),
nhóm những phụ nữ có sử dụng thuốc uống
tránh thai phối hợp giảm nguy cơ phá thai lặp lại
xuống 90% (PR = 0,10, KTC 95%: 0,03-0,33) và
nhóm phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp
có giảm nguy cơ phá thai lặp lại xuống 70% (PR
= 0,30, KTC 95%: 0,12-0,72).

Bảng 5. Phân tích hồi quy đơn biến và đa biến giữa các đặc điểm của đối tượng với hành vi phá thai lặp lại
Nhóm tuổi

Yếu tố
≤20

PR (KTC 95%)
0,31 (0,04 - 2,32)

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em

P
0,25

PR* (KTC 95%)
2,43 (0,32-18,48)

P*
0,38


145


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

Nghiên cứu Y học
Yếu tố
21 – 30
31 – 40
41 – 49
Dân tộc
Kinh
Dân tộc khác
Tôn giáo
Không theo tôn giáo
Thiên chúa giáo
Phật giáo và tôn giáo khác
Trình độ học vấn
Dưới cấp III
Cấp III
Trên cấp III
Nghề nghiệp Nội trợ
Làm nông nghiệp
Công nhân, viên chức
Ngành nghề khác
Tình trạng kinh tế
Nghèo
Không nghèo
Tình trạng hôn nhân

Chưa kết hôn
Đã kết hôn, sống cùng chồng
Khác (ly hôn)
Số lần kết hôn
Chưa kết hôn
1 lần
≥2 lần
Tuổi lập gia đình
Chưa kết hôn
Không nhớ
< 20
20 – 24
≥25
Đặc điểm của chu kỳ kinh nguyệt
Đều
Không đều
Không để ý
Khác
Số con hiện tại
0 con
1 con
2 con
Dự định sinh con trong 2 năm tới


Không
BPTT được áp dụng tại thời điểm nghiên cứu
Không áp dụng
Tính vòng kinh
Xuất tinh ngoài âm đạo

Bao cao su
Dụng cụ tử cung
Thuốc uống tránh thai phối hợp
Thuốc tránh thai khẩn cấp
Que cấy tránh thai

PR (KTC 95%)
1
1,8 (1 – 3,2)
2,77 (1,04 – 7,4)
1
1,54 (0,48 – 4,93)
1
0,68 (0,39 – 1,22)
0,44 (0,16 – 1,14)
1
1,19 (0,55 – 2,55)
1,59 (0,72 – 3,52)
1
1,51 (0,32 – 7,14)
1,55 (0,72 – 3,34)
1,35 (0,49 – 3,72)
1
0,79 (0,1 – 5,72)
1
1,97 (0,84 – 4,62)
1,25 (0,25 – 6,21)

P
0,04

0,04

P*
0,28
0,44

0,46
0,2
0,09
0,64
0,25
0,59
0,25
0,56
0,81

0,11
0,78

1
1,91 (0,81 – 4,47)
3,29 (0,39 – 27,34)
1

0,13
0,27

1,88 (0,6 – 5,83)
2,07 (0,85 – 5,03)
1,72 (0,63 – 4,66)


0,27
0.1
0,28

1
1 (0,56 – 1,81)
0,7 (0,27 – 1,81)
0,55 (0,07 – 4,05)
1
0,55 (0,14 – 2,13)
2,67 (1,18 – 6,05)

PR* (KTC 95%)
1
2,64 (0,44-15,67)
2,03(0,32-12,73)

0,97
0,46
0,55
0,38
0,01

1
0,63 (0,16-2,4)
1,51 (0,58-3,9)

0,5
0,39


1
6,08 (1,93-19,13)

0,002

1
4,27 (1,29-14,06)

0,01

1
0,96 (0,33-2,74)
0,87 (0,47-1,61)
0,26 (0,1-0,58)
0,23 (0,03-1,57)
0,16 (0,04-0,5)
0,34 (0,13-0,85)
0,38 (0,05-2,57)

