Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ 8-10 tuổi tại trường tiểu học Khương Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội năm 2017 và một số yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.47 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

TÌNH TRẠNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ Ở TRẺ 8-10 TUỔI TẠI
TRƯỜNG TIỂU HỌC KHƯƠNG THƯỢNG, QUẬN ĐỐNG ĐA, HÀ
NỘI NĂM 2017 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Lê Huy Hoàng1, Trần Thị Phúc Nguyệt2, Nguyễn Quang Dũng2,
Nguyễn Thị Thu Liễu2
1

Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch,
²Trường Đại Học Y Hà Nội.

Nghiên cứu nhằm xác định tỉ lệ thừa cân, béo phì và mô tả một số yếu tố liên quan tới thừa cân béo phì của
học sinh 8 - 10 tuổi trường tiểu học Khương Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội năm 2017. Phương pháp nghiên
cứu mô tả cắt ngang để thu thập cân nặng, chiều cao của 1.153 học sinh 8 - 10 tuổi. Z-score BMI theo tuổi
được tính toán và sử dụng để phân loại tình trạng thừa cân, béo phì (TCBP) đồng thời phỏng vấn bộ câu hỏi để
xác định một số yếu tố liên quan. Tỉ lệ TCBP của học sinh 8 - 10 tuổi là 43,6% trong đó thừa cân chiếm 27,6%
và béo phì là 16%. Học sinh nam có nguy cơ TCBP gấp 2,2 lần học sinh nữ. Không ăn bữa sáng, tiêu thụ thức
ăn chiên rán, các loại bánh kẹo ngọt và việc tự mua nước ngọt uống mỗi ngày đều làm tăng nguy cơ thừa cân
béo phì. Những học sinh có đặc tính trên có nguy cơ mắc TCBP cao gấp 2,3; 3,9; 4,0 và 4,7 lần (p < 0,01) so
với học sinh khác. Học sinh thường xuyên xem truyền hình thì nguy cơ mắc TCBP cao gấp 2,4 lần so với những
học sinh không hoặc ít xem. TCBP của học sinh 8 - 10 tuổi trưởng tiểu học Khương Thượng là một vấn đề sức
khỏe quan trọng, cần tiến hành các giải pháp can thiệp để kiểm soát các yếu tố liên quan để làm giảm tỉ lệ này
Từ khoá: Học sinh 8 - 10 tuổi, thừa cân, béo phì, yếu tố liên quan

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo WHO, tình trạng thừa cân, béo phì ở
trẻ em hiện đã đạt đến tỷ lệ báo động tại nhiều
quốc gia trên thế giới, tạo ra những vấn nạn
cấp bách và nghiêm trọng [1]. Theo thống kê
tại Mỹ, bình quân cứ 3 trẻ thì có một trẻ bị thừa


cân, béo phì. Tỷ lệ thừa cân, béo phì trẻ em
tăng cao có liên quan nhiều đến khả năng mắc
các bệnh lý khi ở độ tuổi trưởng thành như đái
tháo đường type 2, tăng huyết áp, gan nhiễm
mỡ không do rượu, hội chứng ngưng thở khi
ngủ và rối loạn lipid máu [2], Tại Việt Nam, theo
nghiên cứu của Trương Tuyết Mai và cộng sự

(2012), khảo sát trên đối tượng trẻ 4-9 tuổi
tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho thấy tỷ lệ trẻ
thừa cân là 21,9% và béo phì là 18,0% [3]. Do
đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Tình trạng
thừa cân béo phì ở trẻ 8-10 tuổi tại trường tiểu
học Khương Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội
năm 2017 và một số yếu tố liên quan”.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng

Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Thu Liễu, Trường Đại

Học sinh từ 8 - 10 tuổi trường tiểu học
Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội. Học sinh
khỏe mạnh, không bị gù vẹo cột sống, bố mẹ
đồng ý cho tham gia nghiên cứu.

học Y Hà Nội

2. Phương pháp


Email:

