Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thực trạng sức khỏe tâm thần học đường theo thang đo SDQ ở học sinh trung học cơ sở tại thành phố Hà Nội, năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.64 KB, 7 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018

THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TÂM THẦN HỌC ĐƯỜNG
THEO THANG ĐO SDQ Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI, NĂM 2015
Vũ Thị Loan*, Lương Xuân Hiến*, Lê Thanh Hải**, Thành Ngọc Minh**, Đỗ Mạnh Hùng**

TÓM TẮT
Mục tiêu: Tìm hiểu thực trạng sức khỏe tâm thần học đường tại TP. Hà Nội, qua đó đánh giá thực trạng và
đề xuất các giải pháp can thiệp kịp thời.
Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng thang đo SDQ trên
1118 học sinh THCS tại trường THCS Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn và trường THCS Cát Linh, quận Đống Đa, TP.
Hà Nội từ tháng 11-12 năm 2015.
Kết quả: Điểm trung bình về dấu hiệu cảm xúc là 3,94±2,29, vấn đề cư xử là 2,04±1,69, tăng động giảm chú
ý là 3,29±1,77, quan hệ đồng lứa là 2,75±1,74, hành vi tiền xã hội 6,57± 2,14, điểm tác động là 0,71 ± 1,42. Tổng
điểm RLTT là 12,02±5,35.
Kết luận: Tỷ lệ rối loạn tâm thần: Rối loạn cảm xúc 13,69%, rối loạn cư xử 8,94%, rối loạn tăng động giảm
chú ý 3,76%, có vấn đề trong quan hệ đồng lứa 7,60%, có vấn đề hành vi tiền xã hội 15,92%, bị tác động 17,35%,
tổng điểm khó khăn 9,3%.
Từ khóa: Sức khỏe tâm thần, cảm xúc, cư xử, tăng động giảm chú ý.

ABSTRACT
REALITY OF MENTAL HEALTH OF HANOI SECONDARY STUDENTS ACCORDING TO SDQ
SCALE IN 2015
Vu Thi Loan, Lương Xuan Hien, Le Thanh Hai, Thanh Ngoc Minh, Do Manh Hung
.* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 22 - No 4- 2018: 266 – 272
Objectives: In order to investigate the reality of mental health of secondary students in Hanoi and to give
interventional solutions.
Methods: We conducted a cross-sectional study, using SDQ scale on 1118 secondary students at Hong Ky


secondary school and Cat Linh school (Hanoi) from November to December, 2015.
Results: Meandian emotional symptoms score was, 3.94±2.29, conduct problems score was 2.04±1.69,
hyperactivity and attention deficit score was 3.29±1.77, peer problems score was 2.75±1.74, prosocial score was
6.57± 2.14, impact score was 0.71 ± 1.42. Total scores were 12.02±5.35.
Conclusions: Rate of mental disorder: emotional disorder rate was 13.69%, conduct problem rate was
8.94%, hyperactivity and attention deficit rate was 3.76%, peer problems rate was 7.60%, prosocial problems rate
were 15.92%, impact rate was 17.35%, total difficulties rate: 9.3%.
Keywords: Mental health, emotional, conduct, hyperactivity and attention deficit.
questionnaire) là một bộ câu hỏi về hành vi được
ĐẶT VẤN ĐỀ
thiết kế nhằm đánh giá sự điều chỉnh tâm thần
Được phát triển bởi Robert Goodman năm
của học sinh và vị thành niên (Goodman 1997,
1997,
SDQ
(Strengths
and
difficulties
*Đại học Y Dược Thái Bình, **Bệnh viện Nhi Trung Ương.
Tác giả liên lac: TS.BS Đỗ Mạnh Hùng Email:

266

ĐT: 0913304075.


