Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá kết quả điều trị nội khoa kết hợp vật lý trị liệu bệnh viêm cân gan chân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.38 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019

Nghiên cứu Y học

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA KẾT HỢP
VẬT LÝ TRỊ LIỆU BỆNH VIÊM CÂN GAN CHÂN
Bùi Xuân Hùng*, Cao Thỉ**

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bệnh viêm cân gan chân là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau gót chân. Có nhiều phương
pháp điều trị bệnh viêm cân gan chân, trong đó phương pháp giáo dục thay đổi lối sống, dùng các thuốc đường
uống kèm vật lý trị liệu tuy đơn giản nhưng thường cho kết quả khả quan.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bệnh viêm cân gan chân bằng nội khoa kết hợp vật lý trị liệu qua thang
điểm đau VAS, chỉ số nhạy cảm đau gót chân HTI và độ dày cân gan chân trên siêu âm trước và sau điều trị.
Phương pháp: Mô tả loạt ca bệnh.
Kết quả: Từ tháng 2/ 2018 đến tháng 9/2018, tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh,
chúng tôi đã điều trị cho 30 bệnh nhân viêm cân gan chân tuổi từ 28 đến 65. Về hiệu quả lâm sàng, sau 6 tuần
điều trị, điểm đau VAS trung bình từ 7,7 ± 0,5 giảm xuống 2,4 ± 0,9, tương đương mức giảm 68,7%; chỉ số
nhạy cảm đau HTI trung bình từ 1,8 ± 0,5 giảm xuống 0,8 ± 0,4, tương đương mức giảm 53,9%. Về hiệu quả
cận lâm sang, không có sự khác biệt về độ dày cân gan chân sau 6 tuần điều trị, độ dày cân gan chân trung bình
trước và sau điều trị là 5,3 ± 0,6mm.
Kết luận: Điều trị nội khoa kết hợp vật lý trị liệu là một biện pháp điều trị hiệu quả và an toàn đối với bệnh
viêm cân gan chân, vì vậy cần được khuyến cáo sử dụng trong thực hành lâm sàng.
Từ khóa: Cân gan chân, viêm cân gan chân, vật lý trị liệu, đau gót chân.

ABSTRACT
ASSESSING THE RESULTS OF TREATMENT OF PLANTAR FASCIITIS BY MEDICAL TREATMENT
COMBINED WITH PHYSIOTHERAPY
Bui Xuan Hung, Cao Thi
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 238-243
Background: Plantar fasciitis (PF) is the most common cause of heel pain. There are some ways of treatment


for the disease. However, methods such as lifestyle changes education, medical treatment, and physiotherapy are
simple but may give a good result.
Objective: To assess the results of treatment PF by medical treatment combined with physiotherapy through
visual analog scale (VAS), heel tenderness index (HTI), and the plantar fascia thickness on ultrasound before and
after treatment.
Method: Case series.
Results: From February 2018 to September 2018, at University Medical Center, University of Medicine and
Pharmacy at Ho Chi Minh City, we treated 30 patients with PF, from 28 to 65 years of age. In terms of clinical
effectiveness: After 6 weeks of treatment, the average VAS pain point was 7.7 ± 0.5, decreased to 2.4 ± 0.9,
equivalent to 68.7%; The average index of HTI was from 1.8 ± 0.5 to 0.8 ± 0.4, equivalent to 53.9%. In terms of
subclinical effectiveness: There was no difference in the plantar fascia thickness after 6 weeks of treatment, the
average thickness of plantar fascia before and after treatment was similar, about 5.3 ± 0.6 mm.
*Bệnh viện đa khoa khu vực quận Thủ Đức,
** Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Tác giả liên lạc: PGS.TS.BS Cao Thỉ
ĐT: 0983.306003
Email:

238

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019

Conclusion: Medical therapy combined with physiotherapy is an effective and safe treatment for plantar
fasciitis, so it should be recommended for use in clinical practice.
Keywords: Plantar fascia, plantar fasciitis, physiotherapy, pain at heel.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh viêm cân gan chân (VCGC) là nguyên
nhân phổ biến nhất gây đau gót chân. Theo ước
tính, bệnh ảnh hưởng đến 10% dân số chung.
Bệnh gây tổn thương ở cân gan chân (CGC), đặc
biệt là vùng điểm bám của cân gan chân vào lồi
củ xương gót đến phía xa khoảng 1cm. Triệu
chứng điển hình của bệnh là đau vùng gan gót
chân, đau nhiều ở vùng điểm bám của cân gan
chân vào lồi củ xương gót, đặc biệt đau tăng ở
những bước đầu tiên vào lúc sáng sớm sau khi
ngủ dậy. Điều trị bệnh VCGC hiện nay có nhiều
phương pháp bao gồm các phương pháp điều trị
bảo tồn như dùng các thuốc chống viêm không
steroid, các dụng cụ chỉnh hình, liệu pháp sốc
sóng, tiêm độc tố botulinum, tiêm corticosteroid
và các phương pháp điều trị phẫu thuật. Tuy có
nhiều phương pháp điều trị nhưng với một bệnh
nhân (BN) cụ thể việc điều trị bao giờ cũng nên
được bắt đầu bằng nội khoa kết hợp vật lí trị
liệu. Để đánh giá hiệu quả của biện pháp kết
hợp này, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài
“Đánh giá kết quả điều trị nội khoa kết hợp vật lý trị
liệu bệnh viêm cân gan chân” nhằm các mục tiêu:
Đánh giá kết quả điều trị thể hiện trên lâm
sàng thông qua thang điểm đau (VAS) và chỉ số
nhạy cảm đau (HTI) trước và sau điều trị 6 tuần.
Đánh giá kết quả điều trị thể hiện trên cận
lâm sàng dựa vào việc so sánh độ dày cân gan

chân đo được trên siêu âm trước và sau điều trị.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng nghiên cứu

Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
Bệnh nhân được chẩn đoán viêm cân gan chân.
Không phân biệt giới. Tuổi từ 18 trở lên,
không có hạn chế năng lực hành vi.
Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu và kí
vào phiếu tự nguyện.
Bệnh nhân tái khám đầy đủ.

Chuyên Đề Ngoại Khoa

Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
Bệnh nhân có bệnh viêm hệ thống, bệnh
nhân có bệnh viêm cột sống dính khớp, bệnh mô
liên kết, bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt
lưng, bệnh nhân đã tiêm corticosteroid điều trị
viêm cân gan chân trước đó và bệnh nhân bị
chấn thương vùng gót chân hay đã phẫu thuật
vùng gót chân trước đó
Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh.
Tiến hành
Lựa chọn bệnh nhân.
Việc chẩn đoán bệnh nhân bị bệnh viêm cân

gan chân dựa trên những đặc điểm:
Về lâm sàng
Đau vùng gót chân, nhất là vùng mặt dưới
trong gót chân tương ứng với mỏm trong lồi
củ xương gót. Đau nhất ở những bước đi đầu
tiên sau khi ngủ dậy hoặc sau khi đi lại, làm
việc nhiều.
Ấn đau vùng mặt dưới trong gót chân, trong
vùng từ mép trước lồi củ trong xương gót về
phía xa khoảng 1 đến 2cm.
Không có tê bì, dị cảm vùng gót chân.
Về cận lâm sàng
Siêu âm cân gan chân cho thấy hình ảnh dày
cân gan chân (được xác định khi độ dày cân gan
chân >4mm ở vùng điểm bám của cân gan chân
vào xương gót).
Giải thích và lấy phiếu đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Thu thập thông tin chung của bệnh nhân về
tuổi, giới, nghề nghiệp, chiều cao, cân nặng, chân
bị tổn thương, thời gian tính từ lúc khởi phát
đau gót chân. Bệnh nhân được chia thành 2
nhóm nghề với nhóm 1 gồm những người làm
những công việc có tính chất đứng hoặc đi lại
nhiều như công nhân, nông dân, giáo viên với

