Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Kiến thức, thực hành về phòng chống hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do virus Corona (MERS) và bệnh do virus Ebola (EVD) của nhân viên tại sân bay Tân Sơn Nhất năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.71 KB, 8 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG HỘI CHỨNG
VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP VÙNG TRUNG ĐÔNG DO VIRUS CORONA
(MERS) VÀ BỆNH DO VIRUS EBOLA (EVD) CỦA NHÂN VIÊN
TẠI SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT NĂM 2014
Nguyễn Văn Sáu*, Trần Gia Hiệp*,Nguyễn Tuấn Anh*, Mai Văn Ngọc*, Trần Việt Phương*,
Võ Thị Xuân Hạnh**

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nhân viên làm việc tại ga đến sân bay quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất là những người đầu tiên
tiếp xúc với hành khách nhập cảnh từ các nước. Từ tháng 6 năm 2014, trước tình hình dịch bệnh MERS và
Ebola diễn biến bất thường, lan rộng, những nhân viên làm việc tại đây hoàn toàn có thể bị lây nhiễm dịch bệnh
từ hành khách quốc tế nếu họ không có được kiến thức, thực hành đúng.
Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài này được thực hiện nhằm xác định tỷ lệ nhân viên có kiến thức đúng, thực
hành đúng về phòng chống hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do virus Corona và bệnh do virus
Ebola vào tháng 12 năm 2014.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu dịch tễ học mô tả cắt ngang thực hiện trên toàn bộ nhân viên làm
việc tại ga quốc tế đến sân bay Tân Sơn Nhất có tiếp xúc hành khách nhập cảnh. Kiến thức của nhân viên được
khảo sát bằng bản câu hỏi soạn sẵn tự điền, thực hành được quan sát thực tế và ghi vào bảng kiểm.
Kết quả: 42,9% nhân viên có kiến thức tốt về phòng chống dịch nhưng tất cả các nhân viên được quan sát
thực hành đều có ít nhất một điểm sai trong số các tiêu chí quan sát thực hành là giữ khoảng cách hợp lý hoặc
đeo khẩu trang khi đối mặt với khách từ vùng dịch, sử dụng kính ngăn cách khi đối mặt với khách, tháo và bỏ
găng tay cao su đã sử dụng đúng cách, thực hành rửa tay bằng xà bông, rửa tay giữa những lần phục vụ khách
đặc biệt là hành khách đến từ vùng dịch.
Kết luận: Việc có kiến thức, thực hành không đúngsẽ làm tăng nguy cơ bị lây nhiễm của nhân viên khi tiếp
xúc với hành khách từ đó có thể lây lan cho cộng đồng thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu giúp đề xuất những
biện pháp can thiệp để nâng cao hiệu quả phòng chống dịch ngay trong đội ngũ nhân viên sân bay.
Từ khóa: Kiến thức, thực hành, hội chứng hô hấp vùng Trung Đông, bệnh do virus Ebola, sân bay.



ABSTRACT
KNOWLEDGE, PRACTICES INPREVENTING MIDDLE EAST RESPIRATORY SYNDROME
CAUSED BY CORONAVIRUS (MERS) AND EBOLA VIRUS DISEASE (EVD) OF THE
INTERNATIONAL TERMINAL EMPLOYEES HAVE EXPOSED PASSENGERS ENTRY ATTAN
SON NHAT AIRPORT IN 2014
Nguyen Van Sau, Tran Gia Hiep,Nguyen Tuan Anh, Mai Van Ngoc, Tran Viet Phuong,
Vo Thi Xuan Hanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 469 - 476
Background: Employees working in international terminal at Tan San Nhat Airport are the first contact
staffs to foreign passengers. From Jun 2014, due to the high and widespread risk of MERS and EBOLA
epidemic, these employees had potential infection of these diseases from international passengers in case they
* Trung Tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế TP. Hồ Chí Minh
**Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: BS. Trần Gia Hiệp
ĐT: 0918190901
Email:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016

469


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

don’t have knowledge and practices to protect themselves and their entourages.
Objective: This study aims to define the frequency of employees who had right knowledge and practices in
preventing Middle East respiratory syndrome caused by Corona virus and Eloba virus diseasein December
2014.

