Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá chức năng nhận thức ở bệnh nhân nhập viện với đợt cấp COPD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.77 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG NHẬN THỨC Ở BỆNH NHÂN NHẬP VIỆN
VỚI ĐỢT CẤP COPD
Phan Thanh Dũng*, Vũ Anh Nhị**

TÓMTẮT
Mở đầu: Suy giảm nhận thức là bệnh kết hợp thường gặp ở bệnh nhân COPD giai đọan nặng.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ suy giảm nhận thức ở bệnh nhân nhập viện với đợt cấp COPD và tìm
các yếu tố liên quan đến suy giảm nhận thức.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện tại khoa Nội tổng hợp, bệnh viện đa
khoa khu vức Hóc môn từ tháng 1/2017 đến tháng 5/2017 ở bệnh nhân nhập viện với đợt cấp COPD trong thời
gian chờ xuất viện. Các đối tượng được đánh giá nhận thức chung bằng thang điểm MoCA, tổng số điểm 30 và
đánh giá suy giảm khả năng nhận thức chung với số điểm giảm dần, điểm < 26 là suy giảm nhận thức. Đánh giá
ảnh hưởng các yếu tố nguy cơ đối với nhận thức dựa vào so sánh tỷ suất chênh OR.
Kết quả: Có 90 bệnh nhân, 15 nữ và 75 nam, tuổi trung bình 65,63 ± 9,34. Tỷ lệ suy giảm nhân thức là
66,7%. Suy giảm nhận thức liên quan với các yếu tố tuổi, giới, trình độ học vấn, số gói năm hút, mức độ khó thở,
số đợt cấp, các bệnh kết hợp: thiếu máu. tăng huyết áp, tiểu đường, loãng xương.
Kết luận: Suy giảm nhận thức chiếm tỷ lệ cao ở bệnh nhân COPD nhập viện với đợt cấp, đặc biệt các bệnh
nhân > 60 tuổi và những bệnh nhân có nhiều đợt cấp trong năm.
Từ khóa: Tỷ lệ hiện mắc, suy giảm nhận thức, COPD

ABSTRACT
ASSESSMENT OF COGNITIVE FUNCTION IN PATIENTS HOSPITALLIZED WITH ACUTE
EXACERBATION OF COPD
Phan Thanh Dung, Vu Anh Nhi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 238 - 93
Background: Cognitive impairment is a common comorbid desease in patients with severe COPD.
Objective: to identify the prevalence of cognitive impairment and their associated factors in patients
hospitalized with acute exacerbation of copd.


Methods: A cross-sectional study was conducted at Hoc Mon General hospital from January 2017 to May
2017 in inpatients with COPD who were awaiting discharge following an exacerbation. The subjects were
evaluated general perception by MoCA scale. A total score is 30, under 26 is cognitive impairment. Evaluate the
impact of risk factors on cognitive function based on OR.
Results: The sample included 90 patients, 15 women and 75 men. The mean age was 65.63, sd = 9.34. The
prevalence of cognitive impairment was 66.7%. Cognitive impairment was related to age, gender, education level,
smoking years, level of dyspnea, acute exacerbation of COPD and combined diseases: anemia. high blood pressure,
diabetes, osteoporosis.
Conclusion: Cognitive impairment was increased in patients hospitalized with acute exacerbation of COPD,
especially patients > 60 years of age and more acute exacerbation in the year.
Keywords: prevalence, cognitive impairment, CO

*Khoa HSTC-Bệnh viện Đa khoa Khu vực Hóc Môn ** Bộ môn Nội thần kinh – Đại học Y Dược Tp.HCM
Tác giả liên lạc: BS. Phan Thanh Dũng
ĐT: 0909254521
Email:

244

Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh đặc
trưng bởi sự tắc nghẽn đường thở tiến triển ngày
càng nặng dần, liên quan tới phản ứng viêm bất
thường của đường thở và nhu mô phổi bởi các
phần tử và khí độc hại. Các đợt cấp và bệnh
đồng mắc góp phần làm tăng mức độ nặng ở

mỗi bệnh nhân(9). Hút thuốc là nguyên nhân
thường gặp nhất của BPTNMT (tỷ lệ này là
25%)(14). Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
và suy giảm nhận thức là bệnh thường gặp ở
người lớn tuổi. Trong năm 2011, tại Hoa Kỳ, có
13,5 triệu người trưởng thành được chẩn đoán là
COPD(17) và suy giảm nhận thức chiếm 40%(12)
người lớn tuổi khác. Hơn nữa, bệnh kết hợp suy
giảm nhận thức làm gia tăng sự bùng phát đáng
kể, tỷ lệ bệnh suất liên quan với COPD, đặc biệt
là làm suy giảm chất lượng cuộc sống, giảm hoạt
động thể chất, giảm sự tuân thủ điều trị và tăng
tần suất nhập viện. Nhiều nghiên cứu đã cho
thấy mối liên quan giữa suy giảm nhận thức và
BPTNMT, tỷ lệ mắc và tỷ lệ suy giảm nhận thức ở
bệnh nhân COPD tăng lên cùng với mức độ suy giảm
hô hấp, thiếu máu cục bộ, và người lớn tuổi(4,10,11). Vì
vậy, việc điều trị BPTNMT cần đánh giá toàn diện,
trong đó việc đánh giá chức năng nhận thức rất quan
trọng, để nhân viên y tế và người bệnh thông hiểu
nhau, từ đó có giải pháp tốt hơn trong công tác quản
lý, giáo dục người bệnh cùng tham gia trong quá
trình quản lý và điều trị BPTNMT tại cộng đồng.
Khoa Nội A, bệnh viện Hóc môn chúng
tôi, năm 2016 số bệnh nhân BPTNMT nhập
viện 424, số nhập viện trên 2 lần trong năm
73,2%, viêm phổi chiếm 3%, còn lại là các bệnh
kết hợp khác. Suy giảm nhận thức, là một
bệnh kết hợp có ảnh hưởng như thế nào đến
tình trạng ở bệnh nhân BPTNMT nhập viện

với đợt cấp tại bệnh viện chúng tôi? Nhằm tìm
hiểu những biến đổi nhận thức người bệnh
BPTNMT nhập viện với đợt cấp COPD, chúng
tôi thực hiện nghiên cứu “Đánh giá chức năng
nhận thức ở bệnh nhân nhập viện với đợt cấp
COPD” tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Hóc
môn, với các mục tiêu cụ thể sau:

Chuyên Đề Nội Khoa

Nghiên cứu Y học

Xác định tỷ lệ suy giảm nhận thức bệnh nhân
nhập viện với đợt cấp COPD.
Phân tích mối tương quan các yếu tố nguy cơ:
tuổi, trình độ học vấn, số gói năm hút, số đợt cấp
trong năm, mức độ khó thở, bệnh kết hợp với điểm
nhận thức ở bệnh nhân BPTNMT.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện
tại khoa Nội A bệnh viện ĐK-KV Hóc Môn. Dân
số mục tiêu gồm những bệnh nhân nhập viện
với đợt cấp BPTNMT lớn hơn hay bằng 40 tuổi
đã được điều trị ổn địng đang chờ xuất viện,
trong thời gian từ tháng 1/2017 đến tháng 5/2017.
Tiêu chí chọn vào: Chấp nhận tham gia nghiên
cứu, đã được chẩn đoán lâm sàng BPTNMT, đọc
hiểu và thông thạo tiếng Việt, tuổi ≥ 40. Tiêu chí
loại ra: những người đủ tiêu chí nhưng không