239


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019

nhóm 2 gồm những người làm các công việc
trong văn phòng có tính chất đi đứng ít,
ngồi nhiều.
Đánh giá mức độ đau theo thang Visual Analogue
Score – VAS
Thang VAS là thang điểm để đánh giá mức
độ đau áp dụng cho người lớn. Thang VAS được
gắn lên một thước đo đánh số từ 0 đến 10.
Bệnh nhân được yêu cầu đánh dấu mức độ
đau của mình bằng việc dịch chuyển con lăn trên
thước đo giữa điểm đầu (0) và điểm cuối (10).
Mỗi điểm tương ứng với một con số:
Không đau. Đau rất là nhẹ, hầu như không
cảm nhận và nghĩ đến nó, thỉnh thoảng thấy
đau nhẹ.
Đau nhẹ, thỉnh thoảng đau nhói mạnh.
Đau làm người bệnh chú ý, mất tập trung
trong công việc, có thể thích ứng với nó.
Đau vừa phải, bệnh nhân có thể quên đi cơn
đau nếu đang làm việc.
Đau nhiều hơn, bệnh nhân không thể quên
đau sau nhiều phút, bệnh nhân vẫn có thể làm việc.
Đau vừa phải nhiều hơn, ảnh hưởng đến các
sinh hoạt hàng ngày, khó tập trung.
Đau nặng, ảnh hưởng đến các giác quan và
hạn chế nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh
nhân. Ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Đau dữ dội, hạn chế nhiều hoạt động, cần
phải nổ lực rất nhiều.
Đau kinh khủng, kêu khóc, rên rỉ không

kiểm soat được.
Đau không thể nói chuyện được, nằm liệt
giường và có thể mê sảng.
Đánh giá mức độ nhạy cảm gót chân theo chỉ số Heel
Tenderness Index – HTI
Dùng ngón tay cái ấn vào điểm đau nhất của
bệnh nhân hoặc điểm ở mặt gan chân từ lồi củ
trong xương gót đi về phía xa 1cm. Ghi nhận
cảm giác của bệnh nhân kết hợp quan sát phản
xạ của bệnh nhân.
Đánh giá:
0: Không đau.

240

Nghiên cứu Y học

1: Đau vừa.
2: Đau nhiều nhăn mặt.
3: Đau nhiều, nhăn mặt và thụt chân.
Đánh giá độ dày cân gan chân bằng siêu âm
Độ dày cân gan chân sẽ được đo trên toàn bộ
chiều dài của cân gan chân và lấy giá trị ở vị trí
có độ dày lớn nhất, thông thường vị trí này ở
khoảng ≤ 1cm tính từ lồi củ trong xương gót đi
về phía xa.

Các bước điều trị
Các bệnh nhân lựa chọn đưa vào nghiên cứu
sẽ được áp dụng điều trị dựa trên hướng dẫn

sửa đổi của Hiệp hội các bác sỹ phẫu thuật bàn
chân và cổ chân Hoa kỳ (American College of
Foot and Ankle Surgeons - ACFAS).
Các thuốc đường uống: bao gồm các thuốc
chống viêm không steroid, thuốc giảm đau
paracetamol và thuốc giãn cơ theo liệu trình
từng 2 tuần.
Tư vấn về bệnh và dặn dò đi giày dép mềm
thường xuyên trong khi làm việc cũng như khi ở
nhà, không đứng quá lâu, giảm cân đối với
những bệnh nhân thừa cân.
Các bài tập ở nhà
Bài tập kéo căng cân gan chân: Bài tập này
nhằm cải thiện khả năng giãn của cân gan chân,
tính di động bình thường của khớp, cải thiện khả
năng đàn hồi của cơ và khả năng nâng đỡ của
vòm dọc. Bệnh nhân ngồi, gác chân bệnh lên đùi
chân kia. Dùng tay cùng bên với chân bệnh kéo
các ngón chân về tư thế gấp lưng cho đến lúc sờ
thấy cân gan chân căng như dây đàn. Giữ ở tư
thế đó trong vòng 10 giây, thả lỏng trong 10
giây. Lặp lại 10 lần như vậy trong mỗi lần tập.
Ngày tập hai đến ba lần, tốt nhất là tập vào lúc
vừa ngủ dậy trước khi bước xuống từ giường và
sau khi ngồi lâu.
Bài tập căng gân gót và bắp chân: Bài tập
nhằm cải thiện tính đàn hồi gân Achilles làm
giảm lực căng tác dụng trực tiếp lên cân gan
chân cũng như tăng cường sức mạnh cho các cơ
vùng cẳng chân sau. Người bệnh đặt miếng lót