Method: This is an epidemiology descriptive research to study on all employees who worked in
international terminal at Tan Son Nhat Airport and had contacted to international passengers. Their knowledge
was studied by a set of self-filled-questionnaire, their practices were observed and recorded on checklist.
Results: 42.9% of employees had good knowledge about preventing MERS and EVD. All of employees,
who were observed on their practices, had at least one mistake among observed criteria as keeping reasonable
distance, wearing mask when contact with passengers from affected area, using partition glasses, taking off and
throwing away their gloves in right way, cleaning their hands with soap, cleaning their hands between contacts
with passengers, especially passengers came from affected area.
Conclusion: Limited on knowledge and wrong practices will increase the infected risks of employees when
they contact their passengers, so that the diseases can spread through out to community in Ho Chi Minh City.
This research supports proposed solutions to improve the effectiveness ofinfectious disease prevention for
employees in airport.
Key words: Knowledge, practices, Middle East respiratory syndrome, Ebola virusdisease, Airport.
quy định tại luật Phòng, chống bệnh truyền
ĐẶT VẤN ĐỀ
nhiễm (10). Tính đến tháng 7 năm 2014, trên toàn
Trong những năm gần đây dịch bệnh trên
thế giới đã có 837 ca mắc trong đó ít nhất 291 ca
thế giới cũng như ở Việt Nam có xu hướng gia
chết do MERS-CoV đã được báo cáo chính thức
tăng cả về số lượng, tính chất nguy hiểm và
đến Tổ chức Y tế thế giới (15). Ngoài 8 quốc gia
diễn biến rất phức tạp. Đặc biệt xuất hiện một
tại Trung Đông, đã có 12 quốc gia khác trên thế
số dịch bệnh mới như SARS, Cúm A-H5N1,
giới có bệnh nhân MERS do lây nhiễm từ Trung
Cúm A-H1N1, Cúm A-H7N9, MERS-CoV, bệnh
Đông và bệnh có khả năng lây truyền từ người
do virus Ebola … là những dịch bệnh có khả
sang người(2). Về bệnh do Ebola (EVD) thì đến

năng gây nguy hiểm cao trong cộng đồng. Sự
11/8/2014 đã có 1848 ca mắc, 1013 ca chết (16), tỷ
phát triển của nền kinh tế đất nước trong thời
lệ chết/mắc cao (54,8%).
kỳ hội nhập cùng với quá trình toàn cầu hóa
Tại thành phố Hồ Chí Minh, sân bay Tân
dẫn đến sự giao thương quốc tế ngày càng gia
Sơn Nhất là cửa khẩu rất quan trọng, hàng năm
tăng giữa các nước trong khu vực và trên thế
với khoảng 30.000 lượt máy bay và gần 5 triệu
giới, là điều kiện thuận lợi để các bệnh truyền
lượt hành khách nhập cảnh từ nhiều nước trên
nhiễm có nguy cơ xâm nhập, bùng phát, lan
thế giới vừa là cơ hội để phát triển kinh tế thành
rộng và kéo dài. Một số nước châu Á đã có ca
phố đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ xâm
bệnh xâm nhập như Trung Quốc(12), Thái Lan,
nhập dịch bệnh từ nước ngoài. Do đặc điểm di
Philippines, thậm chí lây lan trong nước như
chuyển nhanh chóng của đường hàng không
Hàn Quốc(13,14). Do vậy, áp lực ngăn chặn lây lan
nên hành khách có thể trong vòng vài ngày đã
dịch bệnh tại các cửa khẩu ngày càng tăng. Hội
đi qua nhiều quốc gia trong đó có thể có những
chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông
quốc gia đang có dịch, bị lây dịch bệnh và mang
do virus Corona (MERS) và bệnh do virus Ebola
mầm bệnh đến thành phố Hồ Chí Minh. Nhân
(EVD) đang là hai bệnh có tính thời sự trong số
viên phục vụ hành khách nhập cảnh là những

các bệnh truyền nhiễm nhóm A đặc biệt nguy
người phải tiếp xúc với hành khách, do vậy họ
hiểm phải ngăn chặn ngay từ cửa khẩu theo
dễ bị nhiễm từ nhóm hành khách này. Tuy

470

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
nhiên, các chương trình phòng chống dịch
thường chỉ chú trọng đến phát hiện sớm nguồn
bệnh từ hành khách tại sân bay và quy trình
cách ly nguồn bệnh khi có dấu hiệu nghi ngờ
bởi đội Kiểm dịch y tế sân bay, mà ít để ý tới
phòng ngừa sự lây lan cho nhân viên phục vụ
tại sân bay(3,4). Do đó, theo chúng tôi, giáo dục
sức khỏe cho nhân viên sân bay nhằm giúp họ
có kiến thức tốt, thực hành đúng để tự phòng
ngừa dịch bệnh và hỗ trợ Kiểm dịch Y tế phát
hiện sớm hành khách nghi dịch để cách ly, là
một trong những biện pháp cần được quan tâm
giúp ngăn ngừa hiệu quả dịch bệnh lây lan cho
bản thân nhân viên sân bay ngay tại cửa khẩu
và xa hơn là ngăn ngừa sự lây lan từ họ sang gia
đình, cộng đồng, từ đó góp phần chặn đứng
nguồn lây cho cộng đồng.
Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định tỷ
lệ có kiến thức đúng, thực hành đúng về phòng

