Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Kết quả phẫu thuật điều trị ung thư đại tràng tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.98 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 6 * 2015

Nghiên cứu Y học

KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRÀNG
TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG
Chiêm Hoàng Phong*, Nguyễn Thành Nhân*, Nguyễn Thị Thiên Kim*, Bùi Thủy Diệp*,
Trần Mộng Thanh Thương*, Nguyễn Thị Trọng Nghĩa*, Huỳnh Thanh Long*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Ở Việt Nam, ung thư đại tràng đứng hàng thứ hai trong các ung thư đường tiêu hóa, điều trị
ung thư đại tràng chủ yếu bằng phẫu thuật. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm khảo sát đặc điểm lâm
sàng và cận lâm sàng, đánh giá kết quả điều trị ung thư đại tràng tại BV Nguyễn Tri Phương.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu các bệnh nhân được chẩn đoán ung thư đại
tràng và được phẫu thuật mổ mở hay nội soi cắt đại tràng tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ 05/2011 đến
08/2015.
Kết quả: Có 423 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh. Lần lượt cho phẫu thuật nội soi và mổ mở, thời gian
mổ trung bình là 110,94 và 80,25 phút , lượng máu mất là 63,23 và 58,25ml, thời gian bệnh nhân bắt đầu trung
tiện được là 2,02 và 2,76 ngày, thời gian xuất viện là 6,65 và 7,67 ngày. Có 1,3% các trường hợp xảy ra tai biến
trong mổ, tỉ lệ biến chứng 12%, trong đó có 1,5% trường hợp xì miệng nối.
Kết luận: Ung thư đại tràng là bệnh thường gặp, bệnh nhân thường đến bệnh viện ở giai đoạn muộn. Điều
trị chủ yếu là phẫu thuật, gần đây phẫu thuật nội soi là sự chọn lựa trong điều trị ung thư đại tràng bởi vì tính
an toàn và khả thi.
Từ khóa: Ung thư đại tràng, Phẫu thuật nội soi cắt đại tràng, tai biến, biến chứng, xì miệng nối.

ABSTRACT
RESULT OF SURGICAL MANAGEMENT OF COLON CANCER AT NGUYEN TRI PHUONG
HOSPITAL
Chiem Hoang Phong, Nguyen Thanh Nhan, Nguyen Thi Thien Kim, Bui Thuy Diep,
Tran Mong Thanh Thuong, Nguyen Thi Trong Nghia, Huynh Thanh Long
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 6 - 2015: 53 - 59


Background: In Viet Nam, colon cancer rankes second of Alimentery tract cancer, surgery management is
the most common. The aim of this study is investigates clinical, paraclinical features and evalutes the results of
colon cancer management at Nguyen Tri Phuong Hospital.
Method: Retrospective study, we reviewed colon cancer patients who underwent laparoscopic & laparotomy
colectomie at Nguyen Tri Phuong Hospital from 05/2011 to 08/2015.
Results: The intra-operative complication was 1.3%, post-operative complication rate was 12% with the
anastomotic leakage was 1.5%. For Laparoscopic Colectomie & Laparotomy Colectomie, mean operative time were
111& 80.25 minutes, mean-counted blood loss were 63.2 mL & 58.25, the median time for passage of flatus were
2.02 & 2.76 days, hospitalization were 6.65 & 7.67 days, respectively.
Conclusions: Colon cancer is common. Regularly, patient admitted hospital in late stage. Recently,
Laparoscopic Colectomie is the better choice for Colon cancer management compare with Laparotomy Colectomie
* Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Tác giả liên lạc: BS CKII Huỳnh Thanh Long, ĐT: 0913662056, Email:

53


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 6 * 2015

because of safety and feasiblity.
Key word: Colon cancer, Laparoscopic colectomy, intra-operative complication, anastomotic leakage.
đại tràng và được điều trị bằng phẫu thuật cắt
ĐẶT VẤN ĐỀ
đại tràng qua nội soi ổ bụng hay mổ mở từ
Ở Việt Nam, ung thư đại tràng đứng hàng
05/2011 đến 08/2015.
thứ hai sau ung thư dạ dày trong các ung thư
Phương pháp nghiên cứu

đường tiêu hóa(34). Ung thư đại tràng ở Việt Nam
Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang.
thường được chẩn đoán trễ, bệnh nhân đến
muộn, thường ở giai đoạn xâm lấn, có biến
chứng hoặc di căn xa. Do đó, kết quả điều trị
thường bị hạn chế, tỉ lệ sống sau 5 năm thấp và
chất lượng cuộc sống sau mổ không cao(34).