xuống dưới bàn chân đau, để chân đau ra phía

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019

sau chân lành, hướng các ngón bàn chân đau về
phía gót của bàn chân trước, hai tay vịn vào
tường. Hạ thấp đầu gối trước, giữ thẳng đầu gối
sau và gót dán chặt lên nền nhà. Duy trì tư thế
đó trong 10 giây. Thả lỏng trong 10 giây. Lặp lại
10 lần như vậy trong mỗi lần tập. Ngày tập hai
đến ba lần ưu tiên tập sau khi ngủ dậy và sau
khi đi lại nhiều.
Các bài tập này bệnh nhân sẽ tập thường
xuyên liên tục trong suốt thời gian theo dõi và
điều trị, ngày tập 2 đến 3 lần, ưu tiên tập ngay
khi mới ngủ dậy trước khi bước xuống giường
và sau khi đứng lâu hay đi lại nhiều.
Bệnh nhân được hướng dẫn sang Khoa vật lí
trị liệu – phục hồi chức năng để được tiến hành
các biện pháp vật lý trị liệu: Xoa bóp làm mềm
gân cơ, di động khớp, kéo dãn thụ động, chạy
điện trị liệu, siêu âm trị liệu.
Bệnh nhân được hẹn tái khám để đánh giá
lại kết quả điều trị ở các thời điểm 2 tuần, 4 tuần
và 6 tuần của tiến trình điều trị.


Đánh giá kết quả
Các chỉ tiêu đánh giá lại ở các lần tái khám
gồm: Mức độ đau theo thang VAS, mức độ nhạy
cảm đau gót chân theo chỉ số HTI. Lần khám sau
6 tuần đo lại độ dày cân gan chân trên siêu âm.
Các thông tin thu thập được được ghi vào
bệnh án nghiên cứu của từng bệnh nhân.
Sau khi thu thập đủ, thông tin được mã hóa,
nhập vào máy tính và xử lý bằng phần mềm
SPSS 20 để đánh giá hiệu quả điều trị.
Nghiên cứu đã được Hội dồng đạo đức
trong nghiên cứu y sinh học cho phép ngày
12/2/2018.

KẾT QUẢ
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Có 30 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu.
Tuổi trung bình là 49,5 ± 10,5 (28 - 65 tuổi),
trong đó tuổi trên 40 chiếm 80% (p < 0,05).
Tỉ lệ nữ chiếm 76,7%, nam 23,3% (p < 0,05).
Chỉ số khối cơ thể (BMI) trung bình là 23,3 ±
2,2 (18,3- 26,6).

Chuyên Đề Ngoại Khoa

Tổng cộng có 41 cân gan chân viêm, trong đó
22 bên trái (53,7%) và 19 bên phải (46,3%), sự
khác biệt giữa 2 nhóm là không có ý nghĩa thống
kê với p = 0,755 > 0,05.

Nhóm 1 có 23 bệnh nhân chiếm 76,7%, nhóm
2 có 7 bệnh nhân chiếm 23,3%, sự khác biệt là có
ý nghĩa thống kê với p = 0,005 < 0,05.
Thời gian bị bệnh trung bình là 9,7 ± 1,1
tháng (3 - 24 tháng).
Đặc điểm bệnh học lần khám trước điều trị
được cho trong bảng 1.
Bảng 1: Đặc điểm bệnh học lần khám trước điều trị
(n=41)
Thang đo
VAS
HTI
Độ dày cân gan chân (mm)

Giá trị
6-9
1-3
4-6,6

Trung bình
7,7 ± 0,5
1,8 ± 0,5
5,29 ± 0,64

Không có mối tương quan có ý nghĩa giữa
tuổi, BMI, thời gian bệnh với điểm VAS, HTI và
độ dày cân gan chân. Không có mối tương quan
giữa độ dày cân gan chân với điểm VAS và chỉ
số HTI.
Kết quả điều trị

