Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đánh giá chỉ số sức cản động mạch thận và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân viêm cầu thận mạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.6 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ SỨC CẢN ĐỘNG MẠCH THẬN
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN
VIÊM CẦU THẬN MẠN
Nguyễn Thị An Thủy, Đỗ Gia Tuyển, Đặng Thị Việt Hà
Trường Đại học Y Hà Nội
Tiến triển của viêm cầu thận mạn dẫn đến xơ hóa các cầu thận và làm tăng sức cản mạch máu trong
thận. Nghiên cứu nhằm khảo sát chỉ số sức cản động mạch thận (Resistive Index - RI) bằng siêu âm
Doppler động mạch thận ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính do viêm cầu thận mạn và đánh giá mối liên
quan giữa chỉ số sức cản động mạch thận (RI) với mức lọc cầu thận và kích thước thận ở nhóm bệnh nhân.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tẳ cắt ngang. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt giữa chỉ số sức
cản ở 2 bên động mạch thận tại vị trí gốc, thân và nhu mô thận với p > 0,05 ở mỗi nhóm bệnh thận mạn tính
giai đoạn II - III, IV và V, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về RI động mạch thận trung bình tại gốc, thân
và nhu mô thận giữa 3 nhóm bệnh thận mạn tính giai đoạn II - III, IV và V (p < 0.05), có mối tương quan
nghịch khá chặt chẽ và có ý nghĩa thống kê giữa RI động mạch thận gốc, thân và nhu mô thận với kích
thước thận - d (chiều ngang thận phải, dọc thận phải, ngang thận trái, dọc thận trái ) và với mức lọc cầu
thận. Từ đó cho thấy chỉ số sức cản động mạch thận ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính do viêm cầu
thận mạn cao hơn so với người bình thường. Khi mức độ suy thận càng nặng, thận càng giảm dần về kích
thước và mất dần về chức năng thì chỉ số sức cản động mạch thận càng tăng.
Từ khóa: chỉ số sức cản (RI), động mạch thận, bệnh thận mạn tính

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy thận mạn tính là một hội chứng lâm
sàng và hóa sinh tiến triển qua nhiều năm
tháng làm giảm mức lọc cầu thận một cách từ
từ và không hồi phục, kết quả cuối cùng là suy
thận giai đoạn cuối [1; 2]. Khi đã suy thận giai
đoạn cuối, bệnh nhân không những phải chịu
các biện pháp điều trị thay thế thận suy mà
còn phải chịu rất nhiều các biến chứng của


suy thận mạn tính gây nên. Vì vậy, phát hiện
sớm, điều trị kịp thời và dự đoán tiên lượng
của tình trạng suy thận sẽ làm chậm tiến triển
của bệnh, bảo vệ, cải thiện được chức năng
thận và đặc biệt có ý nghĩa rất quan trọng

trong việc quyết định lựa chọn các phương
pháp điều trị cho bệnh nhân. Trong các
nguyên nhân gây suy thận mạn thì viêm cầu
thận mạn là nguyên nhân hay gặp nhất, chiếm
tới 30 - 45% các trường hợp [3]. Tiến triến của
viêm cầu thận mạn dẫn đến xơ hóa cầu thận
và tổ chức kẽ thận, giảm dần chức năng của
các mao mạch cầu thận, kết quả là giảm dần
số lượng và diện tích các mạch máu trong
thận [4; 5; 6]. Chính điều đó làm tăng sức cản
mạch máu trong thận. Sức cản mạch máu
trong thận được tính bởi chỉ số sức cản
(Resistive index - RI) trong siêu âm Doppler
mạch thận [7; 8]. Ở Việt Nam, cho đến nay
các công trình nghiên cứu về chỉ số RI về

Địa chỉ liên hệ: Đỗ Gia Tuyển, Bộ môn Nội, Trường Đại
học Y Hà Nội.
Email:
Ngày nhận: 6/8/2015
Ngày được chấp thuận: 10/9/2015