Tiêu chuẩn loại trừ
Những bệnh nhân chẩn đoán lâm sàng là
ung thư đại tràng nhưng sau mổ không có sinh
thiết hoặc giải phẫu bệnh không phù hợp.

Điều trị ung thư đại tràng chủ yếu bằng
phẫu thuật(21), ngoài ra còn có các phương pháp
điều trị hỗ trợ được dùng kết hợp hoặc bổ túc
trước và sau mổ như: hóa trị, liệu pháp nhắm
trúng đích… nhằm làm giảm tái phát ung thư,
tăng thời gian sống thêm sau mổ.

Những bệnh nhân tái phát sau mổ ung thư
đại tràng.

Gần đây, những nghiên cứu y học chứng cứ
mức độ III đã công nhận lợi ích của phẫu thuật
nội soi trong điều trị ung thư đại tràng tương tự
như các phẫu thuật mổ mở kinh điển và đạt
được những kết quả tốt về mặt ung thư học, bảo
đảm được các nguyên tắc trong điều trị ung
thư(1,3,7,10,13,15).


KẾT QUẢ

Tuy nhiên, do đặc điểm lâm sàng của bệnh
tiến triển chậm, ở giai đoạn sớm các triệu chứng
khá kín đáo và không điển hình, hơn nửa các
triệu chứng thường không rầm rộ nên bệnh
nhân thường chủ quan không để ý.
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm
khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
của những bệnh nhân được chẩn đoán là ung
thư đại tràng cũng như đânh giá tính khả thi
và an toàn của những phẫu thuật được thực
hiện trên các bệnh nhân này tại Bệnh viện
Nguyễn Tri Phương.

ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân trên 15 tuổi tại Bệnh viện
Nguyễn Tri Phương được chẩn đoán là ung thư

54

Số liệu được thu thập từ hồ sơ bệnh án từ lúc
mổ đến sau phẫu thuật 5 tháng.
Số liệu được lưu trữ và thống kê bằng phần
mềm IBM SPSS 16.0.

Chúng tôi theo dõi được 423 bệnh nhân thỏa
tiêu chuẩn chọn bệnh, trong đó có 204 nam

(48,8%), 219 nữ (51,2%).
Độ tuổi

Số bệnh nhân

Tỉ lệ (%)

16-40

57

13

40-60

126

30

60-70

189

45

Trên 70

51

12


Triệu chứng lâm sàng
Đau bụng
Rối loạn đi cầu
Tiêu ra máu
Sờ thấy khối u bụng
Tắc ruột
Thiếu máu
Không có triệu chứng

Số lượng
86
65
42
75
75
36
44

Tỉ lệ (%)
20
15
10
18
18
8
11

Nhóm máu


Số lượng

Tỉ lệ (%)

O

192

45

B

117

28

A

84

20

AB

30

7


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 6 * 2015

Hematocrite
≤ 25%
>25%, ≤30%
> 30%

Số lượng
48
225
150

Số lượng hồng cầu
< 2 M/ul
2 – 3,5 M/ul
> 3,5 M/ul

Số lượng
30
239
154

Tỉ lệ (%)
11
53
36

Tỉ lệ (%)
7
57
36


Có 182 trường hợp được thử nồng độ CEA
trong máu, tỉ lệ 43%
Nồng độ CEA/máu
≥ 5 ng/ml
< 5 ng/ml

Số lượng
61
121

Tỉ lệ (%)
33,8
66,2

Tất cả các bệnh nhân đều dược siêu âm bụng
thường quy, kết quả như sau
Tổn thương trên siêu âm Số lượng
Phát hiện dày thành đại tràng
114
Di căn gan
15
Dịch bụng
22
Âm tính
197

Tỉ lệ (%)
33
4
6

57

Có 388 trường hợp được chụp MSCT bụng
chậu
Tổn thương trên MSCT
Phát hiện u đại tràng
Di căn gan
Di căn hạch
Âm tính

