Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Khuynh hướng sử dụng opioid trên bệnh nhân phẫu thuật thay khớp gối có dùng bupivacain phong bế tại vết mổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.69 KB, 3 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

Nghiên cứu Y học

KHUYNH HƯỚNG SỬ DỤNG OPIOID TRÊN BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT
THAY KHỚP GỐI CÓ DÙNG BUPIVACAIN PHONG BẾ TẠI VẾT MỔ
Ngô Kiều Minh Đạt*, Võ Thành Toàn*, Nguyễn Thị Kim Khuyên*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá khuynh hướng sử dụng opioid trên bệnh nhân phẫu thuật thay khớp gối có dùng
bupivacain phong bế tại vết mổ.
Đối tượng và phương pháp: Đoàn hệ hồi cứu những bệnh nhân đã phẫu thuật thay khớp gối tại khoa
Ngoại chấn thương chỉnh hình, bệnh viện Thống Nhất TP.HCM từ ngày 01/01/2014 đến ngày 10/05/2016.
Kết quả: Phương pháp tiêm bupivacain phong bế tại vết mổ giúp làm giảm có ý nghĩa thống kê lượng opioid
bệnh nhân sử dụng sau phẫu thuật thay khớp gối.
Kết luận: Phương pháp tiêm bupivacain phong bế tại vết mổ là phương pháp hiệu quả làm giảm lượng
opioid bệnh nhân sử dụng sau phẫu thuật thay khớp gối.
Từ khóa: phẫu thuật thay khớp gối, phong bế tại vết mổ, bupivacain

ABSTRACT
THE TREND OF OPIOID USE AFTER TOTAL KNEE ARTHROPLASTY APPLYING LOCAL
INFILTRATION ANALGESIA WITH BUPIVACAIN
Ngo Kieu Minh Dat, Vo Thanh Toan, Nguyen Thi Kim Khuyen
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 6 - 2016: 73 - 75
Objective Evaluates the trend of opioid use in patients undergoing total knee arthroplasty applying local
infiltration analgesia with bupivacain.
Subjects and methods: A retrospective cohort study was conducted by using medical records of patients
undergoing total knee arthroplasty from 01/01/2014 to 05/10/2016 at Trauma and Orthopedic Department in
Thong Nhat hospital.
Results: Patients in local infiltration analgesia with bupivacain group had a significantly lower average dose
of used opioid after total knee arthroplasty.


Conclusions Local infiltration analgesia with bupivacain provided an effective procedure decreasing opioid
consumption in patients undergoing total knee arthroplasty.
Keywords: Knee arthroplasty, local infiltration analgesia, bupivacain.
động của BN.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật thay khớp gối là phẫu thuật lớn,
có thể gây ra cảm giác đau sau mổ mức độ n ặng
hoặc trung bình theo phân loại của hiệp hội gây
mê châu Âu (ESRA). Kiểm soát đau sau mổ
không tốt có thể gây đau rất nặng cho bệnh nhân
(BN), dẫn tới cản trở việc hồi phục, làm chậm
xuất viện và ảnh hưởng xấu đến chức năng vận

Giảm đau phong bế tại vết mổ (Local
infiltration analgesia - LIA) - với vai trò là một
thành phần trong phác đồ giảm đau đa mô thức
là phương pháp đơn giản, hiệu quả, lần đầu tiên
đã được Bianconi M. và cộng sự chứng minh
(2003)(1) trên 37 BN phẫu thuật thay khớp. Sau
đó, phương pháp này đã được cải tiến trong

* Khoa Ngoại CTCH, Bệnh viện Thống Nhất
Tác giả liên lạc: BS Ngô Kiều Minh Đạt – ĐT: 01218717771 – Email:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016

73


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016


Nghiên cứu Y học

nghiên cứu của Kerr DR (2008)(5) và cho thấy
hiệu quả kiểm soát đau, giúp làm giảm nhu cầu
sử dụng thuốc giảm đau opioid. Từ đó đến nay,
đã có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành nhằm
chứng minh khả năng làm giảm nhu cầu sử
dụng thuốc opioid của LIA khi so sánh với nhóm
không can thiệp(7).Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa
ghi nhận nghiên cứu đánh giá hiệu quả của
phương pháp này.

mỗi nhóm BN. Tổng cộng, nghiên cứu dự kiến
tiến hành trên 80 BN.