50


bệnh lý nhu mô thận mà đặc biệt là ở bệnh
nhân viêm cầu thận mạn còn rất hạn chế. Vì
vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với
mục tiêu:

TCNCYH 97 (5) - 2015


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
1. Khảo sát chỉ số sức cản động mạch thận

tim mạch duy nhất thực hiện, đo các chỉ số

(RI) bằng siêu âm doppler động mạch thận ở
bệnh nhân bệnh thận mạn tính do viêm cầu

định lượng:
Vp: tốc độ tâm thu: đo ở đỉnh cao nhất của

thận mạn.
2. Đánh giá mối liên quan giữa chỉ số sức

sóng tâm thu
Vd: tốc độ tâm trương: đo ở cuối thì tâm

cản động mạch thận (RI) với mức lọc cầu thận
và kích thước thận ở nhóm bệnh nhân trên.

trương, trước lúc xuất phát 1 sóng tâm thu
tiếp theo.


II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Gồm 63 bệnh nhân được chẩn đoán là
bệnh thận mạn tính do viêm cầu thận mạn,
điều trị nội trú tại khoa Thận Tiết niệu - bệnh
viện Bạch Mai, từ tháng 01/2013 đến tháng
08/2013. Loại khỏi nghiên cứu những bệnh
nhân mắc bệnh cầu thận thứ phát, có hội
chứng thận hư, bệnh cầu thận do nhiễm độc
thai nghén, suy thận cấp, suy thận mạn đã
được điều trị thay thế.
2. Phương pháp: mô tả cắt ngang.
3. Nội dung
Tất cả các bệnh nhân được khai thác tiền
sử, triệu chứng lâm sàng và khảo sát các xét

Nhận định kết quả [7]:
RI < 0,7: bình thường.
RI ≥ 0,7: tăng chỉ số sức cản.
4. Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS
16.0.
5. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu chỉ nhằm bảo vệ và nâng cao
sức khỏe cho bệnh nhân, không vì bất kỳ mục
đích nào khác. Mọi thông tin của đối tượng
nghiên cứu đều được bảo mật và chỉ sử dụng
cho mục đích nghiên cứu. Các đối tượng
nghiên cứu được cung cấp đầy đủ thông tin
và đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu.


III. KẾT QUẢ
1. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân

nghiệm huyết học, hóa sinh và được siêu âm
thận bằng máy ALOKA đặt tại khoa Thận - Tiết

nghiên cứu

niệu Bệnh viện Bạch Mai và do các bác sỹ
chuyên khoa Thận siêu âm, đo các chỉ số: kích

bệnh nhân, trong đó tỷ lệ nam/nữ là 1,17/1.

thước thận, tình trạng nhu mô, ranh giới giữa
nhu mô và đài bể thận, tình trạng đài bể thận.

giai đoạn II -III (30,2%), IV (30,2%) và V

Mức lọc cầu thận được tính theo công thức
của Crockcoff - Gault.
Mọi bệnh nhân đều được siêu âm doppler
động mạch thận hai bên bằng máy siêu âm
Doppler Philips HD 11 đặt tại viện Tim mạch Bệnh viện Bạch Mai, sử dụng đầu dò phẳng
tần số 3,5 Mhz và do một bác sỹ chuyên khoa

TCNCYH 97 (5) - 2015

- Tổng số bệnh nhân nghiên cứu là 63
- Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính

(39,6%).
2. Chỉ số sức cản (RI) động mạch thận
của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Chỉ số sức cản động mạch thận trong
nghiên cứu này được đo tại các vị trí: gốc
động mạch thânh, thân động mạch thận và
trong nhu mô thận ở mỗi bên thận.