0,94
0,67
0,001
0,13
0,002
0,02
0,32

0,56 (0,2-1,58)
0,55 (0,3-1,02)

0,15 (0,06-0,37)
0,14 (0,01-1,1)
0,10 (0,03-0,33)
0,30 (0,12-0,72)
0,24 (0,03-1,52)

0,28
0,06
<0,001
0,06
<0,001
0,007
0,13

* phân tích hồi quy đa biến Poisson

146

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
BÀN LUẬN
Về tỷ lệ phá thai lặp lại của dân số nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành khảo sát
trên 400 phụ nữ tới phá thai tại bệnh viện đa
khoa Đồng Nai, chúng tôi thống kê được tỷ lệ
phá thai lặp lại trong mẫu nghiên cứu là 13,25%.
So sánh với các nghiên cứu được thực hiện ở
Trung Quốc(10), tỷ lệ phá thai lặp lại trong nghiên

cứu của chúng tôi thấp hơn. Điều này có thể
được giải thích bởi lý do sau: các nghiên cứu
chúng tôi tham khảo được thực hiện tại các
thành phố lớn của Trung Quốc từ trước năm
2014, thời điểm mà chính sách một con chưa
được nới lỏng tại đây, do đó áp lực với việc
mang thai, việc sinh con và việc hạn chế số con là
rất lớn đối với các gia đình tại đây, dẫn tới việc
gia tăng tình trạng phá thai kể cả phá thai nhiều
lần nhằm kiểm soát số con. Hiện nay, cũng giống
như Việt Nam, Trung Quốc là một trong những
nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới.
Khi đối chiếu với các nghiên cứu có cùng
thiết kế được thực hiên tại các nước phương
Tây(7,8,9), tỷ lệ phá thai lặp lại của trong nghiên
cứu của chúng tôi cũng thấp hơn. Điều này có
thể được giải thích như sau, tại các nước phương
Tây quan điểm về tình dục khá cởi mở và việc
quan hệ tình dục trước hôn nhân là khá phổ
biến. Bằng chứng là khi đánh giá từng nghiên
cứu, chúng tôi nhận thấy phần đông đối tượng
đi phá thai là những người chưa lập gia đình,
khác với nghiên cứu của chúng tôi đa số đối
tượng là người đã lập gia đình. Việc mang thai
ngoài ý muốn ở những người chưa có gia đình,
chưa có mong muốn sinh con và chưa sẵn sàng
để nuôi con thực sự là một khó khăn với những
đối tượng này, từ đó dẫn tới việc lựa chọn phá
thai nhằm giải quyết tình trạng mang thai ngoài
ý muốn là điều hoàn toàn dễ hiểu, kéo theo đó là

tình trạng phá thai lặp lại gia tăng theo. Tuy
nhiên trên thực tế, các nước phương Tây là
những nước có nền giáo dục khá phát triển, việc
giáo dục giới tính đã được đưa vào nhà trường
khá sớm, cộng theo đó là nền y tế tiên tiến và

Nghiên cứu Y học

công tác dân số kế hoạch hóa gia đình khá mạnh,
vì thế khi xem xét trên quy mô quốc gia thì tỷ lệ
phá thai của các nước này thấp hơn rất nhiều so
với Việt Nam, tỷ lệ phá thai lặp lại cao thực chất
chỉ diễn ra ở tập trung ở một số đối tượng dân số
cụ thể mà thôi.
Khi tham khảo các nghiên cứu được thực
hiện ở trong nước có cùng thiết kế(4) chúng tôi
nhận thấy nếu xét trên dân số đã từng đi phá
thai thì tỷ lệ phá thai lặp lại trong nghiên cứu của
chúng tôi vẫn thấp hơn so với các nghiên cứu
được thực hiện trước đây(3,5). Đồng Nai là một
tỉnh có dân số cao hàng thứ 5 của cả nước trong
khi đó số trường hợp phá thai lại đứng hàng thứ
9 của cả nước. Về địa lý, Đồng Nai là một tỉnh có
vị trí liền kề với TP. Hồ Chí Minh (địa phương
đứng đầu cả nước về dân số và số trường hợp
phá thai hàng năm), một nơi có dịch vụ y tế công
lập và tư nhân thuộc loại hàng đầu so với mặt
bằng chung của cả nước, do đó có thể có một bộ
phận không nhỏ các trường hợp sẽ không thực
hiện phá thai tại Đồng Nai mà tìm đến TP. Hồ

