Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nồng độ acid folic huyết thanh trên bệnh nhân mụn trứng cá được điều trị isotretinoin đường uống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.27 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018

Nghiên cứu Y học

NỒNG ĐỘ ACID FOLIC HUYẾT THANH TRÊN BỆNH NHÂN
MỤN TRỨNG CÁ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ ISOTRETINOIN ĐƯỜNG UỐNG
Nguyễn Minh Phương*, Lê Thái Vân Thanh*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Isotretinoin đường uống là liệu pháp điều trị mụn trứng cá hiệu quả nhất. Rối loạn lipid máu
và tăng men gan là hai tác dụng ngoại ý quan trọng của isotretinoin. Acid folic là một coenzyme quan trọng thiết
yếu được chuyển hóa tại gan. Nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát sự thay đổi nồng độ acid folic huyết thanh
(HT) trên bệnh nhân mụn trứng cá dùng isotretinoin đường uống cũng như đánh giá mối liên quan giữa liệu
pháp Isotretinoin đường uống và sự thay đổi nồng độ acid folic.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả theo dõi dọc.
Kết quả: Số lượng bệnh nhân (BN) được theo dõi ở thời điểm trước điều trị là 80 BN và sau 6–8 tuần điều
trị là 58 BN. Độ tuổi trung bình là 23,66 ± 5,37. Phần lớn BN có tiền sử điều trị mụn trứng cá chiếm 70%. Điểm
độ nặng trung bình là 24,99 ± 6,47. Điểm độ nặng của nam cao hơn nữ (27,35 ± 6,22 so với 24,04 ± 6,37). Nồng
độ acid folic HT giảm có ý nghĩa thống kê sau 6–8 tuần điều trị isotretinoin uống (7,78 ± 2,72 ng/ml xuống còn
6,98 ± 2,52 ng/ml). BN dùng liều isotretinoin uống trung bình hằng ngày ≥ 0,4 mg/kg/ngày và liều tích lũy đạt ≥
18,82 mg/kg giảm acid folic HT có ý nghĩa thống kê.
Kết luận: Nồng độ acid folic HT có khuynh hướng tăng theo lứa tuổi. Có sự khác biệt về nồng độ acid folic
HT giữa 2 giới tính, nam có nồng độ acid folic HT trung bình thấp hơn nữ. Nồng độ Acid folic HT giảm đáng kể
sau 6–8 tuần điều trị isotretinoin uống. Không có sự khác biệt về đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, điều trị giữa 2 nhóm
giảm và không giảm acid folic HT sau điều trị isotretinoin uống. Nồng độ acid folic HT giảm đáng kể ở nhóm
dùng liều trung bình theo cân nặng ≥ 0,4 mg/kg/ngày và nhóm có liều tích luỹ đạt ≥ 18,82 mg/kg. Không có
tương quan tuyến tính giữa sự thay đổi nồng độ acid folic HT với liều isotretinoin uống trung bình theo cân
nặng và liều tích lũy.
Từ khóa: mụn trứng cá, acid folic, isotretinoin uống.

ABSTRACT


SERUM FOLIC ACID LEVELS IN ACNE VULGARIS PATIENTS TREATED BY ORAL ISOTRETINOIN
Nguyen Minh Phuong, Le Thai Van Thanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 22 - No 1- 2018: 39 – 45
Background: Oral isotretinoin is considered the best therapy for acne vulgaris. Dyslipidemia and elevated
liver enzymes are two remarkable adverse effects of oral isotretinoin. Folic acid is a significant coenzyme which is
metabolized by the liver. This research aims to examine the modification of serum folic acid levels of acne vulgaris
patients who were treated with oral isotretinoin as well as to evaluate the relationship between oral isotretinoin
therapy and serum folic acid levels.
Method: Observational longitudinal study
Results: The sample size was taken before and after treatment is 80 and 58 patients respectively. The mean

* Bộ môn Y học Gia đình – Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ** Bộ môn Da Liễu – ĐHYD TP.HCM
Tác giả liên lạc: TS. BS Lê Thái Vân Thanh ĐT: 0903774310
Email:

39


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018

age is 23.66 ± 5.37. Most of acne vulgaris patients have been treated before recruitment, at 70%. The mean
severity score (GAGS) is 24.99 ± 6.47. Male mean score is greater than female (27.35 ± 6.22 in comparison with
24.04 ± 6.37). Serum folic acid level statistically decreased 6-8 weeks after treatment (from 7.78 ± 2.72 ng/ml to
6.98 ± 2.52 ng/ml). Serum folic acid levels are significantly declined in patients who were prescribed with daily
mean dose over 0,4 mg/kg per day and cumulative dose over 18.82 mg/kg.
Conclusion: The serum folic acid levels tend to increase with age. There was a significant difference of folic
acid levels between two genders, men’s folic acid level is statistically smaller than women’s. The folic acid level
significantly decreased after 6-8 weeks treatment with oral isotretinoin. No demographically, clinically and

therapeutic significant difference between two groups, declined and non-declined folic acid levels, was identified.
Serum folic acid level statistically decreased in patients who were prescribed with mean daily dose over 0.4 mg/kg
per day and cumulative dose over 18.82 mg/kg. There was no linear correlation between the decrease of folic acid
levels with the mean daily dose and cumulative dose of oral isotretinoin.
Keywords: acne, folic acid, oral isotretinoin.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Liệu pháp isotretinoin đường uống được
đánh giá là liệu pháp điều trị mụn trứng cá
hiệu quả nhất được chỉ định sớm trong trường
hợp bệnh ở mức độ trung bình-nặng. Rối loạn
lipid máu và tăng men gan là hai tác dụng
ngoại ý quan trọng của isotretinoin. Ngoài ra,
dược chất này có ảnh hưởng đến một số hoạt
động chuyển hóa khác, đặc biệt là chuyển hóa
acid folic (vitamin B9), một coenzyme quan
trọng thiết yếu trong quá trình này. Chúng tôi
thực hiện nghiên cứu với đề tài “nồng độ acid
folic huyết thanh trên bệnh nhân mụn trứng
cá được điều trị isotretinoin uống” nhằm mục
đích khảo sát sự thay đổi nồng độ acid folic
trên bệnh nhân mụn trứng cá dùng
isotretinoin đường uống cũng như đánh giá
mối tương quan giữa liệu pháp isotretinoin
uống và sự thay đổi nồng độ acid folic.

Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát

mụn trứng cá được chỉ định isotretinoin uống và

mối liên quan giữa nồng độ acid folic huyết
thanh với độ nặng, nhóm tuổi và giới tính.
Xác định sự thay đổi nồng độ acid folic huyết
thanh trên bệnh nhân mụn trứng cá sau 6–8 tuần
điều trị isotretinoin uống.
Xác định đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, điều trị
của bệnh nhân mụn trứng cá ở các nhóm bệnh
nhân có thay đổi nồng độ acid folic huyết thanh
sau điều trị.
Xác định mối liên quan giữa sự thay đổi
nồng độ acid folic huyết thanh với liều điều trị.

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Dân số mục tiêu
Tất cả bệnh nhân mụn trứng cá được điều trị
isotretinoin uống.
Dân số chọn mẫu
Tất cả bệnh nhân mụn trứng cá được điều trị
isotretinoin uống hội đủ tiêu chuẩn chọn bệnh từ
01/10/2016 đến 30/04/2017.

Khảo sát sự thay đổi nồng độ acid folic huyết
thanh trên bệnh nhân mụn trứng cá sau 68 tuần
điều trị isotretinoin đường uống tại Phòng chăm
sóc da, cơ sở 1 bệnh viện Đại Học Y Dược Thành
Phố Hồ Chí Minh từ 01/10/2016 đến 30/04/2017.