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018
Goodman 1998). Bộ câu hỏi gồm 25 câu được
chia thành các lĩnh vực dấu hiệu cảm xúc, vấn đề
cư xử, tăng động giảm chú ý, vấn đề quan hệ với

bạn đồng lứa và hành vi tiền xã hội(2,4). Nhiều
nghiên cứu trên thế giới sử dụng thang đo SDQ
cho thấy các rối loạn tâm thần học đường là khá
phổ biến ở học sinh. Các nghiên cứu cho thấy tỷ
lệ rối loạn tâm thần học đường từ 1,83% theo
Cury CR, Golfeto JH (2003) đến 34,9% theo
Gómez (2006)(4,8). Có 5 rối loạn tâm thần theo
thang đo SDQ, trong đó rối loạn cư xử chiếm từ
8,25% theo Cury CR, Golfeto JH (2003)(4) lên đến
cao nhất là 34,7% theo. Arman S (2012)(2). Tỷ lệ
ADHD giao động từ 8,25% được đánh giá bởi
giáo viên của tác giả Cury CR, Golfeto JH
(2003)(4), đến 23% theo Arman S (2012)(2). Vấn đề
trong quan hệ đồng lứa chiếm từ trên 10% trong
nghiên cứu của. Glazebrook C (2003)(7) lên đến
25,4% học sinh trong nghiên cứu của Arman S
(2012)(2). Vấn đề hành vi tiền xã hội các nghiên
cứu cho thấy chiếm từ khoảng 3,1% theo
Hashemi MS (2012)(9) lên đến 5,7% theo Arman S
(2012)(2). Bị tác động khó khăn nghiên cứu trên
thế giới cho thấy tỷ lệ chiếm từ 4,58% theo
nghiên cứu của Cury CR & Golfeto JH (2003)(4)
lên 68,4% theo tác giả Hashemi MS (2012)(9).
Tổng điểm khó khăn tỷ lệ mắc chiếm từ 8,25%
theo tác giả CR, Golfeto JH (2003)(4) lên đến 26%
theo Arman S (2012)(2). Mặc dù tỷ lệ rối loạn tâm
thần là phổ biến, tuy vậy việc đánh giá sức khỏe
tâm thần học đường còn chưa nhiều, đặc biệt
chưa có đánh giá nào tại Hà Nội sử dụng thang
đo SDQ. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu

đề tài: “Thực trạng sức khỏe tâm thần học đường
theo thang đo SDQ ở học sinh trung học cơ sở tại
Thành phố Hà Nội năm 2015”. Kết quả nghiên cứu
với mong muốn nhằm góp phần tìm hiểu thực
trạng và đề xuất các giải pháp can thiệp kịp thời.

Nghiên cứu Y học
ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Học sinh nội thành hoặc ngoại thành, có hộ
khẩu thường trú tại Hà Nội và hiện đang học tập
trên địa bàn thành phố Hà Nội, độ tuổi từ 11 đến
16 tuổi tại Trường THCS Cát Linh, Quận Đống
Đa và Trường THCS Hồng Kỳ Huyện Sóc Sơn,
TP. Hà Nội.
Thời gian nghiên cứu
Được tiến hành từ 11 đến tháng 12 năm 2015.
Cỡ mẫu nghiên cứu

n

Z(21 / 2) p(1 p) * N
d 2 (N 1)  Z(21 / 2) p(1 p)

Trong đó:
N= 330.531 là số học sinh THCS trên địa bàn TP.
Hà Nội.
P=0,1 theo Xin Gao (2013) trong đó sử dụng
SDQ cho thấy tại Nhật là 10%, Anh 10%, Trung
Quôc 11%(5).

Z = 1,96 (α = 0,05, độ tin cậy 95%, thu từ bảng
Z).
d= 0,02, là sai số tuyệt đối, lấy mức 0,02.

n= 863 khi thay các các giá trị trên trên ta
được số học sinh tham gia nghiên cứu tối thiểu
cần là 863 học sinh. Tuy vậy, dự phòng 20% các
trường hợp bỏ cuộc, thực tế chúng tôi thu thập
được 1.118 học sinh.
Tiêu chuẩn chẩn đoán
Thang đo SDQ là thang đo sàng lọc sức khỏe
tâm thần tại cộng đồng của nhóm tác giả
Goodman(2,4). Thang đo SDQ được sử dụng sàng
lọc sức khỏe tâm thần bao gồm đánh giá các biểu
hiện cảm xúc, rối loạn cư xử, tăng động giảm
chú ý.

