Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kết cục lâm sàng ba tháng của can thiệp mạch vành qua da sớm so với điều trị nội khoa bảo tồn trên bệnh nhân cao tuổi nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên nguy cơ cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.41 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 2 * 2019

KẾT CỤC LÂM SÀNG BA THÁNG CỦA CAN THIỆP MẠCH VÀNH
QUA DA SỚM SO VỚI ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA BẢO TỒN
TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP
KHÔNG ST CHÊNH LÊN NGUY CƠ CAO
Nguyễn Văn Tân*,**, Phạm Thị Mỹ Hạnh**, Nguyễn Thế Quyền***

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Can thiệp mạch vành qua da (CTMVQD) sớm đã được chứng minh cải thiện tử vong rõ rệt so
với điều trị nội khoa bảo tồn ở bệnh nhân (BN) nhồi máu cơ tim cấp (NMCTC) không ST chênh lên (STCL) nguy
cơ cao hoặc rất cao. Tuy nhiên, hiệu quả của CTMVQD sớm đến tiên lượng ngắn hạn trên nhóm BN cao tuổi
vẫn còn tranh cãi.
Mục tiêu: Xác định sự khác biệt về kết cục lâm sàng chính (tử vong hay tái nhập viện do nguyên nhân tim
mạch) tại thời điểm 3 tháng giữa 2 phương pháp điều trị CTMVQD sớm kết hợp với điều trị nội khoa và điều trị
nội khoa đơn thuần trên BN cao tuổi NMCTC không STCL nguy cơ cao.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Với phương pháp đoàn hệ tiến cứu, đa trung tâm, không can
thiệp, chúng tôi phân 301 BN cao tuổi NMCTC không STCL nguy cơ cao hoặc rất cao vào 2 nhóm điều trị:
CTMVQD sớm kèm điều trị nội khoa hoặc chỉ điều trị nội khoa đơn thuần. Kết cục lâm sàng chính được định
nghĩa là tiêu chí gộp của tử vong hay tái nhập viện do nguyên nhân tim mạch (bao gồm suy tim, NMCT tái phát
hoặc đột quỵ). Dữ liệu theo dõi được thu thập thông qua thông tin hồ sơ bệnh án và/hoặc phỏng vấn BN qua điện
thoại.
Kết quả: Trong 301 BN cao tuổi NMCTC không STCL có 180 BN (59,8%) được điều trị nội khoa đơn
thuần và 121 BN (40,2%) được CTMVQD sớm. Sau 3 tháng theo dõi, có 79/155 BN điều trị nội khoa đơn thuần
(51,0%) xảy ra kết cục lâm sàng chính và có 31/121 BN (25,6%) xảy ra kết cục này ở nhóm CTMVQD sớm.
Phương pháp điều trị nội khoa bảo tồn làm tăng 2,4 lần (KTC 95%, 1,6 – 3,7; p < 0,001) nguy cơ xảy ra kết cục
lâm sàng chính tại thời điểm 3 tháng so với CTMVQD sớm. Ở các tiêu chí kết cục phụ, điều trị nội khoa đơn
thuần làm tăng 2,9 lần (KTC 95%, 2,8 – 4,7); p < 0,001) nguy cơ tái nhập viện và tăng 2,8 lần (KTC 95%, 1,7 –
4,6); p < 0,001) nguy cơ NMCT tái phát tại thời điểm 3 tháng so với CTMVQD sớm.


Kết luận: Can thiệp mạch vành qua da sớm trên bệnh nhân cao tuổi nhồi máu cơ tim cấp không ST
chênh lên nguy cơ cao cải thiện đáng kể các kết cục lâm sàng chính lẫn phụ tại thời điểm 3 tháng so với điều
trị nội khoa đơn thuần.
Từ khóa: cao tuổi, nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên nguy cơ cao, kết cục 3 tháng

ABSTRACT
THREE-MONTH CLINICAL OUTCOMES OF ELDERLY PATIENTS UNDERGOING EARLY
PERCUTANEOUS CORONARY INTERVENTION IN COMPARISON WITH OPTIMAL MEDICAL
THERAPY FOR ACUTE HIGH-RISK NON-ST-ELEVATION MYOCARDIAL INFARCTION
Nguyen Van Tan, Pham Thi My Hanh, Nguyen The Quyen
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 58 - 63
Background: Early percutaneous coronary intervention (PCI) has been proven as a more effective treatment
*Bộ môn Lão Khoa Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh **Bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh
*Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Văn Tân
ĐT: 0903739273
Email:

**

58

Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019

Nghiên cứu Y học

in mortality improvement of high-risk non-ST-elevation myocardial infarction (NSTEMI), compared to optimal

medical therapy (OMT) only. However, impact of early PCI on short-term clinical outcomes of elderly patients
with high-risk NSTEMI is controversial.
Objective: To evaluate the difference in the 3-month primary clinical outcome (a composite of cardiovascular
death or cardiovascular re-admission) of early PCI with baseline OMT versus OMT only in high-risk NSTEMI
elderly patients.
Methods: In a prospective, observational, multicenter cohort study, we divided 301 elderly patients with
high or very high risk NSTEMI into 2 treatment groups: early PCI with baseline OMT and OMT only. Primary
clinical outcome was defined as a composite of cardiovascular death or cardiovascular re-admission (including
heart failure, myocardial infarction, or stroke). Follow-up data were obtained by reviewing the medical records
and/or telephone interview of patients.
Results: Of 301 elderly NSTEMI patients, there were 180 (59.8%) patients received OMT only and 121
(40.2%) patients received early PCI. After 3-month follow up, there were 79/155 (51.0%) patients of the OMT
group and 31/121 (25.6%) patients of the early PCI group suffered the primary clinical outcome (hazard ratio
[HR] = 2.4; 95% confidence interval [CI], 1.6 – 3.7; p < 0.001). secondary outcome events were significantly
higher in the OMT group, including 3-month cardiovascular re-admission (HR = 2.9; 95% CI, 2.8 – 4.7; p <
0.001) and 3-month recurred MI (HR = 2.8; 95% CI, 1.7 – 4.6; p < 0.001).
Conclusions: Early percutaneous coronary intervention was superior to optimal medical therapy alone in
improving improved 3-month primary and secondary clinical outcomes in elderly patients with high-risk non-STelevation myocardial infarction.
Key words: elderly, high-risk non-ST-elevation myocardial infarction, 3-month outcome

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây đã

Trong những thập niên gần đây, tỷ lệ tử
vong do nhồi máu cơ tim cấp (NMCTC) đã giảm
bởi những tiến bộ mới trong điều trị, đặc biệt là
can thiệp mạch vành qua da (CTMVQD). Đã có
nhiều nghiên cứu chứng minh tái tưới máu
mạch vành bằng phương pháp CTMVQD cải

thiện tiên lượng sống còn, làm giảm đi các biến
cố tim mạch trên bệnh nhân NMCTC(2,3,4).

có một số nghiên cứu về các đặc điểm lâm sàng,

Cần lưu ý việc lựa chọn chiến lược điều trị
trên đối tượng bệnh nhân (BN) cao tuổi cần cá
thể hóa dựa vào tình trạng hoạt động chức năng,
nhận thức, chức năng thận, tình trạng đa bệnh
lý, vấn đề tương tác thuốc và độ nhạy cảm của
thuốc. Mặc dù, bệnh nhân NMCTC không ST
chênh lên (STCL) được các chuyên gia tim mạch
chọn phương pháp điều trị theo phân tầng nguy
cơ(1,7,11), tuy nhiên lựa chọn phương pháp nào là
do BN và gia đình quyết định. Vì vậy, BN và gia
đình cần được giải thích cụ thể về tình hình bệnh
tật để có sự đồng ý, thống nhất về phương pháp
điều trị.

mạch vành nhiều nhánh, vôi hóa, ngoằn ngoèo

Chuyên Đề Nội Khoa

cận lâm sàng cũng như hiệu quả điều trị của
CTMVQD ở BN cao tuổi(6,7,8,9,10). Kết quả các
nghiên cứu này cho thấy nhóm BN cao tuổi
thường có biểu hiện lâm sàng không điển hình,
thường nhập viện trễ từ lúc khởi phát triệu
chứng, có tình trạng đa bệnh lý, sang thương
hơn so với BN trẻ tuổi. Mặc dù vậy, tỷ lệ thành

công về thủ thuật, các biến chứng, kết quả ngắn
hạn trong 30 ngày đầu sau CTMVQD tương đối
khả quan. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu
này đều thực hiện đơn trung tâm, số lượng bệnh
nhân không nhiều, thời gian theo dõi đa số là 30
ngày và chưa có nghiên cứu đánh giá sự khác
biệt trong theo dõi ngắn hạn giữa điều trị nội
khoa bảo tồn và CTMVQD sớm trên BN cao tuổi
NMCTC không STCL nguy cơ cao – rất cao.