Điểm đau VAS trung bình sau 2 tuần điều
trị là 5,3 ± 0,9, sau 4 tuần điều trị là 3,7 ± 0,9, và
sau 6 tuần điều trị là 2,4 ± 0,9. Sử dụng T- test
bắt cặp để so sánh điểm VAS sau điều trị ở các
thời điểm 2 tuần, 4 tuần, 6 tuần với trước điều
trị đều cho thấy sự khác biệt là có ý nghĩa
thống kê với p đều nhỏ hơn 0,05. Điểm đau
VAS trước điều trị ở 2 nhóm nghề không có sự
khác biệt có ý nghĩa, lần lượt ở nhóm 1 là 7,7;
nhóm 2 là 7,9. Điểm đau VAS sau điều trị ở
nhóm 1 là 2,3 và ở nhóm 2 là 3,0.
Chỉ số nhạy cảm đau HTI trung bình sau 2
tuần điều trị là 1,5 ± 0,5, sau 4 tuần điều trị là 1,1
± 0,3, và sau 6 tuần điều trị là 0,8 ± 0,4. Sử dụng
T- test bắt cặp để so sánh chỉ số HTI sau điều trị
ở các thời điểm 2 tuần, 4 tuần, 6 tuần với trước
điều trị đều cho thấy sự khác biệt là có ý nghĩa
thống kê với p đều rất nhỏ hơn 0,05.
Độ dày trung bình cân gan chân sau 6 tuần
điều trị là 5,26 ± 0,62 mm. Sử dụng T – test bắt
cặp để so sánh độ dày trung bình cân gan chân

241


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
trước điều trị và sau 6 tuần điều trị cho thấy sự
khác biệt là không có ý nghĩa thống kê với p =
0,06 > 0,05. Kết quả tổng hợp được cho trong
bảng 2.

Bảng 2: Kết quả điều trị (n=41)
Thang đo

Sau 2
Sau 4
tuần
tuần
điều trị điều trị
7,7 ± 0,5 5,3 ± 0,9 3,7 ± 0,9
1,8 ± 0,5 1,5 ± 0,5 1,1 ± 0,3

Sau 6
tuần
điều trị
2,4 ± 0,9
0,8 ± 0,4

-

5,26 ± 0,62

Trước
điều trị

VAS
HTI
Độ dày cân gan
5,29 ± 0,64
chân (mm)


-

BÀN LUẬN
Về mức độ đau
Sau 2 tuần điều trị, điểm VAS trung bình
của nhóm bệnh nhân giảm từ 7,7 xuống 5,3,
tương ứng với mức giảm 31,0% so với trước
điều trị. Khác biệt này là có ý nghĩa thống kê
với p < 0,05. Trong nghiên cứu của chúng tôi,
hầu hết bệnh nhân đều cho biết có sự cải thiện
rõ rệt về triệu chứng đau ở lần tái khám sau 2
tuần so với trước điều trị. Sau 4 tuần điều trị,
điểm VAS trung bình của nhóm bệnh nhân
tiếp tục giảm xuống 3,7, tương ứng với mức
giảm 51,9% so với trước điều trị. Khác biệt này
là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Mức giảm
này cũng tương ứng với 30,3% so với ở lần tái
khám sau 2 tuần. Mức giảm thấp hơn này có
thể là do sau 2 tuần điều trị, biểu hiện đau đã
giảm xuống đến mức bệnh nhân có thể chấp
nhận được nên việc tập luyện tại nhà đã không
được thực hiện thường xuyên liên tục, vì vậy ở
mỗi lần tái, chúng tôi đều cho bệnh nhân thực
hiện lại các bài tập để chỉnh sửa những động
tác bệnh nhân làm chưa đúng và nhắc nhở
bệnh nhân duy trì việc tập luyện thường
xuyên tại nhà. Sau 6 tuần điều trị, điểm VAS
trung bình của nhóm bệnh nhân tiếp tục giảm
xuống 2,4, mức giảm này tương ứng với 68,7%
so với trước điều trị, khác biệt này là có ý

nghĩa thống kê với p < 0,05. Mức giảm này
cũng tương ứng với 35,0% so với ở lần tái
khám sau 4 tuần điều trị. Ở lần tái khám sau 6
tuần, mức đau giảm 35,0%, như vậy, việc
chỉnh sửa động tác và nhắc nhở việc tập luyện