Mục tiêu nghiên cứu

KẾTQUẢ

Tìm hiểu thực trạng sức khỏe tâm thần học
đường tại thành phố Hà Nội, qua đó đánh giá
thực trạng và đề xuất các giải pháp can thiệp
kịp thời.

Điểm SDQ dấu hiệu cảm xúc là 3,94±2,29,
vấn đề cư xử là 2,04±1,69, tăng động giảm chú ý
là 3,29±1,77, quan hệ đồng lứa là 2,75±1,74, hành


267


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018

Nghiên cứu Y học
vi tiền xã hội 6,57± 2,14, điểm tác động là 0,71 ±
1,42. Tổng điểm RLTT là 12,02±5,35 (Hình 1).

Như vậy, tỷ lệ học sinh có vấn đề hành vi
tiền xã hội chiếm tỷ lệ cao nhất với 15,92%, tiếp
đến là rối loạn cảm xúc với 13,69%, rối loạn cư
xử chiếm 8,94%, rối loạn tăng động, giảm chú ý
chiếm tỷ lệ thấp nhất với 3,76%; bị tác động khó
khăn chiếm 17,35%, nghi ngờ 11,99%. Tổng điểm
khó khăn là 9,30% (Bảng 2).

0

2

4

6

8

10

Học sinh nam có điểm về rối loạn cư xử, tăng

động, giảm chú ý, quan hệ đồng lứa cao hơn trẻ
nữ, trong khi đó trẻ nữ có điểm biểu hiện cảm
xúc và hành vi tiền xã hội là cao hơn trẻ nam. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) (Bảng 1).

emotional symptoms
hyperactivity/inattention
prosocial

conduct problems
peer problems
impact

Hình 1. Điểm thực trạng hành vi theo thang đo SDQ
Bảng 1. Điểm SDQ phân theo giới tính.
Giới
Rối loạn
Biểu hiện cảm xúc
Rối loạn cư xử
Tăng động, giảm chú ý
Quan hệ đồng lứa
Hành vi tiền xã hội
Bị tác động khó khăn
Tổng điểm khó khăn

Nam
M
3,55
2,16
3,50

3,03
6,36
0,87
12,23

Nữ
M
4,32
1,93
3,08
2,47
6,77
0,55
11,82

SD
2,24
1,74
1,76
1,83
2,25
1,65
5,55

SD
2,27
1,64
1,75
1,60
2,00

1,14
5,15

TỔNG
M
3,94
2,04
3,29
2,75
6,57
0,71
12,02

SD
2,29
1,69
1,77
1,74
2,14
1,42
5,35

Bình thường
SL
859
906
1009
790
795
790

852

TL
76,83
81,04
90,25
70,66
71,11
70,66
76,21

Bảng 2. Tỷ lệ rối loạn tâm thần học đường ở học sinh theo thang đo SDQ
Chẩn đoán
Rối loạn
Rối loạn cảm xúc
Rối loạn cư xử
Tăng động, giảm chú ý
Có vấn đề về quan hệ đồng lứa
Có vấn đề hành vi tiền xã hội
Bị tác động khó khăn
Tổng điểm khó khăn

268

Mắc
SL
153
100
42
85

178
194
104

TL
13,69
8,94
3,76
7,60
15,92
17,35
9,30

Nghi ngờ
SL
TL
106
9,48
112
10,02
67
5,99
243
21,74
145
12,97
134
11,99
162
14,49



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018
BÀN LUẬN
Sức khỏe tâm thần học đường theo thang điểm
SQD