đồng ý tham gia, hoặc có hành vi không hợp tác.
Các biến số thu thập trong nghiên cứu bao gồm
tuổi, giới, trình độ học vấn, số gói năm hút, mức
độ khó thở, số đợt cấp, các bệnh kết hợp. Bệnh
nhân được bác sĩ điều trị phỏng vấn trực tiếp.
Bệnh nhân phù hợp với tiêu chí chọn mẫu
sẽ được tiến hành phỏng vấn, thu thập các
biến số, sau đó đánh giá nhận thức bằng thang
điểm MoCA.
Các dữ liệu được nhập vào phần mềm thống
kê SPSS 20.0, Microsoft Excel. Các biến số định
tính được mô tả bằng tỉ lệ phần trăm và độ lệch
chuẩn, các biến định lượng được mô tả bằng giá
trị trung bình, phương sai và độ lệch chuẩn. Sử
dụng phép kiểm chi bình phương, hồi qui tuyến
tính để xác định mối liên quan giữa suy giảm
nhận thức và yếu tố nguy cơ.
Đạo đức nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân, thân
nhân trong nghiên cứu đều tự nguyện đồng ý
tham gia sau khi được giải thích rõ mục tiêu và
cách tiến hành nghiên cứu. Nghiên cứu này chỉ
đơn thuần là quan sát và mô tả, không có can
thiệp hay điều trị. Nếu bệnh nhân không tham
gia thì không thực hiện. Đây là một nghiên cứu
khoa học với mục đích duy nhất là phục vụ y
học, không có bất kỳ mục đích nào khác, các

245



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

Nghiên cứu Y học

thông tin về bệnh nhân được bảo mật. Bệnh
nhân phải ký bảng cam kết tham gia nghiên cứu
trước khi trả lời thông tin. Được sự đồng ý cho
phép tiến hành nghiên cứu của Hội đồng Khoa
học và Hội đồng Y Đức của Đại học Y Dược TP.
HCM và Bệnh viện ĐK-KV Hóc Môn.

KẾTQUẢ
Đặc điểm dân số của mẫu nghiên cứu và tỉ lệ
suy giảm nhận thức
Dân số nhóm nghiên cứu là bệnh nhân nội
trú, tuổi trung bình 65,63 ± 9,347, nhỏ nhất 44, lớn
nhất 83, tập trung tuổi 55- 75, tỷ lệ nam 83,3%, nữ
16,7%, đa số từng hút thuốc lá và hiện tại có đến
63,6% tiếp tục hút thuốc lá, tiếp xúc với chất đốt
sinh khối 02, số giờ tiếp xúc trung bình 104 ± 90,5,
72% từng có 02 đợt cấp trong 12 tháng qua. Điểm
nhận thức MoCA trung bình 20,67 ± 6,150, thấp
nhất 08, cao nhất 30. Tỷ lệ suy giảm nhận thức
66,7%, trong đó nam 96,7%, nữ 3,3%.
Tỷ lệ suy giảm nhận thức trong từng lĩnh vực
Tỷ lệ suy giảm nhận thức chung 66,7%. Điểm
trung bình trí nhớ trì hoãn: 3,09 ± 1,312, tỷ lệ suy
giảm 84,4%. Điểm trung bình trí nhớ làm việc là
1,79 ± 1,022, tỷ lệ suy giảm 71,1%. Điểm trung


bình định hướng 5,77 ± 0,475, tỷ lệ suy giảm
21,1%. Điểm trung bình chú ý là 4,30 ± 1,495, tỷ lệ
suy giảm 75,6%. Điểm trung bình khả năng thị
giác 0,875 ± 0855, tỷ lệ suy giảm 71,1%. Điểm
trung bình ngôn ngữ 2,045 ± 0,644, tỷ lệ suy giảm
36,6%, nói lưu loát 60%. Điểm trung bình chức
năng thi hành 0,556 ± 0,544, tỷ lệ suy giảm 64,6%.
Yếu tố liên quan suy giãm nhận thức ở bệnh
nhân COPD
Tỷ lệ suy giảm nhận thức gia tăng theo tuổi, r
= - 0,666, số đợt cấp, r = - 0,630, số gói năm hút, r
= - 0,613, đặc biệt ở bệnh nhân tuổi > 60, chiếm tỷ
lệ 85%. Tương quan này có ý nghĩa thống kê
(kiểm định t, với p < 0,001). Các yếu tố giớí, trình
độ học vấn, các bệnh kết hợp: thiếu máu, tiểu
đường, bệnh tim thiếu máu cục bộ, loãng xương
đều ảnh hưởng đến nhận thức. Trình độ học vấn
càng cao hạn chế suy giảm nhận thức.
Bảng 1: Mối liên quan giữa nhận thức và các yếu tố
tuổi, số gói năm hút, số đợt cấp
N = 90
Tuổi
Số gói năm hút
Số đợt cấp