Thời gian

Mục tiêu chuyên biệt


Phương pháp nghiên cứu

Xác định đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, điều trị,
nồng độ acid folic huyết thanh của bệnh nhân

40

Từ tháng 10/2016 đến tháng 4/2017.
Địa điểm
Phòng chăm sóc da, cơ sở 1, bệnh viện Đại
Học Y Dược TP.HCM
Nghiên cứu mô tả theo dõi dọc


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018

Nghiên cứu Y học

Phương pháp chọn mẫu

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chọn mẫu thuận tiện tất cả bệnh nhân thoả
tiêu chuẩn chọn mẫu

Đặc điểm dịch tễ và tiền sử

Tiêu chuẩn nhận vào
Bệnh nhân được chẩn đoán mụn trứng cá

dựa vào đặc điểm sang thương da
Bệnh nhân được chỉ định Isotretinoin uống
lần đầu tiên hoặc đã ngưng thuốc hơn 6 tháng
Nồng độ acid folic huyết thanh bình thường
Bệnh nhân trên 18 tuổi
Đồng ý tham gia nghiên cứu

Tiêu chuẩn loại trừ
Người có bệnh lý nội khoa gây ảnh hưởng
đến nồng độ acid folic huyết thanh
Sử dụng các thuốc làm giảm nồng độ acid
folic hoặc các thuốc làm tăng nồng độ acid folic
trong vòng 3 tháng
Phương pháp tiến hành

Nhóm tuổi 25–30 chiếm tỉ lệ cao nhất là 75%
trong khi độ tuổi dưới 18-24 và trên 30 chiểm tỉ
lệ thấp hơn với tỉ lệ lần lượt là 13,8% và 11,2%.
Độ tuổi trung bình là 23,66 ± 5,37. Tuổi thấp nhất
là 18, cao nhất là 42. Phần lớn BN có tiền sử điều
trị mụn trứng cá chiếm 70%, trong đó 40% không
rõ tiền sử và 30% chưa từng điều trị mụn trứng
cá.
Đặc điểm lâm sàng và điều trị
Phần lớn BN mụn trứng cá ở mức độ trung
bình trở lên chiếm 86,25%, chỉ có 13,75% BN mức
độ nhẹ. Điểm độ nặng trung bình là 24,99 ± 6,47,
thấp nhất là 11, cao nhất là 44. Điểm độ nặng của
nam cao hơn nữ (27,35 ± 6,22 so với 24,04 ± 6,37),
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Nồng độ acid folic huyết thanh của bệnh nhân
được chỉ định isotretinoin uống.

Thăm khám xác định những trường hợp
mụn trứng cá, đánh giá mức độ nặng, ghi nhận
tất cả các yếu tố liên quan.

Bảng 1. Nồng độ acid folic huyết thanh trước điều trị
theo nhóm tuổi và mức độ nặng của bệnh

Bệnh nhân nếu được chẩn đoán mụn trứng
cá và được chỉ định dùng isotretinoin uống sẽ
được mời tham gia nghiên cứu và sẽ được lấy
máu để đo nồng độ acid folic huyết thanh lần 1.

Nhóm tuổi Số lượng

Tư vấn bệnh nhân về cách dùng thuốc,
không thay đổi chế độ ăn, không dùng thêm bất
cứ thực phẩm bổ sung acid folic trong suốt quá
trình điều trị.

Bảng 2. Nồng độ acid folic huyết thanh trước điều trị
theo giới tính

Tại thời điểm khoảng 6–8 tuần sau khởi đầu
điều trị với isotretinoin, bệnh nhân sẽ được
khám lâm sàng đánh giá mức độ cải thiện, tính
tổng liều tích lũy và thực hiện xét nghiệm đo
nồng độ acid folic huyết thanh lần 2.


18–24 tuổi
25–30 tuổi
> 30 tuổi

60
11
9

Giới tính

Số lượng

Nam
Nữ

23
57

Nồng độ acid folic HT
TB ± ĐLC
(ng/ml)
7,24 ± 2,65
7,55 ± 2,71
11,73 ± 2,73

Nồng độ acid folic HT
TB ± ĐLC (ng/ml)
6,60 ± 2,19
8,27 ± 3,15


p

<0,001

p
0,023

Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu thu thập được nhập bằng phần mềm
Excel 2010 và xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0.