59


Nghiên cứu Y học
ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân cao tuổi (≥ 60 tuổi) bị
NMCTC không STCL nguy cơ cao – rất cao nhập
viện điều trị nội trú tại khoa Tim mạch can thiệp,
Nội tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy và khoa Tim
mạch can thiệp Bệnh viện Thống Nhất từ 9/2017
đến 1/2018.

Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân cao tuổi (≥ 60 tuổi) được chẩn
đoán NMCTC không STCL và có nguy cơ cao
hay rất cao theo phân loại về NMCTC không
STCL của Hội Tim Châu Âu năm 2015
Bệnh nhân được điều trị tái tưới máu mạch
vành bằng phương pháp CTMVQD sớm (≤ 24

giờ kể từ lúc nhập viện) kết hợp với điều trị nội
khoa hoặc chỉ nội khoa bảo tồn đơn thuần.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có bệnh lý ác tính kèm theo.
Bệnh nhân tử vong tại thời điểm nhập viện.
Bệnh nhân được điều trị bằng tiêu sợi huyết
hoặc phẫu thuật bắc cầu mạch vành.
Bệnh nhân sa sút trí tuệ không người đại diện.
Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Thiết kế nghiên cứu
Đây là nghiên cứu quan sát, đoàn hệ tiến
cứu.
Chúng tôi thu thập mẫu theo phương pháp
lấy mẫu toàn bộ.

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 2 * 2019
nguyên nhân tim mạch (NMCT tái phát, suy tim,
đột quỵ, rối loạn nhịp (nhanh thất hay rung
thất).
Những kết cục lâm sàng phụ bao gồm tử
vong hay tái nhập viện do nguyên nhân tim
mạch 3 tháng và NMCT tái phát 3 tháng.
Phân tích thống kê
Trị số p được xem là có ý nghĩa thống kê khi
nhỏ hơn 0,05. Chúng tôi sử dụng phân tích sống
còn với biểu đồ Kaplan-Meier để biểu diễn sự
khác biệt trong kết cục lâm sàng chính giữa 2
nhóm phương pháp điều trị. Do đây không phải
là nghiên cứu phân bố ngẫu nhiên nên hồi quy
Cox đa biến sẽ được sử dụng để xác định yếu tố

tiên lượng độc lập cho kết cục lâm sàng chính.
Các biến số tham gia vào mô hình hồi quy bao
gồm phương pháp điều trị, tuổi, Killip lúc nhập
viện, phân suất tống máu (EF) lúc nhập viện, độ
lọc cầu thận ước đoán (eGFR) lúc nhập viện, tiền
căn bệnh thận mạn, tiền căn suy tim, tiền căn sa
sút trí tuệ, điểm GRACE lúc nhập viện và
hemoglobin lúc nhập viện.
Y đức nghiên cứu
Đây là nghiên cứu không can thiệp vào
quá trình điều trị, tất cả thông tin của bệnh
nhân được giữ kín chỉ để phục vụ cho mục
đích nghiên cứu và đề tài đã được thông qua
Hội đồng Y đức của Đại Học Y dược TP. Hồ
Chí Minh.

KẾT QUẢ

Tất cả BN thỏa tiêu chuẩn nghiên cứu được
chọn lựa phương pháp điều trị dựa theo quyết
định của bác sĩ điều trị. Sau khi được chia thành
2 nhóm điều trị nội khoa hay can thiệp mạch
vành, toàn bộ BN sống còn khi xuất viện sẽ được
theo dõi về các biến cố kết cục mỗi tháng thông
qua hồ sơ bệnh án của mỗi lần tái khám và/hoặc
phỏng vấn qua điện thoại.