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2017
đến hết tháng 3/2018

Ngày nhận: 05/03/2019
Ngày được chấp nhận: 07/05/2019

TCNCYH 120 (4) - 2019

75


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt
ngang. Chọn chủ đích trường tiểu học Khương
Thượng, quận Đống Đa. Từ khối lớp 3 tới khối
5, 100% học sinh học 2 buổi/ngày tại trường
với 1.153 học sinh ăn bán trú tại trường. Tiến
hành chọn toàn bộ học sinh vào nghiên cứu.
Phương pháp thu thập số liệu và đánh giá
Tuổi: Thu thập ngày sinh theo lịch dương
lịch trong sổ theo dõi của nhà trường. Tuổi của
trẻ được tính bằng đơn vị năm.
Cân nặng: Cân nặng được đo bằng cân
Tanita HA-680, độ chính xác 0,1 kg. Chiều cao:
Chiều cao được đo bằng thước gỗ có độ chia
tới mm, độ chính xác 0,1 cm.
Đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì: Sử
dụng phần mềm WHO Anthro Plus để tính chỉ

số Z-score của BMI theo tuổi hay BAZ (BMI for
age Z-score). Trẻ được coi là thừa cân khi BAZ
> + 1 SD, trẻ được coi là béo phì khi BAZ > + 2
SD, trẻ được coi là bình thường khi BAZ trong
khoảng - 2 SD tới + 1 SD.[4]

Phỏng vấn trực tiếp từng trẻ bằng bộ câu
hỏi về thông tin cá nhân, chế độ ăn và hoạt
động thể lực của trẻ.
Tần suất tiêu thụ thực phẩm chiên rán,
bánh kẹo ngọt, thức ăn nhanh: được đánh giá
là thường xuyên khi tiêu thụ lớn hơn 3 lần/ tuần
và không thường xuyên khi tiêu thụ ≤ 3 lần/
tuần.
Phân tích và xử lý số liệu: Số liệu được
nhập bằng phần mềm WHO Anthro Plus, sau
đó được làm sạch, tính toán các số trung bình,
tỷ lệ % bằng phần mềm SPSS Version 22.0 for
Windows. Sử dụng test thống kê y học: χ2, các
test kiểm định mức độ liên quan, sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
3. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu chỉ thu thập số liệu khi được sự
chấp thuận và đồng ý tham gia của học sinh,
phụ huynh học sinh và Ban giám hiệu, thầy cô
trường tiểu học Khương Thượng. Mọi thông
tin đều chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

III. KẾT QUẢ
Bảng 1. Tình trạng thừa cân, béo phì theo tuổi của học sinh

Không TCBP

Thừa cân

Béo phì

Tổng TCBP

n (%)

n (%)

n (%)

n (%)

329

188 (57,1)

82 (25,0)

59 (17,9)

141 (42,9)

9

428


248 (57,9)

115 (26,9)

65 (15,2)

180 (42,1)

10

396

214 (54,0)

121 (30,6)

61 (15,4)

182 (46,0)

Tổng

1153

650 (56,4)

318 (27,6)

185 (16)


503 (43,6)

Tuổi

n

8

Tỷ lệ thừa cân, béo phì chung cao: 503 học sinh (43,6%), trong đó học sinh thừa cân là 318 học
sinh (27,6%) và béo phì là 185 học sinh (16%). Ở nhóm trẻ thừa cân, tỷ lệ tăng dần theo độ tuổi.
Tỉ lệ béo phì cao nhất ở trẻ 8 tuổi.
Bảng 2. Liên quan giữa giới tính và thừa cân béo phì

76

TCNCYH 120 (4) - 2019


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Giới tính

TCBP
n (%)

Không TCBP
n (%)

Nam

312 (53,2)


274 (46,8)

Nữ

191 (33,7)

376 (66,3)

Tổng

503 (100)

650 (100)

OR
(95%CI)

p

2,2 (1,8 - 2,9)

< 0,01

Trẻ nam có nguy cơ mắc TCBP cao hơn 2,2 lần so với trẻ nữ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
với p < 0,01.
Bảng 3. Mối liên quan giữa tập tính ăn uống với thừa cân, béo phì của học sinh 8 - 10 tuổi
tiểu học Khương Thượng

TCBP


Không
TCBP

OR

Giá trị

(95%CI)

p

Không ăn sáng

56 (11,1)

33 (5,1)

2,3 (1,5 - 3,7)

