Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Vị trí răng cửa dưới và kích thước vùng cằm ở người trưởng thành hạng xương I và III (nghiên cứu trên phim sọ nghiêng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.8 KB, 8 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

VỊ TRÍ RĂNG CỬA DƯỚI VÀ KÍCH THƯỚC VÙNG CẰM Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH
HẠNG XƯƠNG I VÀ III (NGHIÊN CỨU TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG)
Võ Thị Hương Phú*, Lê Đức Lánh**

TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát vị trí răng cửa dưới và kích thước xương vùng cằm ở người trưởng thành có hạng
xương I và III trên phim sọ nghiêng, phân tích theo giới tính, hạng xương và dạng mặt theo chiều đứng.
Đối tượng- Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang trên 136 phim sọ nghiêng đạt chuẩn (68 nam,
68 nữ độ tuổi 17-35 ở hai hạng xương I và III) với các số đo kích thước vùng cằm và vị trí răng cửa dưới theo
chiều trước sau và chiều đứng. Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS (kiểm định t, kiểm định
ANOVA 1 yếu tố).
Kết quả: Độ nghiêng trục răng cửa dưới ở hạng III nhỏ hơn ở hạng I (p<0,05), khác biệt rất có ý nghĩa thống
kê giữa 3 nhóm góc mặt phẳng hàm dưới đóng, trung bình, mở (p<0,01);độ trồi răng cửa dưới ở hạng III lớn hơn
hạng I (p<0,05). Bề dày xương cằm ở người nam lớn hơn người nữ, thể hiện rõ ở vùng xương nền (p<0,05)
nhưng khác biệt không có ý nghĩa ở vùng xương ổ (p>0,05). Bề dày cằm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa nhóm hạng I và III (p>0,05) nhưng khác biệt rất có ý nghĩa giữa 3 nhóm: góc MPHD đóng, trung bình và
mở (p<0,01). Chiều cao cằm ở người nam lớn hơn rất có ý nghĩa so với người nữ ở hạng I (p<0,001). Chiều cao
xương nền cằm khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm hạng I và hạng III (p>0,05) nhưng khác biệt
rất có ý nghĩa giữa 3 nhóm góc MPHD đóng, trung bình, mở (p<0,05). Độ nghiêng trục răng cửa dưới tương
quan nghịch với góc SN-MP (p<0,001), bề dày cằm tương quan nghịch với góc SN-MP (p<0,01), chiều cao cằm
tương quan thuận với góc SN-MP (p<0,05).
Kết luận: Vị trí răng cửa dưới khác biệt có ý nghĩa giữa hạng I và hạng III xương; giữa các dạng mặt theo
chiều đứng. Bề dày và chiều cao cằm khác biệt có ý nghĩa giữa các dạng mặt theo chiều đứng: đóng, trung bình,
mở nhưng không khác biệt có ý nghĩa giữa hạng I và hạng III xương. Giá trị góc SN-MP càng lớn, cằm càng dài
và mỏng.
Từ khóa: kích thước vùng cằm, phim sọ nghiêng, dạng mặt theo chiều đứng.


ABSTRACT
LOWER INCISOR POSITION AND SYMPHYSEAL DIMENSIONS IN ADULTS WITH CLASS I AND III
OF JAW RELATIONSHIP (A LATERAL CEPHALOMETRIC FILMS STUDY)
Vo Thi Huong Phu, Le Duc Lanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 305 - 312
Objetives: to determine lower insisor position and symphyseal dimensions in adults with class I and class III
jaw relationship and their correlation to gender, antero-posterior jaw relationship and facial skeletal pattern.
Materials and methods: cross-sectional study on 136 standardized cephalograms of 68 males and 68
females of 17 to 35 years old with class I and III jaw relationship. Symphyseal dimensions and lower insisor
positions in vertical and antero-posterior plans were measured. The data were analyzed with SPSS (t-test, oneway ANOVA ).
Results: mandibular incisor plan angle values in class III was less than thoses in class I (p<0.05), with

*Khóa Cao học 2013-2015, , Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TPHCM
**Bộ môn Cấy ghép nha khoa, Khoa Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: ThS. Võ Thị Hương Phú
ĐT: 01698898875
Email:

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

305


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

significant differences between the 3 groups: low, medium, high mandibular plane angle (p<0.01). The lower
incisor extrusion values in class III were higher than thoses in class I (p<0.05). Symphyseal thickness were higher
in males than in females, which was demonstrated when observing the mandibular bone (p<0.05), but no
significant differences in aveolar zone (p>0.05) were found. Symphyseal thickness were similar between class I and

class III (p>0.05) but there were significant differences between the 3 groups of mandibular plane angle (p<0.01).
Symphyseal heights were higher in males than in females with class I (p<0.001). Symphyseal heights in class I had
no significant difference compared to class III (p>0.05) but there were significant differences between 3 groups of
mandibular angle (p<0.05). Mandibular incisor angle had negative correlation to SN-MP angle (p<0.001),
symphyseal thickness had negative correlation to SN-MP (p<0.01) and symphyseal heights had positive
correlation to SN-MP (p<0.05).
Conclusions: There were significant differences in lower incisor position between class I and class III of jaw
relationship and between different vertical facial patterns. Symphyseal thickness and height were different between
low, medium and high vertical facial patterns, but no significant difference was found between class I and class III.
The higher SN-MP angle value was, the longer and thinner chin would be.
Key words: symphyseal dimensions, lateral cephalometric film, vertical facial pattern.
những biến chứng do bác sĩ gây ra như: tiêu
MỞ ĐẦU
xương, nứt xương ổ, tụt nướu, răng lung lay, và
Vị trí răng cửa hàm dưới và kích thước vùng
các ảnh hưởng xấu khác(6,7,8).Những hiểu biết về
cằm là một trong những đặc điểm cơ bản tạo nên
đặc điểm hình thái của vùng cằm cùng với vị trí
nét mặt nhìn nghiêng hài hòa và thẩm mỹ của
răng cửa dưới và xương ổ liên quan là cơ sở
người; là điểm mốc cần thiết trong việc chẩn
khoa học cho các quyết định trong điều trị chỉnh
đoán và lập kế hoạch điều trị chỉnh hình, đặc
hình răng mặt.
biệt trên bệnh nhân có sai khớp cắn hạng III.
Sai hình xương hạng III ở người Việt chiếm tỉ
Muốn điều trị đúng cần phải có những phân tích
lệ khá cao (21,7%), nhiều hơn so với hạng II
đầy đủ các mối liên quan phức hợp sọ - mặt(7%)(5). Con số này cũng là yêu cầu và thực tế
xương hàm và đặc điểm hình thái vùng cằm một

ngày càng nhiều người Việt trưởng thành có nhu
cách khoa học trên từng bệnh nhân. Khi có sai
cầu điều trị chỉnh hình. Vì vậy, nghiên cứu khảo
biệt về xương, cơ chế bù trừ của phức hợp sọ
sát về đặc điểm hình thái xương ổ răng cửa dưới
mặt như là phản ứng tự thân sửa chữa để che
và vùng cằm trên bệnh nhân có hạng xương III
giấu đi sự bất hài hòa này, hướng tới sự cân
là cần thiết để giúp lựa chọn phương pháp điều
xứng và hài hòa của nét mặt(1). Răng và xương sẽ
trị tối ưu.
có phản ứng theo chiều trước sau và theo chiều
ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
đứng để bù trừ sự chênh lệch của xương nền,
luôn cố gắng thiết lập nên một tương quan răng
Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên
cửa bình thường.
136 phim sọ nghiêng của 68 nam và 68 nữ, tuổi
Đối diện với một bệnh nhân sai hình xương
hạng III đã hết tuổi tăng trưởng, người bác sĩ lâm
sàng chỉ còn hai lựa chọn cho phương pháp điều
trị: chỉnh hình ngụy trang hoặc phẫu thuật chỉnh
hình. Những đặc điểm xương ổ răng cửa hàm
dưới cần được xem xét trong kế hoạch điều trị vì
vai trò của nó giúp xác lập được giới hạn điều
trị(4). Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, cần phải xác
định những giới hạn do giải phẫu để ngăn ngừa

