Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tỉ lệ rối loạn dung nạp đường huyết tại thời điểm 6 đến 12 tuần sau sinh ở các phụ nữ đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện quận Thủ Đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.69 KB, 7 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019

TỶ LỆ RỐI LOẠN DUNG NẠP ĐƯỜNG HUYẾT TẠI THỜI ĐIỂM 6 ĐẾN 12 TUẦN
SAU SINH Ở CÁC PHỤ NỮ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC
Huỳnh Thị Kim Liên*, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang**

TÓM TẮT
Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) có xu hướng ngày càng tăng trên thế giới và ở Việt Nam. Đánh giá sau
sinh chưa có sự thống nhất, mặc dù đa số các tổ chức hiện nay đều khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm 75 gram
glucose – 2 giờ trong khoảng 4 đến 12 tuần.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ rối loạn glucose huyết đói, rối loạn dung nạp glucose, đái tháo đường sau sinh 6
đến 12 tuần trên sản phụ ĐTĐTK tại bệnh viện quận Thủ Đức và một số yếu tố liên quan.
Phương pháp: Nghiên cứu dọc tiền cứu trên 185 thai phụ ĐTĐTK theo dõi sinh tại bệnh viện quận Thủ
Đức hội đủ các tiêu chí chọn mẫu trong thời gian từ 01/08/2017 – 30/06/2018, đồng ý tham gia nghiên cứu.
Được làm xét nghiệm 75 gram glucose – 2 giờ trong khoảng 6 – 12 tuần sau sinh.
Kết quả: Tỷ lệ bất thường NPDNG sau sinh 6-12 tuần (ADA 2016) là 25,9% KTC 95% [19,6-32,3] với
các phân nhóm: đái tháo đường chiếm tỷ lệ là 2,7% KTC 95% [0,3-5,0]; rối loạn dung nạp glucose là 22,2% KTC
95% [16,2-28,2]; rối loạn glucose huyết đói là 4,3% KTC 95% [ 1,3-7,2]. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu có mối
liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mực đường huyết lúc đói và lúc 2 giờ ở lúc mang thai với thời điểm tương
ứng sau sinh.
Kết luận: nên thực hiện xét nghiệm 75 gram glucose – 2 giờ ở hậu sảu 6 – 12 tuần trên những thai phụ
ĐTĐTK.
Từ khóa: đái tháo đường thai kỳ, xét nghiệm 75 gram glucose – 2 giờ

ABSTRACT
THE PREVALENCE OF ABNORMAL GLUCOSE TOLERANCE AT 6 TO 12 WEEKS POSTPARTUM
AMONG WOMEN WITH GESTATIONAL DIABETES AT THU DUC DISTRICT HOSPITAL
Huynh Thi Kim Lien, Huynh Nguyen Khanh Trang


* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 172 - 178
Gestational diabetes mellitus (GDM) tends to increase all over the world as well as in Viet Nam. Postpartum
evaluation is not uniform, although almost all recent recommendations from well known organizations are using
75-gram glucose - 2 hours test from 6 to 12 weeks of postpartum.
Objectives: To determine the prevalence of abnormal glucose intolerance at 6 to 12 weeks postpartum in
women with gestational diabetes at Thu Duc District Hospital and some related factors.
Method: Prospective longtitue study on 185 pregnant women with gestational diabetes. The
postpartum follow-up in Thu Duc District Hospital met the sampling criteria from 01/08/2017 to
30/06/2018, agreed to participate in the study. They were carried out test 75 grams of glucose - 2 hours between 6
and 12 weeks after births.
Results: The prevalence of abnormal glucose tolerance at 6 - 12 weeks postpartum (ADA 2016) was 25.9%
95% CI [19.6-32.3] with subgroups: prevalence of diabetes mellitus was 2.7%; 95% CI [0.3-5.0]; glucose
* Bệnh viện Quận Thủ Đức
** Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: PGS TS. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang ĐT: 0903882015 Email:

172

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019

Nghiên cứu Y học

tolerance disorder is 22.2% 95% CI [16.2-28.2]; perinatal hypoglycemia was 4.3% 95% CI [1.3-7.2]. Moreover,
this results was statistically significant relationship between fasting plasma glucose levels and at 2 hours of
gestation at corresponding postpartum periods.
Conclusion: Test 75 grams- 2 hours of glucose tolerance should be administered at 6 - 12 weeks postpartum
in in women with gestational diabetes.