Điểm nhận thức MoCA
- 0,666
- 0,613
- 0,630


Gía trị p
0,001
0,000
0,001

Bảng 2: Mối liên quan giữa nhận thức với giới, trình độ học vấn và các bệnh kết hợp
N = 90
Giới
Trình độ học vấn

Mức độ khó thở

Thiếu máu
Loãng xương
Tăng huyết áp
Tiểu đườn
Bệnh tim thiếu máu cục bộ

246

Nữ, n (%)
Nam, n (%)
Cấp 1, n (%)
Cấp 2, n (%)
Cấp3, n (%)
0 - Gắng sức mạnh, n (%)
1 - Gắng sức nhẹ, n (%)
2 - Đi bộ chậm, n (%)
3 - Dừng lại để thở, n (%)
4 - Không thể thay quần áo, n (%)

Có, n (%0)
Không, n (%)
Có, n (%0)
Không, n (%)
Có, n (%)
Không, n (%)
Có, n (%0
Không, n (%)
Có, n (%0)
Không, n (%)

Điểm MoCA
< 26
≥ 26
14 (93,3)
01 (06,7)
46 (61,3)
29 (38,7)
38 (90,5)
04 (09,5)
17 (56,7)
13 (43,3)
05 (27,8)
13 (72,2)
08 (26,7)
22 (73,3)
13 (65,0)
07 (35,0)
26 (100)
00 (00,0)

11 (91,7)
01 (08,3)
02 (100)
00 (00,0)
13 (100)
00 (00,0)
47 (61,0)
30 (39,0)
13 (92,9)
01 (07,1)
47 (61,8)
29 (37,2)
49 (42,7)
17 (25,8)
11 (45,8)
13 (54,2)
21 (87,5)
03 (12,5)
39 (59,1)
27 (40,9)
32 (94,1)
03 (08,6)
28 (50,9)
27 (49,1)

Giá trị p
0,016
0,000

0,000


0,006
0,02
0,01
0,01
0,000

Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
BÀNLUẬN
Bàn luận về đặc điểm chung của mẫu nghiên
cứu và tỷ lệ suy giảm nhận thức
Tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu
65,63 ± 9,347. Tuổi trung bình nhóm nghiên cứu
khá cao so với tuổi trung bình trong nghiên cứu
của tác giả Lê Thị Huyền Trang, Lê Thị Tuyết
Lan(13) là 58 ± 12,2 trong nghiên cứu Tần suất
BPTNMT năm 2009, được thực hiện tại huyện
Hóc môn và Thủ đức. Tuổi trung bình khá tương
đồng với nghiên cứu của Trần thị Hằng, Hoàng
Hà 69,4 ± 10,8(18). Fiona AHM Cleutjens và cộng
sự 63,7 ± 8,8(1). Alexandru F và cộng sự 67(2).
Tỷ lệ giới tính (bảng 2) trong nhóm nghiên
cứu có sự khác biệt về nam, nữ khá nhiều, tỷ lệ
nam 83,3%, nữ 16,7%. Đặc điểm về giới trong
dân số nghiên cứu của chúng tôi phản ánh đặc
điểm về giới ở BPTNMT trong dân số Việt Nam
ở nữ 1,9% so với nam 7,1%. Đó là lý do tạo nên