Điểm rối loạn cảm xúc
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy điểm
SQD về dấu hiệu cảm xúc là 3,94±2,29, ở nam
3,55±2,24 thấp hơn ở nữ 4,32±2,27, sự khác biệt
giữa nam và nữ (p<0,05). Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi tương tự với một số nghiên cứu của
một số tác giả nước ngoài. Theo Visser S (2013)(10)
thì HS nam có điểm cảm xúc là thấp hơn HS nữ,
trong đó HS độ tuổi 11-14 tuổi điểm cảm xúc ở
nam 2,3±2,2, nữ là 3,1±2,0, HS độ tuổi độ tuổi 1517 nam 2,5±2,0, nữ 3,7±2,1. Kết quả nghiên cứu
của chúng tôi là cao hơn nhiều khi so sánh với
tác giả Giannakopoulos G(6) nghiên cứu ở HS tại
Hy Lạp cho thấy điểm dấu hiệu cảm xúc là
3,0±2,1. Thực tế các dấu hiệu về cảm xúc theo
thang đo SDQ bao gồm các mục như là đau đầu,
có nhiều lo lắng, thường buồn, lo sợ, sợ hãi, ở
những rối loạn hướng nội thường biểu hiện ở
HS nữ cao hơn HS nam.
Điểm rối loạn cư xử
Về rối loạn cư xử, theo DSM là dạng rối
loạn có đặc điểm cơ bản là một khuân mẫu lặp
đi lặp lại và dai dẳng về hành vi trong quyền
cơ bản của những người khác và các quy tắc

chủ yếu phù hợp với độ tuổi hoặc luật bị xâm
phạm. Điểm rối loạn cư xử theo SDQ gồm các
biểu hiện nóng nảy, không vâng lời, đánh
nhau, nói dối và trộm cắp, đây là những hành
vi gây nguy hiểm cho bản thân mỗi HS và cho
xã hội. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
điểm rối loạn cư xử là 2,04±1,69, trong đó điểm
rối loạn cư xử ở nam là 2,16±1,74, cao hơn nữ
là 1,93±1,64. Nghiên cứu của chúng tôi tương
tự khi so sánh tác giả Giannakopoulos G
(2009)(6) điểm về vấn đề cư xử là 2,0±1,5, cũng
theo tác giả Giannakopoulos G thì độ tuổi 1114 tuổi HS nam có điểm rối loạn cư xử là
3,0±1,7, còn HS nữ thấp hơn với điểm là
2,8±1,4, độ tuổi 15-17 HS nam 3,0±1,5, nữ
3,1±1,5.

Nghiên cứu Y học
Điểm tăng động giảm chú ý (ADHD)
ADHD khi mắc có thể có các vấn đề về tập
trung, kiểm soát hành vi bắt buộc (có thể hành
động mà không suy nghĩ về những gì kết quả sẽ
mang lại), hoặc là tích cực quá mức. Nghiên cứu
của chúng tôi cho thấy điểm ADHD theo SDQ là
3,29±1,77, trong đó điểm tăng động, giảm chú ý
nam là 3,50±1,76 cao hơn ở nữ 3,08±1,75. Nghiên
cứu của chúng tôi thấp hơn khi so sánh với tác
giả Giannakopoulos G (2009)(6) nghiên cứu ở HS
tại Hy Lạp điểm về tăng động giảm chú ý theo
SDQ là 3,6±2,2,học sinh từ 11-14 tuổi điểm ở nam
là 3,1±2,2, nữ là 3,1±2,1, độ tuổi 15-17 học sinh

