Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đáp ứng miễn dịch ở trẻ em sau tiêm ngừa huyết thanh và vắc xin viêm gan siêu vi B tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.49 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019

Nghiên cứu Y học

ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH Ở TRẺ EM SAU TIÊM NGỪA
HUYẾT THANH VÀ VẮC XIN VIÊM GAN SIÊU VI B
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN- NHI BÌNH DƯƠNG
Phùng Thị Kim Dung*, Trần Thanh Thảo*, Phạm Trung Hiếu*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát đáp ứng miễn dịch ở những trẻ có mẹ mang HbsAg(+), ngay sau sinh trẻ được tiêm
huyết thanh miễn dịch và vắcxin viêm gan B tại Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương.
Phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 106 trẻ được sinh ra từ
những bà mẹ mang HbsAg(+), có hoặc không có HBeAg(+) tại Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương từ tháng
1/2016 đến tháng 8/2018, trẻ được tiêm ngừa vacxin viêm gan B, huyết thanh miễn dịch lúc sinh và tiêm ngừa
viêm gan B theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Khi trẻ ≥ 9 tháng tuổi xét nghiệm HBsAg, định lượng
antiHBsAg. Đáp ứng miễn dịch có được khi lượng antiHBsAg ≥ 10 mUI/ml.
Kết quả: Tỉ lệ trẻ đáp ứng miễn dịch lúc trẻ từ 9 tháng – 32 tháng là 91,51% , không trẻ nào có HBsAg(+).
Các yếu tố cách sanh, mẹ có HBeAg(+), HBV DNA(+) có khả năng ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch của trẻ
(P>0,05).
Kết luận: Tỉ lệ đáp ứng miễn dịch của trẻ ≥ 9 tháng tuổi con của các bà mẹ mang HbsAg(+) hoặc HBeAg(+)
khi được tiêm 01 liều huyết thanh miễn dịch, vac xin viêm gan B ngay sau sinh và tiêm vac xin viêm gan B trong
chương trình tiêm mở rộng là 91,51%.
Từ khóa: vắc xin viêm gan B, Huyết thanh miễn dịch, mẹ HbsAg dương tính, tiêm chủng mở rộng

ABSTRACT
IMMUNE RESPONSE IN INFANTS TO HEPATITIS B IMMUNE GLOBULIN AND VACCINE AT BINH
DUONG OBGYN & PEDIATRIC’ S HOSPITAL
Phung Thi Kim Dung, Tran Thanh Thao, Pham Trung Hieu
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 157 – 161
Objective: To determine immune response to hepatitis B vaccination with a combination of hepatitis B


immune globulin (HBIG) immediately after delivery of newborns whose mothers have HBsAg(+) or HBeAg(+).
Method: A cross sectional study was done in 106 infants from HBsAg-positive or HBeAg-positive mothers
in the Binh Duong Obs & Gyn, Pediatric Hospital 1 from January 2016 to Agust 2018. All the infants were
given 1 dose of HBIG at birth and 4 doses of HB vaccine according to the National Immunization Program /
Expanded Program on Immunization (at birth, 2, 3, and 4 months of age). Serum HBsAg and antibody to HbsAg
(anti-HBsAg) in all the infants were determined at 9 months of age and older. Responders were defined as ≥ 10
mUI/ml antiHBsAg.
Results: Of the 106 infants, 91.51% were responders, 0% were positive for HbsAg. The factors including
delivery methods, maternal HbeAg-positive, maternal HBV DNA-positive has tendency to affect the immune
response of children (P>0.05).
Conclusion: Through 1 dose of HBIG at birth and 3 doses of HB vaccine in National Immunization
Program, majority of the infants (91.51%) achieved a protective level of anti-HbsAg at 9 months of age.
*Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương
Tác giả liên lạc: BS. Phùng Thị Kim Dung ĐT: 0918285531

Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019

Email:

157


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019

Keywords: hepatitis B vaccine, hepatitis B immunoglobulin, HbsAg- positive mother, expanded program on
immunization(EPI)
virus viêm gan B ở trẻ sơ sinh có mẹ HBsAg(+)
ĐẶT VẤN ĐỀ

sinh ra được tiêm huyết thanh miễn dịch và
Viêm gan B là một vấn đề sức khỏe lớn trên
vắcxin viêm gan B.
toàn cầu, nó có thể gây bệnh lý mạn hay các đợt
viêm gan cấp mà có thể dẫn đến tử vong do xơ
gan hoặc ung thư gan. Cho đến nay việc điều trị
viêm gan B còn rất nhiều khó khăn và chủ yếu
điều trị mang tính hỗ trợ.
Trên thế giới khoảng 2 tỉ người có bằng
chứng huyết thanh đang hoặc từng nhiễm vi rút
viêm gan B, 360 triệu người bị nhiễm vi rút viêm
gan B có liên quan đến bệnh lý gan(5,6,7). Trong
những vùng có tỷ lệ viêm gan virut B lưu hành
cao, phần lớn nhiễm virut viêm gan B xảy ra
trong thời kỳ thơ ấu, do lây truyền mẹ con. Việt
Nam nằm trong khu vực lưu hành bệnh cao với
tỷ lệ lưu hành HBsAg 8% -15%(7,8). Vắc xin viêm
gan B là biện pháp an toàn, kinh tế và hiệu quả.
Theo Tổ chức Y tế thế giới trẻ sau khi sinh được
tiêm ngừa vắc xin viêm gan B, hiệu quả phòng
ngừa là trên 90%(6,9,11,12). Khi trẻ có mẹ mang
HBsAg dương tính, bên cạnh tiêm vắc xin viêm
gan trẻ cần được phối hợp huyết thanh miễn
dịch thì hiệu quả bảo vệ là 90 - 95%(6,9,10,12).

Tìm mối liên quan giữa đáp ứng miễn dịch ở
trẻ sinh ra từ mẹ có HBsAg(+) sau khi được tiêm
phòng huyết thanh miễn dịch và vắc xin viêm
gan B với yếu tố: cách sanh, dấu ấn HBeAg
dương tính và HBV DNA dương tính ở mẹ.


ĐỐITƯỢNG -PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả hàng loạt ca.
Cỡ mẫu

Trong đó: n: cỡ mẫu tối thiểu,
α: Xác suất sai lầm loại I = 5 % = 0,05,
Z: Trị số từ phân phối chuẩn, với α= 0,05,
Z=1,96,
P: tỉ lệ ước lượng trẻ 9 tháng tuổi tiêm
chủng không thành công, có HBV DNA (+). Từ
nghiên cứu của PGS Nguyễn Văn Bàng, lấy
P=0,069.

Để xác định kết quả điều trị dự phòng các
khuyến cáo đã nêu cần xét nghiệm cho trẻ lúc 918 tháng tuổi sau khi tiêm ngừa viêm gan B(3,11).

d = sai số cho phép 5%= 0,05. Tính được n =
96, trừ 10 % trường hợp không lấy được mẫu.

Tại Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương
trong quá trình khám sàng lọc phụ nữ có thai,
những thai phụ có HBsAg(+) ± HBeAg(+), con
của họ được tiêm huyết thanh viêm gan B
ngay sau sinh và vacxin viêm gan B trong 12
giờ sau sinh, tiếp theo trẻ tiêm vacxin viêm
gan B theo chương trình tiêm chủng mở rộng.
Câu hỏi đặt ra đáp ứng miễn dịch sau 9 tháng
của những trẻ này như thế nào? Chúng tôi làm

đề tài nhằm khảo sát đáp ứng miễn dịch của
trẻ trên 9 tháng tuổi có mẹ mang HBSAg
dương tính sau khi tiêm huyết thanh miễn
dịch và vắc xin viêm gan B.

Đối tượng nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ đáp ứng miễn dịch đối với

158

Vậy số mẫu là 106.
Là con của thai phụ khi xét nghiệm máu
sàng lọc máu HBsAg dương tính đến sanh tại
bệnh viện Phụ Sản- Nhi Bình Dương trong
khoảng thời gian từ tháng 1/2016 - 8/2018.

Tiêu chuẩn chọn vào
Con của các bà mẹ có HBsAg (+).
Trẻ sinh ra có trọng lượng ≥ 2000 gram.
Trẻ sinh ra không bị ngạt, không có rối loạn
tuần hoàn hô hấp.
Tiêu chí loại trừ
Trẻ sanh ngạt, Apgar 1 phút < 5 điểm.
Trẻ không được tiêm ngừa đầy đủ: Huyết
thanh miễn dịch và vắc xin viêm gan B lúc

Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
sinh, vacxine viêm gan B theo lịch tiêm chủng
mở rộng.
Trẻ có bệnh bẩm sinh (huyết học, tim, gan,
phổi, thận).
Trẻ sơ sinh có trọng lượng dưới 2000 gram.
Tiến hành
Các thai phụ được lấy máu làm xét nghiệm
HBsAg bằng test nhanh (SD của Hàn Quốc) Nếu
HBsAg (+) hoặc HBeAg(+) ngay sau khi sinh sẽ
lấy máu cuống rốn làm HBsAg (test nhanh).
Trẻ được tiêm ImmunoHBs hoặc Hepabig
ngay sau sinh và tiêm Vacxin viêm gan B tái tổ
hợp trong 12 – 24 giờ sau sinh.
Tiêm ngừa viêm gan B cho trẻ lúc 2, 3, 4
tháng tuổi theo lịch tiêm chủng quốc gia.
Từ 9 tháng tuổi trở lên trẻ được xét nghiệm
định tính HBsAg bằng test nhanh, định tính
HBV DNA (bằng test nhanh real time - PCR) và
định lượng AntiHBsAg bằng điện hóa phát
quang máy Cobas E1( kết quả <10 mUI/ml:
không có phản ứng (âm tính với AntiHBs); ≥ 10
mUI/ml: có phản ứng (Dương tính với Anti
HBs): có miễn dịch bảo vệ.
Phương pháp xử lý, phân tích số liệu
Phần mềm Stata 10.0.

KẾT QUẢ


Nghiên cứu Y học

Các trẻ đến xét nghiệm máu sau sinh có độ tuổi
trung bình là 17,02 tháng, thấp nhất 9 tháng, cao
nhất là 32 tháng. Kết quả thử máu sau 9 tháng
không có trẻ nào mang virut viêm gan siêu vi B
và tỷ lệ đáp ứng miễn dịch là 91,51% (Bảng 1).
Bảng 1. Kết quả xét nghiệm của trẻ sau 9 tháng
Kết quả
Dương
Âm
TC

Anti HBsAg
97 (91,51%)
9 (8,49%)
106 (100%)

HBsAg
0 (0%)
106 (100%)
106 (100%)

HBV DNA
0 (0%)
106 (100%)
106 (100%)

Tỷ lệ trẻ có Anti HBsAg(+) là 91,51%, tỷ lệ
Anti HBsAg(-) là 8,49%.

Nồng độ kháng thể trung bình (đơn vị
mUI/ml) trong nhóm nghiên cứu là 85,01 ± 77,49
(thấp nhất là 4, cao nhất 497). Nồng độ kháng
thể đạt mức cao (>100 mUI/ml) là 31,13%
(33/106), đạt mức trung bình (10-100 mUI/ml) là
60,38% (64/106).
Khảo sát liên quan giữa tình trạng tình trạng
miễn dịch ở trẻ hơn 9 tháng tuổi với các yếu tố:
cách sanh, HBeAg(+) ở mẹ, HBV DNA(+) ở mẹ
được trình bày trong Bảng 2,3,4.
Bảng 2. Liên quan giữa đáp ứng miễn dịch với cách sinh
Cách sanh
Sinh
Sinh mổ
Cộng
P
thường
KT của con
Anti HBsAg (+) 59(60,82%) 38(39,18%) 97(100%)
Anti HBsAg (-) 5(55,56%) 4(44,44%) 9(100%) >0,05
Tổng cộng
64(60,38%) 42(39,62%) 106(100%)

Trong số 106 bà mẹ độ tuổi trung bình là
29,04, thấp nhất là 18 cao nhất là 43 tuổi. Tất cả
các bà mẹ xét nghiệm đều có HBsAg(+), 42/106
(39,62%) bà mẹ có HBeAg(+) và 35/106 (33,02%)
có HBV DNA(+). Không có bà mẹ nào viêm gan
cấp trong thai kỳ.


Tỷ lệ đáp ứng miễn dịch ở trẻ sinh mổ
39,18%, thấp hơn so trẻ sinh thường (60,82%),
nhưng sự khác biệt không ý nghĩa thống kê
(P>0,05) (Bảng 2).

Trẻ sinh ra có cân nặng trung bình khi sinh là
3215g, nhỏ nhất là 2400g, nặng nhất là 4200g. Trẻ
trai là 67/106 (63,21%), trẻ gái 39/106 (36,79%).
Sinh mổ 42/106 (39,62%) và sinh thường là
64/106 (60,38%). Tỷ lệ HBsAg(+) máu cuống rốn
là 10/106 (9,43%).

