Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu cấp máu cho vạt nhánh xuyên động mạch thượng vị dưới sâu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.84 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU CẤP MÁU CHO VẠT NHÁNH
XUYÊN ĐỘNG MẠCH THƯỢNG VỊ DƯỚI SÂU
Nguyễn Văn Phùng*, Vũ Quang Vinh**, Trần Vân Anh**

TÓM TẮT
Mở đầu: Vạt da nhánh xuyên động mạch thượng vị dưới sâu ngày càng được sử dụng phổ biến trong tái tạo
vú với ưu điểm làm hạn chế tối thiểu tổn thương nơi cho vạt. Việc bộc lộ các nhánh xuyên vẫn còn là thách thức
đối với các phẫu thuật viên.
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm giải phẫu của các nhánh xuyên cấp máu cho vạt da nhánh xuyên động mạch
thượng vị dưới sâu.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu ở 40 vạt trên 20 xác tươi, bộc lộ động mạch
thương vị dưới sâu, bơm thuốc màu trộn lẫn xanh methylen và barisulphate. Sau 24 giờ tiến hành bóc vạt, khảo
sát các đặc điểm của bó mạch thượng vị dưới sâu và các nhánh xuyên.
Kết quả: Có 177 nhánh xuyên trên 40 vạt, trung bình 4,4 nhánh xuyên / 1 vạt. Ở hàng trong có 106
(59,9%) nhánh xuyên, trong đó có 84 (79,3%) nhánh xuyên chéo. Ở hàng ngoài có 71 (40,1%) nhánh xuyên,
trong đó có 51 (71,8%) nhánh xuyên thẳng. Có 111 (63,7%) nhánh xuyên nằm trong khoãng 10 – 40 mm tính từ
rốn. Các nhánh xuyên trội có chiều dài trung bình là 44,3 ± 13,8 mm và đường kính trung bình là 1 ± 0,1 mm.
Kết luận: Việc hiểu rõ các đặc điểm giải phẫu của các nhánh xuyên có thể giúp cho phẫu thuật viên nâng vạt
nhánh xuyên động mạch thượng vị dưới sâu một cách an toàn hơn. Các nhánh xuyên xếp thành 2 hàng phía
trước cân cơ thẳng bụng: hàng trong và hàng ngoài. Các nhánh xuyên có hướng xuyên thẳng thường là ở hàng
ngoài và dễ phẫu tích bộc lộ hơn so với các nhánh xuyên có hướng xuyên chéo. Nhánh xuyên có kích thước lớn
nhất của mỗi động mạch thượng vị dưới sâu thường cách rốn từ 15 – 40 mm.
Từ khóa: Nhánh xuyên, động mạch thượng vị dưới sâu, tái tạo vú

ABSTRACT
DEEP INFERIOR EPIGASTRIC PERFORATOR FLAP: AN ANATOMICAL STUDY OF
THE PERFORATORS


Nguyen Van Phung, Vu Quang Vinh, Tran Van Anh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 118 - 123
Background – Objectives: Deep inferior epigastric artery perforator flaps have become popular worldwide
in breast reconstruction to reduce done site morbidity. Isolating perforator vessels challenges most surgeons. The
purpose of study was to investigate anatomical vascular of the deep inferior epigastric perforator flap.
Method: 40 flaps were harvested from 20 fresh adult cadavers. The deep inferior epigastric artery and its
perforators were dissected and canularization. Barium sulfate 30% v/w diluted and mixed with blue methylen was
injected. Determine details such as perforator size, location and measurements in relation to the umbilicus.
Results: 177 perforator vessels dissected from 40 flaps, average 4.4/1 flap. 106 (59.9%) perforators in a
medial row with 84 (79.3%) perforators was oblique course. 71 (40.1%) perforators in a lateral row with 51
(71,8%) was rectilinear course. 111 (63,7%) perforators located in a distance of 10 – 40 mm from the umbilicus.
The average length and diameter of the dominant perforators was 44.3 ± 13.8 mm and 1 ± 0.1 mm.
*

Bộ môn TH – TM ĐHYD TP. HCM, ** Khoa Phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ, Viện Bỏng Quốc gia
Tác giả liên lạc: ThS. BS Nguyễn Văn Phùng
ĐT: 0902.727.138
Email:

118

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

Nghiên cứu Y học

Conclusion: Understanding the morphological characteristics of the perforator can aid the surgeon in more
harvesting safety the deep inferior epigastric artery perforator flap. Two vertical rows of perforator vessels were

observed along the anterior rectus abdominal sheath: medial row and lateral row. The perforator presents a
rectilinear course usually was in lateral row and easy dissection than the perforator presents an oblique course.
The dominant perforators usually located in a distance of 15 – 40 mm from the umbilicus.
Key words: DIEP flap, breast reconstruction.

