Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phẫu thuật cắt gan theo giải phẫu và theo thương tổn điều trị sỏi đường mật trong gan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 7 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

PHẪU THUẬT CẮT GAN THEO GIẢI PHẪU VÀ THEO THƯƠNG TỔN
ĐIỀU TRỊ SỎI ĐƯỜNG MẬT TRONG GAN
Đoàn Văn Trân*, Lê Nguyên Khôi*, Võ Đại Dũng*, Nguyễn Thanh Sáng*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Sỏi trong gan là bệnh lý phổ biến của khu vực Đông Á. Hiện nay, phẫu thuật (PT) cắt gan
được xem là phương pháp điều trị có hiệu quả tốt với tỷ lệ sạch sỏi cao và tái phát thấp.
Mục tiêu: Phân tích yếu tố kỹ thuật then chốt, đánh giá kết quả và đề xuất chỉ định của phương pháp.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp không nhóm chứng cắt dọc. PT cắt gan được thực hiện
với kỹ thuật phẫu tích cuống Glisson của Ken Takasaki kết hợp với nội soi đường mật trong khi mổ nhằm
kiểm soát việc lấy hết thương tổn của gan và đường mật.
Kết quả: Từ tháng 2/2011 đến tháng 7/2015, có 81 TH cắt gan với 67 PT mở bụng và 14 phẫu thuật nội
soi. Tuổi trung bình 47,14 (23 -77 tuổi), nữ 56/81 TH (69,11%). PT cắt gan: gan trái 55 TH, gan phải 9 TH,
phân thùy bên 5 TH, phân thùy trước 2 TH, phân thùy sau 2 TH, hạ phân thùy 6 TH và gan 2 bên 2 TH.
61,73% TH được thực hiện PT phối hợp. Tỷ lệ sạch sỏi sau PT là 82,71% (100% đối với sỏi khu trú). Sạch sỏi
sau điều trị là 100%. Tỷ lệ tai biến thủng tá tràng là 2,46%. Tỷ lệ biến chứng chung là 24,69%, trong đó nhiễm
trùng vết mổ là 12,34%, rò mật là 2,46%, suy gan là 1,23% và không có tử vong liên quan đến PT. Với thời
gian theo dõi trung bình 18,8 tháng, tỷ lệ tái phát là 4,76% và chỉ xảy ra ở nhóm sỏi trong gan 2 bên.
Kết luận: PT cắt gan theo giải phẫu và theo thương tổn đường mật điều trị sỏi trong gan không phức tạp.
Hiệu quả tốt với tỷ lệ sạch sỏi cao và tái phát thấp. Nên chỉ định cho những TH sỏi khu trú có nguy cơ tái phát
cao, sỏi kèm gan xơ teo hoặc khi có nghi ngờ hay xác định ung thư đường mật.
Từ khóa: Sỏi trong gan, theo giải phẫu, cắt gan.

ABSTRACT
ANATOMIC LIVER AND BILIARY LESION RESECTION FOR INTRAHEPATIC STONES
Doan Van Tran, Le Nguyen Khoi, Vo Dai Dung, Nguyen Thanh Sang.
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 284 - 294


Background: Hepatolithiasis is common in East Asia. Actually hepatectomy is considered as the best
method with high stone clearance and low stone recurrence rate.
Objectives: To analyse the technique principles of hepatectomy, to evaluate the results and to propose the
indications of this method.
Method: No controlled longitudinal interventional study, hepatectomy was performed with glissonean
pedicle transection technique of Ken Takasaki associated with cholangioscopy to control the resection of all liver
and biliary lesions.
Results: From 2/2011 to 7/2015, 81 hepatectomies were performed by laparoscopic (14 cases) and open
surgery (67 cases). The mean age was 47.14 (23 -77), 69.11% was female. We realized 55 left hepatectomies, 9
right hepatectomies, 5 left lobectomies, 2 anterior segmentectomies, 2 posterior segmentectomies, 6
subsegmentectomies, and 2 bilateral hepatectomies were realized. The combined procedures were performed in
* Bộ môn Ngoại Tổng quát, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: BS.CK2. Đoàn Văn Trân
ĐT: 0908880678 Email:

288

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

61.73% of cases. The postoperative stone clearance rate was 82.71% (100% for regional Hepatolithiasis). The
final stone clearance rate was 100%. The complications were 24.69% including: wound infection 12.34%, bile
leakage 2.46%, liver failure 1.23% and no mortality. With a mean follow-up of 18.8 months, recurrent stones
developed in 4.76% exclusively for bilateral Hepatolithiasis.
Conclusions: Anatomic liver and biliary lesion resection for intrahepatic stones is not complex. It is an
effective treatment with a high stone clearance and a low stone recurrence rate. Indication of hepatectomy should

be considered for high recurrence risk regional hepatolithiasis or for stones associated with liver or bile-duct
lesions.
Key words: Intrahepatic stone, anatomic, hepatectomy.

ĐẶT VẤN ĐỀ

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU

40-96% STG có kèm theo hẹp đường mật,
khi đó, khó sạch sỏi và tỷ lệ tái phát cao(7). Mặt
khác, STG có thể làm xơ gan và hóa ác tính (216%). Yêu cầu đặt ra trong điều trị là lấy sạch sỏi và
lấy hết thương tổn của gan và đường mật. Tuy
nhiên, đa số các báo cáo trong nước chỉ thực
hiện cắt gan xơ teo hoặc ung thư hóa và phần
lớn là cắt phân thùy bên (hạ phân thùy 2,3).
Như vậy, việc lấy hết thương tổn đường mật
chưa triệt để và vẫn còn nhiều khả năng sót sỏi,
sỏi tái phát và nguy cơ ung thư đường mật(1,14) .

Thiết kế nghiên cứu

Vì thế, chúng tôi thực hiện phẫu thuật (PT)
cắt gan theo giải phẫu và theo thương tổn với
hy vọng mang lại một kết quả khả quan trong
điều trị STG và với các mục tiêu sau:
Phân tích kỹ thuật then chốt của cắt gan
theo giải phẫu và theo thương tổn đường mật.
Đánh giá hiệu quả của PT cắt gan qua: tỷ
lệ sạch sỏi, sỏi tái phát, tai biến, biến chứng
và tử vong.


Nghiên cứu can thiệp không nhóm chứng,
cắt dọc.

Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân (BN) nhập Bệnh viện Trưng
Vương với chẩn đoán trước và trong mổ có một
trong các yếu tố: STG khu trú có “nguy cơ tái
phát cao” (không thể làm sạch sỏi bằng nội soi
đường mật, hẹp đường mật trong gan mức độ
nặng hoặc sỏi đã tái phát), phần gan có sỏi bị hư
hại (gan xơ teo, áp xe), sỏi kèm nghi ngờ hoặc
xác định ung thư đường mật.
Tiêu chuẩn loại trừ: những TH có nguy cơ
PT cao (ASA > 3) hoặc có nguy cơ suy gan
sau PT.

Kỹ thuật
Phẫu tích cuống Glisson của phần gan dự
kiến cắt theo kỹ thuật của Ken Takasaki
(Hình 1).

Đề xuất chỉ định của PT cắt gan.

Hình 1- Phẫu tích các cuống Glisson theo Ken Takasaki

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016

289



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

Khi thắt sợi chỉ luồn qua cuống Glisson, nội
soi đường mật quan sát và xác định lại vị trí thắt

đã lấy hết thương tổn đường mật (tức là lấy cả
chỗ hẹp đường mật) (Hình 2).

Hình 2- Nội soi đường mật để kiểm soát việc lấy hết thương tổn hẹp đường mật
- Quan sát và xác định đúng vùng gan thiếu
máu để tiến hành cắt nhu mô gan.