sự khác biệt về tỷ lệ nam, nữ trong nghiên cứu.
Tỷ lệ nam, nữ trong nghiên cứu cũng tương
đồng trong các nghiên cứu Lê Thị Huyền Trang,
nam 82,8%, nữ 17,2%(13); Trần Thị Hằng, nam
73,6%, nữ 26,4%(18); Dương Đình Chỉnh, Nguyễn
Đình Hợi, Ngô Đức Kỷ, nam 83,13%, nữ
16,87%(5); Nguyễn Ngọc Phương Thư, Nguyễn
Thanh Hiền, nam 72,9%, nữ 27,1%(16).
Trình độ học vấn nhóm nghiên cứu (bảng 2)
chủ yếu cấp 1 và 2, song tất cả đọc và hiểu tiếng
Việt lưu loát. Tỷ lệ trình độ học vấn cấp 1 và cấp
2 chiếm 80%. Trình độ học vấn trong nghiên cứu
chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Dodd
W(3) 73% trình độ tiểu học, 21% trung học.
Tuổi hút thuốc lá trung bình nhóm nghiên
cứu (bảng 1) 19,71 ± 3,75, tỷ lệ hút thuốc lá nhóm
nghiên cứu 67,6% (nữ 9,3%, nam 90,7%). So với
nghiên cứu Lê thị Huyền Trang, Lê Thị Tuyết
Lan tỷ lệ hút thuốc lá 70%(11); Nguyễn Ngọc
Phương Thư, Nguyễn Thanh Hiền 85,4%(13).
Bệnh kết hợp: Thiếu máu nhóm nghiên
14,4%. Tỷ lệ này khá tương đồng với nghiên cứu
của Martinez CH và cộng sự 17%(15). Loãng
xương nhóm nghiên cứu 13,3%. Tỷ lệ này khá

Chuyên Đề Nội Khoa

Nghiên cứu Y học

tương đồng trong nghiên cứu Schnell Kerry(17)

16,9%. Tăng huyết áp 73,3%, phù hợp nghiên
cứu Nguyễn Ngọc Phương Thư, Nguyễn Thanh
Hiền 66,7%(16). Nghiên cứu Schnell Kerry(17)
60,4%, Fiona Cleutjens(1) 77,8%, García-Olmos (7)
51,9%. Tiểu đường 26,6%, tương đương với
nghiên cứu Vũ Văn Giáp, Chu Thị Hạnh, Dương
Thị Hoài 23,7%(20); Schnell Kerry (16,3%)(17)), Fiona
Cleutjens (16,7%)(1), Garcia-Olmos (20,7%)(8)
Tương quan Điểm nhận thức MoCA với các
yếu tố nguy cơ
Tuổi, giới, trình độ học vấn, số gói năm hút, số
đợt cấp, mức độ khó thở, bệnh kết hợp trên bệnh
nhân BPTNMT là những yếu tố nguy cơ ảnh
hưởng suy giảm nhận thức. Tuổi càng lớn ảnh
hưởng sự suy giảm nhận thức càng nhiều. Trong
nghiên cứu chúng tôi, tuổi có sự tương quan
nghịch khá mạnh với điểm nhận thức, p = 0,000
<0,05. Tuổi làm suy giảm nhận thức nhiều trên 60,
chiếm tỷ lệ 85% số người suy giảm nhận thức.
Giới là yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức ở
người lớn tuổi. Trong nhóm nghiên cứu tỷ lệ suy
giảm nhận thức nữ 93,3%, nam 61,3% (bảng 7),
Trình độ học vấn có ảnh hưởng nhiều đến
điểm nhận thức. Trình độ học vấn càng cao, suy
giảm nhận thức càng giảm.
Trong nhóm nghiên cứu tương quan số gói
năm hút và điểm nhận thức là tương quan
nghịch khá mạnh, với r = - 0,613. Số gói năm hút
càng nhiều, suy giảm nhận thức càng nhiều.
Nghiên cứu Timothy C. Durazzo và cộng sự cho

thấy sự tác động thuốc lá làm giảm một số kỹ
năng nhận thức chuyên biệt: kỹ năng nghe nói
trong học tập, trí nhớ, tốc độ xử lý thông tin, linh
hoạt nhận thức, chức năng điều hành, tính lanh
lợi, lý luận, duy trì chú ý, kiểm soát cảm xúc, tốc
độ quan sát và trí nhớ làm việc ở những người
hút thuốc so với người không hút thuốc(6).
Tương quan số đợt cấp và điểm nhận thức
cũng là tương quan nghịch khá mạnh, với r = 0,630 (bảng 1). Số đợt cấp càng tăng, điểm nhận
thức càng giảm. Dodd JW và cộng sự(3) đã chứng
minh nhận thức xấu đi qua các test chức năng