Chúng tôi thu nhận được 301 BN cao tuổi
NMCTC không STCL nguy cơ cao hay rất cao
trong đó điều trị nội khoa đơn thuần có 180 BN

(59,8%) và CTMVQD sớm có 121 BN (40,2%).
Sau 3 tháng theo dõi, có 79/155 BN điều trị nội
khoa đơn thuần (51,0%) xảy ra kết cục lâm sàng
chính và có 31/121 BN (25,6%) xảy ra kết cục này
ở nhóm CTMVQD sớm.

Kết cục lâm sàng

Phương pháp điều trị nội khoa bảo tồn làm
tăng 2,4 lần (KTC 95%, 1,6 – 3,7; p < 0,001) nguy
cơ xảy ra kết cục lâm sàng chính tại thời điểm 3
tháng so với CTMVQD sớm (Hình 1). Ở các tiêu
chí kết cục phụ, điều trị nội khoa đơn thuần làm

Kết cục lâm sàng chính là tiêu chí gộp của tử
vong do nguyên nhân tim mạch (NMCT tái
phát, suy tim, đột quỵ, rối loạn nhịp bao gồm
nhanh thất hay rung thất hoặc tái nhập viện do

60

Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
tăng 2,9 lần (KTC 95%, 2,8 – 4,7); p < 0,001) nguy
cơ tái nhập viện tại thời điểm 3 tháng và tăng 2,8
lần (KTC 95%, 1,7 – 4,6); p < 0,001) nguy cơ

Nghiên cứu Y học


NMCT tái phát tại thời điểm 3 tháng so với
CTMVQD sớm (Hình 2, 3).

Hình 1. Đường Kaplan – Meier so sánh kết cục lâm sàng chính tại thời điểm 3 tháng giữa 2 phương pháp điều trị

Hình 2. Đường Kaplan – Meier so sánh kết cục lâm sàng phụ tái nhập viện tại thời điểm 3 tháng giữa 2 phương
pháp điều trị

Hình 3. Đường Kaplan – Meier so sánh kết cục lâm sàng phụ NMCT tái phát tại thời điểm 3 tháng giữa 2
phương pháp điều trị

Chuyên Đề Nội Khoa

61


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 2 * 2019

Nghiên cứu Y học
Phân tích hồi quy Cox đa biến để loại bỏ sự
tương tác giữa các biến số bao gồm phương
pháp điều trị, tuổi, Killip lúc nhập viện, phân
suất tống máu (EF) lúc nhập viện, độ lọc cầu
thận ước đoán (eGFR) lúc nhập viện, tiền căn
bệnh thận mạn, tiền căn suy tim, tiền căn sa sút
trí tuệ (SSTT), điểm GRACE lúc nhập viện và
hemoglobin lúc nhập viện cho thấy so với
CTMVQD sớm, điều trị nội khoa đơn thuần là
yếu tố độc lập làm tăng nguy cơ xảy ra kết cục

lâm sàng chính tại thời điểm 3 tháng. CTMVQD
sớm giúp làm giảm 60,0% nguy cơ xuất hiện kết
cục lâm sàng chính (HR = 0,4; KTC 95%, 0,3 – 0,6;
p < 0,001) so với điều trị nội khoa đơn thuần
(Bảng 1).
Bảng 1. Hồi quy Cox đa biến phân tích ảnh hưởng
của phương pháp điều trị và một vài yếu tố đến kết
cục lâm sàng chính tại thời điểm 3 tháng
Biến số
CTMVQD so với nội
khoa
Tuổi
Tiền căn suy tim
Tiền căn SSTT
Tiền căn bệnh thận mạn
Killip
EF (Simpson - %)
eGFR
Hemoglobin
Điểm GRACE

HR

Khoảng tin cậy
Trị số p
95%

0,4

0,3 – 0,6


< 0,001

0,99
1,0
1,2
0,7
2,0
1,01
0,99
0,9
0,99

0,97 – 1,01
0,6 – 1,6
0,8 – 1,9
0,4 – 1,2
1,6 – 2,5
1,00 – 1,03
0,98 – 1,00
0,8 – 1,0
0,97- 1,02