Thường ăn sáng

447 (88,9)

617 (94,9)

1,0




197 (39,2)

92 (14,1)

3,9 (2,9 - 5,3)

Không

306 (60,8)

558 (85,9)

1,0



457 (90,8)

461 (70,1)

4,0 (2,9 - 5,8)

Không

46 (9,2)

189 (29,1)

1,0


Yếu tố

Việc ăn sáng của
học sinh
Món chiên rán,
thức ăn nhanh
Các loại bánh
kẹo ngọt

< 0,01

< 0,01

< 0,01

Bảng 3 cho thấy học sinh thường bỏ bữa sáng làm tăng nguy cơ TCBP lên 2,3 lần với p < 0,01.
Với các loại thực phẩm học sinh tiêu thụ sau giờ tan học, kết quả cho thấy việc ăn các thức ăn chiên
rán và bánh kẹo ngọt làm tăng nguy cơ TCBP lên 3,9 và 4,0 lần với p < 0,01.
Bảng 4. Mối liên quan giữa việc tiêu thụ nước ngọt của trẻ và thừa
TCBP

Không
TCBP

OR
(95%CI)

447 (88,9)

470 (72,3)


3,1 (2,1 - 4,2)

56 (11,1)

180 (27,7)

1,0

143 (28,4)

272 (41,8)

1,6 (0,9 - 2,5)

> 0,05

Tần suất uống
4 - 6 ngày mới uống
nước ngọt

108 (21,5)

132 (20,3)

2,5 (1,4 - 4,1)

< 0,01

2 - 3 ngày mới uống


112 (22,3)

89 (13,7)

3,8 (2,2 - 6,5)

< 0,01

Tiêu thụ nước ngọt
Uống nước
ngọt


Không
1 tuần chỉ uống 1 lần

TCNCYH 120 (4) - 2019

Giá trị
p
< 0,01

77


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Tiêu thụ nước ngọt
Tự mua uống/ uống
mỗi ngày

Không uống/ thỉnh
thoảng mới uống

TCBP

Không
TCBP

OR
(95%CI)

Giá trị
p

111 (22,1)

70 (10,8)

4,7 (2,7 - 8,3)

< 0,01

29 (5,8)

87 (13,4)

1,0

Kết quả bảng 4 cho thấy tỷ lệ trẻ uống nước ngọt khá cao (72,3% trẻ không TCBP và 88,9% trẻ
có TCBP). Việc tiêu thụ nước ngọt có ảnh hưởng lên tỷ lệ TCBP với OR = 3,1. Ngoài ra, những trẻ

uống nước ngọt 1 tuần và trẻ hầu như không uống hoặc trẻ không uống thường xuyên thì sự khác
biệt về TCBP không có ý nghĩa thống kê p > 0,05. Tuy nhiên khi tần suất tiêu thụ của trẻ tăng dần
thì nguy cơ béo phì của trẻ ngày càng cao: Trẻ chỉ uống 4 - 6 ngày 1 lần và trẻ uống 2 - 3 ngày 1
lần thì OR lần lượt là 2,5 và 3,8 so với trẻ không uống hoặc uống nước ngọt rất ít. Tỷ suất chênh
đạt mức cao nhất là 4,7 với những trẻ tự mua nước ngọt uống (OR = 4,7, p < 0,05).
Bảng 5. Mối liên quan giữa lối sống và thừa cân béo phì
TCBP

Không
TCBP

OR
(95%CI)

Không

130 (25,8)

89 (13,7)

2,1 (1,6 - 2,9)



373 (74,2)

561 (86,3)

1,0


Có, thỉnh thoảng

174 (34,6)

217 (33,4)

1,7(1,3 - 2,3)

< 0,01

Có, hằng ngày

217 (43,1)

193 (29,7)

2,4

< 0,01

Không/ ít xem
(xem < 1h)

112 (22,3)

240 (36,9)

1,0

Lối sống

Chơi thể thao

Xem ti vi
thường xuyên

Giá trị p
< 0,01

Bảng 5 cho thấy những học sinh không chơi thể thao, xem ti vi hằng ngày có nguy cơ TCBP gấp
2,1 và 2,4 lần những học sinh chơi thể thao và không/ít xem ti vi.