51


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 1. Chỉ số sức cản tại gốc, thân và nhu mô thận 2 bên
RI ĐMT vị trí
BTMT
giai đoạn
± SD

II - III

p
± SD

IV

p
± SD
V

P


Gốc

Thân

Nhu mô thận

TP

TT

TP

TT

TP

TT

0,71 ± 0,04

0,70 ± 0,05

0,70 ± 0,35

0,69 ± 0,52

0,63 ± 0,37

0,63 ± 0,41


> 0,05
0,74 ± 0,39

> 0,05

0,74 ± 0,03

0,73 ± 0,46

> 0,05
0,77 ± 0,34

> 0,05

0,73 ± 0,36

0,65 ± 0,54

> 0,05

0,77 ± 0,47

0,77 ± 0,45

> 0,05

0,67 ± 0,46

> 0,05


0,76 ± 0,45

0,72 ± 0,53

> 0,05

0,72 ± 0,62

> 0,05

*ĐMT: động mạch thận, BTMT: bệnh thận mạn tính, TP: thận phải, TT: thận trái
Không có sự khác biệt giữa chỉ số sức cản ở 2 bên động mạch thận tại vị trí gốc, thân và nhu
mô thận với p > 0,05 ở mỗi nhóm bệnh thận mạn tính giai đoạn II - III, IV và V.
Do không có sự khác biệt về RI bên phải và trái động mạch thận tại các vị trí gốc, thân và nhu
mô thận nên RI trung bình tại các vị trí trên được tính bằng trung bình cộng của hai bên động
mạch thận phải và động mạch thận trái.
Bảng 2. RI tại gốc, thân và nhu mô thận của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Động mạch thận các vị trí
BTMT giai đoạn

Chỉ số RI

Gốc

Thân

Nhu mô thận

II - III (n = 19)


0,71 ± 0,04

0,69 ± 0,04

0,63 ± 0,04

IV (n = 19)

0,74 ± 0,03

0,73 ± 0,04

0,66 ± 0,05

V (n = 25)

0,77 ± 0,04

0,76 ± 0,04

0,72 ± 0,06

Tổng (n = 63)

0,74 ± 0,05

0,73 ± 0,05

0,68 ± 0,06


< 0,05

< 0,05

< 0,05

p

*BTMT: bệnh thận mạn tính, ĐMT: động mạch thận
RI động mạch thận trung bình tại vị trí gốc, thân và nhu mô thận của nhóm nghiên cứu lần
lượt là 0,74 ± 0,05, 0,73 ± 0,05, 0,68 ± 0,06. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về RI động
mạch thận trung bình tại gốc, thân và nhu mô thận giữa 3 nhóm bệnh thận mạn tính gia đoạn II III, IV và V với p < 0.05.

52

TCNCYH 97 (5) - 2015


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
3. Mối tương quan giữa RI và kích thước thận
Bảng 3. Mối tương quan giữa RI gốc động mạch thận và kích thước thận (d)
RI gốc ĐMT

Hệ số tương quan

Phương trình hồi qui

p


Chiều ngang TP (mm)

0,372

RI gốc = -0,002*(d ngang TP) + 0,837

< 0,05

Chiều dọc TP (mm)

0,370

RI gốc = -0,002*(d dọc TP) + 0,872

< 0,05

Chiều ngang TT (mm)

0,417

RI gốc = -0,002*(d ngang TT) + 0,849

< 0,001

Chiều dọc TT (mm)

0,500

RI gốc = -0,002*(d dọc TT) + 0,916


< 0,001

*ĐMT: động mạch thận, TP: thận phải, TT: thận trái
Có mối tương quan nghịch khá chặt chẽ và có ý nghĩa thống kê giữa RI gốc động mạch thận
và kích thước thận - d (chiều ngang thận phải, dọc thận phải, ngang thận trái, dọc thận trái).
Bảng 4. Mối tương quan giữa RI thân động mạch thận và kích thước thận (d)
RI thân ĐMT

Hệ số tương quan

Phương trình hồi qui

p

Chiều ngang TP (mm)

0,335

RI thân = -0,002*(d ngang TP) + 0,826

< 0,05

Chiều dọc TP (mm)