306


từ 17-35, sức khỏe bình thường, không có dị tật
bẩm sinh vùng hàm mặt, chưa điều trị chỉnh
hình răng mặt, không có tiền sử chấn thương
vùng hàm mặt.
Phim sọ nghiêng được thu thập từ hồ sơ
bệnh án của bệnh nhân khám và điều trị chỉnh
hình tại khu điều trị chất lượng cao, khoa RHM,
ĐH Y Dược TPHCM. Ngoài ra, nhóm chứng
xương hạng I, khuôn mặt hài hòa được chọn từ

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
mẫu nghiên cứu khảo sát những đặc điểm
khuôn mặt hài hòa tiến hành trên sinh viên Đại
học Y Dược TPHCM trước đó. Phim được lựa
chọn theo các tiêu chí: đối tượng phù hợp tiêu
chuẩn chọn mẫu, PSN được chụp tại bộ môn Tia
X, khoa RHM, ĐH Y Dược TPHCM bởi một kỹ

Nghiên cứu Y học

thuật viên duy nhất chụp theo quy chuẩn, cùng
một máy chụp phim và cùng một loại phim.
Mẫu được phân chia thành các nhóm theo
hạng xương và theo dạng mặt theo chiều đứng
như sau:

Bảng 1. Phân nhóm mẫu theo hạng xương và dạng mặt theo chiều đứng

Hạng xương

Góc MPHD
0

Góc đóng SN-MP <30
Hạng I: ANB=2±2°N=70
0
Hạng III: ANB <0 N=66

16
26

Phim được scan vào máy vi tính theo tỉ lệ 1:1,
được vẽ và đo đạc bằng phần mềm Autocad bởi
cùng một người là tác giả nghiên cứu đã được
huấn luyện định chuẩn nhằm giảm thiểu sai lệch
thông tin.

Điểm chuẩn
Điểm S (Sella turcica): tâm của hố yên xương
bướm.
Điếm N (Nasion):điểm trước nhất của đường
khớp trán-mũi.
Điểm A: điểm lõm nhất của bờ xương ổ răng
hàm trên.
Điểm B: điểm lõm nhất của bờ xương ổ răng
hàm dưới.
Điểm Pog (Pogonion): điểm trước nhất của
cằm trên mặt phẳng dọc giữa.

Điểm Gn (Gnathion): điểm trước nhất và
dưới nhất của cằm.
Điểm Me (Menton): điểm thấp nhất của cằm
trên mặt phẳng dọc giữa.

0

Góc trung bình 30
24
18

SN-MP

0

34

0

Góc mở SN-MP>34
30
2

Điểm Pog’: giao điểm của đường thẳng qua
Pog song song mặt phẳng FH với vỏ xương mặt
trong vùng cằm.
Điểm Pgl’: giao điểm của đường thẳng qua
Pgl song song mặt phẳng FH với vỏ xương mặt
trong vùng cằm.
Các mặt phẳng chuẩn:

Mặt phẳng FH (Frankfort Horizontal): là
đường (trên phim) đi qua 2 điểm Po (Porion) và
Or (Orbital).
Mặt phẳng khớp cắn: là đường (trên phim)
đi qua điểm giữa vùng cắn phủ của răng cối thứ
nhất và răng cối nhỏ.
Mặt phẳng S-N: là đường (trên phim) đi qua
điểm S (Sella turcica) và điểm N (Nasion).
Mặt phẳng hàm dưới theo Downs (MP): phía
sau tiếp tuyến với góc hàm nơi thấp nhất, phía
trước tiếp tuyến với điểm thấp nhất của cằm.

Các giá trị đo đạc

Điểm Go (Gonion): điểm dưới nhất và sau
nhất của góc hàm dưới.

Các số đo về góc
Góc SNA: là góc hợp bởi hai đường SN và
NA.

Điểm Or (Orbital): điểm thấp nhất bờ dưới
hốc mắt.

Góc SNB: là góc hợp bởi hai đường SN và
NB.

Điểm Po (Porion): điểm cao nhất bờ trên ống
tai ngoài.


Góc ANB: là góc hợp bởi hai đường NA và
NB.

Điểm Pgl: Pogonion mặt lưỡi, điểm nhô nhất
trên đường viền phía lưỡi của cằm.

Góc SN-MP: góc tạo bởi đường SN và MP. Ý
nghĩa: đánh giá hướng tăng trưởng XHD.

Điểm B’: giao điểm của đường thẳng qua B
song song mặt phẳng FH với vỏ xương mặt
trong vùng cằm.