IV. BÀN LUẬN
Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ học sinh mắc
TCBP của trường tiểu học Khương Thượng
khá cao 43,6%. Kết quả này tương tự với
nghiên cứu của Hoàng Đức Hạnh (2015) trên
học sinh tiểu học Hà Nội: tỷ lệ học sinh tiểu học
nội thành mắc TCBP là 40,6% [5]. Trong khi đó,
nghiên cứu của Trương Tuyết Mai (2012) cho
kết quả: tỷ lệ TCBP 39,9% thấp hơn nghiên cứu
tại trường Khương Thượng [3]. Chênh lệch này
có thể do đối tượng nghiên cứu của Trương

78

Tuyết Mai là trẻ em từ 4-9 tuổi tại quận Hoàn
Kiếm, Hà Nội và thời điểm 2 nghiên cứu khác
nhau. Khi so sánh với số liệu TCBP ở trẻ 5 đến
19 tuổi theo công bố của WHO 2016, kết quả
cho thấy tỷ lệ thừa cân(27,6%) trong nghiên

cứu cao hơn so với tỷ lệ thừa cân của Thái
Lan (22,1%),Myanmar (11,6%), Ấn độ (6,8%),
Hàn Quốc (22,9%), Indonesia (15,4%). Đồng
thời, tỷ lệ béo phì (16%) cũng cao hơn Thái
Lan (11,3%), Myanmar (3,7%), Ấn Độ (2%),

TCNCYH 120 (4) - 2019


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Indonesia (6,1%), Hàn Quốc (8,5%) [6]. Kết
quả nghiên cứu cao hơn do chênh lệch về mặt
cỡ mẫu và đối tượng nghiên cứu của chúng
tôi là học sinh tiểu học 8 - 10 tuổi và trong nội
thành Hà Nội. Kết quả này phản ánh phần nào
xu hướng của tình trạng TCBP ở trẻ em trong
các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á. Theo
ghi nhận từ kết quả: học sinh nam có tỷ lệ mắc
TCBP cao hơn học sinh nữ và sự khác biệt
mang ý nghĩa thống kê p < 0,05. Kết quả này
cũng tương ứng với nghiên cứu của Nguyễn
Đỗ Huy (2013) [7]. Các yếu tố sinh học, xã hội,
văn hóa có thể là nguyên nhân dẫn tới sự khác
biệt này. Trong một nghiên cứu theo dõi dọc,
Goran và cộng sự phát hiện thấy trong giai
đoạn từ 5 tới 10 tuổi, tiêu hao năng lượng tổng
số của trẻ trai có xu hướng tăng. Tuy nhiên,
ở trẻ gái, tiêu hao năng lượng tăng từ 1400
Kcal lúc 5 tuổi lên 1800 Kcal lúc 6 tuổi, rồi giảm
xuống còn 1600 Kcal lúc 9 tuổi. Sự khác biệt

về tiêu hao năng lượng này là do hoạt động
thể lực của trẻ gái giảm 50% trong giai đoạn
từ 6 - 9 tuổi [8]. Điều này cho thấy học sinh
nam là đối tượng cần được chú ý hơn khi xây
dựng các chương trình can thiệp, phòng chống
TCBP tiểu học.
Nghiên cứu của chúng tôi đã xác định được
một số yếu tố về tập tính ăn uống của trẻ và
hoạt động thể lực có liên quan rõ ràng tới tình
trạng thừa cân béo phì. Lối sống tĩnh tại của
trẻ khi ở nhà là một yếu tố góp phần làm tăng
tỷ lệ TCBP. Nhận định này cũng tương đồng
với nghiên cứu năm 2016 về lối sống của trẻ
[9]. Trẻ không chơi thể thao thì nguy cơ mắc
TCBP gấp 2,1 lần so với trẻ chơi thể thao (p
< 0,05). Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của
Trần Thị Phúc Nguyệt (2004) trên trẻ 4 - 6 tuổi:
OR = 3,3; p < 0,05 [10]. Điều này có thể do sự
thay đổi về thời gian và đối tượng nghiên cứu.
Những trẻ có tần suất xem ti vi hàng ngày có
nguy cơ TCBP gấp 2,4 lần những trẻ không
TCNCYH 120 (4) - 2019