0,521
0,919
0,357
0,162
< 0,001
0,105
0,139

0,142
0,824

BÀN LUẬN
Sau 3 tháng theo dõi, có 79/155 BN điều trị
nội khoa đơn thuần (51,0%) xảy ra kết cục lâm
sàng chính và có 31/121 BN (25,6%) xảy ra kết
cục này ở nhóm CTMVQD sớm. Ở các tiêu chí
kết cục phụ, có 58 BN (42,3%) ở nhóm điều trị
nội khoa đơn thuần và 21 BN (18,1%) ở nhóm
CTMVQD sớm xảy ra NMCT tái phát tại thời
điểm 3 tháng. Tương tự, về tiêu chí tái nhập viện
do tim mạch tại thời điểm 3 tháng, nhóm điều trị
nội khoa đơn thuần có 79 BN (51,0%) và nhóm
CTMVQD sớm có 31 BN (25,6%).
Đường Kaplan-Meier miêu tả ảnh hưởng
của phương pháp điều trị đến kết cục lâm sàng
chính tại thời điểm 3 tháng cho thấy nhóm BN

62

điều trị nội khoa đơn thuần có tỷ lệ xuất hiện
biến cố lâm sàng chính lên đến gần 50,0%. Trong
khi đó, ở nhóm thực hiện CTMVQD sớm, tỷ lệ
này sau 3 tháng chỉ vào khoảng 25,0%. Diễn tiến
của 2 nhóm này theo thời gian khác biệt rõ rệt có
ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Vì đây là 1 nghiên
cứu quan sát, không phân nhóm ngẫu nhiên 2
phương pháp điều trị nên việc quyết định chọn
lựa phương pháp nào phụ thuộc bởi nhiều yếu

tố trên lâm sàng. Do đó, dựa vào phân tích hồi
quy Cox đa biến nhằm loại bỏ tương tác giữa
phương pháp điều trị và các yếu tố khác, chúng
ta thấy rõ ràng, việc chọn lựa phương pháp điều
trị có ảnh hưởng mạnh đến sự xuất hiện kết cục
lâm sàng chính tại thời điểm 3 tháng. Cụ thể, BN
được CTMVQD sớm sẽ làm giảm 60,0% nguy cơ
xuất hiện biến cố chính so với khi chỉ được điều
trị nội khoa đơn thuần (KTC 95%, 0,3 – 0,6; p <
0,001). Ngoài ra, phân tích đa biến cũng cho
thấy, nguy cơ xảy ra biến cố chính tăng theo mức
độ Killip. Cụ thể, mỗi khi Killip tăng 1 độ, nguy
cơ xuất hiện biến cố tăng tương ứng 2 lần (KTC
95%, 1,6 – 2,5; p < 0,001). Mặc dù các nghiên cứu
trên thế giới chưa ghi nhận hiệu quả tại thời
điểm 3 tháng của CTMVQD sớm so với điều trị
nội khoa đơn thuần nhưng nghiên cứu sổ bộ
GRACE trên 18.466 BN hội chứng vành cấp
không STCL cho thấy tại thời điểm 6 tháng,
CTMVQD làm giảm 40,0% kết cục lâm sàng
chính ở nhóm tuổi 70 – 80 và 28,0% ở nhóm tuổi
≥ 80(5). Thử nghiệm TACTICS-TIMI 18 cũng cho
thấy, tại thời điểm 6 tháng, ở BN ≥ 65 tuổi,
CTMVQD làm giảm 39,0% biến cố tử vong hay
NMCT tái phát so với điều trị nội khoa đơn
thuần (p = 0,018)(2). Qua các nghiên cứu trên,
chúng ta có thể thấy rằng, CTMVQĐ sớm trên
BN cao tuổi NMCTC không STCL nguy cơ cao
không chỉ cải thiện kết cục lâm sàng ở thời điểm
6 tháng mà hiệu quả khác biệt này đã xảy ra rõ

rệt ngay tại thời điểm 3 tháng.
Các tiêu chí kết cục phụ, bao gồm tái nhập
viện do nguyên nhân tim mạch và NMCT tái
phát cũng cho thấy, CTMVQD sớm cải thiện
đáng kể các kết cục phụ tại thời điểm 3 tháng so

Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
với điều trị nội khoa đơn thuần. Nói cách khác,
CTMVQD sớm trên BN cao tuổi NMCTC không
STCL nguy cơ cao cải thiện rõ rệt các kết cục lâm
sàng chính lẫn phụ tại thời điểm 3 tháng so với
điều trị nội khoa đơn thuần.