KẾT QUẢ
Tại Bệnh viện Trưng Vương, từ tháng
2/2011 đến 7/2015, chúng tôi thực hiện 81TH cắt
gan điều trị sỏi trong gan với 67 PTMB và 14
PTNS. Tuổi trung bình là 47,14 + 13 (23 -77) và
nữ có tỷ lệ 69,1% (56/81). 85,2% bệnh nhân đã
được can thiệp trên đường mật:
Bảng 1: Tiền căn can thiệp sỏi mật
Tiền căn can thiệp
Chưa can thiệp
Mở ống mật chủ + nội soi lấy STG
Cắt túi mật
Nối mật – ruột
Nối mật – da (bằng túi mật hoặc đoạn ruột
biệt lập)

Cắt gan điều trị sỏi
Stent đường mật, ERCP, BTPD, cắt nang
OMC

Số TH (%)
12 (14,8)
44 (54,3)
3 (3,7)
6 (7,4)
5 (6,2)

Bên P
PT sau
PT trước
PT trước + sau
Sỏi + Caroli P
Bên T
PT giữa
PT bên
PT giữa + bên

290

Loại PT
PTNS PTMB
3
2
5
1


11
2

4
31
3

2

2 (2,46

14

67

81 (100)

Bảng 3: Vị trí hẹp đường mật
Loại PT

Vị trí hẹp đường mật

PTNS PTMB
4
17
9
34
9
5
1

2
14
67

Không hẹp
Gan T
Gan P
Gan T + P
Rốn gan
Tổng

Tổng (%)
21 (25,92)
43 (53,08)
9 (11,11)
5 (6,17)
3 (3,70)
81 (100)

Bảng 4: Loại PT cắt gan

6 (7,4)

Gan T
1,2,3,4
2,3,4
2,3
1,4
3
4

Gan P
5,6,7,8
5,8
6,7
Gan 2 bên
6,7,3
7,2,3

11 (13,58)
3 (3,70)
2 (2,46)
5 (6,17)
1 (1,23)
53 (65,43)
4 (4,93)
42 (51,85)
5 (6,17)

9
0
5

1 (1,23)
1 (1,23)
17 (20,98)
9 (11,11)
1 (1,23)
5 (6,17)

1


Tổng

Loại PT cắt gan

Tổng (%)

1
1

PT giữa + bên + lưng+sau

5 (6,2)

Bảng 2: Vị trí sỏi và thương tổn trước PT
Vị trí sỏi và thương tổn

Sỏi + Nang đường mật T
Sỏi + U đường mật T
2 bên
PT sau + bên
PT trước + bên
PT trước + sau + bên

Loại PT
PTNS

PTMB

1

10
2

2
42
3
1
2
2

1

9
2
2
1
1

Tổng (%)
66 (81,48)
3 (3,70)
52 (64,19)
5 (6,17)
1 (1,23)
3 (3,70)
2 (2,46)
13 (16,04)
9 (11,11)
2 (2,46)
2 (2,46)

2 (2,46)
1 (1,23)
1 (1,23)

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Loại PT cắt gan
Tổng

Loại PT
PTNS
14

PTMB
67

Tổng (%)

Loại biến chứng

81 (100)

Tụ dịch, áp xe
Rò mật hơn 30 ngày
Rò tiêu hóa
Viêm phổi
Suy gan + viêm phổi
Tổng


Bảng 5: PT phối hợp
PT phối hợp
Dẫn lưu Kehr
PT phối hợp
Nối mật da bằng túi mật
Nối mật da bằng đoạn hỗng
tràng
Nối mật ruột kiểu HCJ
Tạo hình hẹp đường mật
Tổng

Loại PT
Tổng (%)
PTNS PTMB
12
19
31 (38,27)
2
48
50 (61,73)
1
24
25 (30,86)
0

17

17 (20,98)


0
1
14

4
3
67

4 (4,93)
4 (4,93
81 (100)

Hiệu quả điều trị sỏi
Sạch sỏi sau PT
82,71% (67/81 TH) sạch sỏi ngay sau PT, 14
TH còn sỏi, trong đó có 1 TH của nhóm PTNS.
Tất cả các TH còn sỏi đều thuộc nhóm có STG 2
bên được cắt gan 1 bên.
Sạch sỏi sau điều trị
Nội soi đường mật trung bình sau mổ là
1,57 lần (1-4 lần). Tỷ lệ sạch sỏi sau điều trị là
100%.
Tái phát
63 BN được theo dõi với thời gian trung
bình 18,8 tháng (6-30 tháng): 3 TH tái phát
(4,76%). Cả 3 TH đều có sỏi gan 2 bên và được
cắt gan T do hẹp nặng.