chống hội chứng viêm đường hô hấp vùng
Trung Đông do virus Corona và bệnh do virus
Ebola ở các nhóm nhân viên làm việc tại ga đến
sân bay quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất tại thời
điểm tháng 12 năm 2014. Kết quả nghiên cứu
gợi ý Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế tìm ra
những thiếu sót trong kiến thức, thực hành của
nhân viên sân bay trong nổ lực kiểm soát, ngăn
chặn dịch bệnh lây lan từ bệnh nhân mắc bệnh
dịch nhập cảnh truyền bệnh sang nhân viên
ngay tại cửa khẩu sân bay.

ĐỐITƯỢNG PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu dịch tễ học mô tả cắt ngang.

Dân số nghiên cứu
Nhân viên sân bay làm việc có tiếp xúc với
hành khách nhập cảnh tại ga quốc tế đến sân
bay Tân Sơn Nhất.
Dân số chọn mẫu
Tất cả nhân viên sân bay làm việc có tiếp
xúc với hành khách nhập cảnh tại sân bay Tân
Sơn Nhất, đang làm việc tại thời điểm nghiên
cứu - tháng 12 năm 2014.

Nghiên cứu Y học

Cỡ mẫu
Đối với khảo sát bằng bảng câu hỏi, cỡ mẫu

là tất cả nhân viên sân bay làm việc có tiếp xúc
với hành khách nhập cảnh tại ga quốc tế đến
sân bay Tân Sơn Nhất, có mặt tại thời điểm phát
bảng câu hỏi và đồng ý tham gia nghiên cứu
(N=466). Đối với quan sát thực hành, nhân viên
thuộc bộ phận tiếp xúc tất cả hành khách được
quan sát thành 4 đợt, mỗi đợt lần lượt quan sát
12 nhân viên ở gần vị trí quan sát nhất, bảo đảm
không quan sát ai 2 lần (N=48) và quan sát tất cả
nhân viên thuộc bộ phận phải tiếp xúc cơ thể,
hành lý của khách (N=44).

Biến số nghiên cứu:
Biến số nền: tuổi, giới, thời gian thâm niên
công tác, loại hình thức tiếp xúc với hành khách
nhập cảnh.
Biến số kiến thức: là biến định tính có 2 giá
trị: Kiến thức tốt khi trả lời đúng ≥ 14/20 câu hỏi,
Kiến thức chưa tốt khi trả lời đúng < 14/20 câu
hỏi (có 20 câu hỏi về kiến thức: 7 câu hỏi về
MERS, 7 câu hỏi về EVD và 6 câu hỏi về cách
phòng chống).
Biến số quan sát thực hành: là biến định tính
có 2 giá trị: Thực hành đúng khi thực hiện đúng
các tiêu chí quan sát và Thực hành chưa đúng
khi thực hành sai ít nhất một trong các tiêu chí.
Các tiêu chí quan sát được xây dựng dựa theo
khuyến cáo của Bộ Y tế (5,6).

Phương pháp thu thập số liệu:

Điều tra viên gởi bản câu hỏi trực tiếp cho
nhân viên trả lời và thu lại ngay. Không ghi lại
tên họ người trả lời. Việc gởi bản câu hỏi tiến
hành sau khi đã hoàn tất quan sát thực hành.
Đối với quan sát thực hành, điều tra viên quan
sát trực tiếp các đối tượng, ghi vào bảng kiểm
và không để các đối tượng biết mình đang bị
quan sát.

KẾT QUẢ
Trong số những người làm việc tại ga
quốc tế đến sân bay Tân Sơn Nhất tại thời
điểm nghiên cứu, có tất cả 466 người đồng ý

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016

471


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

tham gia nghiên cứu, chiếm tỷ lệ 86,6%.Nữ
chiếm 35,2%, với tuổi trung bình của nữ thấp
hơn nam (31,3 ±7,5 so với 35,0±8,1). 245 người
(52,6%) có thâm niên công tác tại sân bay trên
5 năm, trong đó 194 người là nam, chiếm tỷ lệ
80,6% (Bảng 1). Sự khác biệt về tuổi và giới
tính của nhóm nhân viên tham gia nghiên

cứu so với tất cả nhân viên không có ý nghĩa
thống kê (p=0,691 và p=0,742).

khi nhiễm MERS-CoV (83,9%) và nguồn lây
MERS-CoV (45,1%) (Bảng 2). Trong khi đó, có
15,2% có kiến thức tốt về EVD, thấp hơn nhiều
so với tỷ lệ có kiến thức tốt về MERS, các câu trả
lời sai tập trung ở câu hỏi về đường lây (92,7%),
triệu chứng nghi ngờ EVD (78,1%) và nguồn lây
(73,6%) (Bảng 3). Nhìn chung, 42,9% có kiến
thức chung tốt, cả về MERS, EVD và phòng dịch
tại sân bay (Bảng 5).