Key words: gestational diabetes mellitus, abnormal glucose tolerance
glucose huyết sau sinh giúp điều trị sớm, dự
ĐẶT VẤN ĐỀ
phòng làm chậm diễn tiến ĐTĐ típ 2 và các biến
Kết quả điều tra về các yếu tố nguy cơ của
chứng về sau cũng như giảm nguy cơ sẩy thai và
bệnh không lây nhiễm do Bộ Y tế thực hiện năm
sinh con dị tật ở những bệnh nhân ĐTĐTK khi
2015, ở nhóm tuổi từ 18 - 69, cho thấy tỷ lệ ĐTĐ
có thai lại(7).
(Đái tháo đường) toàn quốc là 4,1%, tiền ĐTĐ là
3,6%. Cùng với bệnh đái tháo đường, đái tháo
đường thai kỳ cũng ngày càng tăng do tuổi sanh
đẻ tăng, phụ nữ ngày càng thừa cân, béo phì và
ít vận động. Tỉ lệ đái tháo đường thai kỳ thay đổi
tùy thuộc vào dân số nghiên cứu, tiêu chí chọn
mẫu, tiêu chuẩn chẩn đoán. Tại Việt nam, tỉ lệ
này tăng từ 3,9% vào năm 2004(10) đến 20,9% năm
2016(11). Nếu không được chẩn đoán và điều trị
thích hợp, có thể ảnh hưởng đến tử suất và bệnh
suất của mẹ và thai nhi.
Đa số các trường hợp đái tháo đường thai kỳ
(ĐTĐTK), glucose huyết sẽ trở về bình thường
sớm sau sinh, tuy nhiên một số diễn tiến về lâu
dài sẽ có nguy cơ dẫn đến ĐTĐ típ 2, hội chứng
chuyển hóa ở các bà mẹ, những trẻ sinh ra từ
những bà mẹ này có nguy cơ bị ĐTĐ và tiền
ĐTĐ khi đến tuổi trưởng thành(7,10).
Hak C. Jang và cs (2003) ở Hàn Quốc nghiên
cứu trên 311 bệnh nhân ĐTĐTK tham gia

nghiệm pháp dung nạp glucose 75g - 2 giờ sau
sinh 6 đến 8 tuần, kết quả 38,3% bất thường
nghiệm pháp dung nạp glucose (NPDNG) trong
đó 15,1% ĐTĐ và 23,2% rối loạn dung nạp
đường(5). Jaroslaw Ogonowski và cs (2005 – 2007)
ở Ba Lan trên 318 bệnh nhân ĐTĐTK thực hiện
NPDNG 75g – 2 giờ sau sinh từ 5 đến 9 tuần. Kết
quả 13,5% bất thường dung nạp glucose, trong
đó 1,3% ĐTĐ, 2,5% rối loạn đường huyết đói và
7,5% rối loạn dung nạp glucose(6). Vì vậy các tổ
chức và hội nghị về ĐTĐTK trên thế giới khuyến
cáo nên thực hiện NPDNG 6 đến 12 tuần sau
sinh nhằm phát hiện sớm những bất thường

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa

Tại Việt Nam, nghiên cứu của Phạm Thị Hải
Châu 2012, ĐTĐTK chẩn đoán theo ADA 2010.
Trong 247 trường hợp ĐTĐTK tại bệnh viện
Hùng Vương test 75g glucose 6 đến 12 tuần sau
sinh (WHO 2006) kết quả 33,2% bất thường
NPDNG trong đó 7,7% ĐTĐ, 23,9% rối loạn
dung nạp glucose, 1,6% rối loạn glucose đói(9).
Bệnh viện quận Thủ Đức hằng năm có
khoảng 6000 trường hợp sinh. Tại viện, tầm soát
và chẩn đoán ĐTĐTK theo tiêu chuẩn của ADA
2016 đã được áp dụng trong phát đồ khám thai.
Bệnh viện quận Thủ Đức là một Bệnh viện Đa
Khoa tại bệnh viện hiện có khoảng 3000 hồ sơ
bệnh nhân ĐTĐ đang được theo dõi, có chương