Tai biến – Biến chứng
Tai biến trong mổ

2 TH thủng tá tràng
Biến chứng sau mổ
Bảng 6: Biến chứng sau mổ
Loại biến chứng
Chảy máu
Nhiễm trùng vết mổ

Loại PT
PTNS

PTMB
1
10

Nghiên cứu Y học
Loại PT
PTNS

1
1

PTMB
3
2
1
1
1
19

Tổng (%)

3 (3,70)
2 (2,46)
1 (1,23)
2 (2,46)
1 (1,23)
20 (24,69)

Không có tử vong liên quan đến PT.

BÀN LUẬN
Kỹ thuật
Các PP cắt gan điều trị sỏi gồm:

Cắt gan giới hạn
Cắt gan lấy đi phần gan bị xơ teo hoặc ung
thư hóa, không theo sự phân bố của mạch máu
và đường mật. Kỹ thuật này khó lấy hết sỏi và
thương tổn đường mật.
Cắt gan theo giải phẫu
Phương pháp cắt gan của Tôn Thất Tùng và
Lortat-Jacob thường được áp dụng nhưng có thể
gặp khó khăn đối với STG do đường mật viêm
nhiễm và đã can thiệp nhiều lần gây xơ hóa và
biến đổi cấu trúc giải phẫu. Kỹ thuật của Ken
Takasaki(7), với việc phẫu tích cuống gan ngoài
bao Glisson đã giúp việc kiểm soát cuống mạch
máu và đường mật của phần gan dự định cắt dễ
dàng và đơn giản hơn.
Vai trò của nội soi đường mật trong mổ
Nội soi đường mật nhằm khảo sát vị trí sỏi,

thương tổn đường mật và vị trí thắt cuống gan.
Vì thế, ta có thể xác định chính xác đã lấy hết
thương tổn hẹp đường mật khi quyết định cột
và cắt cuống gan (Hình 2).
Nội soi đường mật trong mổ giúp:

Tổng (%)
1 (1,23)
10 (12,34)

Tránh để lại thương tổn hẹp (như trong cắt
gan giới hạn) (Hình 3a).

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016

291


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

a

b

Hình 3: Cắt gan không kiểm soát (a) và có kiểm soát (b) bằng nội soi đường mật
Tránh tổn thương hoặc không lấy hết
thương tổn trong một số TH vị trí hẹp đường
mật nằm gần với chỗ chia của ống mật bình

thường lân cận (Hình 4 và 5).

Hình 5: Hẹp ống IV sát chỗ chia PTB

Hình 4: Hẹp PT bên sát chỗ chia ống IV

Tránh tổn thương ống phân thùy sau dổ
bất thường vào ống gan T (16%) khi cắt gan T
(Hình 6).

Hình 6: Phân thùy sau đổ bất thường vào ống gan T

Hiệu quả điều trị sỏi
Tỷ lệ sạch sỏi sau PT là 82,71%. Những TH
cắt gan do sỏi khu trú sạch sỏi sau PT 100%.

292

Có 17/81 TH sỏi gan 2 bên, trong đó 4 TH
sạch sỏi sau PT, chiếm 23,52% (4/17). Các TH
còn sỏi do: sỏi quá nhiều, tổng trạng BN không
cho phép kéo dài thời gian mổ hoặc sỏi kèm

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
đường mật viêm nhiều không thể làm sạch. Sau
mổ, tất cả TH trên đều được nội soi lấy sỏi với
tỷ lệ sạch sỏi sau điều trị là 100%.

Bảng 7- Tỷ lệ sạch sỏi
Tác giả
(14)

Văn Tần
Nguyễn Cao
(10)
Cương
(3)
Đỗ Tuấn Anh
(8)
Tung-Yen Lee
(13)
Yang T.
(9)
Li Shao-Qiang
(10)
Nicolás Jarufe
Chúng tôi

Số Tỷ lệ sạch sỏi Tỷ lệ sạch sỏi sau
TH
sau PT (%)
điều trị (%)
135
91
130

96


91
123
136
101
52
81

92,5
81,5
84,2
82,71

83,5
94,3
85,2
95
90,4
100

Tái phát
Sau 18,8 tháng, có 3 TH tái phát (4,76%), tỷ
lệ này thấp so với một số tác giả:
Bảng 8: Tỷ lệ tái phát
Tác giả

Số TH

Đỗ Tuấn Anh
Nguyễn Cao Cương
Da – Wei – Chen

Lee FK
Chúng tôi

22
52

81

Tỷ lệ Thời gian theo dõi
(%)
(tháng)
28,9
22,4
25
7,76
56
7,78
42
4,76
18,8

Đỗ Tuấn Anh có 6/22 TH tái phát sỏi ở mỏm
cắt gan trái, có thể do chưa lấy hết thương tổn
đường mật(3).

