Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đặc điểm hình ảnh chụp mạch máu số hóa xóa nền của rò động-tĩnh mạch màng cứng nội sọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.24 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019

Nghiên cứu Y học

ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CHỤP MẠCH MÁU SỐ HÓA XÓA NỀN
CỦA RÒ ĐỘNG-TĨNH MẠCH MÀNG CỨNG NỘI SỌ
Lê Vũ Sơn Trà*, Hồ Quốc Cường*, Trần Chí Cường*

TÓMTẮT
Đặt vấn đề: Rò động-tĩnh mạch màng cứng nội sọ là một bất thường mạch máu não hiếm gặp. Chụp mạch
máu số hóa xóa nền là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán và là một phương pháp điều trị rò động-tĩnh mạch màng
cứng nội sọ.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh chụp mạch máu số hóa xóa nền của rò động-tĩnh mạch màng cứng nội
sọ, khảo sát mối tương quan giữa vị trí rò và kiểu hình tĩnh mạch dẫn lưu trong rò động-tĩnh mạch màng cứng
nội sọ.
Phương pháp: Hồi cứu các bệnh nhân được chẩn đoán rò động-tĩnh mạch màng cứng nội sọ tại bệnh viện
Đại học Y Dược và bệnh viện Thống Nhất có chụp mạch máu số hóa xóa nền từ ngày 01/08/2016 đến
31/07/2018. Các đặc điểm lâm sàng được thu thập và ghi nhận các đặc điểm hình ảnh DSA.
Kết quả: Có 76 bệnh nhân. Tuổi trung bình 54,2, tỉ lệ nữ/nam 2,6. Động mạch màng cứng từ: động mạch
cảnh ngoài 96,1%, động mạch cảnh trong 75%, động mạch đốt sống-thân nền 18,4%; động mạch màng mềm
3,9%. Vị trí rò: xoang hang 64,5%, xoang ngang-sigma 23,7%, lều tiểu não 2,6%, hố sọ trước 1,3%, hố sọ giữa
1,3%, lỗ chẩm 3,9%, xoang dọc trên 2,6%. Phân loại Borden: I 57,9%, II 26,3%, III 15,8%. Có mối tương quan
giữa giới và vị trí rò, có mối tương quan giữa vị trí rò và phân loại Borden.
Kết luận: Rò động-tĩnh mạch màng cứng nội sọ thường gặp vùng xoang hang và xoang ngang-sigma.
Bệnh nhân nữ khả năng cao vị trí rò vùng xoang hang, xoang ngang-sigma, bệnh nhân nam khả năng cao rò
các vị trí khác. Rò vùng xoang hang, xoang ngang-sigma khả năng cao Borden I, rò các vị trí khác khả năng
cao Borden II, III.
Từ khóa: rò động-tĩnh mạch màng cứng nội sọ, DSA, phân loại Borden

ABSTRACT
THE DIGITAL SUBTRACTION ANGIOGRAPHY CHARACTERISTICS OF INTRACRANIAL DURAL


ARTERIOVENOUS FISTULAS
Le Vu Son Tra, Tran Chi Cuong, Ho Quoc Cuong
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 1- 2019: 17-21
Background: Intracranial dural arteriovenous fistulas (IDAVFs) is a rare abnormal connection of vessels in
the brain. The digital subtraction angiography is a gold standard for diagnosis and a method of treatment of
IDAVFs.
Purpose: Describe the digital subtraction angiography characteristics of IDAVFs. Survey the correlation of
location and venous drainage.
Methods: Retrospective studies described case series of patients diagnosed Intracranial Dural Arteriovenous
Fistulas at University Medical Center hospital and Thống Nhất hospital and there was DSA between August 1st
2016 and July 31st 2018. Clinical features were collected and assess the DSA characteristics of Intracranial Dural
Arteriovenous Fistulas.
Results: There were 76 patients. Mean age 54.2, ratio female/male 2.6. The meningeal artery from: external
* Bộ môn Chẩn đoán Hình Ảnh, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Lê Vũ Sơn Trà ĐT: 0944402927
Email:

Chuyên Đề Ngoại Khoa

17


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019

carotid artery 96.1%, internal carotid artery 75%, vertebral-basilar artery 18.4%; pial artery 3.9%. Location:
cavernous sinus 64.5%, tranverse-sigmoid sinus 23.7%, tentorial sinus 2.6%, anterior fossa 1.3%, middle fossa
1.3%, foramen magnum 3.9%, superior straight sinus 2.6%. Borden classification: I 57.9%, II 26.3%, III 15.8%.
There were correlation between the sex and the location, there were correlation between the location and the

borden classification.
Conclusions: The most locations were cavernous sinus and tranverse-sigmoid sinus. Female have more
ability of cavernous sinus and tranverse-sigmoid sinus. Male have more ability of the other locations.
Cavernous sinus and tranverse-sigmoid sinus have more ability of Borden I. The other locations have more
ability of Borden II, III.
Key words: intracranial dural arteriovenous fistulas, DSA, Borden classification

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rò động-tĩnh mạch màng cứng nội sọ
(IDAVFs) là sự thông nối bất thường giữa các
động mạch màng cứng và các xoang tĩnh mạch
màng cứng hoặc các tĩnh mạch vỏ não(5). IDAVFs
chiếm 10%-15% dị tật bất thường mạch máu nội
sọ(10). Với sự phát triển gần đây của các phương
tiện chẩn đoán không xâm lấn như chụp X
Quang cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng
từ (MRI), đã góp phần chẩn đoán rò động-tĩnh
mạch màng cứng nhưng vẫn còn đó các trường
hợp rò động-tĩnh mạch màng cứng mà CT và
MRI không phát hiện được(8). Chụp mạch máu
số hóa xóa nền (DSA) cho phép đánh giá chi tiết
cấu trúc mạch máu trong IDAVFs đã trở thành
tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán cũng như một
phương pháp điều trị ưu tiên trong bệnh lý
IDAVFs, giúp xác định được chính xác vị trí lỗ
rò, hướng dòng chảy và kiểu tĩnh mạch dẫn
lưu(3). Nghiên cứu này nhằm mục tiêu: mô tả đặc
điểm hình ảnh chụp mạch máu số hóa xóa nền
của rò động-tĩnh mạch màng cứng nội sọ, khảo
sát mối tương quan giữa vị trí rò và kiểu hình

tĩnh mạch dẫn lưu trong rò động-tĩnh mạch
màng cứng nội sọ.

ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân đã được chẩn IDAVFs trên
hình DSA tại Bệnh Viện Đại học Y Dược TP. Hồ
Chí Minh và Bệnh Viện Thống Nhất trong thời
gian từ 01/08/2016 đến 31/07/2018. Tiêu chuẩn
chọn mẫu: bệnh nhân đã được chẩn đoán
IDAVFs được chụp hình DSA trước khi phẫu

18

thuật hoặc can thiệp.

Tiêu chuẩn loại trừ
Có những tổn thương mạch máu nội sọ khác
đi kèm gây thay đổi lưu thông mạch máu nội sọ.
Có tiền căn bệnh lý hoặc điều trị vùng đầu
gây thay đổi giải phẫu mạch máu nội sọ.
Những bệnh nhân rò động mạch cảnh xoang
hang trực tiếp.
Thiết kế nghiên cứu
Hồi cứu báo cáo hàng loạt ca. Hồi cứu hồ sơ
bệnh án: tuổi, giới, đặc điểm lâm sàng. Khảo sát
đặc điểm hình ảnh DSA của IDAVFs bằng ứng
dụng radiant và hệ thống Pacs.

