Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đặc điểm dịch tễ lâm sàng bệnh nhân thay khớp háng và gối tại Bệnh viện Thống Nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.86 KB, 3 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ LÂM SÀNG BỆNH NHÂN THAY KHỚP HÁNG
VÀ GỐI TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Phan Ngọc Tuấn*, Ngô Kiều Minh Đạt*, Nguyễn Thị Lệ Minh*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ lâm sàng bệnh nhân thay khớp háng và gối tại khoa Ngoại CTCH bệnh
viện Thống Nhất.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: bệnh nhân thay khớp háng và gối tại khoa Ngoại CTCH bệnh viện
Thống Nhất, nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Kết quả: Đa số BN thuộc nhóm từ 65 tuổi trở lên, nữ, và mắc các bệnh mạn tính khác thường gặp ở người
cao tuổi, nhiều nhất là tăng huyết áp, đái tháo đường và tim mạch. Điểm ASA của BN trước phẫu thuật ở mức 2
(22,5%) và mức 3 (77,5%).
Kết luận: Đa số các bệnh nhân được thay khớp tại khoa CTCH bệnh viện Thống Nhất TP.HCM đều lớn tuổi
và mắc các bệnh nội khoa đi kèm.
Từ khóa: phẫu thuật thay khớp háng, phẫu thuật thay thay khớp gối

ABSTRACT
EPIDEMIOLOGICAL CLICICAL FEATURES OF THE PATIENTS UNDERGOING HIP AND KNEE
ARTHROPLASTY AT TRAUMA AND ORTHOPAEDIC DEPARTMENT IN THONG NHAT HOSPITAL
Phan Ngoc Tuan, Ngo Kieu Minh Dat, Nguyen Thi Le Minh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 6 - 2016: 76 - 78
Objective Describes the epidemiological clinical characteristics of the patients who receive knee and hip
arthroplasties at Trauma and Orthopedic Department in Thong Nhat hospital.
Subjects and methods A cross-sectional study
Results Greater numbers of patients are presenting for arthroplasty surgery with ageing over 65 years old,
female, pre-existing conditions, such as hypertension, diabetes mellitus and cardiac diseases. Rates of ASA
physical status class II and class III were 22.5% and 77.5%, respectively.


Conclusions The majority of the patients who underwent hip and knee arthroplasty surgery in Thong Nhat
hospital were aged above 65 and had at least one comorbidity.
Keywords: Hip arthroplasty, knee arthroplasty

ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật thay khớp là một bước tiến lớn
trong điều trị các bệnh về khớp và được chỉ định
đối với những BN đã thất bại với các liệu pháp
điều trị bảo tồn nội khoa. Phẫu thuật thay khớp
khảo sát trong nghiên cứu của chúng tôi bao
gồm phẫu thuật thay khớp gối và phẫu thuật
thay khớp háng. Cả hai phẫu thuật trên đều là
* Khoa Ngoại CTCH, Bệnh viện Thống Nhất
Tác giả liên lạc: BS Phan Ngọc Tuấn
ĐT: 0913734615

76

những phẫu thuật tái tạo lớn và mức độ đau sau
mổ là rất nặng. Chính vì thế hiểu biết về đặc
điểm mô hình bệnh nhân thay khớp tại khoa
Ngoại CTCH bệnh viện Thống Nhất là vô cùng
quan trọng. Từ đó, có chiến lược điều trị giảm
đau, hồi phục vận động và cải thiện chất lượng
cuộc sống cho bệnh nhân thay khớp.

Email:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016
ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
BN đã phẫu thuật thay khớp gối hoặc khớp
háng tại khoa Ngoại CTCH, bệnh viện Thống
Nhất TP.HCM, từ 01/01/2014 đến 10/05/2016.

Phương pháp nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.

Thu thập số liệu
Khảo sát đặc điểm BN: giới tính, tuổi, đặc
điểm bệnh kèm, điểm ASA trước khi phẫu thuật.
Trong đó, điểm ASA hay xếp loại sức khỏe
của BN theo tiêu chuẩn ASA (American
Society of Anesthesiologists) là một tiêu chí
đánh giá BN trước phẫu thuật, cụ thể BN được
phân loại như sau:
+ Mức 1: Tình trạng sức khỏe tốt.
+ Mức 2: Có một bệnh nhưng không ảnh
hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của BN, ví dụ:
tăng huyết áp nguyên phát, thiếu máu, béo phì
tuổi già, viêm phế quản mạn.
+ Mức 3: Có bệnh có ảnh hưởng tới sinh hoạt
của BN, ví dụ: huyết áp nguyên phát ít đáp điều
trị, đái đường kèm biến chứng mạch máu...
+ Mức 4: Có bệnh nặng đe dọa đến tính
mạng, ví dụ: phình động mạch chủ, suy tim
xung huyết, hen phế quản nặng, bệnh van tim...

+ Mức 5: Tình trạng bệnh quá nặng, hấp
hối khó có khả năng sống được 24 giờ dù có
được mổ hay không, ví dụ: chảy máu do vỡ
phình mạch chủ bụng không kiểm soát, chấn
thương sọ não...