Bảng 1: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (n=466)

Bảng 3: Tỷ lệ nhân viên trả lời đúng kiến thức về
EVD (n=466)

Nữ n(%)
Trung bình ± Độ lệch chuẩn 31,3 ±7,5

Tuổi

< 30 tuổi

86 (52,4)

30 - < 40 tuổi

52 (31,7)


≥ 40 tuổi

26 (15,9)

≤ 5 năm

113 (68,9)

Thâm niên
>5 - ≤ 10 năm
công tác
>10 năm

32 (19,5)
19 (11,6)

Tổng số
Nam n(%)
n (%)
35,0 ± 8,1
176
90 (29,8)
(37,8)
184
132 (43,7)
(39,5)
106
80 (26,5)
(22,7)

221
108 (35,8)
(47,4)
143
111 (36,7)
(30,7)
102
83 (27,5)
(21,9)
192
141 (46,7)
(41,2)
224
111 (36,8)
(48,1)

Có tiếp xúc cơ
Hình thức thể, dịch cơ thể 51 (31,1)
tiếp xúc
Chỉ tiếp xúc giấy
hành
113 (68,9)
tờ, hành lý
khách
nhập cảnh Chỉ giao tiếp
0 (0,0) 50 (16,5) 50 (10,7)
bằng lời nói
466
Tổng
164 (35,2) 302 (64,8)

(100,0)

Bảng 2: Tỷ lệ nhân viên trả lời đúng kiến thức về
MERS (n=466)
Kiến thức về MERS
1. Nguồn lây MERS-CoV
2. Đối tượng có thể bị lây nhiễm
3. Đối tượng có nguy cơ cao sẽ bị
bệnh nặng khi nhiễm MERS-CoV
4. Đường lây
5. Triệu chứng nghi ngờ
6. Vaccine phòng bệnh
7. Điều trị
Kiến thức về MERS tốt (đúng ≥ 5/7
câu)

Kiến thức
đúng (n)
256
451

Tỷ lệ
(%)
54,9
96,8

75

16,1


316
342
334
399

67,8
73,4
71,7
85,6

275

59,0

Tỷ lệ nhân viên có kiến thức tốt về MERS là
59%, các câu trả lời sai tập trung ở câu hỏi về các
đối tượng có nguy cơ cao sẽ bị bệnh trầm trọng

472

Kiến thức về EVD
1. Nguồn lây
2. Các loại dịch cơ thể có thể có
virus
3. Thời gian ủ bệnh
4. Thời gian tồn tại của virus ở nhiệt
độ phòng
5. Triệu chứng nghi ngờ
6. Đường lây
7. Thời điểm bắt đầu lây cho người

khác
Kiến thức về EVD tốt (đúng ≥ 5/7 câu)

Kiến thức
đúng (n)
123

Tỷ lệ
(%)
26,4

388

83,3

344

73,8

235

50,4

102
34

21,9
7,3

346


74,2

71

15,2

Bảng 4: Tỷ lệ nhân viên trả lời đúng về kiến thức
phòng chống dịch (n=466)
Kiến thức phòng chống dịch tại
Kiến thức
sân bay
đúng (n)
1. Các trường hợp cần rửa tay
394
2. Xử lý khi gặp khách có triệu chứng
388
nghi MERS
3. Xử lý khi tiếp xúc người nghi
407
MERS
4. Xử lý khi bản thân có triệu chứng
415
nghi MERS
5. Xử lý khi bản thân bị ho để phòng
356
lây cho người khác
6. Xử lý khi gặp khách nghi EVD
410
Kiến thức về phòng chống dịch tốt

413
(đúng ≥ 4/6 câu)

Tỷ lệ
(%)
84,5
83,3
87,3
89,1
76,4
88,0
88,6

Về thực hành, 100% nhân viên của bộ phận
tiếp xúc toàn bộ hành khách được quan sát thực
hành sai ít nhất một trong các tiêu chí quan sát,
trong đó 93,8% không sử dụng kính để ngăn
cách giữa nhân viên và khách khi làm việc với
khách, 92,3% tháo và bỏ găng tay cao su đã sử
dụng không đúng vị trí, 88,9% thực hành rửa
tay bằng xà bông không đúng cách (Bảng 6). Đặc