Số lượng
244
35
42
197

Tỉ lệ (%)
63
9
11
57

Vị trí u
U ở manh tràng có 18 trường hợp(4,3%), đại
tràng lên 140 trường hợp (33,1%), đại tràng góc
gan 16 trường hợp (3,8%), đại tràng ngang 36
trường hợp (9%), đại tràng góc lách 7 trường hợp
(1,6%), đại tràng xuống 50 trường hợp (11,8%),
đại tràng sigma 156 trường hợp (36,9%).
Dạng đại thể


Đại tràng P

Đại tràng T

Loét

12 (2,8%)

12 (2,8%)

Loét sùi

18 (2,1%)

15 (3,6%)

Thâm nhiễm

15 (3,6%)

81 (19,2%)

Sùi

163 (38,6%)

107(25,3%)

Giai đoạn theo Dukes

A
B
C
D

Số lượng
4
54
255
110

Tỷ lệ %
1
13
60
26

Nghiên cứu Y học

Giai đoạn theo TNM
T1
T2
T3
T4
N0
N1
N2
N3
M0
M1


Số lượng
0
12
102
309
75
180
135
33
312
111

Tỷ lệ %
0
13
24
73
18
43
32
7
74
26

Có 37 trường hợp khối u xâm lấn cơ quan lân
cận (9%), trong đó 9 trường hợp xâm lấn ruột
non (24%), 6 trường hợp xâm lấn bàng quang
(21%), 8 trường hợp xâm lấn mạc treo ruột
non(22%), 8 trường hợp u xâm lấn vách chậu

(22%), 2 trường hợp xâm lấn vào lách (5,5%), 4
trường hợp xâm lấn thành bụng (11%).
Có 95 trường hợp u di căn xa (22%), có 66
trường hợp u di căn gan (69%), di căn phúc mạc
23 trường hợp (23%), 6 trường hợp u di căn
buồng trứng (6%).
Phương pháp mổ
Cắt ½ đại tràng P
Cắt 1/2 đại tràng T
Cắt đại tràng ngang
Cắt đoạn đại tràng sigma
Cắt đoạn đại trực tràng
Phẫu thuật Hartmann

Mổ nội soi
27
22
10
35
4
0

Mổ mở
75
54
27
80
21

Phẫu thuật tạm bợ có 68 trường hợp chiếm tỉ

lệ 16%. Tất cả đều mổ mở
Phương pháp
Mở HMNT
Cắt u, mở HMNT
Nối tắt

Số lượng
15
15
38

Tỷ lệ
22
22
56

Có 2 trường hợp tử vong sau mổ, nguyên
nhân do sốc nhiễm trùng nhiễm độc, 1 trường
hợp viêm phúc mạc do u manh tràng vỡ, 1
trường hợp viêm phúc mạc do hoại tử đại
tràng sigma.
Có 1 trường hợp mổ mở làm thủng ruột non
khi phẫu tích, nguyên nhân là do u xâm lấn vào
ruột non, tỉ lệ tai biến trong mổ là 0,2%. Trong
các ca mổ nội soi, có 4 trường hợp chảy máu
nhiều trong mổ (>100ml) trong đó có 1 trường
hợp chảy 300ml. Nguyên nhân là do tổn thương

55



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 6 * 2015

Nghiên cứu Y học
mạch máu lớn, 1 trường hợp rách động mạch
mạc treo tràng dưới, 1 trường hợp rách tĩnh
mạch mạc treo tràng dưới, 2 trường hợp rách
tĩnh mạch hồi đại tràng, 1 trường hợp làm thủng
bàng quang, tỉ lệ tai biến trong mổ là 5/423=1,1%
Tỷ lệ biến chứng 12% (52 trường hợp) trong
đó 24 trường hợp nhiễm trùng vết mổ (mổ nội
soi 5 trường hợp, mổ mở 19 trường hợp), 5

trường hợp áp-xe tồn lưu (mổ nội soi 1 trường
hợp, mổ mở 4 trường hợp), 05 trường hợp viêm
phúc mạc do xì miệng nối đại tràng phải mổ lại
(mổ nội soi 2 trường hợp, mổ mở 3 trường hợp),
3 trường hợp tắc ruột sớm sau mổ (mổ nội soi 1
trường hợp, mổ mở 2 trường hợp), 15 trường
hợp thoát vị thành bụng (mổ nội soi 4 trường
hợp, mổ mở 11 trường hợp).