41


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018

Nghiên cứu Y học
Mối liên quan giữa sự thay đổi nồng độ acid
folic huyết thanh với liều điều trị isotretinoin
uống
Bảng 3. So sánh nồng độ acid folic huyết thanh trước
và sau điều trị theo phân nhóm liều trung bình theo
cân nặng
Nồng độ
Nồng độ acid
acid folic
Liều trung
folic huyết
Số

huyết thanh
bình
p
thanh T2
lượng
T1
(mg/kg/ngày)
ng/ml
ng/ml
<0.4
mg/kg/ngày
24
8,11 ± 2,87 7,44 ± 2,80 0,112
≥0.4
mg/kg/ngày
34
7,55 ± 2,64 6,67 ± 2,29 0,017

Bảng 4. So sánh nồng độ acid folic huyết thanh trước
và sau điều trị theo phân nhóm liều tích luỹ.
Nồng độ
Nồng độ
Tổng liều
acid folic
acid folic
tích luỹ sau
khoảng 6– Số lượng huyết thanh huyết thanh
T1
T2
8 tuần

(mg/kg)
ng/ml
ng/ml
<18,82
mg/kg
≥18,82
mg/kg

p

31

8,00 ± 2,79

7,44 ± 2,75

0,17

27

7,51 ± 2,7

6,47 ± 2,16

0,004

Không có tương quan tuyến tính giữa sự
thay đổi nồng độ acid folic HT trước và sau điều
trị isotretinoin uống với liều trung bình theo cân
nặng và liều tích luỹ (p>0,05).


BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ và tiền sử
Về giới tính, nữ chiếm 71% và nam chiếm
29%, tỉ lệ nam/nữ là 1/2,5. Tỉ lệ này tương tự như
trong nghiên cứu của Karadag và của Nguyễn
Thị Trà My, tỉ lệ nam/nữ lần lượt là 1/2,6 và
1/1,5(3,4). BN nữ chiếm đa số so với BN nam
nhưng không có nghĩa là mụn trứng cá thường
xuất hiện nhiều hơn ở nữ mà có thể là do sự
khác biệt về khuynh hướng chăm sóc sức khoẻ
của hai giới, nữ giới thường quan tâm đến mặt

thẩm mỹ hơn nam giới nên họ thường có mong
muốn cải thiện làn da.
Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu là 23,66
± 5,37 tuổi. Tỉ lệ phân bố nhóm tuổi trong nghiên
cứu, nhóm tuổi từ 18–24 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất
là 75%, nhóm tuổi 25–30 chiếm tỉ lệ 13,8%, nhóm
tuổi trên 30 chiếm tỉ lệ 11,2%. Như vậy, kết quả
nghiên cứu của chúng tôi giống như y văn, tuổi
thường gặp của mụn trứng cá là tuổi vị thành
niên và người trẻ. Phần lớn BN đều đã từng
được điều trị trước khi đến phòng khám với tỉ lệ
70%, tương tự nghiên cứu của Võ Nguyễn Thuý
Anh (64,7% BN đã có tiền sử điều trị mụn trứng
cá ở nhiều nơi(8)).
Đặc điểm lâm sàng và điều trị
Theo phân loại độ nặng mụn trứng cá bằng
thang điểm GAGS, mức độ nhẹ chiếm tỉ lệ thấp

13,75%, phần lớn bệnh nhân có mức độ nặng
trung bình và nặng (61,25% và 22,5%). Điểm độ
nặng trung bình là 24,99 ± 6,47. Điểm độ nặng
trung bình của nam giới cao hơn 3,31 điểm so
với nữ giới. Số liệu này cũng tương tự như trong
nghiên cứu của Tchiu Bích Xuân và y văn thế
giới, nam giới thường bị bệnh mụn trứng cá
nặng hơn nữ(7). Nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ
BN dùng liều <0,5mg/kg/ngày là 92,5% và liều
≥0,5 mg/kg/ngày chỉ có 7,5%, Như vậy đa số
bệnh nhân sử dụng liều thấp.
Nồng độ acid folic huyết thanh của bệnh nhân
được chỉ định isotretinoin uống
Nồng độ acid folic huyết thanh trung bình
trên 80 BN mụn trứng cá được chỉ định
isotretinoin uống là 7,79 ± 3,00 ng/ml. Khi so
sánh với một số nghiên cứu trên các bệnh da
khác chúng tôi nhận thấy:

Bảng 5. So sánh nồng độ acid folic HT trung bình với các nghiên cứu khác
(6)

Bệnh
Nồng độ acid folic HT

42

Shaheen và cs
Chàm thể tạng
9,177 ± 4,48 ng/ml


(5)