trình tư vấn tầm soát ĐTĐ rất hiệu quả qua phát
tờ rơi, thông tin truyền thông, câu lạc bộ ĐTĐ…
tuy nhiên vấn đề tư vấn và tầm soát cho các
trường hợp có ĐTĐ thai kỳ sau sinh còn bở ngỡ.
Với câu hỏi nghiên cứu: có bao nhiêu trường
hợp bất thường nghiệm pháp dung nạp 75 gram
trên thai phụ ĐTĐTK sau sinh 6 đến 12 tuần tại
Bệnh viện Quận Thủ Đức và một số yếu tố nguy
cơ nào liên quan? Chúng tôi tiến hành thực hiện
nghiên cứu “Tỷ lệ rối loạn dung nạp đường
huyết tại thời điểm 6 đến 12 tuần sau sinh ở các
phụ nữ đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên
quan tại Bệnh viện Quận Thủ Đức”.
Nghiên cứu với mục tiêu
Xác định tỷ lệ rối loạn glucose huyết đói, rối
loạn dung nạp glucose, đái tháo đường sau sinh
6 đến 12 tuần trên thai phụ ĐTĐTK tại bệnh viện
quận Thủ Đức.

173


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019

Tìm mối liên quan giữa bất thường nghiệm
pháp 75 gram glucose theo tiêu chí ADA (2016),
đường huyết (ĐH) đói, ĐH 2 giờ của NPDNG
sau sinh 6 - 12 tuần trên thai phụ ĐTĐTK.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu dọc tiền cứu.
Đối tượng
Thai phụ khám thai, được chẩn đoán
ĐTĐTK (ADA, 2016)(1), theo dõi sinh tại bệnh
viện quận Thủ Đức hội đủ các tiêu chí chọn mẫu
trong thời gian từ 01/08/2017 – 30/06/2018, đồng
ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn nhận bệnh
Thai phụ được chẩn đoán ĐTĐTK dựa
theo nghiệm pháp dung nạp glucose của ADA
- 2016. Thai phụ sinh tại BV Thủ Đức và đồng
ý làm nghiệm pháp 75 gram glucose sau sinh 6
đến 12 tuần.
Tiêu chuẩn loại trừ
Thai phụ được chẩn đoán ĐTĐ trước khi
mang thai. Thai phụ đang mắc các bệnh ảnh
hưởng đến chuyển hóa đường như cường giáp,
suy giáp, cushing, u tủy thượng thận, to đầu chi,
suy gan, suy thận hoặc đang sử dụng các thuốc
có ảnh hưởng đến chuyển hóa đường như
corticoid, salbutamol, thuốc chẹn giao cảm, lợi
tiểu nhóm thiazide. Các tiêu chí này được xác
định qua hỏi tiền căn, khám lâm sàng.
Cỡ mẫu
Với mục tiêu chính của nghiên cứu là xác
định tỷ lệ bất thường Nghiệm pháp 75 gram
glucose sau sinh 6 đến 12 tuần ở các bệnh nhân

ĐTĐTK tại bệnh viện Quận Thủ Đức.
Cỡ mẫu theo công thức

=

(



)

× [ (1 − )]
= 185

Với: α mức ý nghĩa 0,05.
Z(1-α/ 2)= 1,96 ở khoảng tin cậy 95%
d:

sai số cho phép = 5%

Tỷ lệ bất thường nghiệm pháp dung nạp

174

glucose sau sinh 6 đến 12 tuần p = 14% được
tham khảo từ nghiên cứu của Jaroslaw
Ogonowski và cs thực hiện năm 2005 đến 2007, ở
vùng Tây Bắc của Ba Lan trên 318 bệnh nhân
ĐTĐTK thực hiện nghiệm pháp dung nạp 75
gram – 2 giờ sau sinh 5 đến 9 tuần, kết quả 13,5%

bất thường NPDNG(6), do vậy: 1-p = 0,86.
Độ chính xác tuyệt đối, d=5%. Do đó cỡ mẫu
dự kiến là 185
Chọn mẫu toàn bộ cho đến khi đủ mẫu.
Sử dụng phần mềm SPSS để nhập xử lý và
phân tích số liệu.