MỞ ĐẦU
Vạt da vùng bụng (VDVB) là nguồn cung
cấp vật liệu thay thế dồi dào trong phẫu thuật
tạo hình với đặc tính là mẫu mô có chất lượng,
khối lượng mô lớn và mật độ mô khá mềm mại.
Đặc biệt đối với các bệnh nhân ung thư vú
thường ở độ tuổi có sự dư thừa da và mỡ vùng
thành bụng nên các vạt da vùng bụng trở thành
nguồn cung cấp vật liệu lý tưởng trong tái tạo
vú. Việc sử dụng các vạt da vùng bụng dựa trên
nguồn cấp máu là các nhánh xuyên thay vì sử
dụng vạt da – cơ như vạt da – cơ thẳng bụng đã
trở thành xu hướng phổ biến trong vài thập niên
trở lại đây với ưu điểm nổi bật là giảm tổn
thương tối thiểu nơi cho vạt. Tuy vậy việc xác
định và phẫu tích bộc lộ các nhánh xuyên vẫn
còn là thách thức đối với các phẫu thuật viên, do
còn có những bất thường và những khác nhau
trong giải phẫu ở người này và người khác, thậm
chí giữa bên này và bên kia trên cùng cơ thể.
Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục tiêu khảo
sát đặc điểm giải phẫu của các nhánh xuyên cấp
máu cho vạt da nhánh xuyên động mạch thượng
vị dưới sâu ở người Việt Nam trưởng thành, từ
đó có thể giúp ích cho các phẫu thuật viên trong

quá trình nâng vạt trên lâm sàng.

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành trên 20 thi thể tươi
người Việt Nam trưởng thành tại Bộ môn Giải
phẫu, Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
từ tháng 11/2011 đến 1/2016.
Phương pháp nghiên cứu
Rạch da phía trên cung đùi dài 4 cm, phẫu
tích bộc lộ bó mạch thượng vị dưới sâu
(ĐMTVDS), luồn catheter số 18 vào động mạch

Chuyên Đề Ngoại Khoa

thượng vị dưới sâu. Thuốc cản quang barium
sulfate 30% v/w và thuốc màu được trộn lẫn và
bơm vào động mạch thượng vị dưới sâu, xác
được bảo quản lạnh. Sau 24 giờ tiến hành bóc
tách nâng vạt da hình trám ở thành bụng từ giới
hạn trên của rốn đến phía trên 2 gai chậu trước
trên, vạt được bóc tách đến lớp cân nông, từ
ngoài vào trong. Phẫu tích bộc lộ các nhánh
xuyên dưới kính lúp phóng đại 3,5 lần, mở bao
trước cân cơ thẳng bụng, tách dọc các thớ cơ bộc
lộ bó mạch thượng vị dưới sâu.
Ghi nhận các thông số: Nguyên uỷ, sự phân
nhánh, đường kính tại gốc, chiều dài từ nguyên
ủy đến nơi phân nhánh và đến nhánh xuyên trội
nhất của động mạch thượng vị dưới sâu. Số

lượng nhánh xuyên, đường kính tại gốc, chiều
dài, vị trí của các nhánh xuyên so với rốn (trục X,
trục Y). Hướng đi, hành trình của nhánh xuyên
trong cơ và dưới cân.
Chụp ảnh, chụp X quang hình ảnh các vạt.
Các số liệu được xử lý theo phương pháp
thống kê Y học.

KẾT QUẢ
Động mạch thượng vị dưới sâu
Trên tất cả 20 thi thể được phẫu tích, mỗi bên
đều có một động mạch thượng vị dưới sâu
(ĐMTVDS) và tất cả đều xuất phát từ động mạch
chậu ngoài. Từ đây động mạch đi hơi chếch
xuống dưới rồi quặt lên trên vào trong phía sau
mạc ngang sau đó chui qua mạc ngang đi vào
bao cơ thẳng bụng. Sau khi chui qua bao cơ
thẳng bụng, phần lớn động mạch tiếp tục chạy
thẳng lên trên ở phía sau cơ (31/40, 77,5%), phần
còn lại động mạch chạy vào trong cơ (9/40,
22,5%). Trong 40 trường hợp, có 21 (52,5%) động
mạch thượng vị dưới sâu là một thân chính chạy

119


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018


lên trên và phân thành các nhánh nhỏ, có 17
(42,5%) trường hợp động mạch chia thành 2
ngành chính, 2 (5%) trường hợp động mạch chia
thành 3 ngành chính.