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU

Phương pháp chọn mẫu: sử dụng phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản (bằng phần
mềm SPSS 22.0) chọn ra 40 BN cho mỗi nhóm. So
sánh giữa 2 nhóm BN về các tiêu chí sau đây:
Lượng opiod sử dụng trong 24 giờ đầu tiên sau
phẫu thuật, BN cần sử dụng nhiều hơn 10 mg
morphin trong 24 giờ đầu sau mổ, lượng opiod
sử dụng trong 3 ngày đầu sau mổ.

Đối tượng nghiên cứu

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN


BN đã phẫu thuật thay khớp gối tại khoa
Ngoại chấn thương chỉnh hình, bệnh viện Thống
Nhất TP.HCM.

So sánh lượng opioid trung bình sử dụng
sau mổ giữa hai nhóm BN

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp
Đoàn hệ hồi cứu tiến hành nhằm so sánh
hiệu quả giảm nhu cầu sử dụng thuốc opioid
giữa 2 nhóm dùng bupivacain phong bế tại vết
mổ và không dùng bupivacain phong bế tại
vết mổ.

Cỡ mẫu
Công thức ước lượng cỡ mẫu: n=
C = 7,85 với α = 0,05, độ tin cậy 95% và β = 0,2, power = 0,8
ES: là hệ số ảnh hưởng, tính bởi công thức: ES = (µ1 - µ0)/σ0

Với µ1, µ0 lần lượt là lượng opioid trung
bình BN sử dụng trong 24 giờ đầu sau phẫu
thuật của nhóm có dùng bupivacain phong bế và
nhóm không dùng bupivacain phong bế. σ0 là
độ lệch chuẩn của nhóm không dùng bupivacain
phong bế.
Theo nghiên cứu của Chen DW và cộng
sự(2014)(2) về đánh giá hiệu quả của bupivacain
phong tại vết mổ trên BN phẫu thuật thay khớp

gối, lượng opioid trung bình BN sử dụng trong
24 giờ đầu sau phẫu thuật của nhóm có can thiệp
bupivacain phong bế là 25,0 mg và của nhóm
không can thiệp với độ lệch chuẩn tương ứng là
45,0 ± 25,1 mg. Thay vào công thức ta thu được n
= 25. Để tránh trường hợp mất mẫu sau khi
nghiên cứu, chúng tôi lấy ngẫu nhiên 40 BN cho

74

Bảng 1. Lượng morphin IV trong 24 giờ đầu (POD1)
ở 2 nhóm BN
Lượng
Morphin
IV, mg
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Min – max

Nhóm
bupivacain
(n = 40)
16,72
6,96
0 – 25

Nhóm không
bupivacain
(n= 40)
20,88

5,17
10 – 50

Giá trị p

0,030

Bảng 2. Lượng morphin IV trong ngày thứ 2
(POD2) ở 2 nhóm BN
Lượng
Morphin
IV, mg
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Min – max

Nhóm
bupivacain
(n = 40)
7,41
7,12
0 – 25

Nhóm không
bupivacain Giá trị p
(n= 40)
12,63
5,55
<0,001
0 – 25


Bảng 3. Lượng morphin IV trong ngày thứ 3
(POD3) ở 2 nhóm BN
Lượng
Morphin
IV, mg
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Min – max

Nhóm
bupivacain
(n = 40)
5,25
6,32
0 – 25

Nhóm không
bupivacain Giá trị p
(n= 40)
10,25
4,80
<0,001
0 – 20

Bảng 4. Tổng lượng morphin IV trong 3 ngày đầu
sau phẫu thuật ở 2 nhóm BN
Lượng
Morphin
IV, mg

Trung bình
Độ lệch chuẩn
Min – max

Nhóm
bupivacain
(n = 40)
29,38
15,88
0 – 75

Nhóm không
bupivacain
(n= 40)
43,75
9,85
25 – 75

Giá trị p

<0,001

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

Nghiên cứu Y học

Bảng 5. Tỷ lệ BN dùng trên 10 mg trong 24 giờ đầu

sau mổ ở 2 nhóm BN

bởi tác giả Bianconi M. (2003)(1) là giúp giảm nhu
cầu sử dụng thuốc giảm đau opioid.