HBeAg của mẹ
Cộng
P
Dương tính Âm tính
Anti HBsAg (+) 39 (40,21%) 58(59,79%) 97(100%)
Anti HBsAg (-) 3(3,33%)
6(66,67%) 9(100%) >0,05
Tổng cộng
42(39,62%) 64(60,38%) 106(100%)

Trong 12-24 giờ đầu sau sinh 100% trẻ được
tiêm huyết thanh miễn dịch và vắc xin viêm gan
B. Có 106 trẻ được tiêm đủ 03 mũi vắc xin viêm
gan B trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Bảng 3. Liên quan giữa đáp ứng miễn dịch với
HBeAg của mẹ
Mẹ KT của

con

Mẹ HBeAg dương tính tỷ lệ đáp ứng miễn
dịch của con là 40,31% thấp hơn so với con của
bà mẹ HBeAg âm tính ( tỷ lệ 59,78%), nhưng sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05)
(Bảng 3).

Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019

159


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019

Mẹ HBV DNA dương tính tỷ lệ đáp ứng
miễn dịch của con có khuynh hướng thấp hơn
(32,99% so với 67,01%), nhưng sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) (Bảng 4).
Bảng 4. Liên quan giữa đáp ứng miễn dịch với HBV
DNA của mẹ
HBV DNA của mẹ
Mẹ
Cộng
P
KT của con Dương tính Âm tính
Anti HBsAg(+) 32(32,99%) 65(67,01%) 97(100%)
Anti HBsAg(-) 3(33,33%) 6(66,67%) 9(100%) >0,05

Tổng cộng
35(33,02%) 71(66,67%) 106(100%)

BÀN LUẬN
Trong ba con đường lây truyền vi rút viêm
gan B, tỷ lệ nhiễm do lây truyền dọc từ mẹ sang
con chiếm phần lớn các trường hợp(1,3,11). Phụ nữ
mang thai nhiễm virus viêm gan B có thể truyền
cho con khi mang thai, khi chuyển dạ và một
thời gian ngắn sau đẻ. Trong giai đoạn ba tháng
đầu của thai kỳ, tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con
là 1%, nếu mẹ bị bệnh ở ba tháng giữa của thai
kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm sang con là 10% và sẽ tăng
cao tỷ lệ lây nhiễm sang con tới 60 - 70% nếu mẹ
bị mắc bệnh ở ba tháng cuối của thai kỳ. Khoảng
5-10% nguy cơ nhiễm viêm gan B xảy ra cho thai
nhi trong tử cung do virus xâm nhập qua gai
nhau bị tổn thương(1,11).
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi các bà
mẹ có HBeAg(+) là 42/106 (tỷ lệ 39,62%), HBV
DNA(+) là 35/106 ( tỷ lệ 33,02%), không có bà mẹ
nào đang điều trị viêm gan B. Kết quả xét
nghiệm test nhanh máu cuống rốn có HBsAg(+)
chiếm tỷ lệ 9,43%, tỷ lệ này thấp hơn so tác giả
Phí Đức Long(9). Theo tác giả Long tỷ lệ lây
truyền dọc viêm gan siêu vi B từ các bà mẹ có
HBsAg(+) xét nghiệm máu cuống rốn con có
HbsAg là 61,5%, có HBeAg là 13,8%. Kết quả của
chúng tôi có khác có thể do khác địa lý, thời gian
cách nhau10 năm hoặc có sự can thiệp của

chương trình sức khỏe sinh sản đến đối tượng
sinh đẻ.
Vắc xin viêm gan B được tiêm cho trẻ trong
24 giờ đầu và hoàn thành đủ ba mũi vắc xin theo
đúng lịch tiêm chủng quốc gia dự phòng được