SN-MP = 32±2°: hướng tăng trưởng trung
bình.

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

307


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

SN-MP < 30° : hướng tăng trưởng đóng.
SN-MP > 34° : hướng tăng trưởng mở.
IMPA( Incisor mandibular plane angle): góc
tạo bởi trục răng cửa giữa hàm dưới với mặt
phẳng hàm dưới theo Downs .

Ý nghĩa: xác định độ nghiêng trục răng cửa
dưới so với mặt phẳng hàm dưới (MPHD).

LA: khoảng cách từ vỏ xương mặt ngoài đến
chóp chân răng cửa dưới.
LH: khoảng cách từ bờ dưới XHD vùng cằm
đến chóp chân RCD.
LI: chiều cao xương ổ-khoảng cách từ cổ
RCD đến chóp răng cửa dưới.

Hình 1. Góc IMPA và độ trồi răng cửa dưới

Hình 3. Cách xác định BB’,Pog-Pog’, Pgl-Pgl’
LS: chiều cao cằm toàn bộ- khoảng cách từ cổ
RCD đến điểm Me.
BB’: Kích thước vùng cằm theo chiều trước
sau qua điểm B.
Hình 2. Cách xác định LA, LP, LH, LI, LS

Các số đo khoảng cách
Độ trồi: khoảng cách từ mặt phẳng khớp cắn
đến rìa cắn răng cửa dưới (RCD).
Kích thước vùng cằm: các kích thước vùng
cằm được xác định theo tiêu chuẩn của
Handelman(6).
LP: khoảng cách từ vỏ xương mặt trong đến
chóp chân răng cửa dưới.

308


Pog-Pog’: Kích thước vùng cằm theo chiều
trước sau qua điểm Pog.
Pgl-Pgl’: Kích thước vùng cằm theo chiều
trước sau qua điểm Pgl.
Độ phóng đại của phim là 9,5%. Số liệu
trong nghiên cứu là số đo trên phim. Tất cả số
liệu đo đạc sẽ được trả về kích thước thật sau khi
trừ đi độ phóng đại.
Để đánh giá độ kiên định của người đo: rút
ngẫu nhiên 20 phim (10 nam, 10 nữ) đo lại các
đặc điểm nghiên cứu. Thời gian đo lại lần hai

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

cách lần đầu 1 tuần. Kết quả kiểm định độ kiên
định cho hệ số ICC>0,90.

lưỡi khi hướng tăng trưởng XHD càng mở về
phía sau.

Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê
SPSS, sử dụng t-test, ANOVA 1 yếu tố, xác định
hệ số tương quan Pearson.

Như vậy, những bệnh nhân có xương

hạng III và góc MPHD mở có biểu hiện rõ
ràng của cơ chế bù trừ: răng cửa dưới trồi
nhiều và nghiêng trong.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Vị trí răng cửa dưới
Độ nghiêng trục RCD và độ trồi RCD khác
biệt không có ý nghĩa thống kê giữa nam và
nữ ở cả 2 hạng xương (p>0,05), tương đồng với
kết quả nghiên cứu của Yamada trên người
trưởng thành Nhật Bản(12), của Lữ Minh Lộc,
Lê Đức Lánh(9), Nguyễn Như Trung, Hoàng
Tử Hùng(10) trên người Việt.
Góc IMPA trên nhóm xương hạng III nhỏ
hơn một cách có ý nghĩa so nhóm xương hạng
I (p<0,01). Ở nhóm xương hạng III, RCD
nghiêng về phía lưỡi và trồi nhiều nhiều hơn
so với nhóm xương hạng I (p<0,05). Berlanga(3)
cũng cho kết quả tương tự.
Bảng 2. Vị trí răng cửa dưới ở người trưởng thành
hạng xương I và III
IMPA (
Hạng I