Bảng 1: Các thông số của cuộc mổ triệt để và hậu phẫu
Ngắn nhất
Thời gian mổ (phút)
Lượng máu mất (ml)
Thời gian trung tiện (ngày)
Thời gian rút dẫn lưu (ngày)
Lượng dịch dẫn lưu trong 3
ngày đầu (ml)

Thời gian xuất viện (ngày)

Dài nhất

Mổ nội soi

Mổ mở

Mổ nội soi

Mổ mở

Mổ nội soi

Mổ mở

70
20
1
2

50
20
2
2

180
300
4
5


120
90
5
5

110,94
63,23
2,02
3,78

80,25
58,25
2,76
3,78

10

15

400

350

105,5

100,2

4


7

16

12

6,65

7,67

BÀN LUẬN
Ða số bệnh nhân trên 40 tuổi (75%). Độ tuổi
trên 60 là 58 % tương ứng với các tác giả trong và
ngoài nước thì cũng gặp nhiều ở người trên 60
tuổi(6,23). Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ nữ
nhiều hơn nam ngược lại với các tác giả
khác(23,30). Vị trí u: u ở manh tràng có 18 trường
hợp (4,3%), đại tràng lên 140 trường hợp (33,1%),
đại tràng góc gan 16 trường hợp (3,8%), đại tràng
ngang 36 trường hợp (9%), đại tràng góc lách 7
trường hợp (1,6%), đại tràng xuống 50 trường
hợp (11,8%), nhiều nhất là đại tràng sigma 156
trường hợp (36,9%), kết quả này tương đương
với các tác giả khác(21,30).
Về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng, đa
số bệnh nhân nhập viện vì đau bụng (20%),
tiếp theo là sờ thấy khối u bụng và tắc ruột
(18%), trong khi các triệu chứng chỉ điểm rõ
ràng hơn là đi tiêu ra máu và rối loạn đi cầu
chỉ có 15%. Phần lớn bệnh nhân có thiếu máu

với tỉ lệ HCt >25%, ≤ 30% là 225 trường hợp
(53%) số lượng hồng cầu từ 2 – 3,5 M/ul là 239
trường hợp (57%). Về dạng đại thể khối u ở
đại tràng P có dạng sùi là 163 trường hợp

56

Trung bình

(38,6%), dạng thâm nhiễm ở đại tràng T là 81
trường hợp (19,2%) chiếm tỉ lệ cao nhất.
Xếp giai đoạn theo Dukes, giai đoạn Dukes C
có 255 trường hợp (60%), giai đoạn theo TNM, u
T4 có 309 trường hợp (73%), N2 có 135 trường
hợp (32%), điều đáng ngạc nhiên là số lượng
bệnh nhân có di căn khá cao 111 trường hợp
(26%), điều này phù hợp với nhận định bệnh
nhân ung thư đại tràng ở Việt Nam thường được
chẩn đoán ở giai đoạn trễ, bệnh nhân đến muộn,
bệnh thường ở giai đoạn xâm lấn, có biến chứng
hoặc di căn xa(33), khác hoàn toàn với các tác giả
khác trên thế giới u thường ở giai đoạn Dukes A
hoặc B, T2(21).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm phẫu
thuật nội soi thời gian mổ trung bình là 111 phút,
lượng máu mất là 63,2 ml ít hơn so với nhóm mổ
mở, khác biệt có ý nghĩa thống kê (P< 0,005), thời
gian bệnh nhân bắt đầu trung tiện được là 2,02
ngày, thời gian xuất viện là 6,65 ngày ít hơn so
với nhóm mổ mở, khác biệt có ý nghĩa thống kê

(P< 0,001). Có 1,3% các trường hợp xảy ra tai biến
trong mổ. Tỷ lệ biến chứng 12%, trong đó có
1,3% trường hợp xì miệng nối.