KẾT QUẢ
Bảng 1. Đặc điểm dịch tễ của đối tượng nghiên cứu
(n=185)
Đặc điểm
Tuổi trung bình (năm)
≤24
25-34
≥35
Dân tộc kinh
Địa phương
Tỉnh
Tp. Hồ Chí Minh
Trình độ học vấn
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Cao đẳng đại học
Nghề nghiệp
Nội trợ
CNV
Công nhân
Buôn bán
Nghề khác

Số lần sinh
Con so
Con rạ
Sẩy thai
Sẩy thai lưu
Sinh con to
Bố, mẹ, anh chị em ruột bị
ĐTĐ
Cao huyết áp
Đái tháo đường thai kỳ
Thai lưu tam cá nguyệt III
Mổ lấy thai
Tiền sản giật

Tần số
32,0324 ± 5,043
14
120
51
180

Tỷ lệ (%)

87
98

47,0
53,0

16

109
45
15

8,6
58,9
24,3
8,1

13
24
135
9
4

7,0
12,9
73,0
4,9
2,2

51
134
40
3
9
10

27,6
72,4

21,6
1,2
4,9
5,4

2
2
1
39
5

1,1
1,1
0,5
21,1
2,7

7,6
64,9
27,6
97,3

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Đặc điểm
Tuổi trung bình (năm)
Sinh non
ĐTĐTK có sử dụng insulin


Tần số
32,0324 ± 5,043
5
19

Tỷ lệ (%)
2,7
10,3

Bảng 2. Kết quả NPDNG sau sinh theo tiêu chí
ADA 2016
Kết quả glucose huyết Tần số
Glucose huyết bình thường 137
Bất thường NPDNG
48
Đái tháo đường
5
Rối loạn dung nạp glucose
41
Rối loạn glucose huyết đói
8

Tỷ lệ
74,1
25,9
2,7
22,2
4,3


KTC 95%
19,6 – 32,3
0,3 – 5,0
16,2 – 28,2
1,3 – 7,2

Bảng 3. Phân tích mối liên quan giữa quan giữa giá
trị đường huyết chẩn đoán trong thai kỳ, cân nặng
thai nhi sau sinh với ĐH đói và 2 giờ sau sinh 6-12 tuần
Yếu tố
CĐ trong TK so với ĐH lúc
đói sau sinh
ĐH lúc đói
ĐH 1h
ĐH 2h
Cân nặng thai nhi sau sinh
CĐ trong TK so với ĐH 2h
sau sinh
ĐH lúc đói
ĐH 1h
ĐH 2h
Cân nặng thai nhi sau sinh

R

P

0,242
0,041
-0,085

0,184

0,001
0,583
0,249
0,012

0,035
0,075
0,174
0.074

0,641
0,312
0,018
0.316

Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
ĐH đói lúc chẩn đoán trong thai kỳ với ĐH đói
sau sinh 6 đến 12 tuần với hệ số liên quan
r=0,242 và P= 0,001. Tương tự như vậy, có mối
liên quan giữa cân nặng của thai nhi sau sinh với
ĐH đói sau sinh 6 đến 12 tuần hệ số liên quan r=
0,184 và P= 0,012.
Có mối liên quan giữa ĐH 2 giờ lúc chẩn
đoán trong thai kỳ với ĐH 2h sau sinh 6 đến 12
tuần với hệ số liên quan r= 0,174 và P= 0,018.
Theo phương trình hồi quy tuyến tính
Y=a+bX.
Hệ số hồi quy: độ dốc của đường thẳng hồi

quy, cùng dấu với r.
Ý nghiã: Nếu biến X tăng 1 đơn vị thì:
Biến Y sẽ tăng b đơn vị nếu b>0,
Biến Y sẽ giảm b đơn vị nếu b<0.
Theo phương trình hồi quy tuyến tính thì giá