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
biệt đối với các nhân viên của bộ phận phải tiếp
xúc trực tiếp cơ thể, hành lý của hành khách, có
đến 60% không rửa tay bằng xà bông hoặc nước
rửa tay nhanh giữa hai lần phục vụ kháchkhác

nhau (Bảng 7).
Bảng 5: Kết quả đánh giá kiến thức chung (n=466)
Kiến thức của nhân viên Kiến thức đúng (n) Tỷ lệ (%)
Kiến thức tốt
200
42,9
(đúng ≥ 14 câu)
Kiến thức chưa tốt
266
57,1

Bảng 6: Kết quả quan sát thực hành của bộ phận
tiếp xúc tất cả hành khách
Thực
Tỷ lệ
hành
(%)
đúng (n)

Tiêu chí quan sát
Giữ khoảng cách >1m khi đối mặt với
khách (n=48)
Sử dụng kính ngăn để ngăn cản hiệu
quả các giọt bắn bắn ra từ hành khách
đến nhân viên (n=48)
Rửa tay bằng gel sát khuẩn tay tại chổ
hoặc mang găng khi tiếp xúc hành khách
từ vùng dịch (n=48)
Tháo găng và bỏ găng đã sử dụng đúng
cách (n=13)

Thực hành rửa tay bằng xà bông (n=9)
Không đưa tay chưa rửa lên mắt mũi
miệng khi làm việc (n=48)

21

44,0

3

6,2

27

56,0

1

7,7

1

11,1

36

75,0

Bảng 7: Kết quả quan sát thực hành của bộ phận
phải tiếp xúc cơ thể, hành lý của khách

Tiêu chí quan sát
Giữ khoảng cách hợp lý từ nhân viên
đến khách (n=44)
Rửa tay giữa 2 lần phục vụ khách
(n=44)
Thực hành rửa tay bằng xà bông
(n=20)
Không đưa tay chưa rửa lên mắt mũi
miệng khi làm việc (n=44)

Thực hành
đúng (n)

Tỷ lệ
(%)

5

11,4

20

45,5

8

40,0

28


63,6

Ngoài ra, trong nghiên cứu, để tìm hiểu về
mức độ sẵn có của các phương tiện, dụng cụ cần
thiết cho việc thực hành đúng, chúng tôi ghi
nhận được kết quả như sau: găng tay cao su,
khẩu trang, gel sát khuẩn tay, kính ngăn cách
giữa hành khách và nhân viên được cung cấp
đủ nhưng nhân viên ít sử dụng, chưa có dung
dịch sát khuẩn để lau mặt bàn làm việc với
khách, chưa có hướng dẫn rửa tay đúng.

Nghiên cứu Y học

Xem xét các mối liên quan giữa kiến thức và
các đặc tính mẫu, kết quả nghiên cứu cho thấy
nhóm nhân viên trẻ có độ tuổi dưới 30 có tỷ lệ
kiến thức đúng thấp nhất (35,2%, phép kiểm χ2
với p=0,031) (Bảng 8). Nghiên cứu còn nhấn
mạnh nhóm đối tượng có tiếp xúc cơ thể hoặc
dịch cơ thể của khách thì có điểm kiến thức
đúng là thấp nhất so với các nhóm khác (phép
kiểm χ2 với p=0,048) (Bảng 9).
Bảng 8: Kết quả đánh giá kiến thức chung theo
nhóm tuổi(n=466)
Nhóm tuổi
<30 tuổi(n=176)
30- <40 tuổi
(n=184)
≥40 tuổi(n=106)

Tổng

Tốt n (%)
62 (35,2)
89 (48,4)
49 (46,2)
200 (42,9)

Chưa tốt n (%)
114 (64,8)
95 (51,6)
57 (53,8)
266 (57,1)

Phép kiểm χ2, p=0,031

Bảng 9: Kết quả đánh giá kiến thức chung theo cách
thức tiếp xúc hành khách (n=466)
Cách thức tiếp xúc hành
khách
Có tiếp xúc cơ thể hoặc dịch
cơ thể của khách
Chỉ tiếp xúc giấy tờ, hành lý
Chỉ giao tiếp bằng lời nói
Tổng

Tốt n (%)

Chưa tốt n
(%)


72 (37,5)

120 (62,5)

100 (44,6)
28 (56,0)
200 (42,9)

124 (55,4)
22 (44,0)
266 (57,1)