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 6 * 2015

Nghiên cứu Y học

Bảng 2: Thông số về cuộc mổ và hậu phẫu của phẫu thuật nội soi cắt đại tràng so sánh với các nghiên cứu lớn, đa
trung tâm về ung thư đại tràng
(

Số bệnh nhân
Thời gian mổ (phút)
Lượng máu mất (ml)
Thời gian trung tiện (ngày)
Thời gian xuất viện (ngày)
Xì miệng nối %

,

)

( , )

Barcelona 17 18

COST 5 8


111
142
105
1,5
5,2
0

435
150

5

Như vậy, các thông số về cuộc mổ và hậu
phẫu trong nghiên cứu của chúng tôi có kết
quả tương tự với các nghiên cứu lớn trên thế
giới, thời gian mổ và lượng máu mất ít hơn,
điều này có thể giải thích là do bệnh nhân Việt
Nam thường gầy hơn. Trong quá trình phẫu
thuật các tai biến có thể gặp như: tổn thương
niệu quản, bó mạch sinh dục, tổn thương tá
tràng, hoặc chảy máu do tổn thương mạch
máu lớn…Trong lô nghiên cứu của chúng tôi
có 4 trường hợp chảy máu do tổn thương
mạch máu lớn, 4 trường hợp này xảy ra trong
thời gian đầu khi mới bắt đầu thực hiện phẫu
thuật nội soi, còn 1 trường hợp thủng bàng
quang đó là do u ở giai đoạn T4b, xâm lấn vào
bàng quang. Nhóm mổ mở có 1 trường hợp
mổ mở làm thủng ruột non khi phẫu tích,
nguyên nhân là do u xâm lấn vào ruột non

trong khi hầu hết các ca mổ nội soi lượng máu
mất không đáng kể. Tỉ lệ biến chứng sau mổ là
12%, trong đó tỉ lệ xì miệng nối là 1,3%, 05
trường hợp (mổ nội soi 2 trường hợp, mổ mở 3
trường hợp) tương đương các nghiên cứu
trên, có 24 trường hợp nhiễm trùng vết mổ
(mổ nội soi 5 trường hợp, mổ mở 19 trường
hợp), 5 trường hợp áp-xe tồn lưu (mổ nội soi 1
trường hợp, mổ mở 4 trường hợp), 3 trường
hợp tắc ruột sớm sau mổ (mổ nội soi 1 trường
hợp, mổ mở 2 trường hợp), có 15 trường hợp
thoát vị thành bụng, mổ nội soi 4 trường hợp,
mổ mở 11 trường hợp, khác biệt có ý nghĩa
thống kê (P< 0,001).
Một nghiên cứu đa trung tâm khác của
Verala J.E. và cs(32) (2008) nhận thấy nhóm bệnh
nhân được PTNS cắt đại tràng có thời gian nằm

( ,

)

( ,

)

(

)


CLASICC 9 14 COLOR 2 31 ALCCaS 11
273

5
9
3

621
150
100
3,6
8,2
2

298
145
100
4
7
1,4

Chúng tôi
Mổ nội soi Mổ mở
98
257
110,94
80,25
63,23
58,25
2,02

2,76
6,65
7,67
0,2
1,1

viện ngắn hơn nhóm mổ hở, chi phí y tế thấp
hơn, tỷ lệ biến chứng và tỷ lệ tử vong thấp hơn
nhóm mổ hở(16). Nelson H. và cs (2004)(22) so sánh
hai nhóm bệnh nhân ung thư đại tràng được lựa
chọn ngẫu nhiên PTNS hoặc mổ hở trên 872 BN
ở đa trung tâm với thời gian theo dõi 3 năm đã
có các kết quả: tỷ lệ tái phát u tại vết mổ ở hai
nhóm đều tương tự và dưới 1% (p < 0,5); thời
gian sống toàn bộ sau 3 năm theo dõi không
khác biệt giữa 2 nhóm; thời gian mổ ở nhóm
PTNS dài hơn nhóm mổ mở (p < 0,001); thời gian
hồi phục sau mổ cũng như thời gian nằm viện ở
nhóm nội soi ngắn hơn nhóm mổ hở (p < 0,001);
thời gian cho ăn ở nhóm mổ nội soi cũng sớm
hơn (p < 0,001); thời gian dùng thuốc giảm đau ở
nhóm nội soi cũng ngắn hơn (p < 0,001); các tỷ lệ
biến chứng sớm, biến chứng muộn sau 60 ngày,
nhập viện trở lại hoặc mổ lại đều tương tự giữa 2
nhóm. Trong báo cáo của Nguyễn Hoàng Bắc và
cs(23) (2003), thời gian mổ cắt đại tràng nội soi
trung bình qua 19 trường hợp là 155 phút.
Nguyễn Tạ Quyết và cs(25) (2010) có thời gian mổ
nội soi trung bình qua 29 trường hợp là 153 phút.
Nguyễn Phúc Minh và cs(24) (2010) qua 60 trường