nam điểm là 3,9±2,2, nữ điểm là 4,1±2,2.
Điểm quan mối quan hệ đồng lứa
Quan hệ đồng lứa theo SDQ gồm các biểu
hiện xu hướng chơi một mình, ít bạn bè, ít được
người khác yêu thích, bị bạn bè chế nhạo, thích
chơi với người lớn tuổi hơn. Đây là những biểu
hiện không bình thường trong mối quan hệ xã
hội ở trẻ. Với những biểu hiện rối loạn quan hệ
đồng lứa, trẻ phát triển không bình thường, đôi
khi có xu hướng biểu hiện các rối loạn phổ tự kỷ.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy điểm
SDQ trong mối quan hệ đồng lứa là 2,75±1,74,
Nghiên cứu của chúng tôi cao hơn khi so sánh
với giả Giannakopoulos G (2009)(6) điểm về vấn
đề quan hệ đồng lứa là 1,8±1,7. Trong nghiên
cứu của chúng tôi điểm quan hệ đồng lứa HS
nam là 3,03±1,83 cao hơn nữ là 2,47±1,60, khác
biệt so với tác giả Giannakopoulos G (2009)(6)
trong đó độ tuổi 11-14, HS nam là 1,9±2,0, cao
hơn nữ 1,7±1,6, độ tuổi 15-17 tuổi HS nam là
1,9±1,8, HS nữ là 2,0±1,6.

Điểm hành vi tiền xã hội
Hành vi tiền xã hội là những hành vi quan
tâm đến người xung quanh, góp phần thúc đẩy
các lợi ích xã hội, theo SQD bao gồm các hành vi
quan tâm đến cảm giác người khác, chia sẻ với
người khác, giúp đỡ người tổn thương, đối xử
tối với người ít tuổi hơn, thường tình nguyện
giúp người khác. Nghiên cứu của chúng tôi cho

thấy điểm hành vi tiền xã hội theo SDQ là 6,57±

269


Nghiên cứu Y học
2,14. Nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn khi so
sánh với tác giả Giannakopoulos G (2009)(6), hành
vi tiền xã hội 8,1±1,8.
Cũng trong nghiên cứu của chúng tôi điểm
hành vi tiền xã hội HS nam là 6,36±2,25 và nữ là
6,77±2,00, tương tự khi so sánh với
Giannakopoulos G (2009)(6) trong đó nữ cao hơn
nam, ở độ tuổi 11-14 HS nam là 7,9±2,0, HS nữ
8,4±1,6, độ tuổi 15-17 HS nam 7,5±2,1, HS nữ
8,2±1,8. Hành vi tiền xã hội là hành vi cần được
khuyến khích thúc đẩy ở trẻ, qua đó góp phần
giúp cho xã hội được tốt hơn về khía cạnh văn
hóa, đạo đức.

Điểm tác động những khó khăn
Điểm tác động trải nghiệm những khó khăn
về cảm xúc ở trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi
điểm khó khăn theo thang đo SDQ là 0,71±1,42,
trong đó nam là 0,87 ±1,65, nữ là 0,55±1,14. Kết
quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn khi so
sánh với Bevaart F và Mieloo CL (2014)(3), nghiên
cứu HS độ tuổi 5-8 tuổi, cho thấy điểm SDQ về
tác động do cha mẹ đánh giá là 0,82±1,54, do giáo
viên đánh giá là 1,2±1,4.

Tổng điểm RLTT theo SDQ được tính bằng
điểm biểu hiện cảm xúc, rối loạn cư xử, rối loạn
tăng động giảm chú ý và mối quan hệ đồng lứa
tuổi, không bao gồm hành vi tiền xã hội. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tổng điểm
RLTT là 12,02±5,35.
Tỷ lệ các rối loạn tâm thần học đường

Tỷ lệ rối loạn cảm xúc
Rối loạn cảm xúc trong nghiên cứu của
chúng tôi rối loạn cảm xúc tỷ lệ mắc là 13,69%,
nghi ngờ 9,48%. Nghiên cứu của chúng tôi cao
hơn của Glazebrook C. (2003)(7) tỷ lệ rối loạn
cảm xúc theo SDQ với quần thể cộng đồng là ở
nam 10,7% mắc và 7,0% nghi ngờ, nữ là 12,1
mắc, 8,6% nghi ngờ. Nghiên cứu của chúng tôi
thấp hơn của tác giả Cury CR, Golfeto JH
(2003)(4) nghiên cứu ở HS, ở thang đo SDQ
phiên bản dành cho cha mẹ HS tỷ lệ 30,8% rối
loạn cảm xúc, tuy vậy với bộ câu hỏi SDQ
được trả lời bởi giáo viên chỉ có 1,83% rối loạn