Phạm Thúy Ngà
Vảy nến
10.8 ± 4,8 ng/ml

(9)

Agarwal và cs
Bạch biến
4,18 ± 3,55 ng/ml

Chúng tôi
Mụn trứng cá
7,79 ± 3,00 ng/ml


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018
Nồng độ acid folic HT trên BN mụn trứng cá
trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn trong
nghiên cứu trên BN vảy nến và chàm thể tạng,
nhưng lại cao hơn nghiên cứu trên BN bạch biến.
Tuy nhiên, sự chênh lệch kết quả cũng bị ảnh
hưởng của thuốc thử sử dụng, phương tiện máy
móc tại trung tâm xét nghiệm, phương pháp
nghiên cứu và cách thức chọn mẫu.
Mối liên quan giữa nồng độ acid folic huyết
thanh với độ nặng, nhóm tuổi và giới tính.
Nồng độ acid folic HT trung bình có khuynh

hướng tăng theo lứa tuổi của BN, thấp nhất ở
nhóm tuổi 18-24 tuổi và cao nhất ở nhóm tuổi
>30 tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,001). Trong nghiên cứu của Chanson và

Nghiên cứu Y học
cộng sự, khi khảo sát nồng độ acid folic HT trên
2 nhóm BN trẻ và BN lớn tuổi dùng isotretinoin
uống, ghi nhận nồng độ acid folic HT trên nhóm
BN lớn tuổi cao hơn so với nhóm BN trẻ tuổi
(9,84 ± 6,22 ng/ml so với 6,97 ± 3,88 ng/ml)(1).
Ngoài ra, chúng tôi còn ghi nhận sự khác biệt
về nồng độ acid folic HT giữa 2 giới tính, nam
giới có nồng độ acid folic HT trung bình thấp
hơn nữ giới (6,60 ± 2,19 ng/ml so với 8,27 ± 3,15
ng/ml) với p=0,023. Như vậy, nam giới có điểm
độ nặng của mụn trứng cá cao hơn nữ giới
nhưng lại có nồng độ acid folic HT trung bình
thấp hơn nữ.
Sự thay đổi nồng độ acid folic huyết thanh
trước và sau 6–8 tuần điều trị isotretinoin uống

Bảng 6: So sánh sự thay đổi acid folic huyết thanh trước và sau điều trị isotretinoin uống giữa các nghiên cứu
Tác giả

Cỡ mẫu

Chúng tôi
(3)
Karadag


58
66
20 BN trẻ
20 BN lớn tuổi
61

(1)

Chanson

(2)

Javanbarkht

Thay đổi acid folic HT (ng/ml)
Trước điều trị
Sau điều trị
7,78 ± 2,72
6,98 ± 2,52
7,3 ± 2,3
5.7 ± 2,4
6,97 ± 3,88
5,74 ± 1,90
9,84 ± 6,22
8,52 ± 5,62
11,81 ± 4,16
10,41 ± 3,72

Mức giảm nồng độ acid folic HT sau điều trị

trong nghiên cứu của chúng tôi là 0,8 ng/ml thấp
hơn so với các nghiên cứu còn lại của Karadag
(1,6 ng/ml), Javanbarkht (1,4 ng/ml) và Chanson
(1,23 ng/ml và 1,32 ng/ml tương ứng với 2 nhóm
bệnh nhân trẻ và lớn tuổi). Sự khác biệt này có
thể là do khác biệt về chủng tộc, thuốc thử và
máy móc phòng xét nghiệm, kỹ thuật chọn mẫu
và phương pháp nghiên cứu.
Các đặc điểm của 2 nhóm giảm và không giảm
nồng độ acid folic huyết thanh sau 6–8 tuần
điều trị isotretinoin uống
Khi theo dõi nồng độ acid folic HT trước và
sau điều trị của 58 BN chúng tôi ghi nhận có 2
nhóm BN giảm nồng độ acid folic và không
giảm nồng độ acid folic HT. Nhóm giảm acid
folic HT chiếm đa số với tỉ lệ 66%, nhóm không
giảm acid folic chiếm 34%. Khi khảo sát các đặc
điểm về dịch tễ, lâm sàng, điều trị giữa 2 nhóm
BN trên chúng tôi không ghi nhận sự khác biệt
nào giữa 2 nhóm. Nghiên cứu của Chanson và