242

Nghiên cứu Y học

thường xuyên cho bệnh nhân đã phát huy tác
dụng, mức giảm này còn cao hơn cả mức giảm
ở thời điểm 4 tuần so với 2 tuần điều trị. Kết
quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp
với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.
Beyzadeoglu T(1) năm 2007 nghiên cứu trên 44
bệnh nhân với 53 gót chân được chia thành 2
nhóm, nhóm thứ nhất gồm 25 bệnh nhân với
31 cân gan chân viêm được điều trị bằng
phương pháp bảo tồn tiêu chuẩn bao gồm thay
đổi lối sống, giảm cân, các bài tập kéo dãn,
đệm gót và các thuốc NSAID, nhóm thứ 2 gồm
19 bệnh nhân với 22 cân gan chân viêm điều trị
bằng phương pháp bảo tồn tiêu chuẩn trên kết
hợp với mang nẹp đêm để giữ cho cổ chân ở
tư thế gấp lưng 5o trong khi ngủ trong vòng 8
tuần, kết quả cho thấy, sau 2 tháng, điểm VAS
ở nhóm 1 từ 5,8 ± 1,1 giảm xuống 2,2 ± 1,1,
điểm VAS ở nhóm 2 từ 6,2 ± 1,3 giảm xuống
1,3 ± 0, khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p =

0,001 và tương ứng với 62% ở nhóm 1 và 79%
ở nhóm 2.
Sau 6 tuần điều trị, điểm VAS trung bình đã
giảm xuống 2,4 với điểm VAS thấp nhất là 1.
Như vậy, với 6 tuần điều trị, không có bệnh
nhân nào hết đau hoàn toàn, nhiều bệnh nhân
cho biết, thỉnh thoảng vẫn còn đau ở những
bước đầu tiên sau khi ngủ dậy, tuy nhiên mức
độ đã giảm rất nhiều. Vì lí do này, sau 6 tuần,
chúng tôi động viên tất cả bệnh nhân ngoài việc
dùng thuốc cần tiếp tục duy trì chế độ tập luyện
tại nhà cho đến khi các triệu chứng hết hẳn.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có một bệnh
nhân cải thiện rất kém, điểm đau VAS trước
điều trị là 9, điểm VAS sau 6 tuần điều trị là 6,
cao hơn rất nhiều so với điểm VAS trung bình
của cả nhóm bệnh nhân là 2,4. Mặc dù bệnh
nhân đã rất tích cực trong điều trị tại bệnh viện
cũng như trong tập luyện tại nhà, bệnh nhân
không hài lòng với kết quả điều trị do đó bệnh
nhân này được tư vấn và đồng ý chuyển sang
chích corticosteroid tại chỗ để điều trị.
Về đáp ứng điều trị ở các nhóm nghề khác
nhau, trong nghiên cứu của chúng tôi, điểm đau

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019

VAS trước điều trị ở 2 nhóm nghề không có sự
khác biệt có ý nghĩa nhưng điểm đau VAS sau
điều trị ở nhóm 1 là 2,3 và ở nhóm 2 là 3,0. Sự
khác biệt giữa 2 nhóm nghề là có ý nghĩa thống
kê với p = 0,024 < 0,05. Sự khác biệt ở hiệu quả
điều trị ở 2 nhóm có thể là do đối với nhóm 1 là
nhóm mà nghề nghiệp của họ có tính chất đi lại
nhiều nên ảnh hưởng của bệnh đến công việc
của họ nhiều hơn nên ý thức, thái độ điều trị của
họ đối với bệnh là tích cực hơn với mong muốn
cải thiện nhanh, tốt các triệu chứng để có thể
sơm tiếp tục công việc.
Về chỉ số nhạy cảm đau
Sau 2 tuần điều trị, chỉ số HTI trung bình của
nhóm bệnh nhân giảm từ 1,8 ± 0,5 xuống 1,5 ±
0,5, tương ứng với mức giảm 16,1% so với trước
điều trị. Khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với
p < 0,05. Sau 4 tuần điều trị, chỉ số HTI trung
bình của nhóm bệnh nhân tiếp tục giảm xuống
1,1 ± 0,3, tương ứng mức giảm 37,8% so với
trước điều trị, khác biệt này có ý nghĩa thống kê
với p < 0,05. Mức giảm này cũng tương ứng với
25,8% so với ở lần tái khám sau 2 tuần điều trị.
Sau 6 tuần điều trị chỉ số HTI trung bình của
nhóm bệnh nhân tiếp tục giảm xuống 0,8 ± 0,4,
tương ứng mức giảm 53,9% so với trước điều trị,
khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Mức giảm này cũng tương ứng với 25,9% so với