270

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018
cảm xúc, kết hợp hai thang đo SDQ cho thấy
có 7,14% rối loạn cảm xúc.
Nghiên cứu chúng tôi thấp hơn Arman
(2012)(2) tỷ lệ rối loạn cảm xúc theo SDQ lứa tuổi
6-18 là 24,5%. Mặc dù vậy nghiên cứu của chúng

tôi cao hơn của nghiên cứu của Hashemi MS
(2012)(9) nghiên cứu tại Iran cho thấy tỷ lệ rối loạn
cảm xúc theo SDQ do cha mẹ đánh giá là 8,4%
măc và 6,3% nghi ngờ.

Tỷ lệ rối loạn cư xử
Rối loạn cư xử trong nghiên cứu của chúng
tôi lệ mắc 8,94%, nghi ngờ là 10,02%; Nghiên cứu
của chúng tôi thấp hơn của Glazebrook C.
(2003)(7) tỷ lệ rối loạn cư xử theo SDQ với quần
thể cộng đồng tỷ lệ mắc ở nam 15,1% và nghi
ngờ là 11,5%; tỷ lệ mắc ở nữ là 10,3%, nghi ngờ
10,4%; thấp hơn Arman S (2012)(2), đối tượng 6-18
tuổi tỷ lệ rối loạn cư xử theo SDQ là 34,7%, thấp
hơn khi so sánh với nghiên cứu của tác giả Cury
CR, Golfeto JH (2003)(4) nghiên cứu ở HS, ở thang
đo SDQ phiên bản dành cho cha mẹ HS 17,7%
rối loạn cư xử, với bộ câu hỏi SDQ được trả lời
bởi giáo viên có 8,25% rối loạn cư xử, kết hợp hai
thang đo SDQ cho thấy có, 9,82% rối loạn cư xử.
Nghiên cứu của chúng tôi tương tự với
Hashemi MS(9) nghiên cứu tại Iran cho thấy tỷ lệ
rối loạn cư xử theo SDQ do cha mẹ đánh giá là
10,6 mắc và 10,4 nghi ngờ.

ADHD
Trong nghiên cứu của chúng tôi ADHD có tỷ
lệ là 3,76, nghi ngờ 5,99%; nghiên cứu của chúng
tôi thấp hơn nhiều so sánh nghiên cứu của tác
giả Cury CR, Golfeto JH (2003)(4) sử dụng thang

đo SDQ thì có 16,8% ADHD, với bộ câu hỏi được
trả lời bởi giáo viên theo SDQ có 8,25% ADHD.
Nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với
Arman S (2012)(2), lứa tuổi 6-18 tuổi tỷ lệ
ADHD theo SDQ là 23%. Nghiên cứu chúng
tôi thấp hơn. Glazebrook C (2003)(7), tỷ lệ
ADHD ngoài cộng đồng theo SDQ ở nam là
19,5% mắc và 9,1% nghi ngờ; ở nữ là 9,9% mắc
và 5,7% nghi ngờ.
Nghiên cứu của chúng tôi cũng thấp hơn


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018
Hashemi MS (2012)(9) tại Iran cho thấy ADHD
theo SDQ do cha mẹ đánh giá là 15,04% mắc và
11,03% nghi ngờ.
Mặc dù vậy nghiên cứu của chúng tôi tương
tự với nhận định của DSM, theo DSM-5 hiện có
5% số trẻ mắc ADHD(1). Tại Mỹ theo CDC tỷ lệ
ADHD luôn tục tăng từ 7,8% năm 2003 đến 9,5%
năm 2007 và 11% năm 2011(6).