(40,1%) nhánh xuyên ở hàng ngoài, trong đó số
lượng nhánh xuyên trội ở mỗi hàng lần lượt là 24
(60%) và 16 (40%).

Đường kính trung bình của động mạch
thượng vị dưới sâu tại nơi xuất phát là 2,2 ±
0,2cm và ở vị trí bờ ngoài của cơ thẳng bụng là
1,9 ± 0,2cm.
Chiều dài trung bình của đoạn từ động mạch
thượng vị dưới sâu tính từ nơi xuất phát và từ vị
trí của động mạch ngang mức bờ ngoài cơ thẳng
bụng đến nhánh xuyên trội nhất lần lượt là 14,9
± 3,5cm và 10,9 ± 1,1 cm.
Trong 40 động mạch thượng vị dưới sâu,
có 39/40 (97,5%) trường hợp có 2 tĩnh mạch đi
kèm, chỉ có 1 trường hợp (2,5%) là một tĩnh
mạch đi kèm và các tĩnh mạch đều đổ về tĩnh
mạch chậu ngoài.
Các nhánh xuyên
Trong nghiên cứu, chúng tôi tiến hành
khảo sát các nhánh xuyên có đường kính ≥ 0,5
mm trong phạm vi của vạt da hình trám từ
giới hạn trên của rốn đến nến lằn bụng phía
trên xương mu.


Số lượng
Trên 40 ĐMTVDS có tổng số 177 nhánh
xuyên, trung bình 4,4 nhánh xuyên /1 ĐMTVDS
trong vùng vạt khảo sát. Đối với các ĐMTVDS
chỉ có 1 thân chính có trung bình 4,33 nhánh
xuyên /1 ĐMTVDS, ở các ĐMTVDS chia 2 ngành
chính thì trung bình có 4,18 nhánh xuyên/ 1
ĐMTVDS, 2 nhánh xuyên/ ngành ngoài và 2,12
nhánh xuyên/ ngành trong, trong đó nhánh
xuyên trội nhất thường ở ngành trong. Chỉ 2
trường hợp ĐMTVDS chia 3 ngành có 3 và 4
nhánh xuyên.
Vị trí, sự phân bố
Ở mặt trước cân cơ thẳng bụng, các nhánh
xuyên phân bố thành 2 hàng chính là trong và
ngoài: hàng ngoài ở 1/3 ngoài của cơ thẳng bụng,
hàng trong ở 1/3 trong của cơ thẳng bụng. Có
106 (59,9%) nhánh xuyên ở hàng trong và 71

120

Hình1: Hình ảnh các nhánh xuyên của DEIA – MS
xác 476.
Nếu lấy rốn là điểm gốc O của hệ trục XY
thì khoãng cách trung bình từ nhánh xuyên tới
trục X là 23,8 ± 15,8 mm, trục Y là 22,5 ± 12
mm. Khoãng cách trung bình từ nhánh xuyên
trội nhất đến trục X là 16,2 ± 7,1mm, trục Y là
23,4 ± 13,1mm.
Trong phạm vi vòng tròn có tâm là rốn, thì

sự phân bố của các nhánh xuyên và nhánh
xuyên trội như ở bảng 1:
Bảng 1: Sự phân bố của các nhánh xuyên trong phạm
vi nữa dưới đường tròn có tâm là rốn.
0 – 2 cm < 2 – 4 cm < 4 – 6 cm < 6 – 8
cm
Số lượng nhánh 55 (31,1) 56 (31,6%) 52 (29,4%) 14 (7,9%)
xuyên
Số lượng nhánh 16 (40%) 13 (32,5%) 11 (27,5%) 0 (0%)
xuyên trội nhất

Khoãng cách trung bình từ nhánh xuyên
đến rốn là 34,4 ± 17,2. Trong đó phần lớn
nhánh xuyên nằm trong khoãng từ 10 - 40 mm
tính từ rốn.