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Tuổi
Bảng 1: So sánh độ tuổi BN thay khớp qua các nghiên
cứu
Tuổi

Chúng tôi
77

Nguyễn Thị
Phương Dung
65,74

Sahnghoon Lee
68,6

Tuổi trung vị của tất cả BN trong nghiên cứu
(n = 80) là 77 tuổi (IQR 69 – 84). Trong đó, BN

Nghiên cứu Y học

dưới 65 tuổi chiếm 15% và BN từ 65 tuổi trở lên
chiếm 85%.
Tuổi trung vị của các BN trong nghiên cứu

của chúng tôi (77 tuổi) cao hơn so với nghiên cứu
cũng tiến hành trên BN thay khớp háng và khớp
gối của tác giả Nguyễn Thị Phương Dung
(2010)(1) tại bệnh viện Đại học Y Dươc TP.HCM
(65,74 tuổi).
Phần lớn BN thay khớp tại Bệnh viện Thống
Nhất từ 65 tuổi trở lên tương tự với kết quả
trong nghiên cứu của Sahnghoon Lee và cộng sự
(2016)(3) ở Hàn Quốc. Tuy nhiên tỷ lệ này trong
nghiên cứu của chúng tôi (85%) là cao hơn so với
nghiên cứu của Sahnghoon Lee (72,18%), khác
biệt này cũng là do đối tượng BN của chúng tôi
chủ yếu là cựu chiến binh, cán bộ hưu trí và
người cao tuổi.

Giới tính
Kết quả thống kê cho thấy nữ chiếm 52,5%
và nam chiếm 47,5% trong toàn bộ mẫu nghiên
cứu (n = 80). Nữ giới trong nghiên cứu của
chúng tôi (52,5%) nhiều hơn nam giới (47,5%),
kết quả này tương tự với một số nghiên cứu trên
BN thay khớp trong nước và trên thế giới(1). Kết
quả một số nghiên cứu trên thế giới cũng cho
thấy tỷ lệ BN nữ lớn hơn so với nam giới, tỷ lệ
BN nữ trong nghiên cứu của Novicoff và cộng sự
(2010) trên BN thay khớp là 70,8% và trong
nghiên cứu của Sahnghoon Lee và cộng sự
(2016)(3) là 80%.

Tỷ lệ bệnh kèm

Trong nghiên cứu của chúng tôi, 70% BN
mắc ít nhất một bệnh kèm. Đặc điểm nền của BN
thay khớp trong nghiên cứu của chúng tôi tương
tự như nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị
Phương Dung (2010)(1) trên BN thay khớp tại
bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Cụ thể
trong nghiên cứu này, tăng huyết áp cũng là
bệnh kèm chiếm tỷ lệ cao nhất (35,5%), tiếp theo
lần lượt là bệnh tim mạch (17,7%), đái tháo
đường (6,5%) và hô hấp (6,5%). Tuy nhiên, tỉ lệ
những bệnh kèm này trong nghiên cứu của
chúng tôi cao hơn trong nghiên cứu của tác giả

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016

77


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

Nghiên cứu Y học

Nguyễn Thị Phương Dung. Điều này được giải
thích vì BN trong nghiên cứu của chúng tôi lớn
tuổi hơn. Tỷ lệ BN mắc ít nhất một bệnh kèm
trong nghiên cứu của chúng tôi (70%) là tương
tự so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị
Phương Dung (75,8%)(1).

đều lớn tuổi và mắc các bệnh nội khoa đi

kèm.Từ đó, có chiến lược điều trị giảm đau, hồi
phục vận động và cải thiện chất lượng cuộc sống
cho bệnh nhân thay khớp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Điểm ASA trước mổ
Trong toàn mẫu nghiên cứu của chúng tôi (n
= 80), BN có điểm ASA ở mức 2 và 3 với tỷ lệ lần
lượt là 22,5% và 77,5%.
Bảng 2: So sánh tỉ lệ BN có điểm ASA ở mức 2 và
mức 3.
Tỷ lệ điểm ASA (%)
Mức 2
Mức 3

Chúng tôi
22,5 %
77,5 %

Shih-Jyun Shen
38,9 %
61,1%

BN trong nghiên cứu của chúng tôi có điểm
ASA ở mức 2 và 3 là phù hợp với đặc điểm BN là
người cao tuổi và có nhiều bệnh lý đi kèm. Kết
quả này và tỷ lệ BN ở từng mức ASA 2 và ASA 3
(22,5% và 77,5%) cũng tương tự với nghiên cứu

của Shih-Jyun Shen và cộng sự (2015) (38,9% và
61,1%)(5).

KẾT LUẬN

2.

3.

4.

5.

Chammout GK et al. (2012), "Total Hip Replacement Versus
Open Reduction and Internal Fixation of Displaced Femoral
Neck Fractures A Randomized Long-Term Follow-up Study",
J Bone Joint Surg Am, 94(21), pp. 1921-1928.
Giuffre M et al. (1991), "Postoperative joint replacement pain:
description and opioid requirement", J Post Anesth Nurs. 6, pp.
239-245.
Lee S et al. (2016), "Venous Thromboembolism Following Hip
and Knee Replacement Arthroplasty in Korea: A Nationwide
Study Based on Claims Registry", J Korean Med Sci, 31(1), pp.
80-88.
Nguyễn Thị Phương Dung (2010), "Đánh giá hiệu quả của gây
tê tủy sống kết hợp gây tê ngoài màng cứng trong phẫu thuật
chi dưới", Tạp chí Y Hoc TP. Ho Chi Minh, 14(1), pp. trang 211 216.
Shen SJ et al (2015), "Analgesic Effects of Intra-Articular
Bupivacaine/Intravenous Parecoxib Combination Therapy
versus Intravenous Parecoxib Monotherapy in Patients

Receiving Total Knee Arthroplasty: A Randomized, DoubleBlind Trial", BioMed Research International, pp. 5 - 20

Ngày nhận bài báo:

24/09/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

28/09/2016

Ngày bài báo được đăng:

01/11/2016

Đa số các bệnh nhân được thay khớp tại
khoa CTCH bệnh viện Thống Nhất TP.HCM

78

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016



×