KẾT QUẢ

Nghiên cứu có 76 bệnh nhân. Tuổi trung
bình là 54,2. Trong mẫu nghiên cứu có 21 bệnh
nhân nam và 55 bệnh nhân nữ. Tỉ lệ nữ/nam
2,6.
Động mạch nuôi lỗ rò từ các nhánh màng
cứng của: động mạch cảnh ngoài 96,1%, động
mạch cảnh trong 75%, động mạch đốt sống-thân
nền 18,4%; động mạch màng mềm 3,9%.
Vị trí rò: xoang hang 64,5%, xoang ngangsigma 23,7%, lều tiểu não 2,6%, hố sọ trước
1,3%, hố sọ giữa 1,3%, lỗ chẩm 3,9%, xoang
dọc trên 2,6%.
Có mối tương quan giữa giới và vị trí lỗ rò:
bệnh nhân nữ thì khả năng rò vùng xoang
hang và xoang ngang-sigma cao còn bệnh
nhân nam thì khả năng rò các vùng khác sẽ
tăng cao. Có mối tương quan giữa vị trí lỗ rò

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
và phân loại Borden: vị trí rò vùng xoang hang
và xoang ngang-sigma sẽ có khả năng Borden I

Nghiên cứu Y học

cao, còn các vị trí khác sẽ có khả năng Borden
II, III tăng cao.

Biểu đồ 1: Động mạch nuôi lỗ rò


64,5%

70%
60%
50%
40%
30%

23,7%

20%
10%

2,6%

1,3%

1,3%

3,9%

2,6%

0%

Biểu đồ 2: Vị trí lỗ rò

BÀN LUẬN
Tuổi trung bình IDAVFs là 54,2 tuổi tương

đồng với các tác giả nước ngoài như Chung và
Cognard đều ghi nhận là 53 tuổi, Willinsky ghi
nhận 56 tuổi và Gross ghi nhận 56,5 tuổi(1,2,6,13).

Chuyên Đề Ngoại Khoa

Tỷ lệ nữ giới cao hơn so với nam giới với tỷ
lệ nữ chiếm 72,4% tương đồng với các tác giả
châu Á như Tsai ghi nhận tỷ lệ nữ giới 72,3%
và Chung ghi nhận tỷ lệ nữ giới là 73%(1,12).
Tuy nhiên, ở các tác giả châu Âu ghi nhận tỷ lệ
nam giới cao hơn như Sodeman ghi nhận tỷ lệ

19


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019

nữ giới 42% và Davies ghi nhận tỷ lệ nữ giới là
46%(4,11). Điều này có thể do sự khác biệt về dân
số chủng tộc.

là nam thì tỷ lệ rò vào các vùng xoang khác sẽ
tăng lên so với nữ, đặc biệt là ở vùng lều tiểu
não, hố sọ trước và hố sọ giữa.

Phân loại Borden: I 57,9%, II 26,3%, III 15,8%.


Theo phân loại Borden: trong nghiên cứu
của chúng tôi, loại I chiếm số lượng nhiều nhất
tiếp theo sau lần lượt là loại II và loại III. Các tác
giả khác như Davies, Li và Gross cũng ghi nhận
tỷ lệ Borden loại I chiếm nhiều nhất(4,6,9).

Bảng 1: Phân loại Borden theo vị trí lỗ rò
Vị trí
Xoang hang
Xoang ngang-sigma
Xoang dọc trên
Lỗ chẩm
Lểu tiểu não
Hố sọ trước
Hố sọ giữa

Số lượng (%)
Borden I Borden II Borden III
33 (67,3%) 15 (30,6%) 1 (2%)
9 (50%)
4 (22,2%) 5 (27,8%)
0
0
2 (100%)
2 (66,7%)
0
1 (33,3%)
0
0
2 (100%)

