Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đánh giá kết quả tái tạo thành bụng trong phẫu thuật vạt TRAM có cuống tại Trung tâm Ung Bướu – Bệnh viện Trung Ương Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.45 MB, 7 trang )

Đánh giá kết quả tái tạo thành
Bệnh
bụng
viện
trong
Trung
phẫu
ương
thuật...
Huế

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TÁI TẠO THÀNH BỤNG TRONG PHẪU
THUẬT VẠT TRAM CÓ CUỐNG TẠI TRUNG TÂM UNG BƯỚU –
BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Nguyễn Đình Tùng, Lê Kim Hồng, Nguyễn Văn Phúc,
Trần Ngọc Huy, Vi Hà Tân Anh

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Gần đây, có nhiều mối quan ngại về nguy cơ di chứng để lại tại thành bụng sau phẫu thuật
tái tạo vú bằng vạt TRAM có cuống.
Mục tiêu: Mục đích của nghiên cứu này là phân tích một loạt các case phẫu thuật được thực hiện bởi
một phẫu thuật viên để đánh giá các biến chứng mắc phải tại thành bụng.
Đối tượng và phương pháp: Từ tháng 1/ 2017 đến tháng 6/ 2019 có 47 bệnh nhân được tái tạo vú bằng
vạt TRAM có cuống ( 46 ca 1 cuống và 1 ca 2 cuống ). Tất cả các bệnh nhân được tái tạo thành bụng bằng
mesh polypropylene. Các đặc điểm biến chứng thành bụng và các đặc điểm nhân khẩu học liên quan được
hồi cứu và đánh giá.
Kết quả: Trong 47 bệnh nhân, có 2 bệnh nhân bị phồng thành bụng (4,26%), không có bệnh nhân nào
bị thoát vị thành bụng, 2 trường hợp bị hoại tử da một phần (4,26%), 3 trường hợp tụ dịch vùng bụng sau
mổ (6,38%) và 4 trường hợp bị thủng phúc mạc trong mổ. Không bệnh nhân nào bị nhiễm trùng mesh phải
tháo bỏ mesh và không có bệnh nhân nào than phiền về tình trạng yếu thành bụng dai dẳng.
Kết luận: Vạt TRAM có cuống vẫn là một lựa chọn tốt cho nhiều bệnh nhân cần tái tạo vú.


Từ khóa: Tái tạo thành bụng, vạt TRAM có cuống.

ABSTRACT
ASSESSMENT OF RESULTS REPAIR ABDOMINAL WALL AFTER THE PEDICLED
TRAM FLAP AT ONCOLOGY CENTER - HUE CENTRAL HOSPITAL
Nguyen Dinh Tung, Le Kim Hong, Nguyen Van Phuc,
Tran Ngoc Huy, Vi Ha Tan Anh
Background: Recently, there has been increasing concern regarding the potential for abdominal wall
morbidity following breast reconstruction with pedicled transverse rectus abdominis myocutaneous (TRAM)
flaps.
Objective: The purpose of this study was to analyze consecutive series of pedicled TRAM flaps
performed by a single surgeon and examine the incidence of abdominal morbidity.
Patients and method: Since January 2017 to June 2019, 47 women underwent breast reconstruction
with unilateral (46 case ) and bilateral (1 case ) pedicled TRAM flaps. All abdominal repairs were reinforced
1. BV TW Huế

166

- Ngày nhận bài (Received): 18/7/2019; Ngày phản biện (Revised): 30/7/2019;
- Ngày đăng bài (Accepted): 26/8/2019
- Người phản hồi (Corresponding author): Nguyễn Đình Tùng
- Email: Sđt:

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019


Bệnh viện Trung ương Huế
with polypropylene mesh. The charts were reviewed retrospectively for abdominal complications and
associated demographics.
Results: In 47 patients, there was two abdominal bulges (4.26%), no hernia, two partial skin loss

(4.26% ), three seromas (6.38%) and four peritoneal perforation. Three patients had prolonged abdominal
wall discomfort that was treated successfully with physical therapy. No patient developed a mesh infection
or required mesh removal secondary to infection or exposure and no patien complained of persistent
abdominal weakness.
Conclusions: The pedicled TRAM flaps remain a good option for many women seeking breast
reconstruction.
Keyword: repair abdominal wall, pedicled TRAM flaps