247


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

nhận thức trí nhớ trong giai đoạn, chức năng
điều hành, chức năng thị giác không gian, trí
nhớ làm việc tốc độ xử lý thông tin ở bệnh nhân
COPD so với nhóm chứng cùng tuổi. Chức năng
nhận thức của họ cũng kém hơn bệnh nhân
COPD giai đoạn ổn định, ngoại trừ chức năng
nhận thức trí nhớ theo giai đoạn và chức năng
điều hành. Mức độ khó thở càng cao suy giảm
nhận thức càng nhiều.
Bệnh kết hợp tiểu đường, tăng huyết áp,
bệnh tim thiếu máu cục bộ, thiếu máu là những

bệnh ảnh hưởng đến sự tưới máu não, và làm
tăng nguy cơ suy giảm nhận thức ở bệnh nhân
BPTNMT. Tương quan bệnh kết hợp với điểm
nhận thức trong nhóm nghiên cứu: Tiểu đường,
p = 0,01; Tăng huyết áp, p = 0,01; Thiếu máu, p =
0,006; Bệnh tim thiếu máu cục bộ 0,000 < 0,05;
Loãng xương, p = 0,02. Tương quan bệnh kết
hợp với điểm nhận thức nhóm chứng: Thiếu
máu, p = thiếu máu tương quan điểm nhận thức,
p = 0,000 < 0,05; Loãng xương, p = 0,01.
Điểm nhận thức MoCA nhóm nghiên cứu
Đánh giá chức năng nhận thức có nhiều
thang điểm, nhưng chúng tôi chọn MoCA, vì
MoCA phân loại tốt hơn trong trường hợp ranh
giới giữa suy giảm nhận thức nhẹ và sa sút trí
tuệ. Sylvia Villeneuve đã so sánh bảng câu hỏi và
kết luận MoCA tốt hơn MMSE trong việc phát
hiện suy giảm nhận thức giai đoạn sớm(19). Điểm
nhận thức MoCA đánh giá các lĩnh vực nhận
thức khác nhau: Sự chú ý và tập trung, chức
năng thực hiện, trí nhớ, ngôn ngữ, kĩ năng kiến
tạo thị giác, tư duy, tính toán và định hướng, suy
giảm nhận thức khi điểm MoCA dưới 26.
Điểm nhận thức MoCA nhóm nghiên cứu
trung bình 20,67 ± 6,150, thấp nhất 08, cao nhất 30,
tỷ lệ suy giảm nhận thức 66,7%. So với nghiên cứu
Dodd và cộng sự(3) 57%. Nghiên cứu Villeneuve
và cộng sự, suy giảm nhận thức nhẹ 36% bệnh
nhân BPTNMT ổn định, và 12% nhóm người
khỏe mạnh(19). Nghiên cứu Alexandru và cộng sự

“Suy giảm nhận thức ở bệnh nhân bệnh phổi tắc

248

nghẽn mạn tính”, điểm trung bình nhận thức 14,6
± 3,4(2), suy giảm toàn bộ chức năng nhận thức.

KẾT LUẬN
Suy giảm nhận thức luôn là bệnh đi kèm ở
bệnh nhân BPTNMT, tỷ lệ suy giảm nhận thức
thay đổi tùy vào từng nghiên cứu, và từng giai
đoạn của bệnh.
Trong nghiên cứu chúng tôi những bệnh
nhân nhập viện với đợt cấp BPTNMT, tỷ lệ suy
giảm nhận thức chiếm 66,7%. Các yếu tố tuổi,
giới, trình độ học vấn, tình trạng hút thuốc lá, số
đợt cấp, mức độ khó thở và các bệnh kết hợp có
tương quan với điểm nhận thức. Những bệnh
nhân lớn tuổi, số gói năm hút nhiều, số đợt cấp
trong năm cao, mức độ khó thở tăng, kèm nhiều
bệnh kết hợp thì suy giảm nhận thức càng nặng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Cleutjens FA, Franssen FM, Spruit MA, Vanfleteren LE, Gijsen
C, Dijkstra JB, Ponds RW, Wouters EF, Janssen DJ. (2017),
“Domain-specific cognitive impairment in patients with COPD
and control subjects”, Internaltional Journal of Chronic
Obstructive Pulmonary Disease, 12, pp: 1 -10.