0,360

RI thân = -0,002*(d dọc TP) + 0,869

< 0,05


Chiều ngang TT (mm)

0,400

RI thân = -0,002*(d ngang TT)+ 0,844

< 0,001

Chiều dọc TT (mm)

0,482

RI thân = -0,002*(d dọc TT)+ 0,914

< 0,001

*ĐMT: động mạch thận, TP: thận phải, TT: thận trái
Có mối tương quan nghịch khá chặt chẽ và có ý nghĩa thống kê giữa RI thân động mạch thận
và kích thước thận - d (chiều ngang thận phải, dọc thận phải, ngang thận trái, dọc thận trái).
Bảng 5. Mối tương quan giữa RI động mạch thận vùng nhu mô và kích thước thận (d)
RI ĐMT
vùng nhu mô

Hệ số tương
quan

Phương trình hồi qui

p


Chiều ngang
TP (mm)

0,316

RI nhu mô = -0,002*(d ngang TP) + 0,787

< 0,05

Chiều dọc

0,378

RI nhu mô = -0,002*(d dọc TP) + 0,857

< 0,05

Chiều ngang

0,368

RI nhu mô = -0,003*(d ngang TT) + 0,805

< 0,05

Chiều dọc

0,478

RI nhu mô = -0,003*(d dọc TT) + 0,903


< 0,001

TCNCYH 97 (5) - 2015

53


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
*ĐMT: Động mạch thận, TP: Thận phải, TT: Thận trái
Có mối tương quan nghịch khá chặt chẽ và có ý nghĩa thống kê giữa RI động mạch thận vùng
nhu mô và kích thước thận - d (chiều ngang thận phải, dọc thận phải, ngang thận trái, dọc thận
trái).
4. Mối tương quan giữa RI và mức lọc cầu thận
Bảng 6. Mối tương quan giữa RI động mạch thận và mức lọc cầu thận
Hệ số tương quan

Phương trình hồi qui

p

RI gốc = -0,001 * MLCT + 0,769

< 0,001

RI thân = -0,001 * MLCT + 0,767

< 0,001

RI nhu mô = -0,002 * MLCT + 0,718


< 0,001

RI động mạch thận gốc
MLCT

0,468

RI động mạch thận vùng thân
MLCT

0,534

RI động mạch thận vùng nhu mô
MLCT

0,534

*MLCT: mức lọc cầu thận
Có mối tương quan nghịch khá chặt chẽ giữa RI động mạch thận tại gốc (r = 0,468,
p < 0,001), thân (r = 0,534, p < 0,001) và vùng nhu mô (r = 0,434, p < 0,001) với mức lọc cầu
thận, có nghĩa là khi mức lọc cầu thận càng giảm thì RI động mạch thận tại các vị trí trên càng
tăng.
So sánh với một số nghiên cứu của các tác giả khác trên đối tượng là những người khỏe
mạnh bình thường, chúng tôi nhận thấy:
Bảng 7. So sánh RI của động mạch thận với một số tác giả
RI tại vị trí
Nghiên cứu này

Gốc ĐMT


Thân ĐMT

Vùng nhu mô thận

0,74 ± 0,05

0,73 ± 0,05

0,68 ± 0,06

Bùi Văn Giang
Huỳnh Văn Nhuận

0,57 ± 0,04
0,665 ± 0,04

Mastoraku.I
p

0,60 ± 0,01
< 0,05

< 0,05

*ĐMT: động mạch thận
Như vậy RI ở nhóm bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính cao hơn một cách đáng kể so với
những người khỏe mạnh bình thường và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Điều đó
cho thấy RI của động mạch thận ở những bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính tăng cao hơn so
với người bình thường.