Hạng III

Nam
Nữ
Chung
Nam

Nữ
Chung

TB
93,5
93,1
93,3
91
88,2
89,6

ĐLC
5
6,8
6
7,6
8,1
7,9

Độ trồi (mm)
TB
1,061
1,003
1,032
1,443
1,737
1,59

ĐLC
0,725

0,759
0,738
0,235
0,298
0,265

Khi so sánh độ nghiêng trục RCD giữa các
nhóm người trưởng thành có góc MPHD
đóng, trung bình và mở ở mỗi hạng xương,
cho thấy: giá trị góc IMPA có sự khác biệt rất
có ý nghĩa thống kê (p<0,001) giữa ba nhóm
trên. Trong đó, giá trị góc IMPA giảm lần lượt
từ nhóm cá thể có góc MPHD đóng đến nhóm
cá thể có góc MPHD trung bình, và cuối cùng
là nhóm cá thể có góc MPHD mở. Điều đó
đồng nghĩa với RCD càng nghiêng về phía

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

Bảng 3. Vị trí răng cửa dưới ở người trưởng thành có
góc mặt phẳng hàm dưới đóng, trung bình, mở

Hạng I

Hạng III

Đóng
Trung bình
Mở
p

Đóng
Trung bình
Mở
p

IMPA (
TB
ĐLC
97,2
5,1
94
5,6
90,7
5,5
<0,001
93,3
6,4
90,1
8
89,6
7,9
<0,001

Độ trồi (mm)
TB
ĐLC
1,269 0,837
1,028 0,692
0,91
0,71

0,506
1,4
0,07
1,541 0,545
1,854 0,241
0,406

Bề dày cằm
Các giá trị LA, LP, LA+LP không khác biệt
có ý nghĩa giữa nam và nữ, giữa hạng xương I
và III nhưng khác biệt rõ rệt giữa nhóm có góc
mặt phẳng hàm dưới đóng, trung bình và mở
(p<0,001). Như vậy, bề dày xương vùng cằm tại
chóp chân răng không chịu sự chi phối nhiều
của giới tính và loại sai hình xương, mà liên
quan mật thiết với dạng mặt theo chiều đứng.
Bề dày xương ổ tại B không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa nam và nữ, giữa nhóm
xương hạng I và xương hạng III (p>0,05). Kích
thước xương vùng cằm tại vị trí dày nhất (Pgl,
Pog) ở nam lớn hơn ở nữ một cách có ý nghĩa
thống kê (p<0,01). Ở nhóm người trưởng thành
có xương hạng I, bề dày Pgl-Pgl’ và Pog-Pog’ có
sự khác biệt rõ rệt giữa nhóm có góc MPHD
đóng với nhóm có góc MPHD trung bình và
nhóm có góc MPHD mở (p<0,001). Sự khác biệt
tương tự ở nhóm có xương hạng III (p<0,001).
Trong đó, nhóm người trưởng thành có xương
hạng III và góc MPHD mở có bề dày cằm mỏng
nhất, nhóm có xương hạng I và góc MPHD

đóng có cằm dày nhất.

309


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

Bảng 4. Bề dày cằm ở người trưởng thành có hạng xương I và III
LA
Nam
Hạng I
Nữ
Chung
Nam
Hạng III
Nữ
Chung

TB
3,683
3,578
3,63
4,208
3,206
3,707

LP
ĐLC

1,102
0,502
0,309
0,288
0,075
0,281

TB
5,042
4,93
4,986
5,41
5,394
5,4

ĐLC
0,265
0,149
0,201
0,6
0,467
0,52

LA+LP
TB
ĐLC
8,725 1,918
8,508 1,928
8,616 1,912
9,618 2,138

8,6
2,13
9,109 2,177

BB’
TB
9,005
8,568
8,787
9,843
8,68
9,262

ĐLC
2,144
1,726
1,945
2,259
2,17
2,273

Pgl-Pgl’
TB
ĐLC
13,841 1,76
13,214 1,545
13,527 1,674
14,009 1,926
12,569 1,784
13,289 1,98


Pog-Pog’
TB
ĐLC
13.703 1,407
13,184 1,415
13,443 1,425
13,641 1,649
12,762 1,67
13,202 1,705

Bảng 5. Bề dày cằm ở người trưởng thành có góc mặt phẳng hàm dưới đóng, trung bình, mở
LP
TB
ĐLC
Đóng
5,748 0,007
Hạng I Trung bình 4,939 0,308
Mở
4,617 0,042
Đóng
6,017 0,525
Hạng Trung bình 5,23
0,11
III
Mở
4,816 0,595