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa

Nghiên cứu Y học

trị đường huyết đói lúc chẩn đoán ĐTĐTK tăng
10 mg/dL thì làm tăng đường huyết đói sau sinh
6 - 2 tuần 1,83 mg/dL. Cũng như vậy, cân nặng
thai nhi sau sinh tăng 1000 gr thì làm tăng
đường huyết đói sau sinh 6 - 12 tuần 5 mg/dL.
Tương tự giá trị đường huyết 2h lúc chẩn đoán
ĐTĐTK tăng 10 mg/dL thì làm tăng đường
huyết 2h sau sinh 6-12 tuần 1,73 mg/dL với giá
trị p<0,05. Tuổi mẹ tăng 1 tuổi thì đường huyết
đói sau sinh tăng 0,44 mg/dL.

BÀN LUẬN
Tương tự như ĐTĐTK, tỷ lệ bất thường
NPDNG sau sinh cũng thay đổi tùy theo dân số
nghiên cứu, chủng tộc, đối tượng nghiên cứu,
thời điểm nghiên cứu, tiêu chí chẩn đoán. Trước
đây, tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường của
WHO và ADA không khác nhau. Tuy nhiên có
khác nhau giữa tiêu chí chẩn đoán tiền đái tháo
đường cụ thể là theo WHO 2006 tiêu chuẩn rối

loạn ĐH đói là 110 - 125 mg/dL. Theo ADA 2010
thì tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn ĐH đói là 100 125 mg/dL. Các xu hướng chẩn đoán đái tháo
đường về sau này có tiêu chí thấp hơn trước. Sau
2012, thì tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường của
các tổ chức lớn như WHO, ACOG, ADA có sự
tương đồng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi
chọn tiêu chí ADA 2016 để chẩn đoán đái tháo
đường sau sinh(1). So với thời điểm hiện tại thì
tiêu chí ADA không thay đổi gì so với năm 2016.
Ngoài chẩn đoán đái tháo đường dựa vào
NPDNG, còn dựa vào HbA1c, tuy nhiên xét
nghiệm chẩn đoán HbA1c này đòi hỏi phải thực
hiện bằng phương pháp được đăng ký bởi các tổ
chức chuyên ngành và hiện nay chưa có khuyến
cáo chính thống việc sử dụng HbA1c như là một
xét nghiệm tầm soát trong thời gian hậu sản, vì
sự ảnh hưởng của thai và mất máu trong thời
gian chu sinh, cụ thể trên số lượng hồng cầu có
thể làm ảnh hưởng đến mối liên quan này. Do
đó, hiện nay NPDNG 75g 2 giờ vẫn là xét
nghiệm chẩn đoán tốt nhất để xác định bất
thường glucose huyết sau sinh ở bệnh nhân
ĐTĐTK, việc sử dụng đơn thuần glucose huyết
đói, HbA1c vẫn chưa được khuyến cáo. Chính vì

175


Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019

vậy, chúng tôi làm nghiệm pháp dung nạp
glucose để chẩn đoán đái tháo đường sau sinh
trong nghiên cứu này.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng
định nghĩa đái tháo đường thai kỳ là trường hợp
rối loạn dung nạp glucose được chẩn đoán đầu
tiên khi có thai, loại trừ khả năng bênh nhân đã
bị đái tháo đường trước khi mang thai theo tiêu
chuẩn của ADA 2016: Đái tháo đường thai kỳ
khi làm nghiệm pháp glucose: Đường huyết đói
≥ 5,1mmol/l (92 mg/dL) hoặc 1 giờ sau uống 75g
glucose ≥ 10,0 mmol/L (180 mg/dL) hoặc 2 giờ
sau uống 75g glucose ≥ 8,5 (153 mg/dL).
Tỷ lệ bất thường NPDNG sau sinh 6-12 tuần
theo tiêu chí ADA 2016(1) trong các bệnh nhân
ĐTĐTK tại bệnh viện quận Thủ Đức chiếm khá
cao. Bất thường NPDNG chiếm tỷ lệ 25,9% KTC
95% [19,6 - 32,3]. Với các phân nhóm: đái tháo
đường chiếm tỷ lệ 2,7% KTC 95% [0,3-5,0], rối
loạn dung nạp glucose chiếm tỷ lệ 22,2% KTC
95% [16,2 - 28,2], rối loạn glucose huyết đói
chiếm tỷ lệ 4,3% KTC 95% [1,3 - 7,2].
NICE khuyến cáo tầm soát 6 tuần sau sinh ở
bệnh nhân ĐTĐTK bằng glucose huyết đói đơn
thuần, không phải NPGNG. So với NPDNG thì
xét nghiệm glucose huyết đói đơn thuần dễ thực
hiện, ít tốn thời gian, bệnh nhân dễ tuân thủ, tuy
nhiên thiếu độ nhạy và dễ bỏ sót các trường hợp