0
0
1 (100%)
0
1 (100%)
0

Phép kiểm chính xác Fisher, P = 0,000032 < 0,05

Các động mạch màng cứng từ động mạch
cảnh ngoài có trong hầu hết tất cả các trường
hợp. Điều này tương ứng với đa phần màng
cứng não được cấp máu chủ yếu từ các nhánh
màng cứng của động mạch cảnh ngoài.
Tỷ lệ vị trí lỗ rò của chúng tôi tương đồng
với hai tác giả châu Á trong đó xoang hang
chiếm tỷ lệ cao nhất với tỷ lệ là 64,5%, tác giả
Kim ghi nhận tỷ lệ xoang hang cao nhất với
64,2% và tác giả Chung cũng ghi nhận tỷ lệ
xoang hang cao nhất với 57%(1,7). Ngược lại các
tác giả châu Âu mô tả vị trí thường gặp nhất là
xoang ngang-sigma, kế tiếp sau đó mới là xoang
hang như tác giả Gross, Cognard và Daives ghi
nhận tỷ lệ xoang ngang-sigma cao nhất lần lượt
45,5%, 54,6% và 44,1% và tỷ lệ các vị trí khác
cũng cao hơn so với chúng tôi như hố sọ trước,
xoang dọc trên và lều tiểu não(2,4,6). Sự khác biệt
này có thể do dân số chọn mẫu của chúng tôi và
các tác giả châu Á khác biệt so với dân số của các
tác giả châu Âu cũng như việc khác nhau về cỡ

mẫu nghiên cứu.
Ở vùng xoang hang, xoang ngang-sigma
trong mẫu chúng tôi tỷ lệ nữ caohơn nam giới
còn ở các vùng còn lại tỷ lệ nam giới cao hơn.
Chúng tôi xác định có mối tương quan giữa giới
tính và vị trí lỗ rò của bệnh nhân theo phép kiểm
chính xác Fisher, có P = 0,012 < 0,05. Như vậy,
với bệnh nhân là nữ thì khả năng rò vào xoang
hang, xoang ngang-sigma sẽ cao, còn bệnh nhân

20

Ở vùng xoang hang và xoang ngang-sigma,
chúng tôi cũng ghi nhận tỷ lệ Borden I chiếm tỷ
lệ cao nhất. Qua so sánh mẫu nghiên cứu của các
tác giả Davies và Gross, chúng tôi nhận một tỷ lệ
tương tự Borden I cao nhất ở hai vùng này(4,6). Tỷ
lệ Borden I cao nhất ở vùng xoang hang và
xoang ngang-sigma có thể được giải thích vì hai
vùng này là xoang chính lớn trong cơ thể, có
nhiều đường dẫn lưu.
Ở vùng lều tiểu não và hố sọ trước chúng tôi
ghi nhận có Borden III chiếm tỷ lệ rất cao. Qua
so sánh với các tác giả Davies và Gross chúng tôi
cũng nhận thấy một tỷ lệ tương tự Borden III rất
cao ở hai vùng này(4,6). Điều này được giải thích
là do đặc thù giải phẫu ở hai vùng này, đa số rò
do động mạch màng cứng thông nối trực tiếp
vào các tĩnh mạch vỏ não.
Ở các vị trí khác, chúng tôi cũng ghi nhận tỷ

lệ Borden III và II tăng cao, các tác giả Davies và
Gross cũng ghi nhận tỷ lệ Borden III tăng cao ở
hai vùng này(4,6). Điều này được giải thích là các
vị trí khác không phải là những đường tĩnh
mạch dẫn lưu máu chính của cơ thể nên lỗ rò ở
các vị trí này dễ có hiện tượng dẫn lưu trực tiếp
vào tĩnh mạch vỏ não cũng như là trào ngược từ
xoang vào tĩnh mạch vỏ não.
Chúng tôi xác định được có mối tương quan
giữa vị trí lỗ rò và phân loại Borden theo phép
kiểm chính xác Fisher, P = 0,000032 < 0,05, hay
nói cách khác, vị trí rò xoang hang và xoang
ngang-sigma sẽ dễ gặp Borden I và các vị trí
khác khả năng có Borden II và Borden III tăng
cao. Điều này cũng được giải thích rõ ràng là do
đặc tính giải phẫu của từng vùng vị trí rò sẽ có
các kiểu hình tĩnh mạch dẫn lưu tương ứng như
đã trình bày ở trên.

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Hạn chế
Nghiên cứu của chúng tôi có một số hạn
chế là nghiên cứu hồi cứu, cỡ mẫu còn nhỏ,
chưa đánh giá hết được các đặc điểm tĩnh
mạch dẫn lưu khác như giả viêm tĩnh mạch,
túi phình tĩnh mạch, huyết khối đơn trong
xoang tĩnh mạch và xoang tĩnh mạch đơn độc,

dẫn lưu tĩnh mạch tủy.