Thời gian theo dõi

p

6–8 tuần
4 tháng
28 ngày
28 ngày
4 tháng


0,004
<0,001
<0,001
<0,001
0,008

cộng sự quan sát thấy trong mỗi nhóm BN theo
dõi đều có một tỉ lệ BN tăng nồng độ acid folic
HT sau thời gian điều trị isotretinoin uống với
liều 0,5 mg/kg/ngày trong 28 ngày (trong nhóm
BN trẻ tỉ lệ này là 25%, nhóm BN lớn tuổi là
20%). Như vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi
tỉ lệ BN không giảm acid folic cao hơn so với
nghiên cứu của Chanson.
Mối liên quan giữa sự thay đổi nồng độ acid
folic huyết thanh với liều điều trị isotretinoin
uống
Sự thay đổi nồng độ acid folic HT ở 2 nhóm
liều trung bình theo cân nặng.
Trong nhóm liều trung bình theo cân nặng
<0,4 mg/kg/ngày (n=24), nồng độ acid folic HT
giảm từ 8,11 ± 2,87 ng/ml xuống 7,44 ± 2,80
ng/ml, tuy nhiên sự thay đổi này không có ý
nghĩa thống kê (p>0,05). Ngược lại trong nhóm
liều trung bình theo cân nặng ≥0,4 mg/kg/ngày
(n=34), nồng độ acid folic HT giảm từ 7,55 ± 2,64

43



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018

ng/ml xuống 6,67 ± 2,29 ng/ml, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p=0,017).

acid folic HT giữa 2 giới tính, nam có nồng độ
acid folic HT trung bình thấp hơn nữ.

Như vậy, với liều isotretinoin uống thấp <0,4
mg/kg/ngày, chúng tôi không quan sát thấy sự
thay đổi có ý nghĩa của acid folic HT, nhưng đối
với liều ≥0,4 mg/kg/ngày, chúng tôi ghi nhận có
sự giảm acid folic HT có ý nghĩa thống kê.

Nồng độ Acid folic HT giảm đáng kể sau 6–8
tuần điều trị, từ 7,78 ± 2,72 ng/ml xuống 6,98 ±
2,52 ng/ml. Không có sự khác biệt về đặc điểm
dịch tễ, lâm sàng, điều trị giữa 2 nhóm giảm và
không giảm acid folic HT sau điều trị
isotretinoin uống. Nồng độ acid folic HT giảm
đáng kể ở nhóm dùng liều trung bình theo cân
nặng ≥0,4 mg/kg/ngày và nhóm có liều tích luỹ
đạt ≥18,82 mg/kg. Sự thay đổi nồng độ acid folic
huyết thanh không tương quan tuyến tính với
liều trung bình hay liều tích luỹ.

Sự thay đổi nồng độ acid folic HT ở 2 nhóm

liều tích luỹ
Nhóm BN có liều tích luỹ <18,82 mg/kg
(n=31) không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
về sự thay đổi acid folic HT trước và sau điều trị
(p>0,05), trong khi nhóm BN có liều tích luỹ đạt
≥18,82 mg/kg (n=27) thì acid folic HT giảm đáng
kể từ 7,51 ± 2,7 ng/ml xuống còn 6,47 ± 2,16 ng/ml
sau 6–8 tuần điều trị (p=0,004).
Mối tương quan tuyến tính giữa sự thay đổi
nồng độ acid folic huyết thanh với liều điều trị
Chúng tôi không phát hiện có sự tương quan
tuyến tính giữa sự thay đổi nồng độ acid folic
huyết thanh với liều điều trị (r=0,082; p>0,05).
Như vậy sự thay đổi nồng độ acid folic huyết
thanh có thể không tương quan tuyến tính với
liều trung bình hay liều tích luỹ. Điều này có thể
là do mẫu nghiên cứu của chúng tôi chưa đủ lớn
để tìm ra mối tương quan tuyến tính nếu có.