bất thường glucose huyết. Trong nghiên cứu
này, nếu chỉ dựa vào xét nghiệm glucose huyết
đói đơn thuần (Bảng 2) sau sinh 6 - 12 tuần, chỉ
phát hiện được 1,6% trường hợp đái tháo đường
sau sinh, bỏ sót 1,1% trường hợp đái tháo đường
được chẩn đoán bằng glucose huyết 2 giờ của
NPDNG. Đối với trường hợp bất thường glucose
huyết sau sinh thì glucose huyết đói chỉ chẩn
đoán được 4,3%, bỏ sót 22,2% các trường hợp bất
thường glucose huyết sau sinh. Nghiên cứu của
Ngô Thị Kim Phụng ghi nhận 50% trường hợp
rối loạn dung nạp glucose có glucose huyết đói
bình thường, do đó dễ bỏ sót lớn hơn 50% phụ
nữ có những bất thường này nếu chỉ dựa vào
glucose huyết đói mà không làm NPDNG(8).
Nghiên cứu của Phạm Thị Hải Châu nếu chỉ dựa

176

vào xét nghiệm glucose huyết đói đơn thuần sau
sinh 6-12 tuần, chỉ phát hiện được 4,45% trường
hợp đái tháo đường sau sinh, bỏ sót 3,25%
trường hợp đái tháo đường được chẩn đoán
bằng glucose huyết 2 giờ của NPDNG. Đối với
bất thường glucose huyết sau sinh thì glucose
huyết đói chỉ chẩn đoán được 8,5%, bỏ sót 24,7%
các trường hợp bất thường glucose huyết sau
sinh(9). Nghiên cứu của Shauna L. và cs cho thấy
nếu dựa vào xét nghiệm glucose huyết đói đơn
thuần có thể bỏ sót 39% các trường hợp rối loạn

dung nạp glucose hoặc đái tháo đường và 54%
trường hợp đái tháo đường típ 2(2). Dữ kiện về
hội nghị thế giới về ĐTĐTK lần V đã cho thấy
rằng, sau sinh chỉ có 34% bệnh nhân rối loạn
dung nạp glucose hoặc đái tháo đường có rối
loạn đường huyết đói và 44% những bệnh nhân
đái tháo đường có giá trị glucose huyết đói <100
mg/dL (<5,5 mmol/l)(3). Do đó hiện nay NPDNG
vẫn được xem là tiêu chí vàng trong đánh giá
tình trạng dung nạp glucose sau sinh 6 - 12 tuần
ở các bệnh nhân ĐTĐTK vì sự bỏ sót nhiều
trường hợp bất thường glucose huyết sau sinh
nếu chỉ xét nghiệm glucose huyết đơn thuần.
Sau khi phân tích hồi quy tìm mối liên quan
giữa tuổi mẹ, tuổi thai tại thời điểm chẩn đoán
ĐTĐTK, các giá trị đường huyết trong chẩn
đoán đái tháo đường thai kỳ (ĐH lúc đói, ĐH 1
giờ, ĐH 2 giờ), cân nặng thai nhi sau sinh với
đường huyết đói, đường huyết 2 giờ của
NPDNG sau sinh 6 - 12 tuần thì có mối liên quan
có ý nghĩa thống kê giữa ĐH đói lúc chẩn đoán
trong thai kỳ với ĐH đói sau sinh 6 đến 12 tuần
với hệ số liên quan r= 0,242 và P= 0,001 (Bảng 3).
Tương tự như vậy, có mối liên quan giữa cân
nặng của thai nhi sau sinh với ĐH đói sau sinh 6
đến 12 tuần với hệ số liên quan r= 0,184 và P=
0,012. Có mối liên quan giữa ĐH 2 giờ lúc chẩn
đoán trong thai kỳ với ĐH 2h sau sinh 6 đến 12
tuần với hệ số liên quan r= 0,174 và P= 0,018,
tương tự kết quả nghiên cứu của Sherita HG và