Vấn đề quan hệ đồng lứa tuổi
Nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ mắc là 7,60%,
tỷ lệ nghi ngờ 21,74%. So sánh với nghiên cứu
của tác giả Cury CR, Golfeto JH (2003)(4) nghiên
cứu ở HS, ở thang đo SDQ phiên bản dành cho
cha mẹ HS 14% có vấn đề trong tương tác các
mối quan hệ.
Nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn hi so

sánh với Arman S (2012)(2), lứa tuổi 6-18 tuổi tỷ lệ
ADHD theo SDQ là 23%. Nghiên cứu của chúng
tôi thấp hơn nhiều so với Arman S (2012)(2),
nghiên cứu tại Iran độ tuổi 6-18 tuổi tỷ lệ vấn đề
trong quan hệ đồng lứa theo SQQ là 25,4%(5).
Nghiên cứu của chúng tôi cũng thấp hơn khi so
sánh với Glazebrook C (2003)(7), tỷ lệ quan hệ
đồng lứa ngoài cộng đồng theo SDQ ở nam là
13,4% mắc và 10,4% nghi ngờ; ở nữ là 10,1% mắc
và 10,2% nghi ngờ (6).
Nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn khi so
sánh với Hashemi MS (2012)(9) cho thấy tỷ lệ vấn
đề quan hệ đồng lứa theo SDQ là 16,1% mắc và
19,4% nghi ngờ.

Vấn đè hành vi tiền xã hội
Học sinh có vấn đề hành vi tiền xã hội
trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ mắc là
15,92%, nghi ngờ 12,97%. Nghiên cứu của
chúng tôi thấp hơn nhiều so với Arman S
(2012)(2), nghiên cứu tại Iran độ tuổi 6-18 tuổi
sử dụng thang đo SDQ cho thấy tỷ lệ HS có
vấn đề hành vi tiền xã hội là 5,7%. Tỷ lệ trong
nghiên cứu của chúng tôi cao hơn khi so sánh
với Hashemi MS (2012)(9) nghiên cứu tại Iran
đánh giá theo thang đo SDQ tỷ lệ vấn đề hành
vi tiền xã hội mắc là 3,1% nghi ngờ là 4,4%.

Nghiên cứu Y học
Bị tác động bởi khó khăn

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đánh giá
tỷ lệ bị sự tác động ở trẻ theo thang đo SDQ có
17,35% mắc và 11,99% nghi ngờ. So sánh với
nghiên cứu của tác giả Cury CR & Golfeto JH
(2003)(4) nghiên cứu học sinh độ tuổi 6-11 tuổi có
tỷ lệ bị tác động theo thang đo SDQ với việc cha
mẹ đánh giá là 10,2%, do giáo viên đánh giá là
4,58%. Nghiên cứu của chúng tôi cao hơn Arman
S (2012)(2), nghiên cứu tại Iran độ tuổi 6-18 tuổi sử
dụng thang đo SDQ cho thấy tỷ lệ HS bị tác
động khó khăn là 5,7%.
Nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nhiều
khi so sánh với Hashemi MS (2012)(9) nghiên cứu
tại Iran cho thấy đánh giá theo SDQ do cha mẹ
đánh giá tỷ lệ bị tác động khó khăn 68,4% mắc và
3,5% nghi ngờ.

Tổng điểm khó khăn về cảm xúc hành vi
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ măc là
9,30%, tỷ lệ nghi ngờ là 14,49%, kết quả của
chúng tôi cao hơn khi so sánh với nghiên cứu
của tác giả Cury CR, Golfeto JH (2003) nghiên
cứu ở HS, ở thang đo SDQ phiên bản dành cho
cha mẹ HS 8,25% có vấn đề khi đánh giá chung
về tổng điểm(4). Kết quả nghiên cứu của chúng
tôi cũng tự với Gao X (2013)(5) trong đó sử dụng
SDQ cho thấy tại Nhật là 10%, Anh 10%, Trung
Quốc 11%. Kết quả này thấp hơn so với nghiên
cứu của Arman S (2012)(2), nghiên cứu tại Iran độ
tuổi 6-18 tuổi sử dụng thang đo SDQ cho thấy tỷ