KẾTLUẬN
Rò động-tĩnh mạch màng cứng nội sọ
thường gặp vùng xoang hang và xoang ngangsigma. Bệnh nhân nữ khả năng cao vị trí rò
vùng xoang hang, xoang ngang-sigma, bệnh
nhân nam khả năng cao rò các vị trí khác. Rò
vùng xoang hang, xoang ngang-sigma khả
năng cao Borden I, rò các vị trí khác khả năng
cao Borden II, III.

TÀILIỆUTHAMKHẢO
1.

2.

3.

4.

Chung SJ, Kim JS, Kim JC, Lee SK, Kwon SU et al (2002).
Intracranial dural arteriovenous fistulas: analysis of 60
patients. Cerebrovasc Dis, 13(2):pp. 79-88.
Cognard C, Gobin YP, Pierot L, Bailly AL, Houdart E et al
(1995). Cerebral dural arteriovenous fistulas: clinical and
angiographic correlation with a revised classification of
venous drainage. Radiology, 194(3):pp. 671-80.
Cohen SD, Goins JL, Butler SG, Morris PP, Browne JD (2009).
Dural arteriovenous fistula: diagnosis, treatment, and
outcomes. Laryngoscope, 119(2):pp. 293-7.

Davies MA, TerBrugge K, Willinsky R, Coyne T, Saleh J et al
(1996). The validity of classification for the clinical

Chuyên Đề Ngoại Khoa

5.

6.
7.

8.

9.

10.

11.

12.

13.

Nghiên cứu Y học

presentation of intracranial dural arteriovenous fistulas. J
Neurosurg, 85(5):pp. 830-7.
Gandhi D, Chen J, Pearl M, Huang J, Gemmete JJ et al (2012),
Intracranial dural arteriovenous fistulas: classification,
imaging findings, and treatment. AJNR Am J Neuroradiol,
33(6):pp. 1007-13.

Gross BA, Du R (2012). The natural history of cerebral dural
arteriovenous fistulae. Neurosurgery, 71(3):pp. 594-602.
Kim MS, Han DH, Kwon OK, Oh CW, Han MH (2002).
Clinical characteristics of dural arteriovenous fistula. J Clin
Neurosci, 9(2):pp. 147-55.
Kwon BJ, Han MH, Kang HS, Chang KH (2005). MR imaging
findings of intracranial dural arteriovenous fistulas: relations
with venous drainage patterns. AJNR Am J Neuroradiol,
26(10):pp. 2500-7.
Li J, Ezura M, Takahashi A, Yoshimoto T (2004). Intracranial
dural arteriovenous fistula with venous reflux to the
brainstem and spinal cord mimicking brainstem infarction-case report. Neurol Med Chir (Tokyo), 44(1):pp. 24-8.
Serulle Y, Miller TR, Gandhi D (2016). Dural Arteriovenous
Fistulae: Imaging and Management. Neuroimaging Clin N Am,
26(2):pp. 247-58.
Soderman M, Pavic L, Edner G, Holmin S, Andersson T
(2008). Natural history of dural arteriovenous shunts. Stroke,
39(6):pp. 1735-9.
Tsai LK, Jeng JS, Liu HM, Wang HJ, Yip PK (2004).
Intracranial dural arteriovenous fistulas with or without
cerebral sinus thrombosis: analysis of 69 patients. J Neurol
Neurosurg Psychiatry, 75(11):pp. 1639-41.
Willinsky R, Goyal M, Montanera W et al (1999). Tortuous,
engorged pial veins in intracranial dural arteriovenous
fistulas: correlations with presentation, location, and MR
findings in 122 patients. AJNR Am J Neuroradiol, 20(6):pp.1031-6.

Ngày nhận bài báo:

8/11/2018


Ngày phản biện nhận xét bài báo:

10/12/2018

Ngày bài báo được đăng:

10/03/2019

21



×