cộng sự(4). Theo phương trình hồi quy tuyến tính
thì giá trị đường huyết đói lúc chẩn đoán
ĐTĐTK tăng 10 mg/dL thì làm tăng đường

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
huyết đói sau sinh 6 - 12 tuần 1,83 mg/dL. Cũng
như vậy, cân nặng thai nhi sau sinh tăng 1000gr
thì làm tăng đường huyết đói sau sinh 6-12 tuần
5 mg/dL. Tương tự giá trị đường huyết 2h lúc
chẩn đoán ĐTĐTK tăng 10mg/dL thì làm tăng
đương huyết 2h sau sinh 6 - 12 tuần 1.73 mg/dL
với giá trị p<0,05. Tuổi mẹ tăng 1 tuổi thì đường
huyết đói sau sinh tăng 0,44 mg/dL.
Giá trị ĐH đói tại thời điểm chẩn đoán
ĐTĐTK là yếu tố quan trọng với bất thường
NPDNG sau sinh 6 - 12 tuần. Trong nghiên cứu
trước đó của Phạm Thị Hải Châu (2012) cũng
tìm thấy điều tương tự là cứ gia tăng mỗi 12,6
mg/dL giá trị ĐH đói thì làm tăng nguy cơ bất
thường NPDNG sau sinh lên 1,8 lần (1,27-2,58)(9).
Giá trị đường huyết 2 giờ tại thời điểm
chẩn đoán ĐTĐTK. Đây là yếu tố nguy cơ
quan trọng với bất thường ĐH 2 giờ của
NPDNG 6 - 12 tuần, trong đó tăng 10 mg/dL
thì làm tăng đương huyết 2h sau sinh 6-12
tuần 1.6 mg/dL tương tự trong nghiên cứu của
Phạm Thị Hải Châu (2012) trong đó giá trị

glucose huyết 2 giờ tại thời điểm chẩn đoán
ĐTĐTK cứ gia tăng mỗi 52,1 mg/dL thì làm
tăng nguy cơ dẫn đến bất thường NPDNG sau
sinh hơn 1,6 lần (1,05 - 2,46)(9). Tương tự với
nghiên cứu Jang HC và cs tại Hàn Quốc trong
phân tích đa biến cho thấy giá trị glucose
huyết 2 giờ của NPDNG tại thời điểm chẩn
đoán ĐTĐTK (p=0,004) là yếu tố dự báo của
bất thường NPDNG sau sinh 6 - 8 tuần(5).

32,3] với các phân nhóm: (i) Đái tháo đường
chiếm tỷ lệ là 2,7% KTC 95% [0,3-5,0]; (ii) Rối
loạn dung nạp glucose là 22,2% KTC 95% [16,2
- 28,2]; (iii) Rối loạn glucose huyết đói là 4,3% KTC
95% [1,3 - 7,2].
Yếu tố liên quan đến ĐH đói sau sinh đó là:
tuổi mẹ, đường huyết đói lúc chẩn đoán ĐTĐTK
và cân nặng thai nhi sau sinh. Trong đó thì giá trị
đường huyết đói lúc chẩn đoán ĐTĐTK tăng 10
mg/dL thì làm tăng đường huyết đói sau sinh 6 12 tuần 1,83 mg/dL. Cũng như vậy, cân nặng
thai nhi sau sinh tăng 1000gr thì làm tăng đường
huyết đói sau sinh 6 - 12 tuần 5 mg/dL và tuổi
mẹ tăng 1 tuổi thì đường huyết đói sau sinh tăng
0,44 mg/dL với p< 0,05 và hệ số tương quan
r<0,3. Ngoài ra, yếu tố liên quan giữa đường
huyết 2h của NPDNG lúc chẩn đoán ĐTĐTK có
mối liên quan với bất thường đường huyết 2h
của nghiệm pháp dung nạp glucose sau sinh 6 12 tuần. Giá trị đường huyết 2h lúc chẩn đoán
ĐTĐTK tăng 10mg/dL thì làm tăng đương huyết
2h sau sinh 6 - 12 tuần 1,73 mg/dL với giá trị p<