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Kể từ khi được giới thiệu bởi Hartrampf và cộng
sự từ năm 1982, vạt da cơ thẳng bụng (TRAM) có
cuống đã cung cấp một lượng mô có tính chất về
kích cỡ và hình dáng khá nhất quán với vú đối diện.
Vì vậy vạt TRAM có cuống đã trở thành một lựa
chọn quan trọng trong phẫu thuật tái tạo vú bằng
vật liệu tự thân, đạt được những kết quả tích cực về
mặt thẩm mỹ.
Mặc dù có nhiều lợi điểm, thì những di chứng
thành bụng để lại được quan sát thấy là một mối
quan ngại thật sự, và nhiều phẫu thuật viên đã nhấn
mạnh khi sử dụng phương pháp này.
Tại Trung tâm Ung bướu – Bệnh viện TW Huế,
tái tạo vú vạt TRAM là một phẫu thuật thường
quy, bệnh nhân được tái tạo thành bụng bằng mesh
polypropylene tức thì. Chúng tôi thực hiện nghiên
cứu này để đánh giá hiệu quả và các biến chứng của
tái tạo thành bụng trong phẫu thuật TRAM có cuống.
Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả kỹ thuật và đánh giá kết quả tái tạo thành
bụng sau phẫu thuật vạt TRAM tại Trung tâm Ung

bướu – BV TW Huế

từ 1/2017 -6/2019. Mỗi bệnh nhân đều được tư vấn
về vạt TRAM có cuống, vạt tự do hay đặt implant,
và bệnh nhân được tích cực tham gia trong việc
quyết định lựa chon phương pháp tái tạo.
Phần da cơ của vạt lấy được vẽ theo hình ellip
tiêu chuẩn. Bên lấy cuống vạt dựa trên thói quen
cơ thể bệnh nhân và tiền sử phẫu thuật vùng bụng
trước đó. Cuống vạt là cơ thẳng bụng kèm với một
phần lá trước của cân cơ, trong quá trình lấy cuống
nếu bị thủng phúc mạc thì lỗ thủng sẽ được khâu
lại bằng chỉ vicryl 3.0, phần mép dưới để lại của
cơ được khâu mỏm cụt và không đính vào cân. Sau
khi vạt da cơ được đưa lên trên, tấm mesh được phủ
lên trên khuyết hổng và nằm ngoài lá trước cân cơ
thẳng bụng, mesh được cắt với kích cỡ sao cho phủ
ra bên ngoài cân khoảng 1-1,5cm. Sau đó được khâu
cố định với cân bằng chỉ prolene 2.0 hoặc 3.0, phần
cực trên của mesh sát dưới bờ sườn được thả tự do.
Vạt da bụng được đục lỗ để dịch chuyển rốn, hai
sonde dạ dày được đặt để dẫn lưu dịch ra hai bên
thành bụng. Hai mép da bụng được khâu lại hai lớp
và dịch chuyển rốn.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu: mô tả tiến cứu
Đối tượng và phương pháp: Các bệnh nhân được
phẫu thuật tái tạo vú bằng vạt TRAM có cuống tại

Trung tâm Ung bướu - Bệnh viện Trung ương Huế

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019

167


Đánh giá kết quả tái tạo thành
Bệnh
bụng
viện
trong
Trung
phẫu
ương
thuật...
Huế
Đối với vạt TRAM hai cuống, tái tạo thành bụng
cũng được thực hiện tương tự, phần mesh ở vị trí
cân rốn sẽ được đục lỗ và khâu cố định lại tại chân
cân rốn.
Các bệnh nhân được ghi nhận các biến chứng tại
thành bụng bao gồm: thoát vị, phồng thành bụng,
hoại tử da một phần, nhiễm trùng da hoặc mesh,
tháo bỏ mesh, tụ dịch, tụ máu, khó chịu vùng bụng,
yếu thành bụng. Thoát vị được định nghĩa là tình
trạng khuyết hổng trên thành bụng làm cho các
thành phần trong ổ bụng có thể chui qua. Phồng
thành bụng được định nghĩa là khối nhô ra ở thành
bụng khi khám lâm sàng nhưng không có liên quan

tới tình trạng khuyết hổng thành bụng. Cảm giác
khó chịu và yếu thành bụng được xác định dựa trên
câu trả lời của bệnh nhân với câu hỏi về cảm giác và
sức mạnh của thành bụng. Hoại tử da một phần là