54

TCNCYH 97 (5) - 2015


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

IV. BÀN LUẬN

viêm cầu thận mạn. Kết quả được trình bày ở

Trong nghiên cứu này, chỉ số sức cản động
mạch thận được đo tại các vị trí gốc động
mạch thận, thân động mạch thận và nhu mô
thận ở mỗi bên thận, kết quả từ bảng 1 đã cho
thấy không có sự khác biệt về RI của động
mạch thận tại các vị trí gốc động mạch thận,
thân động mạch thận và nhu mô thận giữa hai
bên thận phải và thận trái ở mỗi nhóm bệnh
nhân mắc bệnh thận mạn tính giai đoạn II - III,
IV và V. Tương tự với nghiên cứu của tác giả
Bùi Văn Giang năm 1997 [9] trên 40 người
bình thường, kết quả cho thấy không có sự
khác biệt về RI của động mạch thận tại các vị
trí gần chỗ xuất phát của động mạch thận,
thân động mạch thận, rốn thận và ở các
nhánh liên thùy giữa động mạch thận phải và
động mạch thận trái. Kết quả bước đầu cho
thấy


không



sự

khác

biệt

về

RI

tại các vị trí gốc, thân động mạch thận và
nhu mô thận ở hai bên thận. Chính vì vậy,
chúng tôi đã tính RI trung bình tại các vị
trí trên bằng trung bình cộng hai bên động
mạch thận phải và động mạch thận trái.
Tương tự với cách tính RI trung bình trong

bảng 3, 4 và 5 đã chỉ ra rằng có mối tương
quan nghịch khá chặt chẽ và có ý nghĩa thống
kê giữa RI động mạch thận tại các vị trí gốc,
thân và nhu mô thận với kích thước thận- d
(chiều ngang thận phải,dọc thận phải, ngang
tận trái, dọc thận trái) (mm). Kết quả này cũng
tương tự với kết quả T.Sugiura và cộng sự
[11] khi nghiên cứu trên 311 bệnh nhân bệnh

thận mạn tính cũng cho thấy có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê về chiều dài thận (mm) ở
các nhóm RI khác nhau, cụ thể nhóm RI ≤
0,65 (n = 130, d = 101 ± 10), nhóm 0,65 < RI ≤
0,7 (n = 64, d = 99± 9), nhóm
RI > 0,7 (n = 117, d = 94 ± 12). Đồng thời
nghiên cứu cũng chỉ ra có mối tương quan
nghịch giữa độ dài thận và RI, có nghĩa là khi
mức độ suy thận càng nặng, kích thước thận
càng giảm thì RI càng tăng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối tương
quan nghịch khá chặt chẽ và có ý nghĩa thống
kê giữa RI động mạch thận tại gốc, thân và
nhu mô thận với mức lọc cầu thận tuân theo
phương trình RI gốc = -0,001*mức lọc cầu
thận + 0,769 với (r = 0,468, p < 0,001), RI

các nghiên cứu của các tác giả Richard J.

thân = -0,001*mức lọc cầu thận + 0,767 với

MacIsaac [10], Toshihiro Sugiura [11], Joel

(r = 0,534, p < 0,001), RI vùng nhu mô = -

F.Platt [12], Tatsuo Kawai [13]. Kết quả từ

0,002*mức

bảng 2 cho thấy RI động mạch thận trung bình


(r = 0,534, p < 0,001), có nghĩa là khi mức lọc

tại các vị trí gốc, thân và vùng nhu mô thận

cầu thận càng giảm thì RI của động mạch

của nhóm nghiên cứu là 0,74 ± 0,05, 0,73 ±

thận tại các vị trí trên càng tăng. Kết quả này

0,05 và 0,68 ± 0,06.

cũng tương tự như trong nghiên cứu của

lọc

cầu

thận

+

0,718

với

Kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý

Huỳnh Văn Nhuận [14] (r = -0,494, p < 0,05),


nghĩa thống kê về RI động mạch thận trung
bình tại các vị trí gốc, thân và nhu mô thận ở

Petersen JR [15], Claudia Parolini [16] cho

các nhóm bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính
giai đoạn II - III, IV và V, sự khác biệt là có ý