hoặc ít xem ti vi (p < 0,01). Về thói quen ăn
uống của trẻ, chúng tôi nhận thấy trẻ không ăn
sáng thì nguy cơ mắc TCBP cao hơn 2,3 lần
so với trẻ ăn sáng với p < 0,01. Nghiên cứu
của Vik (2016) cũng cho thấy trẻ có ăn sáng
thì nguy cơ mắc TCBP giảm (OR = 0,7; p <
0,01) so với trẻ không ăn sáng. Sự khác biệt

trong kết quả có thể do yếu tố chủng tộc tác
động [11].
Việc tiêu thụ thực phẩm sau giờ tan học
cũng có ăn hưởng lên nguy cơ mắc TCBP
của trẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc ăn
các món chiên rán làm tăng 3,9 lần nguy cơ
mắc TCBP. Kết quả này cũng tương đồng với
nghiên cứu của Monira (2014) có mối tương
quan giữa việc tiêu thụ thức ăn nhanh và tỉnh
trạng TCBP của trẻ em sống tại thành phố
Riyadh và nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ
béo phì trẻ em tại Jeju 2018 [12 - 13].
Nhóm nghiên cứu nhận thấy riêng về yếu tố
nguy cơ là nước ngọt, trẻ thường uống nước
ngọt có nguy cơ mắc TCBP gấp 3,1 lần so với
trẻ không uống nước ngọt với p < 0,01. Kết
quả này cũng tương đồng với nghiên cứu năm
2013 của Papandreou: nước ngọt làm tăng
nguy cơ TCBP lên 2,5 lần ở những trẻ từ 7 đến
15 tuổi [14]. Ngoài ra, nghiên cứu của chúng
tôi cũng cho thấy trẻ tự mua nước ngọt uống
mỗi ngày có nguy cơ mắc TCBP lên 4,7 lần.

V. KẾT LUẬN
Tỉ lệ TCBP của học sinh 8 - 10 tuổi là 43,6%
trong đó thừa cân chiếm 27,6% và béo phì là
16%. Học sinh nam có nguy cơ TCBP gấp 2,2
lần học sinh nữ. Không ăn bữa sáng, tiêu thụ
thức ăn chiên rán, các loại bánh kẹo ngọt, tự
mua uống nước ngọt hàng ngày đều làm tăng

nguy cơ thừa cân béo phì. Những học sinh có
đặc tính trên có nguy cơ mắc TCBP cao gấp
2,3; 3,9; 4,0 và 4,7 lần (p < 0,01) so với học
sinh khác. Học sinh thường xuyên xem truyền

79


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
hình thì nguy cơ mắc TCBP cao gấp 2,4 lần.
TCBP của học sinh 8 - 10 tuổi trưởng tiểu học
Khương Thượng là một vấn đề sức khỏe quan
trọng, cần tiến hành các giải pháp can thiệp để
kiểm soát các yếu tố liên quan để làm giảm tỉ
lệ này.

Lời cảm ơn
Chúng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới
trường Tiểu học Khương Thượng, Ban Giám
Hiệu, thầy cô, học sinh và phụ huynh học sinh
trường đã tạo điều kiện để chúng tôi hoàn
thành nghiên cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. WHO (2016). Report of Commission
on Ending Childhood Obesity. 1, VI.
2. S. Kumar, A. S. Kelly (2017). Review
of Childhood Obesity: From Epidemiology,
Etiology, and Comorbidities to Clinical
Assessment and Treatment. Mayo Clin Proc,

92(2), 251 - 265.
3. Trương Tuyết Mai, Lê Thị Hợp và
Nguyễn Thị Lâm (2012). Tình trạng thừa cân
béo phì và rối loạn lipid máu ở trẻ 4 - 9 tuổi tại
một số trường thuộc quận Hoàn Kiếm Hà Nội.
Tình hình dinh dưỡng, Chiến lược can thiệp
2011 - 2015 và định hướng 2016 - 2020, 1, 56
- 62.
4. WHO (2007). WHO reference, BMI for - age Girls (boys) 5 to 19 years Z - score.
5. Hoàng Đức Hạnh và Đan Thị Lan
Hương (2013). Thực trạng thừa cân béo phì
của học sinh tiểu học trên địa bàn Hà Nội năm
2013. Tạp chí Y học dự phòng, số 4(XXV), 40.
6. WHO (2016). Prevalence of overweight
/ obesity among children and adolescents, age
5 - 19, 1975 - 2016 (crude estimate). http://
www.who.int/gho/ncd/risk_factors/overweight_
obesity/overweight_adolescents/en/,