bất kỳ vùng da nào bị hoại tử trên thành bụng.
Các đặc điểm nhân khẩu học được phân tích
bao gồm: tuổi, BMI, tình trạng hút thuốc, đái tháo
đường, COPD, tiền sử phẫu thuật vùng bụng trước
đó, tiền sử xạ trị trước và sau mổ. Chỉ số BMI được
phân chia theo tiêu chuẩn người châu Á như sau:
bình thường (BMI < 23), thừa cân (23≤ BMI <25),
béo phì ( BMI ≥25).
Bệnh nhân được tái khám sau 3 tháng để đánh
giá kết quả và các biến chứng muộn của phẫu thuật.
Tỉ lệ từng biến chứng và tỉ lệ tổng biến chứng
được tính toán trên tất cả các bệnh nhân.
Mảnh ghép: chúng tôi sử dụng mảnh ghép
polypropylene, tên thương mại là OptileneR Mesh,
nhà sản xuất Braun, kích thước mảnh ghép thường
là 7,5 x 15 cm, được cắt theo kích cỡ khuyết hổng
vùng bụng.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 1/2017 - 6/2019 có 47 bệnh nhân được phẫu thuật tái tạo vú bằng vạt tram có cuống
Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân
n

%


Trung bình

45

Độ tuổi

31 - 59

Trung bình

21,7

Bình thường

41

87,23

Thừa cân

4

8,51

Béo phì
Bảng 2. Yếu tố nguy cơ

2

4,26


n

%

Mổ lấy thai

16

34

Ống tiêu hóa

2

4,3

Không

3

6,4

Trước pt

33

70,2

Sau pt


11

23,4

Tiểu đường

5

10,6

Copd

0

0

Hút thuốc

0

0

Tuổi

Bmi

Tiền sử
phẫu thuật bụng
Điều trị hóa xạ trị


Trong 16 bệnh nhân có tiền sử mổ lấy thai có 4 bệnh nhân sẹo mổ là đường dọc và 12 bệnh nhân đường
ngang dưới rốn.

168

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019


Bệnh viện Trung ương Huế
Có 2 bệnh nhân đã mổ hở cắt ruột thừa trước đó

Hình 1. Đặc điểm phẫu thuật
Bảng 3. Biến cố vùng bụng
Biến cố

n

%

Thủng phúc mạc

4

8,51

Tụ dịch

3


6,38

Hoại tử da

2

4,26

Thoát vị

0

0

Phồng thành bụng

2

4,26

Khó chịu vùng bụng

3

6,38

Nhiễm trùng tháo mesh

0


0

Yếu thành bụng

2

4,26

Bảng 4. So sánh đặc điểm bệnh nhân với tỷ lệ biến cố

Tuổi

Bmi

No. C/ No. P

%

<50

5/35

14,28

≥50

3/12

25


Bình thường

6/41

14,63

Thừa cân

1/4

25

Béo phì

1/2

50

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019

p
>0,05

>0,05

169


Đánh giá kết quả tái tạo thành
Bệnh

bụng
viện
trong
Trung
phẫu
ương
thuật...
Huế
Bảng 5. So sánh các nhóm yếu tố nguy cơ có biến cố
Yếu tố nguy cơ
Ts phẫu thuật bụng

Hóa xạ trị đi kèm
Hút thuốc
Tiểu đường
Copd

No. C/ No. P

%



8/18

44,44

Không

3/29


10,34



8/44

18,18

Không

0/3

0



0

0



4/5

80

Không

4/42


9,52



0

0

p
<0,05

>0,05

<0,05

Mức độ hài lòng của bệnh nhân

IV. BÀN LUẬN
Kể từ khi được giới thiệu, có một vấn đề luôn
nóng hổi trong phẫu thuật tái tạo vú bằng vạt TRAM
có cuống đó là mối quan ngại tổn thương thành bụng
sau mổ. Những nghiên cứu sâu về giải phẫu thành
bụng làm rõ cơ chế và vai trò nâng đỡ thành bụng
của các thành phần cân cơ tại đây. Mac Vay nhận
xét rằng bao cơ thẳng có vai trò quan trọng hơn cả
cơ thẳng trong sự nâng đỡ thành bụng trung tâm[1].
Nhiều chiến lược làm giảm tỷ lệ thoát vị thành
bụng, phồng thành bụng hay yếu thành bụng vì thế
đã được đề xuất và phân tích. Với những báo cáo