Chí Minh để được hưởng dịch vụ y tế tốt hơn.
Ngoài ra còn chưa kể một số đối tượng khi tiến
hành phá thai nhiều lần có thể tiến hành phá thai
ở nhiều nơi khác nhau. Đó là còn chưa kể đến
vấn đề tâm lý, đối với đa số người Việt Nam
hiện nay, việc mang thai ngoài ý muốn hoặc việc
phá thai còn là một vấn đề rất nhạy cảm, họ có
xu hướng tránh đề cập đến hoặc thông báo ít
hơn sự thật khi được phỏng vấn. Điều này dẫn
đến khả năng số liệu thống kê nhiều khi chưa
phản ánh hết được thực tế tình hình phá thai taị
địa phương(6).
Về các yếu tố liên quan
Về dự định sinh con trong vòng 2 năm tới,
chúng tôi thấy có mối liên quan chặt chẽ với
hành vi phá thai lặp lại. Cụ thể là sau khi phân
tích đa biến chúng tôi nhận thấy so với nhóm có
dự định sinh con trong vòng hai năm tới, thì
nhóm không có dự định sinh con tăng nguy cơ
phá thai lặp lại lên 4,27 lần (PR trong phân tích
đơn biến là 6,08), khác biệt này có ý nghĩa thống
kê (P = 0,01). Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi vì

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em

147


Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

những phụ nữ không có nhu cầu sinh thêm con
đa số là những người có từ 2 con trở lên và hiện
đang chung sống cùng chồng, với nhóm những
đối tượng này nguy cơ mang thai ngoài ý muốn
vẫn còn cao do vậy khi mang thai ngoài ý muốn
họ có xu hướng chấm dứt thai kỳ bằng phá thai
hơn là giữ lại nhằm hạn chế số con, do vậy nguy
cơ phá thai lặp lại cũng từ đó mà tăng lên theo.
Về việc áp dụng các biện pháp tránh thai, tại
thời điểm nghiên cứu chúng tôi thống kê được
có 21,25% số đối tượng không áp dụng bất kỳ
biện pháp tránh thai nào.
Khi xét cụ thể các biện pháp tránh thai
được áp dụng, qua phân tích đơn biến chúng
tôi thấy nhóm đối tượng áp dụng các biện
pháp tránh thai hiện đại giảm nguy cơ phá
thai lặp lại xuống 76% so với nhóm đối tượng
không áp dụng bất kỳ biện pháp tránh thai
nào, khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(P<0,001). Trong khi nhóm đối tượng áp dụng
biện pháp tránh thai truyền thống thì hiệu quả
trong việc hạn chế hành vi phá thai lặp lại so
với nhóm không áp dụng biện pháp tránh thai
là hầu như không có sự khác biệt.
Kết quả phân tích đa biến cho thấy có mối
liên quan chặt chẽ giữa hành vi phá thai lặp lại
với biện pháp tránh thai đang được áp dụng tại
thời điểm nghiên cứu. Cụ thể là:

Nếu so với những đối tượng không áp dụng
bất kỳ một biện pháp tránh thai nào thì nhóm
đối tượng có sử dụng bao cao su giảm nguy cơ
phá thai lặp lại xuống 84% (trong phân tích đơn
biến mức giảm này là 74%), khác biệt này có ý
nghĩa thống kê (P<0,001). Thực tế này cho thấy ở
nhóm đối tượng nghiên cứu việc dùng bao cao
su thực sự đem lại hiệu quả cao trong việc hạn
chế phá thai lặp lại. Tuy nhiên, kết quả khảo sát
lý do chủ yếu của việc không sử dụng bao cao su
cho thấy hai lý do chủ yếu của việc không dùng
bao cao su là do không thích dùng (34,5%) và do
bạn tình không đồng ý sử dụng (22,25%), các
nguyên nhân do không biết cách dùng và khó
tiếp cận tương đối ít (6,25%). Điều này cho thấy