Chiều dài và đường kính
Trong nghiên cứu chúng tôi tiến hành đo
đường kính của các nhánh xuyên tại nơi xuất
phát và chiều dài của các nhánh xuyên tính từ
nơi xuất đến điểm đi vào lớp cân nông.
Bảng 2: Kích thước của các nhánh xuyên.

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

Đường kính
trung bình

Chiều dài trung
bình

Nghiên cứu Y học

Nhánh xuyên có
Nhánh xuyên trội
đường kính ≥ 0,5 mm
nhất
0,7 ± 0,2
1 ± 0,1
45,8 ± 11,8

44,3 ± 13,8

Phần lớn các nhánh xuyên có chiều dài
tương đối ngắn, kể cả các nhánh xuyên trội. Và
đường kính của nhánh xuyên cũng khá nhỏ,
chiếm đa số là các nhánh xuyên có đường kính
dưới 1 mm. Vì vậy khó có thể dùng trực tiếp
nhánh xuyên làm cuống mạch của vạt theo kiểu
siêu vi phẫu, mà phải sử dụng thêm phần bó
mạch thượng vị dưới sâu.

Hành trình của các nhánh xuyên
Về hành trình của các nhánh xuyên trước
khi đi vào lớp cân nông, có hai dạng khác
nhau được ghi nhận. Dạng đầu tiên, nhánh
xuyên có hướng đi vuông góc từ vị trí xuất
phát đến nơi vào vạt da. Đối với dạng này khi

phẫu tích cô lập nhánh xuyên chỉ cần tách dọc
mà không phải cắt các thớ cơ và khoảng cách
từ vạt đến ĐMTVDS ngắn hơn. Dạng thứ hai
từ nơi xuất phát nhánh xuyên có hướng đi
xuyên chéo qua các khoãng gian cơ khác nhau
để đến nơi vào vạt da, có thể là hướng ra
ngoài, vào trong, xuống dưới, lên trên. Đối với
dạng nhánh xuyên đi chéo góc thì khoảng
cách từ vạt đến ĐMTVDS dài hơn và khi phẫu
tích có thể cần cắt các thớ cơ. Các nhánh xuyên
ở hàng trong có 21 (19,8%) các trường hợp là
xuyên thẳng và 84 (79,3%) trường hợp là
xuyên chéo. Ngược lại các nhánh xuyên ở
hàng ngoài có 51 (71,8%) các trường hợp là
xuyên thẳng và 20 (28,2%) trường hợp là
xuyên chéo. Đối với các nhánh xuyên trội thì
23 (57,5%) trường hợp là xuyên thẳng và 17
(42,5%) trường hợp là xuyên chéo.
Quan sát hình ảnh nhánh xuyên trên X quang
Các vạt da được chụp X quang và kết quả
cho thấy sự cấp máu cho vạt rất phong phú, có
sự nối thông giữa các nhánh xuyên. Khu vực
cấp máu của mỗi nhánh xuyên phụ thuộc vào
đường kính của nó tại nơi xuyên qua bao cân.

Chuyên Đề Ngoại Khoa

Hình 2: Hình ảnh các nhánh xuyên trên phim
Xquang chụp vạt DIEP – MS xác 482.


BÀN LUẬN
Tái tạo vú sau phẫu thuật điều trị ung thư vú
là nhu cầu cần thiết giúp cho bệnh nhân có chất
lượng cuộc sống tốt hơn. Việc tìm kiếm chất liệu
tái tạo vú phù hợp luôn là vấn đề cần đặt ra
trong thực tế lâm sàng, nhằm tìm được chất liệu
đáp ứng đủ thể tích tái tạo, mô tái tạo có tính
chất gần tương đồng với vú đối bên và nơi cung
cấp mô bị tổn thương tối thiểu nhất. Vạt da
nhánh xuyên động mạch thượng vi dưới sâu
(vạt da ngang bụng) chính là vạt da đáp ứng
được các tiêu chí trên. Từ khi được áp dụng trên
lâm sàng bởi Koshima và Seoda năm 1989, sau
đó lần đầu tiên được sử dụng trong tái tạo vú bởi
Allen năm 1994, vạt da nhánh xuyên động mạch
thượng vị dưới sâu đã được sử dụng ngày càng
phổ biến trong tái tạo vú(1,2,7).
Mặc dù cho nhiều ưu điểm trong việc tái
tạo vú, nhưng việc áp dụng vạt da nhánh
xuyên động mạch thượng vị dưới sâu trên lâm
sàng vẫn còn gặp nhiều khó khăn cho phẫu
thuật viên do những bất thường và sự khác
nhau trong giải phẫu về hành trình của động
mạch thượng vị dưới sâu và các nhánh xuyên,
gây ra những trở ngại để nâng vạt một cách an
toàn. Chính vì vậy những nghiên cứu về hình
thái của động mạch thượng vị dưới sâu và các
nhánh xuyên của nó đã luôn được các tác giả
quan tâm(5,8,9). Đã có một số công trình nghiên
cứu về vấn đề này, tuy nhiên kết quả vẫn chưa