nổi bật là lợi ích riêng biệt của việc bảo tồn lá trước

170

bao cơ thẳng bụng và việc sử dụng tấm mesh che
phủ một cách thường quy trong việc làm giảm biến
chứng thành bụng, Zienowicz và cộng sự nghiên
cứu rằng kết hợp các kỹ thuật liệu có mang lại tỷ lệ
tổn thương thành bụng chấp nhận được. Kết quả cho
thấy 1,5% bệnh nhân có thoát vị và 0% bệnh nhân
cảm thấy không thoải mái vùng bụng.[7]
Tương tự Zienowicz và cộng sự, tái tạo thành
bụng trong nghiên cứu của chúng tôi sử dụng tấm
phủ bằng mesh polypropylene kết hợp với việc
đóng lá trước bao cơ thẳng bụng trong vạt TRAM
một cuống và vạt TRAM 2 cuống khi có thể. Chúng
tôi lựa chọn kỹ thuật phủ mesh bên ngoài hơn là
lót phía trong, vì việc phủ bên ngoài cho phép xác
định vị trí mesh chính xác, khâu cố định mesh và cắt
mesh phù hợp kích cỡ.
Trong nghiên cứu này, tỷ lệ thoát vị thành bụng
là 0%, phồng thành bụng 4.26%, khó chịu vùng
bụng 6,38% và 2 trên 3 bệnh nhân có cảm giác khó
chịu vùng bụng khai rằng cảm thấy yếu thành bụng
4.26%. Không có bệnh nhân nào xuất hiện nhiễm
trùng mesh hay cần phải loại bỏ mesh vì nhiễm
trùng hay lộ mesh. Những biến chứng thường xuyên
trong nghiên cứu này được so sánh với những thuận
lợi khi sử dụng vạt TRAM tự do tái tạo vú ở những
nghiên cứu trước đó. Những nghiên cứu trước, khi

sử dụng vạt TRAM tự do báo cáo tỷ lệ thoát vị là

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019


Bệnh viện Trung ương Huế
0-2,4 % [4,8,10], tỷ lệ phồng thành bụng là 3,682% [4,5,8,10,12], yếu thành bụng từ 6,7-41,7%
[5,8,11,12] và khó chịu vùng bụng là 37 %[4].
Tỷ lệ biến cố riêng vùng bụng trong nghiên cứu
cũng tương tự với những nghiên cứu sử dụng vạt
DIEP. Những nghiên cứu sử dụng vạt DIEP trước
đó cho thấy tỷ lệ thoát vị từ 0-1,4 %[11,13,14], tỷ lệ
phồng thành bụng từ 0-9,4 %[11,13,14], tuy nhiên tỉ
lệ yếu thành bụng từ 0-1,1 %[11,12], khó chịu vùng
bụng là 2 %[13] thấp hơn so với nghiên cứu của
chúng tôi. Ở đây, chúng tôi đánh giá yếu thành bụng
và khó chịu vùng bụng dựa trên cảm giác chủ quan
của bệnh nhân chứ chưa xây dựng được bộ câu hỏi
đánh giá hay dựa trên đánh giá của các nhà phục hồi
chức năng, đó là một hạn chế trong nghiên cứu và
có thể là nguyên nhân gây sai lệch kết quả.
Sự vắng mặt của các biến cố liên quan tới nhiễm
trùng mesh và lộ mesh trong nghiên cứu của chúng
tôi cũng so sánh với các đề tài trước đó. Những
nghiên cứu trước mô tả tỷ lệ lên quan nhiễm trùng
mesh là 0-11,8%[3,6,7,9,15], và tỷ lệ lộ mesh mắc
phải là 1,5-4,0 %[7,15,16]. Đây là một kết quả khả
quan của chúng tôi. Để giúp hạn chế nhiễm trùng ở
các bệnh nhân, một vài nghiên cứu đã đề xuất các
biện pháp như cho rửa vết thương bằng dung dịch