148

trở ngại lớn nhất của biện pháp này là do đối
tượng không chấp nhận sử dụng mặc dù đây là
biện pháp tránh thai tiện lợi, dễ sử dụng và hiệu
quả cao. Do vậy trong tương lai gần mục tiêu của
công tác truyền thông kế hoạch hóa gia đình là
phải làm gia tăng tỷ lệ sử dụng bao cao su trong
nhóm đối tượng ở độ tuổi sinh hoạt tình dục,
đồng thời cần tuyên truyền để người dân hiểu
được đây không chỉ là một biên pháp tránh thai
hiệu quả mà còn là một biện pháp hữu hiệu
trong việc phòng tránh các bệnh lây truyền qua
đường tình dục.

Nhóm đối tượng có sử dụng thuốc uống
tránh thai phối hợp giảm nguy cơ phá thai lặp lại
xuống 90% (trong phân tích đơn biến mức giảm
này là 84%) so với nhóm không áp dụng bất kỳ
biện pháp tránh thai nào, khác biệt này có ý
nghĩa thống kê (P < 0,001). Kết quả này nói lên
rằng trong nghiên cứu này viên uống tránh thai
phối hợp đem lại hiệu quả lớn nhất trong việc
hạn chế hành vi phá thai lặp lại. Trong rất nhiều
nghiên cứu trước đây đã chỉ rõ rằng viên uống
tránh thai phối hợp là biện pháp tránh thai có
khả năng tránh thai hiệu quả nhất. Nếu so sánh
với bao cao su thì viên uống tránh thai kết
hợpmặc dù hiệu quả tránh thai lý thuyết cao
hơn, và là biện pháp tránh thai không phụ thuộc
vào bạn tình nhưng lại khó sử dụng và ít thuận
tiện hơn. Trở ngại lớn nhất mà chúng thôi thống
kê được qua nghiên cứu phần đông là do đối
tượng sợ biện pháp tránh thai này gây ảnh
hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản
(51,5%) kế đến là không biết cách dùng (12,25%).
Do vậy với biện pháp tránh thai này công tác
truyền thông kế hoạch hóa gia đình nếu muốn
làm tăng tỷ lệ sử dụng thì cần nhấn mạnh vào
mục tiêu làm cho đối tượng hiểu được tác dụng
phụ của phương pháp này là rất thấp nếu so
sánh với lợi ích của phương pháp mang lại.
Nhóm đối tượng sử dụng thuốc tránh thai
khẩn cấp có giảm nguy cơ phá thai lặp lại xuống
70% (trong phân tích đơn biến mức giảm này là

66%) so với nhóm đối tượng không áp dụng bất
kỳ biện pháp tránh thai nào, khác biệt này có ý

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
nghĩa thống kê (P = 0,007). Tuy kết quả này là
đáng khích lệ đối với một biện pháp tránh thai
trong việc làm giảm tỷ lệ phá thai lặp lại, nhưng
chúng tôi nhận thấy đây thực chất chỉ là biện
pháp tình thế, không thể là biện pháp tránh thai
có thể dùng đi dùng lại nhiều lần được bởi vì
những tác dụng phụ của thuốc đã được ghi nhận
trong nhiều y văn. Do vậy, trước mắt một mặt
vẫn cung cấp đầy đủ các biện pháp tránh thai
khẩn cấp cho người dùng, mặt khác công tác kế
hoạch hóa gia đình cần khuyến khích thuyết
phục những đối tượng này chuyển sang một
biện pháp tránh thai khác có hiệu quả tương
đương nhưng có thể dùng lâu dài như bao cao
su, viên uống tránh thai phối hợp, hay dụng cụ
tử cung hoặc que cấy tránh thai.
Hiện tại chúng tôi không thấy mối liên quan
giữa việc sử dụng các biện pháp tránh thai khác
với hành vi phá thai lặp lại.