2. Crişan AF, Oancea C, Timar B, Fira-Mladinescu O, Crişan A,
Tudorache V (2014), “Cognitive Impairment in Chronic
Obstructive Pulmonary Disease”, PLoS ONE, 9 (7), e102468
3. Dodd JW, Charlton RA, van den Broek MD, Jones PW (2013),
“Cognitive dysfunction in patients hospitalized with acute
exacerbation of COPD”. Chest; 144, pp: 119–27.
4. Dodd JW, Getov SV, Jones PW. (2010), “Cognitive function in
COPD”, Eur RespirJ; 35, pp: 913–22.
5. Dương Đình Chỉnh, Nguyễn Đình Hợi, Ngô Đức Kỷ (2013),
“Khảo sát đặc điểm và tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
tại thành phố Vinh – Nghệ An”, Y học thực hành, 879 (9), tr. 92.
6. Durazzo TC, Meyerhoff DJ, Nixon SJ. (2010), “Chronic Cigarette
Smoking: Implications for Neurocognition and Brain Neurobiology”,
Int. J. Environ. Res. Public Health, 7 (10), pp: 3760- 91.
7. García-Olmos L, Alberquilla A, Ayala V, García-Sagredo P,
Morales L, Carmona M, de Tena-Dávila MJ, Pascual M, Muñoz A,
Salvador CH, Monteagudo JL. (2013), ”Comorbidity in patients
with chronic obstructive pulmonary disease in family practice: a
cross sectional study”, BMC Family Practice, 14, pp: 11.
8. Incalzi RA, Gemma A, Marra C, et al. (1993), “Chronic
obstructive pulmonary disease: an original model of cognitive
decline”, The American Review of Respiratory Disease, 148, (2),
pp: 418–24.
9. Juncos-Rabadan O, Pereiro AX, Facal D, et al. (2012),
“Prevalence and Correlates of Cognitive Impairment in Adults
with Subjective Memory Complaints in Primary Care Centres”
Dement Geriatr Cogn Disord, 33, pp: 226–32.
10. Lê Thị Huyền Trang, Lê Thi Tuyết Lan (2009), “Tần suất bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính”, Y Hoc TP. Hồ Chí Minh, 13 (1), tr. 92 – 94.
11. Lê Thị Tuyết Lan (2011), “Tình hình bệnh phổi tắc nghẽn mạn

tính (COPD) tại Việt Nam”, J Fran Viet Pneu, 02 (04), tr. 46-48.

Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
12. Martinez CH, Miguel DJ, Mannino DM. (2014), “Defining COPDrelated comorbidities 2004-2014”. J COPD F, 1 (1), pp: 51-63.
13. Nguyễn Ngọc Phương Thư, Nguyễn Thanh Hiền Dương Hiệp
Hồ, Phan Mậu Khánh, Nguyễn Thị Kim Chi, Nguyễn Thị Lệ
(2012), “Tỷ lệ các loại bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính”, Y Học TP. Hồ Chí Minh, 16 (1), tr. 27
14. Schnell K, Weiss CO, Lee T, Krishnan JA, Leff B, Wolff JL, Boyd
C.. (2012), “The prevalence of clinically-relevant comorbid
conditions in patients with physician-diagnosed COPD: a crosssectional study using data from NHANES 1999–2008”, BMC
Pulmonary Medicine, 12 (26), pp: 1-9.
15. Trần thị Hằng, Hoàng Hà (2011), “Nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát BPTNMT

Chuyên Đề Nội Khoa

Nghiên cứu Y học

tại Bệnh viện Đa khoa Bắc cạn”, Khoa học và Công nghệ, 89, tr.
95 – 99.
16. Villeneuve S, Pepin V, Rahayel S et al. (2012), “Mild Cognitive
Impairment in Moderate to Severe COPD”, Chest, 142 (6), pp:
1516–23.
17. Vũ Văn Giáp, Chu Thị Hạnh, Dương Thị Hoài (2014), “Một số
rối loạn chuyển hóa đồng mắc với bệnh phổi tắc nghẽn mạn giai
đoạn ổn định”, Tạp chí Lao và bệnh Phổi, 6 (17), tr. 23


Ngày nhận bài báo:

16/11/2017

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

17/11/2017

Ngày bài báo được đăng:

15/03/2018

249



×