chứa kháng sinh trước khi đóng, và vị trí đặt dẫn
lưu xa mặt bên vết thương và tránh cọ sát hay tiếp
xúc giữa ống dẫn lưu với mesh. Đây là những kinh
nghiệm có thể xem xét.
Trong nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận các đặc
điểm nhân khẩu học, bệnh lý đi kèm và tiền sử phẫu
thuật vùng bụng của bệnh nhân để đánh giá xem đây
có phải là yếu tố nguy cơ gây ra các biến chứng vùng
bụng hay không. Phân tích nhân khẩu học bệnh nhân
cho thấy béo phì ( BMI ≥ 25 ) và đái tháo đường có
dấu hiệu là yếu tố nguy cơ cao gây các biến cố vùng
bụng. Chúng tôi có 2 trường hợp hoại tử da vùng
bụng, cả hai đều có tiền sử đái đường trước đó. Đặc
biệt có một trường hợp đái đường không được phát
hiện và điều trị trước đó bị hoại tử da bụng diện rộng,
chúng tôi phải tiến hành cắt lọc, đặt VAC sau đó trượt
vạt tai chỗ che phủ. Trường hợp còn lại thì chỉ phải
cắt lọc và kéo da tại chỗ. Các yếu tố nguy cơ này
cũng phù hợp với các nghiên cứu trước khi kiểm tra

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019

mối quan hệ giữa thừa cân béo phì và đái đường với
các biến cố vùng bụng trong vạt TRAM có cuống. Vì
vậy, phân tích yếu tố nguy cơ và rủi ro khi tái tạo vú
bằng vạt TRAM có cuống nên được xem xét cẩn thận
trước khi thực hiện với những bệnh nhân béo phì
hay đái đường.
Chúng tôi chỉ có sử dụng vạt TRAM hai cuống
cho một trường hợp bệnh nhân có kích thước vú lớn

và có đường mổ dọc lấy thai cũ. Để đảm bảo cấp
máu an toàn cho vạt chúng tôi đã lựa chọn 2 cuống,
vì số lượng ít nên chưa thể phân tích thống kê tỉ
lệ biến chứng so với vạt TRAM một cuống được.
Một vài nghiên cứu trước đánh giá vạt 2 cuống có
tỉ lệ biến chứng vùng bụng cao hơn vạt một cuống,
nhưng cũng không có ý nghĩa thống kê [17,18]
Trong nghiên cứu này, tuổi của bệnh nhân, tiền sử
xạ trị có khác nhau về tỉ lệ biến cố vùng bụng giữa
2 nhóm nhưng không có ý nghĩa thống kê, trong lô
bệnh nghiên cứu không có bệnh nhân nào hút thuốc
lá nên không khảo sát được mối liên quan của yếu tố
này. Các tài liệu trước đây đã cho thấy mối liên quan
giữa các biến này với biến chứng vùng bụng trong
vạt TRAM có cuống. Paige và cộng sự báo cáo rằng
tuổi lớn hơn 60 và tình trạng hút thuốc có dấu hiệu là
yếu tố nguy cơ cao gây ra biến cố vùng bụng, tiền sử
có xạ trị trước đây cũng làm tăng tỉ lệ thoát vị thành
bụng và nhiễm trùng vết thương vùng bụng, hút thuốc
lá cũng liên quan tỉ lệ mắc cao của nhiễm trùng vết
thương vùng bụng[17,18]. Tuy nhiên, Ducic và cộng
sự thấy rằng không có sự liên quan giữa tình trạng hút
thuốc và tiền sử xạ trị với các biến cố tổng thể hay
biến cố riêng lẻ của vùng bụng[18].
Có 8/18 bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật vùng bụng
bị mắc các biến cố liên quan đến vùng bụng, chủ yếu ở
đây là tình trạng thủng phúc mạc khi lấy vạt, điều này
là do sẹo mổ cũ gây ra tình trạng dính. Tuy nhiên tất cả
các trường hợp đều được khâu lại lỗ thủng và không
phát hiện các biến chứng thoát vị về sau.

Đa số các bệnh nhân đều hài lòng khi được hỏi
với kết quả thu được tại vùng bụng, đây là một kết
quả đáng khích lệ, và là một trong những lợi điểm
nữa của vạt TRAM, vừa mang lại hiệu quả thẩm
mỹ tại vú vừa mang lại hiệu quả thẩm mỹ cho vùng
bụng, nếu việc tái tạo thành bụng được thực hiện tốt.