LA
TB

4,57
3,7
3,073
4,208
3,912
2,946

ĐLC
0,43
0,317
0,913
0,237
0,088
0,161

LA+LP
TB
ĐLC
10,318 1,631
8,64
1,701
7,691
1,595
10,22
1,89
9,1
1,6
7,762
2,189


Chiều cao cằm
Chiều cao xương ổ, chiều cao xương nền và
chiều cao toàn bộ vùng cằm khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa nam và nữ ở hạng xương I
(p<0,001, p<0,05). Tuy nhiên, sự khác biệt không
có ý nghĩa thống kê các kích thước này giữa
người nam và người nữ có xương hạng III
(p>0,05). Sự khác biệt chiều cao cằm giữa người
nam và người nữ cũng được tìm thấy trong
nghiên cứu của tác giả Al-Khateeb(1), Phạm Lệ
Quyên(11). Chiều cao xương ổ, chiều cao xương
nền và chiều cao cằm toàn bộ ở người trưởng
thành có xương hạng III lớn hơn so với người
trưởng thành có xương hạng I. Tuy nhiên, sự
khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>
0,05). Kết quả này tương tự nghiên cứu của
Berlanga(3), Phạm Lệ Quyên(11).
Bảng 6. Chiều cao cằm ở người trưởng thành có hạng
xương I và III
LI
Nam
Hạng I Nữ
Chung
Nam
Hạng
Nữ
III
Chung

310


TB
12,398
10,866
11,632
12,504
11,701
12,103

ĐLC
1,673
1,417
1,722
1,665
1,607
1,673

LH
TB ĐLC
22,239 4,251
20,73 2,41
21,482 3,513
21,659 3,484
21,361 2,602
21,51 3,055

LS
TB ĐLC
35,756 3,323
32,088 2,562

33,922 3,477
34,751 3,522
33,516 3,456
34,133 3,517

BB’
TB
10,336
7,691
7,938
10,214
9,389
8,031

ĐLC
1,862
1,595
1,642
1,99
1,856
2,4

Pgl-Pgl’
TB
ĐLC
15,006
1,31
12,745 1,358
12,745 1,358
14,322 1,903

13,049 1,848
12,264 1,888

Pog-Pog’
TB
ĐLC
14,589 1,319
13,46 1,359
12,819 1,156
14,08 1,66
12,803 1,376
12,486 1,595

Chiều cao xương ổ ở nhóm người trưởng
thành có góc MPHD mở tương đối lớn hơn so
với hai nhóm còn lại ở cả hai hạng xương . Tuy
nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống
kê (p>0,05). Ngược lại, chiều cao xương nền ở
nhóm góc MPHD mở lớn hơn rõ rệt so với hai
nhóm còn lại ở cả hai hạng xương (p<0,01,
p<0,05). Kết quả này tương đồng với kết quả
trong nghiên cứu của Handelman(6). Chiều cao
cằm toàn bộ khác biệt rất có ý nghĩa thống kê
giữa ba nhóm: góc MPHD đóng, trung bình và
mở ở cả hai hạng xương (p=0,001). Trong đó,
nhóm có góc mở có chiều cao cằm toàn bộ dài
hơn so với nhóm có góc trung bình. Nghiên cứu
của Beckman(2) cũng cho thấy chiều cao cằm toàn
bộ khác biệt rất có ý nghĩa thống kê giữa ba
nhóm ở cả nam và nữ.

Bảng 7. Chiều cao cằm ở người trưởng thành có góc
mặt phẳng hàm dưới đóng, trung bình, mở
LI
Đóng
Trung
Hạng I
bình
Mở
Đóng
Hạng Trung
III
bình
Mở

LH

LS

TB ĐLC
TB
ĐLC
TB ĐLC
11,71 1.751 19,368 5,307 32,871 3,051
11,359

1,7

21,57

2,62 33,196 3,433


11,809 1,755 22,541 2,395 35,063 3,495
11,787 1,829 20,969 2,331 33,35 2,885
12,286 1,603 20,087 2,559 32,82 3,328
12,326 1,548 23,315 3,407 36,133 3,605