KẾT LUẬN
Sau khi tiến hành nghiên cứu “Tỷ lệ và các
yếu tố liên quan đến phá thai lặp lại ở những

phụ nữ tới phá thai tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Đồng Nai” trên 400 phụ nữ trong khoảng thời
gian từ tháng 10/2016 đến tháng 12/2016, chúng
tôi có một số kết luận như sau: Tỷ lệ phá thai lặp
lại là 13,25% (KTC 95%: 9,91 - 16,59%.). Nhóm
những phụ nữ không có dự định sinh con trong
vòng 2 năm tới tăng nguy cơ phá thai lặp lại lên
4,27 lần so với nhưng phụ nữ có dự định sinh
con (PR = 4,27, KTC 95%: 1,29-14,06). So với
nhóm không áp dụng bất kỳ biện pháp tránh
thai nào, nhóm những phụ nữ có sử dụng bao
cao su giảm nguy cơ phá thai lặp lại xuống 85%

Nghiên cứu Y học

(PR = 0,15, KTC 95%: 0,06-0,37), nhóm những
phụ nữ có sử dụng thuốc uống tránh thai phối
hợp giảm nguy cơ phá thai lặp lại xuống 90%
(PR = 0,10, KTC 95%: 0,03-0,33) và nhóm phụ nữ
sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp có giảm nguy
cơ phá thai lặp lại xuống 70% (PR = 0,30, KTC
95%: 0,12-0,72).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.

4.


5.

6.

7.

8.
9.
10.

Bộ Y tế (2013). Niên giám thống kê y tế 2013, Nhà xuất bản Y học,
Hà Nội, pp.26.
Đoàn Thanh Điền và Lâm Đức Tâm (2012). "Khảo sát hành vi và
yếu tố liên quan đến phá thai lặp lại ở phụ nữ từ 18 - 49 tuổi đến
phá thai tại bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ". Y học thực
hành, 12(854):pp.15-20.
Nguyễn Thị Thắm (2004). Mối liên quan giữa tiền căn nạo hút
thai và thai ngoài tử cung, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú, Đại
học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Hữu Thời (2009). Tỷ lệ và các yếu tổ liên quan phá thai
lặp lại ở phụ nữ trong tuổi sinh đẻ có chồng tại xã Nhơn Ái,
huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ. Luận văn thạc sỹ y học,
Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.
Ngo TD, Keogh S, Nguyen TH, et al (2014). "Risk factors for
repeat abortion and implications for addressing unintended
pregnancy in Vietnam". Int J Gynaecol Obstet, 125(3):pp.241-6.
Nguyen PH, Nguyen SV, Nguyen MQ et al (2012). "The
association and a potential pathway between gender-based
violence and induced abortion in Thai Nguyen province,

Vietnam". Glob Health Action, 5:pp.1-11.
Picavet C, Goenee M, Wijsen C (2013). "Characteristics of women
who have repeat abortions in the Netherlands". Eur J Contracept
Reprod Health Care, 18(5):pp.327-34.
Smith L (2012). "Repeat abortion in Britain". J Fam Plann Reprod
Health Care, 38(1):pp.66.
Toprani A, Cadwell BL,Li W, et al (2015). "Repeat abortions in
New York City, 2010". J Urban Health, 92(3):pp.593-603.
Zhang W, Luo B, Li H, et al (2014). "A survey of women
undergoing nonmedical induced abortions during 2010-2011 in
Beijing". Zhonghua Yi Xue Za Zhi, 94(29):pp.2304-7.

Ngày nhận bài báo:

17/11/2017

Ngày nhận phản biện:

25/12/2017

Ngày bài báo được đăng:

15/03/2018

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em

149




×