171


Đánh giá kết quả tái tạo thành
bụng
trong
phẫu
thuật...
Bệnh
viện
Trung
ương
Huế
V. KẾT LUẬN
Mặc dù có nhiều tác giả báo cáo quan ngại vì tỉ
lệ cao nguy cơ biến chứng vùng bụng khi tái tạo vú
bằng vạt TRAM có cuống, nhưng trong nghiên cứu

của chúng tôi tỉ lệ các biến chứng đã được kiểm soát
khi tái tạo thành bụng với mesh polypropylene. Vì
vậy, chúng tôi tin rằng vạt TRAM có cuống vẫn là
một lựa chọn tốt cho nhiều phụ nữ cần tái tạo vú.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Minh Trí. Vai trò của mảnh ghép
polypropylene trong điều trị thoát vị vết mổ
thành bụng. Luận án Tiến sỹ Y học.
2. Hartrampf, C. R., Jr., Scheflan, M., and Black,
P. W. Breast reconstruction with a transverse
abdominalisl and flap.Plast. Reconstr. Surg. 69:
216, 1982.
3. Lejour, M., and Dome, M. Abdominal wall
function after rectus abdominis transfer. Plast.
Reconstr. Surg. 87: 1054, 1991.
4. Suominen, S., Asko-Seljavaara, S., von Smitten,
K., et al. Sequelae in the abdominal wall after
pedicledor free TRAM flap surgery. Ann.Plast.
Surg. 36: 629, 1996.
5. Edsander-Nord, A., Jurell, G., and Wickman,
M. Donor-site morbidity after pedicled or free
TRAM flap surgery: A prospective and objective
study. Plast. Reconstr. Surg. 102: 1508, 1998.
6. Kroll, S. S., and Marchi, M. Comparison of
strategies for preventing abdominal-wall
weakness after TRAM flap breast reconstruction.
Plast. Reconstr. Surg. 89: 1045, 1992.
7. Zienowicz, R. J., and May, J. W., Jr. Hernia
prevention and aesthetic contouring of
the abdomen following TRAM flap breast
reconstruction by the use of polypropylene
mesh. Plast. Reconstr. Surg. 96: 1346, 1995.
8. Kroll, S. S., Schusterman, M. A., Reece, G. P., et
al. Abdominal wall strength, bulging, and hernia

after TRAM flap breast reconstruction. Plast.
Reconstr. Surg. 96: 616, 1995.
9. Pennington, D.G., andLam, T. Gore texpatch
repair of the anterior rectus sheath in free rectus
abdominis muscle and myocutaneous flaps.
Plast. Reconstr. Surg. 97: 1436, 1996.
10. Nahabedian, M. Y., Dooley, W., Singh, N., et
al. Contour abnormalities of the abdomen after

172

breast reconstruction with abdominal flaps: Ther
ole of muscle preservation. Plast. Reconstr. Surg.
109: 91, 2002. 11. Nahabedian, M. Y., Momen,
B., Galdino, G., et al. Breast reconstruction with
the free TRAM or DIEP flap: Patient selection,
choice of flap, and outcome. Plast. Reconstr.
Surg. 110: 466, 2002.
12. Nahabedian, M. Y., Tsangaris, T., and Momen,
B. Breast reconstruction with the DIEP flap or
muscle-sparing (MS-2) free TRAM flap: Is there
a difference? Plast. Reconstr. Surg. 115: 436,
2005. 13. Hamdi, M., Weiler-Mithoff, E. M., and
Webster, M. H. Deep inferior epigastric flap in
breast reconstruction: Experience with the first
50 flaps. Plast. Reconstr. Surg. 103: 86, 1999.
14. Garvey, P. B., Buchel, E. W., Pockaj, B. A., et al.
DIEP and pedicled TRAM flaps: A comparison
of outcomes. Plast. Reconstr. Surg. 117: 1711,
2006.

15. Moscona, R. A., Ramon, Y., Toledano, H., et al.
Use of synthetic mesh for the entire abdominal
wall after TRAM flap transfer. Plast. Reconstr.
Surg. 101: 706, 1998.
16. Moscona,R Further clinical experience with
syn thetic mesh for the entire abdominal wall
after TRAM flap breast reconstruction. Plast.
Reconstr. Surg. 116: 1724, 2005.
17. Paige, K. T., Bostwick, J., III, Bried, J. T., et
al. A comparison of morbidity from bilateral,
unipedicled and unilateral, unipedicled TRAM
flap breast reconstructions. Plast. Reconstr. Surg.
101: 1819, 1998.
18. Ducic, I., Spear, S. L., Cuoco, F., et al. Safety
and risk factors for breast reconstruction
with pedicled transverse rectus abdominis
musculocutaneous flaps. Ann. Plast. Surg. 55:
559, 2005.

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019



×