RI và mức lọc cầu thận, nên có thể dùng RI để

nghĩa thống kê. Đây là một bằng chứng nữa
gợi ý rằng bệnh nhân có mức độ suy thận

vậy, nghiên cứu này đã khảo sát chỉ số sức

càng nặng thì RI của động mạch thận sẽ tăng

bệnh thận mạn tính do viêm cầu thận mạn,

lên, ít nhất ở nhóm bệnh nhân suy thận do

cũng như tìm hiểu mối liên quan giữa RI động

TCNCYH 97 (5) - 2015

thấy có mối tương quan nghịch chặt chẽ giữa
theo dõi quá trình diễn tiến của suy thận. Như
cản động mạch thận ở các bệnh nhân mắc


55


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
mạch thận với kích thước thận và mức lọc cầu
thận ở nhóm bệnh nhân này. Từ đó chúng tôi
đưa ra nhận định chỉ số sức cản động mạch
thận càng tăng cao khi mức độ suy thận càng
nặng, việc siêu âm doppler động mạch thận
để đánh giá chỉ số sức cản động mạch thận là
rất quan trọng ở những bệnh nhân mắc bệnh
thận mạn tính vì chúng góp phần tiên lượng
mức độ nặng và sự tiến triển đến bệnh thận
mạn tính giai đoạn cuối để giúp người thầy
thuốc kịp thời đưa ra hướng điều trị tích cực
nhằm hạn chế sự tiến triển của bệnh đồng
thời giúp bệnh nhân có kế hoạch chuẩn bị
trong tương lai cho tình trạng bệnh của họ.

V. KẾT LUẬN
- Không có sự khác biệt về RI động mạch
thận tại các vị trí gốc, thân và nhu mô thận

Lời cám ơn
Để hoàn thành nghiên cứu này chúng tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS.BS
Nguyễn Tuấn Hải - Bộ môn Tim mạchTrường Đại học Y Hà Nội, người đã trực tiếp
siêu âm cho tất cả các bệnh nhân trong
nghiên cứu. Chúng tôi chân thành cảm ơn
những bệnh nhân đã đồng ý tham gia vào

nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. National Kidney Foundation (2002). K/
DOQI clinical practice guidelines for chronic
kidney disease. Retrieved 2008 - 06 - 29.
2. KDIGO (2012). Clinical Practice Guideline for the Evaluation and Management of
Chronic Kidney Disease.

giữa hai bên thận phải và thận trái ở mỗi

3. Đỗ Gia Tuyển (2012). Bệnh thận mạn
và suy thận mạn tính. Bài giảng bệnh học Nội

nhóm bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai

khoa. Nhà xuất bản Y học, 1, 398 - 411.

đoạn II - III, IV và V.

4. Trường Đại học Y Hà Nội (2004). Viêm
cầu thận mạn. Bài giảng bệnh học Nội khoa,

- RI động mạch thận trung bình tại các vị trí
gốc, thân và nhu mô thận của nhóm nghiên
cứu cao hơn so với người bình thường có ý
nghĩa thống kê.
- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về RI

Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 1, 279 - 283.

5. Trường Đại học Y Hà Nội (2005). Bệnh
thận. Giải phẫu bệnh học. Nhà xuất bản Y học
Hà Nội. 470 - 489.

động mạch thận trung bình tại gốc, thân và

6. Đỗ Thị Liệu (2007). Bệnh lý cầu thận.
Bài giảng bệnh học Nội khoa. Nhà xuất bản Y

nhu mô thận giữa 3 nhóm bệnh thận mạn tính

học Hà Nội, Tập I, 340 - 354.