hợp cắt đại tràng nội soi là 165 phút. Phạm Như
Hiệp, Nguyễn Tải(29) (2011) thời gian mổ trung
bình 185 phút, ngắn nhất 110 phút, dài nhất 280
phút. Theo Nelson H. và cs(22) (2004), thời gian
mổ nhóm mổ hở là 95 phút, so với nhóm mổ nội
soi là 150 phút (p < 0,001)... Trong đánh giá đa
trung tâm của Liang và cs(19) (2008), tác giả đã kết
luận ưu điểm của PTNS so với mổ hở là giảm
đau và nhanh hồi phục sau mổ.
Trong sự tranh luận về tính an toàn về ung

57


Nghiên cứu Y học
thư học, một câu hỏi lớn nhất được đặt ra là liệu
phẫu thuật nội soi có đạt được tính triệt căn
tương đương với mổ mở hay không. tránh được
sự phát tán tế bào ung thư vào khoang phúc mạc
hoặc trong lòng đoạn ruột kế cận cũng như bảo
đảm tính an toàn của diện cắt gần, diện cắt xa,
mức độ nạo vét hạch, số lượng hạch, đảm bảo
được kỹ thuật “cột cao” (high ligation) tại gốc
động mạch…. Áp dụng những tiêu chuẩn đánh
giá đại thể và vi thể bệnh phẩm nhiều tác giả đã
chứng minh được phẫu thuật nội soi cắt đại
tràng hoàn toàn có thể đáp ứng được những yêu
cầu trên và cho kết quả tương đương với mổ mở.
Phân tích gộp 2071 người bệnh ung thư đại tràng
của Aziz và cs không có sự khác biệt giữa mổ nội

soi và mổ mở về an toàn của bờ cắt hay số lượng
hạch lympho thu được(26). Trong phân tích gộp
1536 người bệnh ung thư đại tràng (796 người
mổ nội soi và 740 người mổ mở), Bonjer và cs(16),
Jackson và cs(12):
Số hạch lympho trung bình

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 6 * 2015
tự nhau, số lượng hạch nạo giữa 2 nhóm tương
tự nhau, cũng như tỷ lệ chuyển mổ hở của cả 2
nhóm đều thấp và tương tự. Tác giả khuyến cáo
áp dụng PTNS là an toàn và đảm bảo về mặt ung
thư học đối với cả ung thư đại tràng.

KẾT LUẬN
Qua đánh giá kết quả điều trị ung thư đại
tràng tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, chúng
tôi rút ra nhận xét sau:
Ung thư đại tràng ngày càng gặp nhiều hơn
so với trước đậy, tuội thường gặp > 40 tuổi.
Phẫu thuật là phương pháp chủ yếu để điều
trị ung thư đại tràng.
Bệnh nhân thường nhập viện trong tình trạng
cấp cứu, nên quá chỉ định can thiệp nội soi, những
năm gần đây bệnh nhân được chẩn đoán sớm do
đó phẫu thuật nội soi tại bệnh viện ngày càng
phát triển và hoàn thiện hơn, gần như là sự lựa
chọn thường qui trong điều tri ung thư đại tràng.

11,8 ± 7,4 trong phẫu thuật nội soi


Cần nghiên cứu lâu dài hơn đánh giá tỷ lệ tái
phát và thời gian sống còn của bệnh nhân.

12,2 ± 7,8 trong mổ mở

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p =
0.40)
Bờ cắt còn mô ung thư

1.

2.

2,1% của nhóm mổ mở
1,3% của nhóm nội soi

3.

Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(P=0,23).
Trong nghiên cứu của Lin K.M và cộng sự về
tính khả thi trong điều trị ung thư của PTNS cắt
đại tràng, các tác giả nhận thấy phẫu thuật cắt
đại tràng nội soi qua các số liệu tổng kết đều
đảm bảo về mặt ung thư học so với mổ mở về
nạo hạch vùng, đảm bảo diện cắt sạch tế bào ung
thư, giảm tỷ lệ tử vong(20).Trong nghiên cứu của

Pendlimari R. và cs(28) (2010), tác giả so sánh tính
khả thi, ưu điểm, biến chứng của PTNS cắt u đại
tràng và nhận thấy PTNS ung thư đại tràng đều
cho thời gian sống hoàn toàn không bệnh tương
tự nhau, tỷ lệ biến chứng sau mổ thấp và tương

58

4.

5.

6.

7.

8.

Bonjer HJ, Hop WJC & Nelson H. (2007). Laparoscopically
assisted vs opened colectomy for colon cancer: a meta
analysis. Arch Surg (204), 439 - 446.
Buunen M & Veldkamp R. (2009). Survival after laparoscopic
surgery versus open surgery for colon cancer: long-term
outcome of a randomised clinical trial. Lancet Oncol ( 10), p. 4452.
Buunen M, Vendkamp R & Hop WCJ. (2009). Survival after
laparoscopic surgery versus open surgery for colon cancer
long term outcome of randomised clinical trial. Lancet
Oncol(10), 44 - 62.
Corocchi R., Trastulli S., Farinella E., Guarino S., Desiderio J. &
Boselli C. (2013). Intracorporeal versus extracorporeal

anatomosis during laparoscopic right hemicolectomy Systematic review and meta-analysis”. Surgical Oncology, 22,,
pp. 1-13.
COST Study Group. (A comparison of laparoscopically
assisted and open colectomy for colon cancer.). 2004. . N Engl J
Med( 350), p. 2050-2059.
Faivre J. (1994). Epidémiologie du cancer colo-rectal.
Perspectives de prévention. La Revue de Praticien 44, pp. 26832687.
Fleshman J, Sargan DJ & Green D. (2007). Laparoscopic
colectomy for cancer is not inferior to open surgery base on 5years data from the COST Study Group trial. Ann Surg(246),
655 - 662.
Fleshman J, Sargent DJ & Green E. (2007). Laparoscopic
colectomy for cancer is not inferior to open surgery based on 5-


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 6 * 2015

9.

10.

11.

12.

13.

14.

15.


16.

17.

18.

19.

20.

21.
22.

year data from the COST Study Group trial. Ann Surg, 246, p.
655-662.
Guillou PJ, Quirke P & Thorpe H. (2005). Short-term
endpoints of conventionalversus laparoscopic assisted surgery
in patients with colorectal cancer (MRC CLASSIC trial):
multicentre, randomized controlled trial. Lancet 365, p. 17181726
Hana Alhomoud & Oscar Falcon. (2012). Laparoscopic
assisted Vs Open Surgery for Colon Cancer. World Journal of
Laparoscopic Surgery, 5(3), p. 128-130.
Hewett PJ, Allardyce RA & Bagshaw PF. ( 2008). Short-term
outcomes of the Australasian randomized clinical study
comparing laparoscopic and conventional open surgical
treatments for colon cancer: the ALCCaS trial. Ann Surg, 248,
p. 728-738.
Jackson T.D, Kaplan G.G, Arena G, Page J.H & S.O.Jr. (2007).
Laparoscopic versus open resection for colorectal cancer. Am J
Surg, 204(3), pp.439-446.

Jacson TD, Kaplan GG & Arena G. (2007). Laparoscopic
versus open resection for colorectal cancer: a metaanalysis of
oncologic outcomes. J Am Col Surg(204), 439 - 446.
Jayne DG, Guillou PJ & Thorpe H. (2007). Randomized trial of
laparoscopic-assisted resection of colorectal carcinoma 3-year
results of the UK MRC CLASICC Trial Group. J Clin Oncol 25,
p. 3061-3068.
Jayne DG, Guillou PJ & Thorpr H. ( 2007). Randomized trial of
laparoscopic assisted resection of colorectal carcinom: 3 year
results of the UK MRC CLASICC Trial Group. J Clin Oncol(25),
3061 - 3068.
Kuhry E, Schwenk W , Gaupset R, Romild U & Bonjer J. (2008
Oct). Long-term outcome of laparoscopic surgery for colorectal
cancer: a cochrane systematic review of randomised
controlled trials. Cancer Treat Rev, 34(6), pp.498-504.
Lacy AM, Delgado S & Castells A. (2008). The long-term
results of a randomized clinical trial of laparoscopy-assisted
versus open surgery for colon cancer. Ann Surg(248), p. 1-7.
Lacy AM, García-Valdecasas JC & Delgado S. (2002).
Laparoscopy-assisted colectomy versus open colectomy for
treatment of non-metastatic colon cancer: a randomised trial.
Lancet 359, p. 2224-2229.
Liang Y., Li G., Chen P. & Yu J. (2008). Laparoscopic versus
open colorectal resection for cancer: A meta-analysis of results
of randomized controlled trials on recurrence. EJSO, 34, pp.
1217-1224.
Lin K.M. & Ota D.M. (2000). Laparoscopic colectomy for
cancer: an oncologic feasible option. Surgical Oncology, 9, pp.
127-134.
Marvin L. Coman. (2005). Colon and Rectal surgery 5th