Phép kiểm χ2, p=0,048

BÀN LUẬN
Trong số những người làm việc tại ga quốc
tế đến sân bay Tân Sơn Nhất, chúng tôi đã khảo
sát qua bảng câu hỏi được 466 người, chiếm tỷ
lệ 86,6%, tất cả các bảng câu hỏi thu được đều
trả lời đầy đủ các câu hỏi.
Về giới tính, mẫu khảo sát có tỷ lệ nam cao
hơn nhiều so với nữ nhưng hoàn toàn tương
ứng với tỷ lệ nam, nữ đang làm việc ở các bộ
phận công tác.
Về cách tiếp xúc với hành khách, chúng tôi
cho rằng, trong trường hợp bình thường, những
nhân viên phải tiếp xúc với cơ thể, dịch cơ thể
của hành khách sẽ có khả năng bị lây nhiễm
MERS, EVD cao hơn những nhân viên chỉ tiếp

xúc với giấy tờ, hành lý mà hành khách đã cầm
nắm qua và những nhân viên này lại có khả

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016

473


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

năng bị lây nhiễm cao hơn những nhân viên chỉ
giao tiếp với khách bằng lời nói nếu hành khách
mắc bệnh. Tuy nhiên, việc phân nhóm như trên
cũng chỉ là tương đối. Những nhân viên thuộc
nhóm có tiếp xúc với cơ thể, dịch cơ thể của
hành khách đặc biệt là những hành khách có
sức khỏe yếu, những hành khách bị bệnh nên
khả năng bị lây nhiễm cao hơn. Ngược lại,
nhóm nhân viên không trực tiếp tiếp xúc với cơ
thể hành khách nhưng nếu bị hành khách
nhiễm bệnh ho, hắt hơi trúng hoặc sờ phải
những nơi có dính dịch cơ thể của họ thì vẫn có
khả năng bị lây nhiễm cao và đó cũng là lý do
để tất cả nhân viên đều phải cảnh giác khi tiếp
xúc hành khách nhập cảnh, tự giữ vệ sinh cá
nhân, thực hiện các biện pháp phòng ngừa kể cả
khi làm việc bình thường tại sân bay.
Khảo sát bằng bảng câu hỏi cho thấy nhân

viên thường trả lời sai các câu hỏi về đường lây,
nguồn lây và triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh,
đây là những kiến thức quan trọng phục vụ cho
việc phòng tránh lây nhiễm hiệu quả. Do vậy,
nhân viên có thể sẽ dễ bị lây nhiễm hơn và nguy
hiểm hơn nếu họ mang mầm bệnh trở về lây
nhiễm trong gia đình, cộng đồng.
So sánh với các nghiên cứu khác về kiến
thức của người dân có liên quan đến MERS và
EVD, tỷ lệ người có vấn đề sức khỏe có nguy cơ
bị bệnh nặng cao khi nhiễm MERS-CoV ở nhân
viên là 9,9% gần bằng tỷ lệ khảo sát ở người Úc
đi hành hương (15%) năm 2014 (9) và thấp hơn
nhiều so với tỷ lệ này (49,9%) ở những người
Pháp đi hành hương năm 2013 (8). Tỷ lệ nhân
viên có kiến thức chung tốt là 42,9%, tương
đương với kết quả của nghiên cứu “Kiến thức,
sự nhận thức và nguồn cung cấp thông tin về
bệnh do virus Ebola – Lagos, Nigeria – tháng 9
năm 2014”(11). Nếu chỉ xét riêng kiến thức về
EVD thì tỷ lệ kiến thức tốt về EVD của nhân
viên rất thấp (15,2%) so với người dân ở Lagos –
Nigeria trong nghiên cứu trên và cũng rất thấp
so với kiến thức của 150 người Úc đi hành
hương mùa Hajj năm 2014-2015 (1),tuy nhiên để
kết luận rằng người dân có kiến thức về EVD tốt

474

hơn nhân viên sân bay là không có cơ sở vì kết

quả được khảo sát trên bảng câu hỏi có nội
dung và độ khó khác nhau.
Xét mối liên quan giữa kiến thức và cách
thức tiếp xúc hành khách nhập cảnh cho thấy
nhóm có tiếp xúc với cơ thể, dịch cơ thể của
hành khách có khả năng dễ bị lây nhiễm hơn thì
lại có kiến thức kém hơn những nhóm khác. Có
thể giải thích nguyên nhân là do nhân viên đã
không biết vì tính chất công việc của mình mà
mình sẽ dễ bị lây nhiễm dịch bệnh hơn những
nhân viên khác nên ít quan tâm đến dịch bệnh
hơn làm cho điểm kiến thức thấp hơn. Các
khuyến cáo của Bộ Y tế cũng không rõ ràng để
nhân viên có thể nhận biết được điều này. Cụ
thể, trong phòng chống Ebola, Bộ Y tế đã
khuyến cáo: “Tránh tiếp xúc trực tiếp với máu,
dịch tiết, các vật dụng của người, động vật
nhiễm bệnh”, “Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với
người bị bệnh Ebola; khi cần thiết phải tiếp xúc
với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế, mặc
trang phục phòng hộ cá nhân đúng cách và giữ
khoảng cách khi tiếp xúc”. Với khuyến cáo này,
nhân viên sẽ không phân biệt được làm công
việc gì thì sẽ dễ bị lây nhiễm hơn để đặc biệt
chú ý phòng ngừa, do đó không biết được
những công việc có tiếp xúc với cơ thể, dịch cơ
thể của bệnh nhân sẽ có khả năng bị lây bệnh
cao hơn những công việc chỉ tiếp xúc với vật
dụng của bệnh nhân hoặc chỉ trao đổi bằng lời
nói với bệnh nhân.