160

90% các trường hợp lây truyền từ mẹ sang
con(1,11).
Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế giới
trẻ sinh ra từ các bà mẹ có HBsAg (+) phải được
tiêm phòng vắcxin viêm gan B càng sớm càng
tốt, tốt nhất là 24 giờ đầu sau sinh. Tiêm phòng
vắcxin viêm gan B đơn thuần hoặc vắcxin viêm
gan B phối hợp với huyết thanh miễn dịch có
khả năng phòng tránh 90% khả năng lây truyền
từ mẹ sang con(1,2,8,11).
Trong nghiên cứu của chúng tôi 100% các trẻ
sinh ra được tiêm huyết thanh viêm gan B trong
12 giờ đầu và vacxin viêm gan B trong vòng 24
giờ đầu sau sinh. Tất cả các trẻ được hướng dẫn
và tiêm vắc xin viêm gan B tiếp theo ở các tháng
thứ 2, 3, 4 trong chương trình tiêm chủng mở.
Sau 9 tháng chúng tôi làm lại xét nghiệm định
tính HBsAg, HBV DNA và định lượng
AntiHBsAg, kết quả đáp ứng miễn dịch được
tính khi có nồng độ kháng thể ≥10 mlUI/ml(1,3,5,11).
Chúng tôi kiểm tra máu của trẻ sau sinh thời
gian trung bình là 17 tháng, cao nhất là 32 tháng,

kết quả không có trẻ nào mang virut viêm gan
siêu vi B, tỷ lệ trẻ đáp ứng miễn dịch là 91,51%,
tương đương tác giả Diễm Hương năm 2009 là
92,1%(6) cao hơn so với tác giả Đức Long năm
2014 là 87,4%(9). Một nghiên cứu tại Đài Loan(2)
nơi có tỉ lệ người mang viêm gan B chiếm 1520% dân số được thực hiện năm 1983 trên 159 trẻ
(mẹ có HBsAg dương tính) sau sinh được phòng
ngừa viêm gan B chia làm 3 nhóm: nhóm 1 được
phòng ngừa bằng vắc xin viêm gan B và imuno
globulin, nhóm 2 chỉ được ngừa bằng vắc xin
viêm gan B, nhóm 3 chỉ được ngừa bằng imuno
globulin. Tỉ lệ đáp ứng miễn dịch ở 3 nhóm lần
lượt như sau 94%, 75%,71%. Điều này cho thấy
đã từ rất lâu trên thế giới họ áp dụng tiêm huyết
thanh và vắc xin viêm gan B và mang lại kết quả
khả quan trong tạo miễn dịch cho trẻ. Sử dụng
huyết thanh miễn dịch ngay sau sinh đã góp
phần giảm nguy cơ lây nhiễm cho trẻ trong thời
gian chu sinh(2,6,9,12). Tuy nhiên hiện nay Huyết
thanh miễn dịch chỉ những cơ sở sản khoa lớn
mới có và sự cung cấp thuốc cũng không đều do

Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
đứt hàng gây khó khăn cho công tác điều trị.
Chúng tôi chỉ tiêm cho trẻ 01 mũi huyết thanh
miễn dịch (thuốc Hepabig hoặc ImmunoHBs),
nhưng theo tác giả Zou H ở Trung Quốc trẻ

được sử dụng mũi thứ hai sau mũi thứ nhất 2
tuần sau sinh, kết quả tỷ lệ trẻ đáp ứng miễn dịch
lúc 7 tháng tuổi là 95,7%(13).
Xét các yếu tố liên quan đến đáp ứng miễn
dịch của con: Trẻ sinh mổ, mẹ có HBeAg(+) hoặc
mẹ có HBV DNA(+) đáp ứng miễn dịch có
khuynh hướng thấp hơn nhưng sự khác biệt
chưa có ý nghĩa thống kê, có thể với cỡ mẫu lớn
hơn sẽ phát hiện được sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê. Điều này cũng rõ hơn trong nghiên
cứu của tác giả Đức Long khi bà mẹ đồng thời có
HBsAg(+) và HBeAg(+) làm tăng nguy cơ con họ
có viêm gan B lên 10 lần và tăng nguy cơ tiêm
chủng thất bại lên 4,5 lần so với của trẻ mẹ có
HBsAg(+) và HBeAg(-)(9).
Theo khuyến cáo của CDC và một số tác
giả(3,4,2) khi trẻ không đạt miễn dịch (kháng thể
HbsAg <10 mUI/ml) cần tiêm nhắc lại vắc xin
viêm gan B cho trẻ sau đó kiểm tra nồng độ
kháng thể. Nghiên cứu ở Quảng Châu Trung
Quốc năm 2013(4) với các trẻ sinh ra từ mẹ có
HBsAg dương tính được chích ngừa vắc xin
viêm gan B theo phác đồ 0-1-6, đánh giá tỉ lệ
kháng thể HBsAg ở mũi chích thứ nhất và thứ
ba tỷ lệ là 79% và 90% (sau mũi 3 tăng 11%).
Nghiên cứu của chúng tôi có 09/106 trẻ (8,49%)
mặc dù không có HBsAg(+) nhưng kháng thể
dưới ngưỡng bảo vệ, việc chích nhắc lại vắc xin
viêm gan B cho những trẻ này là cần thiết, tuy
nhiên đây là hạn chế của để tài vì chúng tôi chưa

tiếp tục theo dõi những trẻ có kháng thể HbsAg
<10 mUI/ml.