KẾT LUẬN
Can thiệp mạch vành qua da sớm trên bệnh
nhân cao tuổi nhồi máu cơ tim cấp không ST
chênh lên nguy cơ cao cải thiện đáng kể các kết
cục lâm sàng chính lẫn phụ tại thời điểm 3 tháng
so với điều trị nội khoa đơn thuần.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.


4.

5.

Amsterdam EA, Wenger NK, Brindis RG et al (2014).
“AHA/ACC guideline for the management of patients with
non-ST-elevation acute coronary syndromes: a report of the
American College of Cardiology/American Heart Association
Task Force on Practice Guidelines”. Circulation, 130 (25):e2373.
Bach RG, Cannon CP et al (2004). “The effect of routine, early
invasive management on outcome for elderly patients with nonST-segment elevation acute coronary syndromes”. Ann Intern
Med,141(3):186-95.
Bauer T et al (2007). “Effect of an invasive strategy on in-hospital
outcome in elderly patients with non- ST elevation myocardial
infarction”. European Society of Cardiology, pp.2873-2878.
Berglind L et al (2015). “Elderly patients with myocardial
infarction selected for conservative or invasive treament
strategy”. Clinical Interventions in Aging, 10: 321 – 327.
Devlin G, Gore JM, Elliott J et al (2008). “Management and 6month outcomes in elderly and very elderly patients with highrisk non-ST-elevation acute coronary syndromes: The global

Chuyên Đề Nội Khoa

Nghiên cứu Y học

reg-istry of acute coronary events (GRACE)”. Eur Heart J, (29): 1275–
1282.
6. Hồ Thượng Dũng (2011). “Đặc điểm chụp mạch vành và kết
quả can thiệp động mạch vành qua da ở bệnh nhân trên 75 tuổi
tại bệnh viện Thống Nhất”. Tạp chí Y học Tp. Hồ Chí Minh, 15(1):
tr.141-147.

7. Mai Hồ Duy (2011). “Nghiên cứu sự hiệu quả và an toàn của
phương pháp can thiệp động mạch vành qua da ở người cao
tuổi bị hội chứng vành cấp tại Viện tim Tp. Hồ Chí Minh”. Luận
văn Thạc sỹ y học, chuyên ngành Nội-Lão khoa, Đại học Y dược
Tp. Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Văn Trí (2013). “Nghiên cứu kết quả
ngắn và trung hạn của phương pháp can thiệp động mạch vành
qua da và nội khoa trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp ở bệnh
nhân trên và dưới 65 tuổi”. Tạp chí Y học thực hành, số 8/2013, tr.
68-73.
9. Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Văn Trí, Hồ Thượng Dũng (2012).
“Can thiệp động mạch vành qua da và dự hậu ngắn hạn nhồi
máu cơ tim cấp ở bệnh nhân cao tuổi”. Tạp chí Y học Tp. Hồ Chí
Minh, tập 16, phụ bản số 1.
10. Phạm Thị Thanh Tâm (2015). “Nghiên cứu kết quả ngắn hạn
của phương pháp can thiệp động mạch vành qua da ở bệnh
nhân hội chứng vành cấp rất cao tuổi”. Luận án chuyên khoa II,
chuyên ngành Nội-Lão khoa, Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh.
11. Roffi M, Patrono C Collet JP et al (2016). "2015 ESC Guidelines
for the management of acute coronary syndromes in patients
presenting without persistent ST-segment elevationTask Force
for the Management of Acute Coronary Syndromes in Patients
Presenting without Persistent ST-Segment Elevation of the
European Society of Cardiology (ESC)". European Heart Journal,
37(3):pp. 267-315.

Ngày nhận bài báo:
Ngày phản biện nhận xét bài báo:

08/11/2018

10/12/2018

Ngày bài báo được đăng:

10/03/2019

63



×