thống nhất. Theo các tác giả như Itoh, Boyd,
Tansatit, El-Mrakby … ĐMTVDS chia thành 2
ngành lớn chính trong phần lớn các trường

121


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

hơp(3,4,6,11). Trong khi đó theo một số tác giả
khác như Nguyễn Trần Quýnh, ĐMTVDS
không chia thành 2 ngành lớn mà chạy thẳng
lên trên theo dạng 1 thân chính trong phần lớn
các trường hợp. Trong nghiên cứu của chúng
tôi, 52,5% các trường hợp ĐMTVDS là dạng 1
thân chính chạy lên phía trên, 47,5% các
trường hợp còn lại ĐMTVDS chia làm 2 - 3
ngành(5,8,9,10).

đi vào vạt da được xem như là chiều thứ 4 của
vạt da nhánh xuyên, tùy theo hướng đi vào
của nhánh xuyên mà phạm vi cấp máu và
vùng cấp máu trội có thể khác nhau, vì vậy
trên lâm sàng cũng cần lưu ý đến hướng đi
vào vạt da của nhánh xuyên để quyết định
phạm vi vạt sử dụng.

Số lượng các nhánh xuyên trên mỗi

ĐMTVDS cũng đã được một số tác giả thông
báo với số lượng khác nhau tùy theo cách xác
định nhánh xuyên lớn hay nhỏ theo đường
kính của các nhánh xuyên bao gồm trong
nghiên cứu, số lượng nhánh xuyên của
ĐMTVDS cho mỗi nữa bên bụng từ 0,8 – 6,8.
Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ khảo sát
các nhánh xuyên có đường kính ≥ 0,5 mm với
kết quả trung bình có 4,4 nhánh xuyên / 1
ĐMTVDS cấp máu cho vạt da hình trám từ
rốn đến phía trên xương mu. Các tác giả Itoh,
Boyd cũng khảo sát các nhánh xuyên có
đường kính ≥ 0,5 mm của ĐMTVDS nhưng
trong phạm vi cả phía trên rốn với kết quả
trung bình có 6,5 và 6,8 nhánh xuyên/ 1
ĐMTVDS. Cũng như các tác giả khác, chúng
tôi nhận thấy rằng các nhánh xuyên phân bố
thành 2 hàng ở nơi chui qua bao cân thẳng
bụng: hàng trong và hàng ngoài với số lượng
lần lượt là 106 (59,9%) và 71 (40,1%). Khi khảo
sát hướng đi của các nhánh xuyên, chúng tôi
nhận thấy ở hàng trong các nhánh xuyên
thường có hướng xuyên chéo trong cơ (79,3%)
trong khi ở hàng ngoài các nhánh xuyên
thường có hướng xuyên thẳng (71,8%), điều
này cũng phù hợp với ghi nhận của các tác giả
khác. Đây là đặc điểm cần lưu ý để lựa chọn
các nhánh xuyên khi nâng vạt, đối với các
nhánh xuyên mà hướng xuyên thẳng thì quá
trình phẫu tích bộc lộ nhánh xuyên dễ hơn mà

không cần phải cắt cơ, trong khi đối với các
nhánh xuyên chéo hành trình trong cơ dài
hơn, khó bộ lộ hơn và thường phải cắt một số
thớ cơ. Ngoài ra hướng của nhánh xuyên khi