lệ HS mắc là 26%. Nghiên cứu của chúng tôi
tương tự với đánh giá của Hashemi MS (2012)(9)
theo thang đo SDQ do cha mẹ đánh giá tỷ lệ này
là 9,6% mắc và 9,7% nghi ngờ.
Như vậy, khi so sánh kết quả nghiên cứu
của chúng tôi với các tác giả khác cùng sử
dụng thang đo có sự khác biệt ở những quần
thể khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Điều
này cũng có thể là do sự khác biệt các điều
kiện kinh tế, xã hội, các chuẩn mực xã hội và
lối sống của học sinh.

271


Nghiên cứu Y học
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng sức
khỏe tâm thần học đường ở học sinh trung học
cơ sở tại thành phố Hà Nội qua điểm trung bình
và tỷ lệ mắc, tỷ lệ nghi ngờ theo thang đo SDQ.
Tỷ lệ rối loạn tâm thần: Rối loạn cảm xúc 13,69%,
rối loạn cư xử 8,94%, rối loạn tăng động giảm
chú ý 3,76%, có vấn đề trong quan hệ đồng lứa
7,60%, có vấn đề hành vi tiền xã hội 15,92%, bị
tác động 17,35%, tổng điểm khó khăn 9,3%.
Nghiên cứu cho thấy các rối loạn tâm thần
học đường là phổ biến ở học sinh trung học cơ
sở. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy vấn đề sức
khỏe tâm thần học đường là vấn đề cần thiết

được quan tâm và cần có các biện pháp cấp thiết
trong việc can thiệp nhằm giảm tỷ lệ các rối loạn
tâm thần ở học sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

American Psychiatric Association (2013). Diagnostic and
Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth edition: DSM-5.
Washington.
/>0425596.
Arman S (2012). Epidemiological Study of Youth Mental
Health Using Strengths and Difficulties Questionnaire (SDQ).
Iran Red Crescent Med J; 14(6):p.371-375.

272

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018
3.

4.

5.

6.

7.


8.

9.

10.

Bevaart F (2014). Ethnicity, socioeconomic position and severity
of problems as predictors of mental health care use in 5- to 8year-old children with problem behaviour.Soc Psychiatry
Psychiatr Epidemiol.;49(5):p.733-42.
Cury CR, Golfeto JH (2003). Strengths and difficulties
questionnaire (SDQ): A study of school children in Ribeirão
Preto. Rev Bras Psiquiatr ;25(3):p.139-45.
Gao X (2013). Results of the parent-rated Strengths and
Difficulties Questionnaire in 22,108 primary school students
from 8 provinces of China. Shanghai Archives of Psychiatry, Vol.
25, No. 6; p.29.
Giannakopoulos G (2009). The factor structure of the Strengths
and Difficulties Questionnaire (SDQ) in Greek adolescents.
Annals of General Psychiatry, p.8:20.
Glazebrook C, Hollis C, Heussler H, Goodman R, Coates L
(2002). Goodman§ and L. Coates. Detecting emotional and
behavioural problems in paediatric clinics. Child Care Health
Dev.;29(2):p.141-9.
Gómez-Beneyto M, et al (2013). Psychometric behaviour of the
strengths and difficulties questionnaire (SDQ) in the Spanish
national health survey 2006. BMC Psychiatry,p.13:95.
Hashemi MS (2015). Prevalence of Mental Health Problems in
Children and Its Associated Socio-Familial Factors in Urban
Population of Semnan, Iran (2012). Iran J Pediatr; 25(2):e175.
Visser S, Danielson M, Bitsko R (2013). Trends in the ParentReport of Health Care Provider-Diagnosis and Medication

Treatment for ADHD disorder: United States, 2003–2011. J Am
Acad Child Adolesc Psychiatry; p.45-47.

Ngày nhận bài báo:

11/04/2018

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

17/05/2018

Ngày bài báo được đăng:

30/06/2018



×