80

7. Nguyễn Đỗ Huy (2013). Tình trạng
thừa cân béo phì và một số yếu tố liên quan ở
học sinh hai trường tiểu học của huyện đông
anh, hà nội. Tạp chí nghiên cứu y học, 82, 159
- 161.
8. M. I. Goran (2001). Metabolic
precursors and effects of obesity in children: a
decade of progress, 1990 - 1999. Am J Clin
Nutr, 73(2), 158 - 171.

9. A. LeBlanc (2016). Why are
children sedentary: an examination using
the International Study of Childhood Obesity,
Lifestyle and the Environment. Appl Physiol
Nutr Metab, 41(7), 790.
10. Trần Thị Phúc Nguyệt, Hà Huy Khôi
và Nguyễn Thị Lâm (2004). Liên quan giữa
Thực hành dinh dưỡng của bà mẹ, hoạt động
thể lực ở trẻ với tình trạng thừa cân - béo phì
4 - 6 tuổi. Tạp chí Y học dự phòng, XIV(5), 40 44.
11. F. N. Vik, S. J. Te Velde, W. Van
Lippevelde et al. (2016). Regular family
breakfast was associated with children’s
overweight and parental education: Results
from the ENERGY cross - sectional study. Prev
Med, 91, 197 - 203.
12. M. Almuhanna, M. Alsaif, M. Alsaadi
et al. (2014). Fast food intake and prevalence
of obesity in school children in Riyadh City.
Sudan J Paediatr, 14(1), 71 - 80.
13. E. H. Park, M. S. Oh, S. Kim et al.
(2018). The Analysis of Factors Causing the
High Prevalence of Child Obesity in Jeju Island.
Pediatr Gastroenterol Hepatol Nutr, 21(2), 127
- 133.
14.

D. Papandreou, E. Andreou, A.

Heraclides et al. (2013). Is beverage intake

related to overweight and obesity in school
children? Hippokratia, 17(1), 42 - 46.

TCNCYH 120 (4) - 2019


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

Summary
SOME RELATED FACTORS RELATED TO THE PREVALENCE
OF OVERWEIGHT AND OBESITY AMONG 8-10 YEARS
OLD CHILDREN IN KHUONG THUONG PRIMARY SCHOOL,
DONG DA DISTRICT, HANOI
This study was to assess the prevalence of overweight and obese children ages 8 - 10 years
old in Khuong Thuong Primary School, Dong Da District, Hanoi in 2017 and describe some related
factors. A cross-sectional study was carried out to collect body weigh and height of 1153 children
at Khuong Thuong primary school. BMI-for-age Z-score was calculated and used to classify the
prevalence of overweight and obese children. We found that 27.6% of students were overweight
and 16% were classified as obese, amounting to a combined prevalence of 43.6%. Male pupils
had a risk of having these classifications that was 2.2 times higher than female pupils. Not eating
breakfast, eating extra meals, consuming fried foods, sweet confectioneries, and drinking soft drinks
all increased the risk of being overweight and obese. Students with these characteristics were 2.3
times more likely to be overweight or obese (4.3; 3.9; 4.0 and 1.7 times (p < 0.01)) compared to other
students. Students who regularly watched TV were 2.4 times more likely to be overweight and obese.
Students with an average sleep time of 6 - 6.5 hour had an increased the risk of being overweight
and obese by 2.4 and 1.9 times, respectively, when compared to those who slept for 8 hours at
night (p < 0.01). Obesity in 8 - 10 year old elementary school pupils is an important health issue;
it is necessary to implement interventions to control the relevant factors to reduce this prevalence.
Keywords: 8 - 10 years old children, overweight, obesity, body mass index.


TCNCYH 120 (4) - 2019

81



×