Trên thực tế, kiến thức của nhân viên chỉ thể
hiện được hiểu biết của họ còn thực tế có thực
hiện đúng hay không còn tùy thuộc nhiều yếu
tố trong đó có yếu tố quan trọng là điều kiện cơ
sở vật chất để thực hành đúng, do đó ngoài việc
quan sát thực hành, chúng tôi còn tiến hành
quan sát điều kiệnthực hành.
Đánh giá các cơ sở vật chất phục vụ cho
thực hành, chúng tôi nhận thấy điều kiện thực
hành là chưa đủ. Các nhà vệ sinh thuộc ga quốc
tế đến không có bích chương hướng dẫn rửa tay
đúng. Nghiên cứu tại một trường đại học ở
Michigan – Hoa Kỳ cho kết quả 23% sinh viên

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
rửa tay không dùng xà bông, chỉ 5% có thời gian
rửa tay trên 15 giây trong khi khuyến cáo của
CDC Hoa Kỳ là thời gian rửa tay bằng xà bông
phải từ 15-20 giây(7), như vậy dù biết cần phải
rửa tay nhưng các đối tượng trong nghiên cứu
trên đa số thực hành rửa tay sai cách cho thấy
hướng dẫn rửa tay đúng là rất cần thiết và nên
đặt tại nơi rửa tay.
Các điều kiện khác như găng tay cao su,
khẩu trang, gel sát khuẩn tay, kính ngăn cách
với khách được cung cấp theo yêu cầu nhưng ít
nhân viên sử dụng ngay khi cần và được ghi

nhận trong bảng kiểm thực hành khi chúng tôi
tiến hành quan sát.
Riêng đối với kính ngăn cách khách với
nhân viên,nghiên cứuchỉ ra được sự bất tiện khi
sử dụng do không có khe hở để khách có thể
đưa giấy tờ cho nhân viên. Tuy nhiên, có 6,2%
nhân viên đã sử dụng vách kính ngăn này nên
chúng tôi cho rằng dù có bất tiện nhưng vẫn có
thể sử dụng được trong phòng ngừa lây nhiễm
và việc không sử dụng kính ngăn là đã thực
hành sai chứ không phải do kính không sử
dụng được.
Một nguyên nhân khác cũng có thể khiến
cho nhân viên thực hành sai là do chưa được
hướng dẫn kỹ năng thực hành đúng. Do đó, bên
cạnh việc truyền thông cung cấp thông tin về
dịch bệnh, cách phòng ngừa, chúng tôi thấy
rằng cần phải tổ chức thực hành mẫu, hướng
dẫn thực hành cho nhân viên để nâng cao hiệu
quả phòng chống lây lan ngay tại sân bay.
Cũng như các nghiên cứu mô tả cắt ngang
khác, nghiên cứuchỉ đánh giá thực trạng vấn đề
tại thời điểm hiện tại mà chưa thể có những
phân tích sâu hơn về các mối liên hệ nhân quả
và theo dõi theo thời gian. Quan sát thực hành
tập trung thực hiện trên các nhân viên thuộc hai
nhóm có nguy cơ cao nhất và tiếp xúc với hành
khách thường xuyên nhất mà chưa thể thực
hiện trên tất cả các nhóm. Tiếp viên hàng không
cũng đã tiếp xúc với hành khách trong thời gian

hành khách trên máy bay nhưngđối tượng này

Nghiên cứu Y học

không được chọn để nghiên cứu vì họ thường
xuyên thay đổi vị trí dẫn đến khó khảo sát trong
khi nghiên cứu cũng cần thực hiện sớm để phục
vụ yêu cầu chống dịch MERS và EVD đang xảy
ra tại Trung Đông và Tây Phi. Mặt khác tiếp
viên hàng không đã được đào tạo chính quy để
xử lý các vấn đề trên máy bay bao gồm các vấn
đề y tế nên việc khảo sát có thể để lại và thực
hiện trong một khoảng thời gian khác.Ngoài ra,
đây là một nghiên cứu cộng đồng, các kết quả
khảo sát được qua bảng câu hỏi cũng có thể có
hạn chế tùy thuộc vào các yếu tố tâm lý của
người được điều tra lúc trả lời các câu hỏi,
chúng tôi đã cố gắng hạn chế những sai lệch
này bằng cách chọn thời điểm thích hợp để
khảo sát tùy vào từng đơn vị, từng đối tượng.
Từ kết quả nghiên cứu, để nâng cao tỷ lệ
kiến thức, thực hành đúng, chúng tôi có một số
kiến nghị như sau:
- Tăng cường truyền thông cho nhân viên
để nâng cao kiến thức phòng chống dịch không
chỉ MERS và EVD mà cả những bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm khác đặc biệt là các bệnh lây
qua đường hô hấp, đồng thời chú trọng hướng
dẫn thực hành đúng. Thông tin truyền thông
phải đến được nhân viên chứ không chỉ dừng ở