phần lớn các nhánh xuyên (62,7%) tập trung

122

Khi khảo sát vị trí xuyên qua cân của các
nhánh xuyên so với rốn, chúng tôi nhận thấy
trong vòng bán kính 0 – 40 mm với tâm là rốn,
điều này cùng phù hợp với ghi nhận của một số
tác giả khác. Và nếu mỗi ĐMTVDS chọn ra một
nhánh xuyên trội nhất, thì nhánh xuyên trội này
cũng tập trung chủ yếu trong vòng bán kính từ 0
– 40 mm với tâm là rốn (72,5%). Các nhánh
xuyên trội nhất trong nghiên cứu của chúng tôi
có đường kính trung bình là 1 ± 0,1 mm (từ 0,8 –
1,2 mm), chiều dài trung bình là 44,3 ± 13,8 mm.
Chiều dài từ vị trí xuất phát của nhánh xuyên
trội nhất đến ĐMTVDS ở ngang mức bờ ngoài
cơ thẳng bụng trung bình là 10,9 ± 1,1. Như vậy
trong trường hợp cuống mạch của vạt là
ĐMTVSD thì việc bộc lộ đến ngang mức bờ
ngoài cơ thẳng bụng là đủ dài để sử dụng vạt
một cách linh hoạt, nếu sử dụng cuống mạch là
nhánh xuyên đơn thuần (siêu vi phẫu) thì bên
cạnh khó khăn vì đường kính cuống mạch nhỏ
thì chiều dài của cuống mạch khá ngắn cũng là

trở ngại đáng kể để có thể thực hiện các thao tác
cũng như thiết lập vị trí vạt phù hợp.

KẾT LUẬN
Việc hiểu rõ các đặc điểm hình thái của các
nhánh xuyên có thể giúp cho phẫu thuật viên
nâng vạt nhánh xuyên động mạch thượng vị
dưới sâu một cách an toàn hơn. Các nhánh
xuyên xếp thành 2 hàng phía trước cân cơ thẳng
bụng: hàng trong và hàng ngoài. Các nhánh
xuyên có hướng xuyên thẳng thường là ở hàng
ngoài và dễ phẫu tích bộc lộ hơn so với các

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
nhánh xuyên có hướng xuyên chéo. Nhánh
xuyên có kích thước lớn nhất của mỗi động
mạch thượng vị dưới sâu thường cách rốn từ 15
– 40 mm.

7.
8.

9.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.


3.

4.

5.

6.

Allen RJ, Treece P (1994). Deep inferior epigastric perforator
flap for breast reconstruction. Ann Plast Surg, 32: 32-38.
Blondeel PN (1999). One hundred free DIEP flap breast
reconstructions: A personal experience. Br J Plast Surg, 52:104111.
Boyd JB, Taylor GI, Corlett RJ (1984). The vascular territories
of the superior epigastric and deep inferior epigastric systems.
Plast Reconstr Surg, 73:1-16.
El-Mrakby HH, Milner RH (2002). The vascular anatomy of
the lower anterior abdominal wall: a microdissection study on
the deep inferior epigastric vessels and the perforator
branches. Plast Reconstr Surg, 109:539-543.
Heitmann C, Felmerer G, Durmus C, Matejic B (2000).
Anatomical features of perforator blood vessels in the deep
inferior epigastric perforator flap. Br J Plast Surg, 53:205-208.
Itoh Y, Arai K (1993). The deep inferior epigastric artery free
skin flap: Anatomic study and clinical application. Plast
Reconstr Surg, 91:853-863.

Chuyên Đề Ngoại Khoa

10.


11.

Nghiên cứu Y học

Koshima I, Soeda S (1989). Inferior epigastric artery skin flaps
without rectus abdominis muscle. Br J Plast Surg, 42:645-648.
Moon HK, Taylor GI (1988). The vascular anatomy of rectus
abdominis musculocutaneous flaps based on the deep
superior epigastric system. Plast Reconstr Surg, 82:815-832.
Munhoz AM, Ishida LH, Sturtz GP, Cunha MS, Montag E,
Saito FL, Gemperli R, Ferreira MC (2004). Importance of
lateral row perforator vessels in deep inferior epigastric
perforator flap harvesting. Plast Reconstr Surg, 113:517-524.
Nguyễn Trần Quýnh (2006). Nghiên cứu giải phẫu vạt cơ thẳng
bụng trên người Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại
học Y Hà Nội, tr.50 - 77.
Tansatit T, Chokrungvaranont P, Sanguansit P,
Wanidchaphloi S (2006). Neurovascular anatomy of the deep
inferior epigastric perforator flap for breast reconstruction. J
Med Assoc Thai, 89: 1630-1640.

Ngày nhận bài báo:

08/10/2017

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

10/10/2017


Ngày bài báo được đăng:

123



×