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Tương quan giữa SN-MP với vị trí răng cửa
dưới và kích thước vùng cằm
Số đo góc IMPA có mối tương quan
nghịch, mức độ trung bình với số đo góc SNMP ở cả hạng xương I (r= -0,42) và hạng
xương III (r= -0,423) (p<0,001). Không tìm thấy
mối tương quan tuyến tính có ý nghĩa thống
kê giữa độ trồi răng cửa dưới với góc mặt
phẳng hàm dưới ở cả hai hạng xương (p>0,05).
Số đo góc mặt phẳng hàm dưới ảnh hưởng
đến vị trí răng cửa dưới thể hiện bằng mối
tương quan nghịch với số đo góc IMPA. Góc
mặt phẳng hàm dưới càng mở, răng cửa dưới
càng nghiêng nhiều về phía lưỡi.
Số đo góc SN-MP có mối tương quan
nghịch với tất cả các số đo bề dày xương ổ ở cả
hai hạng xương. Tất cả các hệ số tương quan
này đều có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Như
vậy, bệnh nhân có dạng mặt ngắn có bề dày
xương LA, LP tăng lên, tạo nên hình dạng cằm
dày. Bệnh nhân có dạng mặt dài có LA và LP

đều giảm, tạo nên hình dạng cằm mỏng hơn.
Bề dày cằm tại các điểm B, Pgl và Pog đều có
mối tương quan nghịch mức độ trung bình với
giá trị SN- MP ở cả hạng xương I và hạng
xương III (p<0,001).
Giá trị góc SN-MP có mối tương quan
thuận, mức độ trung bình với chiều cao xương
nền và chiều cao toàn bộ vùng cằm ở cả hạng
xương I (r=0,343, r=0,304, p<0,05) và hạng
xương III (r= 0,332, r=0,386, p<0,01). Tuy nhiên,
tương quan giữa SN-MP và chiều cao xương ổ
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Mối tương
quan giữa góc mặt phẳng hàm dưới và chiều
cao cằm toàn bộ ở nhóm xương hạng III chặt
chẽ hơn ở nhóm hạng I.
Tóm lại, sự thay đổi góc mặt phẳng hàm
dưới đồng thời với sự thay đổi hình dạng và
kích thước cằm. Người có góc mặt phẳng hàm
dưới mở, cằm dài và mỏng. Người có góc mặt
phẳng hàm dưới đóng, ngược lại, cằm ngắn
và dày.

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

Nghiên cứu Y học

Bảng 8. Tương quan giữa số đo góc mặt phẳng hàm
dưới với vị trí răng cửa dưới và kích thước cằm
Số đo
IMPA

Độ trồi
LA
LP
LA+LP
BB’
Pog-Pog’
Pgl-Pgl’
LI
LH
LS

SN-MP
Hạng I
Hạng III
Hệ số r
p
Hệ số r
p
-0,42
-0,423
<0,001
<0,001
-0,214
0,075
0,012
0,924
-0,445
-0,431
<0,001
<0,001

-0,314
-0,378
<0,01
<0,01
-0,502
-0,518
<0,001
<0,001
-0,408
-0,426
<0,001
<0,001
-0,486
-0,358
<0,001
<0,001
-0,496
-0,404
<0,001
<0,001
0,058
0,643
0,207
0,095
0,343
0,332
<0,01
<0,01
0,304
0,386

<0,05
<0,05

KẾT LUẬN
Vị trí răng cửa dưới: Độ nghiêng trục RCD so
với MPHD không khác biệt giữa nam và nữ ở cả
hai hạng xương I và III. RCD nghiêng nhiều về
phía lưỡi ở nhóm có xương hạng III và nhóm có
góc MPHD mở. Những cá thể có xương hạng III
có RCD trồi nhiều hơn so với những cá thể có
xương hạng I.
Kích thước xương vùng cằm: Bề dày xương
tại chóp chân răng không chịu sự chi phối của
giới tính và loại sai hình xương mà liên quan mật
thiết với dạng mặt theo chiều đứng: xương ổ ở
nhóm có góc MPHD mở mỏng nhất, dày nhất ở
nhóm có góc MPHD đóng. Cằm người nam dày
hơn người nữ ở cả hai hạng xương. Tuy nhiên,
bề dày cằm không khác biệt giữa hai hạng
xương. Bề dày xương vùng cằm thay đổi theo sự
thay đổi hướng tăng trưởng XHD: bệnh nhân có
XHD tăng trưởng hướng mở có cằm mỏng hơn
nhiều so với hướng đóng. Chiều cao cằm không
khác biệt giữa nhóm xương hạng I và xương
hạng III. Chiều cao xương nền và chiều cao cằm
toàn bộ lớn nhất ở nhóm có góc MPHD mở và bé
nhất ở nhóm có góc MPHD đóng.
- Tương quan giữa góc MPHD với vị trí RCD
và kích thước vùng cằm: Độ nghiêng trục RCD
tương quan nghịch với góc MPHD. Góc MPHD