Tai biến và biến chứng
20/81 TH (24,69%) có biến chứng. Đa số là
biến chứng nhẹ và không có tử vong.
Bảng 9: Biến chứng sau cắt gan
Tác giả


Số Nhiễm
Chảy
Viêm
Rò mật
Áp xe
TH trùng
máu
phổi

Nguyễn
1
1
3
Cao
52 11 (21%)
(1,9%) (1,92%) (5,7%)
(10)
Cương
Moon T.
17
2
1
(2) 52
Cheung
(32,6%) (3,84%)
(1,9%)
Tung Jeng
21
5

2
4
123
(13)
Lee
(17,0%) (4,06%) (1,6%) (3,2%)
10
2
1
3
2
Chúng tôi 81
(12,34%) (2,46%) (1,23%) (3,7%) (2,46%)

Chỉ định điều trị
Trước đây, các chỉ định cắt gan kinh điển
chủ yếu nhằm xử lý các biến chứng của bệnh lý

Nghiên cứu Y học

STG như: xơ teo gan, áp xe gan, chảy máu
đường mật hoặc ung thư đường mật. Gần đây,
nhiều tác giả đã bổ sung thêm quan điểm mới:
cắt gan phải có mục tiêu chính là điều trị sỏi, tức
là chống sỏi sót và sỏi tái phát với nguyên tắc là
phải lấy hết sỏi đồng thời với thương tổn của
gan và đường mật.
Để đạt được mục tiêu trên, đứng trước một
TH STG, đặc biệt đối với STG khu trú, việc tiên
lượng nguy cơ sót sỏi và tái phát sỏi có vai trò

quyết định trong chọn lựa PP điều trị. Chúng
tôi tạm sử dụng thuật ngữ “nguy cơ tái phát
cao” cho những TH sau: sỏi đã xác định tái phát,
sỏi có hẹp đường mật trong gan nặng hoặc sỏi
không thể lấy hết với nội soi đường mật.
Như vậy, ngoài những chỉ định kinh điển,
qua phân tích kỹ thuật và kết quả khả quan của
PT cắt gan trong nghiên cứu, chúng tôi nghĩ
rằng PT cắt gan sẽ cho kết quả sớm (sạch sỏi) và
lâu dài (tái phát sỏi) tốt đối với những TH sỏi
khu trú có “nguy cơ tái phát cao”. Đối với STG 2
bên, có thể cân nhắc chỉ định cắt gan bên tổn
thương nặng hoặc cắt gan 2 bên (cắt 2 phân
thùy có sỏi).
Năm 2012, Jiahong Dong (3) đã đưa ra bảng
phân loại STG và chỉ định điều trị có nhiều
điểm tương đồng với chúng tôi. Điểm khác biệt
là Jiahong Dong chỉ định cắt gan 2 bên ngay cả
đối với sỏi gan 2 bên (sỏi khu trú phân thùy 2
bên gan). Những TH này, chúng tôi chỉ thực
hiện cắt gan khi có “nguy cơ tái phát cao” hoặc
có kèm tổn thương gan/đường mật.

PT phối hợp
Chúng tôi thực hiện PT phối hợp để tạo ngõ
vào đường mật lâu dài vì một số TH sau cắt gan
vẫn còn nguy cơ tái phát sỏi như:
STG 2 bên hoặc hẹp đường mật 2 bên, chỉ
cắt gan 1 bên.
Xác định được trong tiền căn bên gan còn lại

có sỏi.
Hẹp đường mật cần tạo hình. Hẹp lành tính
đoạn cuối OMC hoặc cơ vòng Oddi.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016

293


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Trào ngược Oddi bẩm sinh hoặc sau ERCP.