ở lần tái khám sau 4 tuần điều trị. Kết quả thay
đổi về chỉ số HTI trong nghiên cứu của chúng tôi
cũng phù hợp với kết quả của các tác giả khác.
Trong nghiên cứu của Kane D(2), ở nhóm tiêm
corticoid dưới hướng dẫn của siêu âm mức giảm
là 75,6%, ở nhóm tiêm dưới hướng dẫn của sờ
bằng tay là 61,9%, trong nghiên cứu của
Moustafa AM(3), mức giảm lần lượt ở 2 nhóm là
58,8% và 50% so với trước điều trị.
Về độ dày cân gan chân
Sau điều trị 6 tuần bề dày cân gan chân là
5,26 ± 0,62 so với trước điều trị là 5,29 ± 0,64. Sự

Chuyên Đề Ngoại Khoa

khác biệt ở đây là không có ý nghĩa thống kê với
p = 0,06 > 0,05. Kết quả này khác với các nghiên
cứu của các tác giả Kane D(2) và Moustafa AM(3).
Trong nghiên cứu của các tác giả này, sự giảm bề
dày cân gan chân sau điều trị so với trước điều
trị là khác biệt có ý nghĩa thống kê với p đều nhỏ
hơn 0,01. Sự khác biệt này có thể là do cả hai
nghiên cứu của Kane D và Moustafa AM đều
đánh giá sự thay đổi bề dày cân gan chân sau
khi tiêm corticosteroid điều trị bệnh viêm cân
gan chân, trong khi nghiên cứu của chúng tôi chỉ
sử dụng điều trị nội khoa và vật lý trị liệu. Theo
Wearing SC(4) thì ở bệnh nhân viêm cân gan chân
có sự hiện diện cả biểu hiện viêm mạn tính và
thoái hóa ở cân gan chân, do đó, dưới tác dụng

của corticosteroid tiêm tại chỗ, những biểu hiện
viêm mạn ở cân gan chân đã được khống chế và
đẩy lùi, điều này dẫn đến bề dày cân gan chân
giảm đi sau khi tiêm corticosteroid.

KẾT LUẬN
Điều trị nội khoa kết hợp vật lý trị liệu là một
biện pháp điều trị hiệu quả và an toàn đối với
bệnh viêm cân gan chân, do đó cần được khuyến
cáo sử dụng trong thực hành lâm sàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

Beyzadeoglu T., Gokce A., Bekler H. (2007), "The effectiveness
of dorsiflexion night splint added to conservative treatment for
plantar fasciitis", Acta Orthopaedica et Traumatologica Turcica.
41(3), tr. 220-224.
Kane D., Greaney T., Shanahan M., et al. (2001), "The role of
ultrasonography in the diagnosis and management of
idiopathic plantar fasciitis", Rheumatology. 40, tr. 1002-1008.
Moustafa A.M., Hassanein E., Foti C. (2015), "Objective
assessment of corticosteroid effect in plantar fasciitis:
additional utility of ultrasound", Muscles, Ligaments and

Tendons Journal. 5(4), tr. 289-296.
Wearing S.C., Smeathers J.E., Urry S.R., et al. (2006), "The
Pathomechanics of Plantar Fasciitis", Sports Med. 36(7), tr. 585-611.

Ngày nhận bài báo:
Ngày phản biện nhận xét bài báo:

08/11/2018
07/12/2018

Ngày bài báo được đăng:

10/03/2019

243



×