càng mở, RCD càng nghiêng nhiều về phía lưỡi.
Bề dày xương vùng cằm tại tất cả các vị trí xem

311


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

xét trong nghiên cứu đều tương quan nghịch với
góc MPHD. Góc MPHD càng mở, cằm càng
mỏng. Chiều cao cằm tương quan thuận với góc
MPHD. Góc MPHD càng mở, cằm càng dài.

7.

8.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.


6.

312

Al-Khateeb S.N., Al Maaitah E.F., Abu Alhaija E.S., Badran
S.A. (2013), "Mandibular symphysis morphology and
dimensions in different anteroposterior jaw relationships", The
Angle Orthodontist, 84 (2), pp. 304-309.
Beckmann S. H., Kuitert R. B., Prahl-Andersen B., Segner D.,
The R. P., et al. (1998), "Alveolar and skeletal dimensions
associated with lower face height", Am J Orthod Dentofacial
Orthop, 113 (5), pp. 498-506.
Berlanga M.N., Perez L. J., Mir F.C., Puigdollers A. (2013),
"Lower incisor dentoalveolar compensation and symphysis
dimensions among Class I and III malocclusion patients with
different facial vertical skeletal patterns", The Angle
Orthodontist, 83 (6), pp. 948-955.
Burns N.R., Musich D.R., Martin C., Razmus T., Gunel E., et
al. (2010), "Class III camouflage treatment: What are the
limits?", American Journal of Orthodontics and Dentofacial
Orthopedics, 137 (1), pp. 9. e1-9. e13.
Đống Khắc Thẩm, Hoàng Tử Hùng (2000), "Khảo sát tình
trạng khớp cắn ở người Việt độ tuổi 17-27", Luận văn Thạc sĩ y
học, Đại học Y Dược TP.HCM.
Handelman C.S. (1996), "The anterior alveolus: its importance
in limiting orthodontic treatment and its influence on the
occurrence of iatrogenic sequelae", The Angle Orthodontist, 66
(2), pp. 95-110.

9.


10.

11.
12.

Ishikawa H., Nakamura S., Iwasaki H., Kitazawa S., Tsukada
H., et al. (1999), "Dentoalveolar compensation related to
variations in sagittal jaw relationships", The Angle Orthodontist,
69 (6), pp. 534-538.
Kim Y., Park J.U., Kook Y.A. (2009), "Alveolar bone loss
around incisors in surgical skeletal Class III patients: a
retrospective 3-D CBCT study", The Angle Orthodontist, 79 (4),
pp. 676-682.
Lữ Minh Lộc, Lê Đức Lánh (2011), "Đặc điểm hình thái nền sọ
trong các sai hình xương (hạng I,II,II) (Nghiên cứu trên phim
sọ nghiêng)", Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược TPHCM.
Nguyễn Như Trung, Hoàng Tử Hùng (2011), "Đặc điểm hình
thái sọ-mặt-răng ở trẻ có sai khớp cắn hạng III (Nghiên cứu
trên phim sọ nghiêng)", Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y dược
TP.HCM.
Phạm Lệ Quyên (2015), "Khảo sát xương vùng cằm trên phim
sọ nghiêng", Tạp chí Y Học TP.Hồ Chí Minh, 19 (2), tr.69-74.
Yamada C., Kitai N., Kakimoto N., Murakami S. (2007),
"Spatial Relationships between the Mandibular Central Incisor
and Associated Alveolar Bone in Adults with Mandibular
Prognathism", The Angle Orthodontist, 77 (5), pp. 766-772.

Ngày nhận bài báo:


15/02/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

20/02/2016

Ngày bài báo được đăng:

25/03/2016

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt



×