5.

KẾT LUẬN
6.

PT cắt gan theo giải phẫu và theo thương
tổn đường mật điều trị STG, với kỹ thuật phẫu
tích cuống Glisson của Ken takasaki kết hợp với
nội soi đường mật trong khi mổ nhằm kiểm soát
và lấy hết thương tổn của gan và đường mật là
một kỹ thuật không phức tạp.
Hiệu quả điều trị sỏi tốt với tỷ lệ sạch sỏi
cao, tỷ lệ tái phát thấp. Tỷ lệ tai biến, biến chứng
không cao và không nghiêm trọng.
PT cắt gan nên được chỉ định cho những TH

sỏi khu trú có “nguy cơ tái phát cao” hoặc sỏi
kèm gan bị hư hại hoặc sỏi kèm nghi ngờ hay
xác định ung thư đường mật. Đối với sỏi 2 bên,
nên thận trọng cân nhắc chỉ định cắt gan 1 bên
hoặc 2 bên.

7.

8.

9.

10.

11.

12.
13.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.

4.

294

Chen DW, Tung-Ping Poon R, Liu CL, Fan ST, Wong J.(2004).

Immediate and long-term outcomes of hepatectomy for
hepatolithiasis. Surgery; 135(4): 386-93.
Cheung
MT, Kwok
PC
(2005).
Liver
resection for intrahepatic stones. Arch Surg; 140(10):993-7.
Đỗ Tuấn Anh, (2008). Đánh giá kết quả ứng dụng kỹ thuật cắt
gan theo PP Tôn Thất Tùng trong điều trị bệnh STG. Luận án tiến
sĩ. Học viện Quân Y.
Feng X, Zheng S, Xia F, Ma K, Wang S, Bie P, Dong J (2012).
Classification and management of hepatolithiasis: A highvolume, single-center's experience. intractable Rare Dis Res; 1(4):
151–156.

14.

15.

Hui H, Hong W, et al. (2010). An Appraisal of Anatomical
and Limited hepatectomy for Regional Hepatolithiasis. HBP.
Surg: 7916-25.
Jarufe N (2012). Anatomic hepatectomy as a definitive
treatment for hepatolithiasis a cohort study.
Lee SK, Seo DW, Myung SJ et al. (2001). Percutaneous
transhepatic cholangioscopic treatment for hepatolithiasis: an
evaluation of long-term results and risk factors for
recurrence. Gastrointest Endosc; 53(3): 318-23.
Lee TY, Chen YL, Chang HC, Chan CP, Kuo SJ. (2007).
Outcomes of hepatectomy for hepatolithiasis. World J Surg;

31(3):479-82.
Li SQ, Liang Li-jian, Hua Yun-peng (2009). Bilateral
Anatomic Segmentectomy/Sectionectomy for Complicated
Intrahepatic Stones. Journal of Sun Yat-Sen University Medical
Sciences, 12(3): 24 -28.
Nguyễn Cao Cương, Phan Hiệp Lợi, Lê văn Cường, Văn Tần
(2004). Cắt gan điều trị STG, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh,
8(1), tr. 268-273.
Tabrizian P, Jibara G, Shrager B (2012). Hepatic resection for
primary hepatolithiasis: a single-center Western experience. J
Am Coll Surg; 215(5):622-6.
Takasaki Ken (2007). Glissonean Pedicle Transection Method
for Hepatic Resection. Springer: 1-100.
Tung – Yen L, Yao-Li (2007). Outcomes of hepatectomy for
Hepatolithiasis. World journal of Surgery, Volume 31, Issue
3:479 – 482.
Văn Tần (2002). Cắt gan, xẻ gan hay phối hợp để lấy STG:
Đặc điểm, chỉ định và kết quả. Y học TP. Hồ Chí Minh, 6(2),
tr. 252 -262.
Zhand
Lei-da
(2006).
Value
of
intraoperative
choledochoscopy
in
anatomic
hepatectomy
for

hepatolithiasis. Acta Academiae Medicinae Militaris Tertiae;
8(3):128-132.

Ngày nhận bài báo:

14/03/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

29/03/2016

Ngày bài báo được đăng:

15/04/

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016



×