các cấp lãnh đạo, các đại diện của đơn vị.
- Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế nên nghiên
cứu ban hành các quy định phòng ngừa
chuẩn dành cho người làm việc tại cửa khẩu
và quy định cả những trang thiết bị, cơ sở vật
chất cần thiết phục vụ cho việc thực hiện
phòng ngừa chuẩn.
- Định kỳ cần khảo sát lại kiến thức, thực
hành của nhân viên để đánh giá tình trạng hiện
tại, đồng thời cũng biết được các biện pháp đã
áp dụng có hiệu quả hay không từ đó có
phương hướng điều chỉnh thích hợp giúp nâng
cao hiệu quả phòng chống dịch tại sân bay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Alqahtani AS, Wiley KE, Willaby HW et al (2015). Australian
Hajj pilgrims’ knowledge, attitude and perceptionabout
Ebola, November 2014 to February 2015. Euro Surveillance;
20(12):pii=21072.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016

475


Nghiên cứu Y học
2.


3.
4.

5.

6.

7.
8.

9.

10.
11.

476

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Bộ Y tế (2014). Quyết định số 1944/QĐ-BYT ngày 03/6/2014
về việc ban hành Kế hoạch hành động phòng chống Hội
chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút
Corona (MERS-CoV) tại Việt Nam.
Bộ Giao thông vận tải (2014). Kế hoạch số 9954/KH-BGTVT
phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola.
Bộ Y tế (2014). Quyết định số 2941/QĐ-BYT ngày 07/8/2014
về Kế hoạch hành động phòng chống bệnh do virus Ebola tại
Việt Nam.
Bộ Y tế (2014).Quyết định số 363/QĐ-BYT ngày 02/02/2016 về
việc ban hành hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh vi

rút Ê-bô-la.
Bộ Y tế (2015).Quyết định số 2174 /QĐ-BYT ngày 8/6/2015 về
việc Hướng dẫn giám sát và phòng, chống Hội chứng viêm
đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút Corona (MERSCoV).
Carl P, Borchgrevink et al (2013). Hand washing practices in a
college town environment, J Environ Health; 75(8):18-24.
Gautret P et al (2013). Hajj pilgrims’ knowledge about Middle
East respiratory syndrome coronavirus. EuroSurveillance;
Rapid communications 18 (41): 1-3.
Mohamed, Tashani et al (2014). Australian Hajj pilgrims’
knowledge, attitude and perceptionabout MERS-CoV and
other respiratory infections, November 2014 to February
2015. Euro Surveillance; Rapid communications 20 (12): 1-4.
Quốc Hội (2007). Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số
03/2007/QH12 ngày 21/11/2007.
Saheed, Gidado (2014). Public Knowledge, Perception and
Source of Information on Ebola Virus Disease – Lagos,
Nigeria;
September
2019. />outbreaks/article/public-knowledge-perception-and-source-

12.

13.

14.

15.

16.


of-information-on-ebola-virus
-disease-lagos-nigeria-september-2014/ (truy cập ngày
30/05/2015).
WHO (2015).Middle East respiratory syndrome coronavirus
(MERS-CoV) – China. (truy cập ngày 20/08/2015).
WHO (2015). Middle East respiratory syndrome coronavirus
(MERS-CoV)

Republic
of
Korea. (truy cập 30/05/2015).
WHO (2015). WHO recommends continuation of strong
disease control measures to bring MERS-CoV outbreak in
Republic of Korea to an end, o
.who.int/mediacentre/releases/2015/20150613/en/(truy
cập
ngày 20/8/2015).
WHO (2014). Middle East respiratory syndrome coronavirus
(MERS-CoV)

update. cập
ngày 12/8/2014).
WHO (2014), Ebola virus disease update - West Africa.
/>csr/don/2014_08_11_ebola/en/(truy cập ngày 12/8/2014).

Ngày nhận bài báo:

10/03/2016


Ngày phản biện nhận xét bài báo:

25/03/2016

Ngày bài được đăng :

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016



×