0,05 và hệ số tương quan r<0,3.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

HẠNCHẾ
Nghiên cứu chọn P= 14%, sai lệch 5%, kết
cục ghi nhận 25,9% (ước lượng sai) nên các kết
quả thống kê bị hạn chế. Việc xác định các yếu tố
liên quan đến bất thường NPDNG không đủ
mạnh do không phải là nghiên cứu thử nghiệm
lâm sàng có nhóm chứng.

4.

5.

KẾT LUẬN
Sau khi thực hiện nghiên cứu trên 185
trường hợp, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Tỷ lệ bất thường NPDNG sau sinh 6-12
tuần (ADA 2016) ) là 25,9% KTC 95% [19,6-

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa

Nghiên cứu Y học


6.

ADA (2016). "Standards of Medical Care in Diabetes 2016".
Diabetes Care Volume 39, Supplement 1, January 2016. S20
(screening). S95 (HbA1C).
Chaefer-Graf UM, Buchanan TA, Xiang AH et al (2002).
“Clinical predictors for a high risk for the development of
diabetes mellitus in the early puerperium in women with
recent gestational diabetes mellitus”. Am J Obstet Gynecol,
186:pp.751-756.
Dodd JM, Crowther CA, Antoniou G, Baghurst P, Robinson
JS (2007). “Screening for gestational diabetes: the effect of
varying blood glucose definitions in the prediction of adverse
maternal and infant health outcomes”. Aust Obstet Gynecol 47,
pp. 307.
Golden SH, Bennett WL, Baptist-Roberts K et al (2009).
“Antepartum glucose tolerance test results as predictors of
type 2 diabetes mellitus in women with a history of
gestational diabetes mellitus: A systematic review”. Gender
Medicine, 6:pp.109- 122.
Haak CJ, Yim CH, Han KO, Yoon HK et al. “Gestational
diabetes mellitus in Korea: prevalence and prediction of
glucose intolerance at early postpartum”. Diabetes Research and
Clinical Practice, 61, 117-124.
Jarosław O, Tomasz M (2009). “The prevalence of 6 weeks
postpartum abnormal glucose tolerance in Caucasian women
with gestational diabetes”. Diabetes Research and Clinical
Practice, 84, pp. 239-244.


177


Nghiên cứu Y học
7.

8.

9.

10.

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019

John LK, Dang-Kilduff L, Taslimi MM (2007). “Gestational
diabetes after delivery. Short-term management and longterm risks”. Diabetes Care, 30(2):pp S225-S235.
Ngô Thị Kim Phụng (2004). "Tầm soát đái tháo đường thai kỳ
tại Quận 4, TP Hồ Chí Minh"., Luận án Tiến sĩ Y học chuyên
ngành sản phụ khoa, trang 36-46, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Phạm Thị Hải Châu và Ngô Thị Kim Phụng (2012). "Tỷ lệ bất
thường nghiệm pháp dung nạp Glucose sau sanh 6 đến 12
tuần trên bệnh nhân ĐTĐTK tại BV Hùng Vương". Tạp chí Y
học TP HCM, 17(1)
Tô Thị Minh Nguyệt (2009). “Tỷ lệ đái tháo đường trong thai
kỳ và cá yếu tố liên quan ở những thai phụ nguy cơ cao tại
bệnh viện Từ Dũ”. Y học TP. Hồ Chí Minh, 13(1), trang 66-67.

178

11.


Trương Thị Quỳnh Hoa, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (2017).
“Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và yếu tố liên quan tại bệnh
viện Đa khoa tỉnh Bình định”. Y học thành phố Hồ Chí Minh,
21(S1):pp.74-79.

Ngày nhận bài báo:

30/11/2018

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

06/12/2018

Ngày bài báo được đăng:

10/03/2019

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa



×