edition. Lippincott Williams & Wilkins, pp.908-911.
Nelson H., Sargent D.J., Wieand H.S. & Fleshman J. (2004).
Comparison of Laparoscopically Assisted and Open
Colectomy for Colon Cancer. N Engl J Med, 350, pp. 2050-2059.

Nghiên cứu Y học
23.

24.

25.

26.

27.

28.

29.

30.

31.

32.

33.

Nguyễn Hoàng Bắc, Đỗ Minh Đại, Từ Đức Hiền, Lê Quan
Tuấn Anh, Nguyễn Đình Tường Lân, Dương Phước Hưng, et

al. (2003). Cắt đại tràng nội soi. Y học TP Hồ Chí Minh, 7(1), tr.
127-132.
Nguyễn Phúc Minh, Đỗ Minh Hùng, Nguyễn Mạnh Dũng,
Hoàng Vĩnh Chúc & Lê Quang Nghĩa. (2010). Kết quả cắt đại
tràng qua nội soi ổ bụng. Y học TP Hồ Chí Minh, 14(1), pp. 245247.
Nguyễn Tạ Quyết, Hoàng Vĩnh Chúc & Lê Quang Nghĩa.
(2010). Cắt đại tràng qua nội soi ổ bụng. Y học TP Hồ Chí Minh,
14(1), tr. 221-228.
Omez Aziz. & Vasilis Constantinides. (2006). Laparoscopic
Versus Open Surgery for Rectal Cancer: A Meta-Analysis.
Anals of Surgical Onlcology, 13(3), pp. 413-424.
Osarogiabon R.U., Ogbeide O., Ogbeide E. & George R.K.
(2007). and-Assisted Laparoscopic Colectomy Compared with
Open Colectomy in Nontertiary Care Settings. Clinical
Colorectal Cancer, 6(8), pp. 588-592.
Pendlimari R., Holubar S.D., Pattan-Arun J. & Larson D.W.
(2007). Hand-assisted laparoscopic colon and rectal cancer
surgery: Feasibility, short-term, and oncological outcomes
Surgery(148), pp. 378-386.
Phạm Như Hiệp & Nguyễn Tải. (2011). Đánh giá kết quả
bước đầu điều trị ung thư đại tràng bằng phẫu thuật nội soi
tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam. Y học thực hành,
756(3), tr. 57-59.
Triệu Triều Dương & Nguyễn Cường Thịnh và cs. (2004).
Phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư đại trực tràng Những kết quả bước đầu so với mổ mở. Y học Việt Nam tháng
11, 304, pp. 201-207.
Veldkamp R, Kuhry E & Hop WC for the Colon Cancer
Laparoscopic or Open Resection Study Group. (2005).
Laparoscopic surgery versus open surgery for colon cancer:
short-term outcomes of a randomized trial. Lancet Oncol, 6, p.

477-484.
Verala J.E., Asolati M., Huerta S. & Anthony Th. (2008).
Outcomes of laparoscopic and open colectomy at academic
centers. The American Journal of Surgery, 196, pp. 403-406.
Võ Tấn Long. (2008). Ung thư đại tràng. Bệnh học ngoại khoa.
Nhà xuất bản y học, 217-222.

Ngày nhận bài báo:

15/09/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

15/10/2015

Ngày bài báo được đăng:

05/11/2015

59



×