KẾT LUẬN
106 trẻ sinh ra từ những bà mẹ có HbsAg(+)
được tiêm huyết thanh và vacxin viêm gan B lúc
sinh và sau đó tuân thủ lịch tiêm chủng, chúng
tôi ghi nhận: Tỉ lệ trẻ có đáp ứng miễn dịch khi
trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên là 91,51%, các yếu tố

Nghiên cứu Y học

cách sanh, mẹ có HBeAg(+), mẹ có HBV DNA(+)
có khả năng ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch
của trẻ. Con của các bà mẹ HBsAg(+) để có đáp
ứng miễn dịch tốt cần tiêm ngừa đầy đủ cho trẻ
ngay sau sinh và giai đoạn nhũ nhi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.

4.

5.

6.


7.
8.

9.

10.

11.

12.

13.

Asian Liver Center (2016). Cẩm nang cho cán bộ y tế về viêm gan B.
Handbook.
Beasley P, Roan CH, Hwang LY, et al (1983). “Prevention of
perinatally transmitted Hepatitis B virus infections with
Hepatitis B Immune Globulin and Hepatitis B vaccine”. Lancet,
2(8359):1099-102.
CDC (2012). Postvaccination Serologic Testing Results for
Infants Aged ≤24 Months Exposed to Hepatitis B Virus at Birth
— United States, 2008–2011. Morbidity and Mortality Weekly
Report (MMWR), 61(38):768-771.
Gu H, Yao J, Xia S, Chen Y (2013). The effects of booster
vaccination on hepatitis B vaccine in anti-HBs negative infants
of HBsAg-positive mothers after primary vaccination. Human
Vaccines & Immunotherapeutics, 9(6):1292-1295.
Jack AD, Hall AJ, Maine N, Mendy M, Whittle HC (1999). What
Level of Hepatitis B Antibody Is Protective? Journal of Infectious
Diseases, 179:489–92.

Lê Diễm Hương, Lê Quang Tân (2009). “Đánh giá đáp ứng
miễn dịch sau chủng ngừa vacxin và HBIG ở trẻ có mẹ nhiễm
Virus viêm gan B tại Bệnh viện Phụ sản quốc tế Sài Gòn”. Y học
TP. Hồ Chí Minh, 13(5):pp.36.
Leuridan E, et al (2011). Hepatitis B and the Need for a Booster
Dose. Vaccine, doi: 10.1093/cid/cir270.
Nelson NP (2016). Epidemiology of Hepatitis B Virus Infection
and Impact of Vaccination on Disease. Clin Liver Dis November,
20(4):607–628.
Phí Đức Long, Nguyễn Văn Bàng (2014). Đánh giá đáp ứng tạo
kháng thể đối với vắcxin phòng viêm gan B ở trẻ có mẹ mang
HbsAg. Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
Poovorawan Y, Sanpavat S (1990). “Comparison of a
recombinant DNA hepatitis B vaccine alone or in combination
with hepatitis B immune globulin for the prevention of perinatal
acquisition of hepatitis B carriage”. Vaccine, 8:S56-9; discussion
S60-2.
Sarin SK, Kumar M (2016). Asian-Pacific clinical practice
guidelines on the management of hepatitis B: a 2015. Update
Hepatol Int, 10:1–98.
Trần Thị Lợi, Lê Thị Hoàng Uyên (2008). “Đáp ứng miễn dịch
đối với chủng ngừa viêm gan siêu vi B ở trẻ nhũ nhi có mẹ
mang HBsAg dương tính”. Y học TP. Hồ Chí Minh, 11(S1):pp.40.
Zou H, Chen Y, Duan Z, Zhang H (2011). Protective Effect of
Hepatitis B Vaccine Combined with Two-Dose Hepatitis B
Immunoglobulin on Infants Born to HBsAg-Positive Mothers.
PLoS One, 6(10): e26748.

Ngày nhận bài báo:


13/06/2019

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

21/06/2019

Ngày bài báo được đăng:

10/08/2019

Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019

161



×