gđ II-III, IV và V, có nghĩa là mức độ suy thận

7. Phạm Minh Thông (2012). Siêu âm
Doppler màu động mạch thận. Siêu âm

càng nặng thì RI tại các vị trí trên càng tăng.
- Có mối tương quan nghịch khá chặt chẽ
và có ý nghĩa thống kê giữa RI động mạch
thận tại gốc, thân và nhu mô thận với kích
thước thận- d (chiều ngang thận phải,dọc thận
phải, ngang thận trái, dọc thận trái).
- Có mối tương quan nghịch khá chặt chẽ
và có ý nghĩa thống kê giữa RI động mạch
thận tại gốc, thân và nhu mô thận với mức lọc
cầu thận.
56


Doppler màu trong thăm khám mạch máu tạng
và ngoại biên. Nhà xuất bản Y học Hà Nội,
219 - 227.
8. Kunsangkim and S. Hyupkim (1999).
The usefulness of Doppler ultrasound
diagnosis of renal diseases. Medical progress,
27 - 36.
9. Bùi Văn Giang, Hoàng Kỷ (1999).
Bước đầu nghiên cứu các thông số siêu âm
Doppler động mạch thận ở người Việt Nam
TCNCYH 97 (5) - 2015


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
bình thường. Bộ y tế, Tạp chí Y học Việt Nam,

resistive index in renal Doppler ultrasonogra-

số 6+7, 4.
10. MacIsaac, R.J (2006). Is nonalbuminuric renal insufficiency in type 2 diabetes
related to an increase in intrarenal vascular

phy as an indicator of vascular damage in patients with risks of atherosclerosis.Nephrol Dial

disease? Diabetes Care, 29(7), 1560 - 1056.
11. Sugiura, T. and A. Wada (2009).
Resistive index predicts renal prognosis in
chronic kidney disease.Nephrol Dial Trans-

Transplant, 26(10), 3256 - 3262.

14. Huỳnh Văn Nhuận (2005). Chí số trở
kháng RI và chỉ số mạch PI của động mạch
thận ở bệnh nhân suy thận mạn độ III, IV. Tạp
chí y học thực hành, số 3(505), 88 - 89.

plant, 24(9), 2780 - 2785.

15. Petersen, L.J (1997). The pulsatility
index and the resistive index in renal arteries.

12. Platt, J.F (1990). Intrarenal arterial
Doppler sonography in patients with nonob-

Associations with long-term progression in
chronic renal failure.Nephrol Dial Transplant,

structive renal disease: correlation of resistive
index with biopsy findings.AJR Am J Roent-

12(7), 1376 - 1380.
16. Parolini, C (2009). Renal resistive index and long-term outcome in chronic neph-

genol, 154(6), 1223 - 1237.
13. Kawai, T (2011). Usefulness of the

ropathies. Radiology, 252(3), 888 - 896.

Summary
EVALUATION OF RENAL ARTERIAL RESISTIVE INDEX
AND ASSOCIATED FACTORS IN CHRONIC GLOMERULONEPHRITIS

PATIENTS
The progression of chronic glomerulonephritis resulted in glomerulosclerosis and increased
renal resistive index. This study was conducted to evaluate the renal arterial resistive index by
using Doppler ultrasound technique and to observe the relationship between renal arterial
resistive index with associated factors in chronic glomerulonephritis patients. The results showed
that there were no significant difference between right and left arterial renal in renal arterial
resistive index at the principal arterial, body arterial and parenchyma arterial (p > 0.05) but there
were significant difference in renal arterial resistive index at the principal arterial, body arterial and
parenchyma arterial (p < 0.05) among three groups patients with chronic kidney disease stage
II-III, IV and V. There were a comparative close inversely correlated and statistically significant
between renal arterial resistive index at the principal arterial, body arterial and parenchyma
arterial with kidney size (right renal length, right renal breadth, left renal length, left renal breadth)
and with estimated glomerular filtration rate. Our study suggested that the renal arterial resistive
index in chronic glomerulonephritis patients is higher than normal people and getting higher in
advanced renal failure.
Key: Resistive index, renal arterial, chronic kidney disease

TCNCYH 97 (5) - 2015

57



×