BN dùng Nhóm bupivacain Nhóm không
bupivacain
trên 10 mg
(n = 40)
(n= 40)
morphin
24 giờ đầu Số BN
%
Số BN
%

27
67,5
39
97,5
Không
13
32,5
1
2,5
Tổng cộng
40
100
40
100


KẾT LUẬN
Giá trị p

<0,001

Nhận xét: Kết quả cho thấy, ở nhóm
bupivacain, trung bình lượng opioid sử dụng
trong 24 giờ đầu tiên, POD2, POD3 và tổng
lượng opioid sử dụng trong 3 ngày đầu sau mổ
đều ít hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm
không bupivacain. Kết quả này phù hợp với
nghiên cứu của Bianconi M. (2003)(1) (p < 0,05), và
Nitin Goyal (2012)(4) (p <0,05).
Về lượng opioid POD1, kết quả trong nghiên
cứu của chúng tôi tương tự với các nghiên cứu
trên BN thay khớp gối của Shih-Jyun Shen và
cộng sự (2015)(7) và InJun Koh và cộng sự
(2012)(6).Một nghiên cứu khác thực hiện trên 47
BN thay khớp gối toàn phần của Per Essving và
cộng sự (2010)(3) cho kết quả nhóm can thiệp sử
dụng lượng thuốc giảm đau opioid ít hơn.
Ngoài ra, nhóm sử dụng bupivacain có tỷ lệ
BN phải dùng trên 10 mg morphin trong 24 giờ
đầu sau mổ thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với
nhóm không bupivacain (67,5% so với 97,5%) (p
< 0,001) phù hợp với kết quảtrong nghiên cứu
của Per Essving (2010)(3).
Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi
phù hợp với các nghiên cứu khác trên thế giới và

đáp ứng đúng mục đích ban đầu của phương
pháp giảm đau phong bế tại vết mổ được đề cập

Phương pháp tiêm bupivacain phong bế tại
vết mổ là phương pháp hiệu quả làm giảm
lượng opioid bệnh nhân sử dụng sau phẫu thuật
thay khớp gối.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

Bianconi MFL, Traina GC, et al. (2003), "Pharmacokinetics and
efficacy of ropivacaine continuous wound instillation after
joint replacement surgery", Br J Anaesth, 91, pp. 830-835.
Chen DW et al. (2014), "Intra-articular Bupivacain reduces
postoperative pain and meperidine use after total hip
arthroplasty: a randomized, double-blind study", J
Arthroplasty, 29(12), pp. 2457-2461.
Essving P et al. (2010), "Reduced morphine consumption and

pain intensity with local infiltration analgesia (LIA) following
total knee arthroplasty. A randomized double-blind study
involving 48 patients", Acta Orthop Scand, 81(3), pp. 354-360.
Goyal N et al. (2013), "The 2012 Chitranjan Ranawat Award:
Intraarticular Analgesia After TKA Reduces Pain: A
Randomized, Double-blinded, Placebo-controlled, Prospective
Study", Clin Orthop Relat Res, 471 (1), pp. 64-75.
Kerr DR et al. (2008), "Local infiltration analgesia: a technique
for the control of acute postoperative pain following knee and
hip surgery: a case study of 325 patients", Acta Orthop, 79(2),
pp. 174-183.
Koh IJ (2012), "Does periarticular injection have additional
pain relieving effects during contemporary multimodal pain
control protocols for TKA?: A randomised, controlled study",
The Knee, 19, pp. 253-259.
Shen SJ et al. (2015), "Analgesic Effects of Intra-Articular
Bupivacaine/Intravenous Parecoxib Combination Therapy
versus Intravenous Parecoxib Monotherapy in Patients
Receiving Total Knee Arthroplasty: A Randomized, DoubleBlind Trial", BioMed Research International, pp. 5 - 20

Ngày nhận bài báo:

12/09/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

18/09/2016

Ngày bài báo được đăng:


01/11/2016

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016

75



×