KẾT LUẬN
Tuổi trung bình là 23,66 ± 5,37 tuổi. Nhóm
tuổi 18-24 chiếm tỉ lệ cao nhất là 75%. Tỉ lệ BN nữ
chiếm 71% và nam chiếm 29%, tỉ lệ nam/nữ là
1/2,5. Trong đó, 79,3% BN khởi phát bệnh mụn
trứng cá từ trước 20 tuổi. Phần lớn bệnh nhân có
mức độ nặng trung bình và nặng, nhóm rất nặng
chiếm tỉ lệ thấp. Điểm độ nặng trung bình của
nam giới cao hơn so với nữ giới.
Về đặc điểm lâm sàng và điều trị, không có
sự khác biệt về nồng độ acid folic HT giữa các

phân nhóm mức độ nặng của mụn trứng cá theo
phân độ GAGS. Nồng độ acid folic HT có
khuynh hướng tăng theo lứa tuổi, sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê. Có sự khác biệt về nồng độ

44

KIẾN NGHỊ
Những bệnh nhân nam giới, trẻ tuổi, đặc biệt
là lứa tuổi vị thành niên có nồng độ acid folic
huyết thanh thấp và có nguy cơ giảm acid folic
khi điều trị isotretinoin uống. Chúng ta cần phải
lưu ý nguy cơ giảm acid folic trên nhóm đối
tượng này khi điều trị isotretinoin uống.
Ngoài các xét nghiệm tầm soát thường quy
khi điều trị isotretinoin uống như công thức
máu, men gan, mỡ máu, các bác sĩ điều trị cũng
nên đề nghị xét nghiệm acid folic cho bệnh nhân
khi chỉ định isotretinoin uống. Trong quá trình
điều trị isotretinoin uống nên cho bệnh nhân bổ
sung thêm acid folic vì acid folic là một loại
vitamin tốt, rẻ tiền không chỉ có tác dụng phòng
tránh các bệnh lý thiếu máu do thiếu acid folic
mà còn có nhiều tác dụng có lợi khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.


3.

4.

Chanson A, et al (2008). “Decreased plasma folate
concentration in young and elderly healthy subjects after a
short-term supplementation with isotretinoin”. Journal of the
European Academy of Dermatology and Venereology, 22(1):94-100.
Javanbakht AM, Pour HM, Tarrahic MJ (2012). “Effects of oral
isotretinoin on serum folic acid levels”, Journal of drugs in
dermatology, 11(9):e23-4.
Karadag AS, Tutal E, Ertugrul DT, Akin KO (2011). “Effect of
isotretinoin treatment on plasma holotranscobalamin, vitamin
B12, folic acid, and homocysteine levels: non-controlled
study”, International Journal of Dermatology, 50(12):1564-9.
Nguyễn Thị Trà My (2016). Nghiên cứu về tác dụng phụ của
isotretinoin uống trên bệnh nhân mụn trứng cá tại bệnh viện
Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ y học, Đại
học Y dược TP.HCM.


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018
5.

6.

7.

Phạm Thúy Ngà (2011). “Nồng độ Homocysteine và Acid
folic huyết tương ở bệnh nhân vảy nến mảng tại bệnh viện da

liễu TP. Hồ Chí Minh”, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y
dược TP.HCM.
Shaheen MA, Attia EA, Louka ML, Bareedy N (2011). “Study
of the role of serum folic acid in atopic dermatitis: a correlation
with serum ige and disease severity”, Indian J Dermatol,
56(6):673-7.
Tchiu Bích Xuân và cs (2013). “Đặc điểm dịch tễ học và lâm
sàng của bệnh nhân mụn trứng cá đến khám tại bệnh viện da
liễu TP.HCM”, Tạp chí y học TP Hồ Chí Minh, 17(3):22-9.

Nghiên cứu Y học
8.

9.

Võ Nguyễn Thúy Anh và cs (2009). “Đặc điểm lâm sàng và
các yếu tố liên quan đến mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng
thành”, Tạp chí y học TP Hồ Chí Minh, 13 (1):339-46.
Zagarwal.S et al (2015). “Study of serum levels of Vitamin B12,
folic acid, and homocysteine in vitiligo”, Pigment International,
2(2):76-80.

Ngày nhận bài báo:

14/11/2017

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

17/11/2017


Ngày bài báo được đăng:

28/02/2018

45



×