Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh nhân ngộ độc cấp tại trung tâm chống độc bệnh viện bạch mai và bệnh viện đa khoa bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.69 KB, 75 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo bé y tÕ
Trường đại học y Hà nội
***
Hoàng minh đức
đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị ngộ độc
cấp tại trung tâm chống độc bv Bạch mai và Bv®k bắc
giang
Khóa luận tốt nghiệp bác sü đa khoa
Khóa 2003-2009
Hà Nội 2009
Bộ giáo dục và đào tạo bé y tÕ
Trường đại học y Hà nội
***
1
Hoàng minh đức
đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị ngộ độc
cấp tại trung tâm chống độc bv Bạch mai và Bv®k bắc
giang
Chuyên nghành : hồi sức cấp cứu
Mó số : 3.01.11.08
Khóa luận tốt nghiệp bác sü đa khoa
Khóa 2003-2009
Người hướng dẫn khoa học
:
Gs. Ts nguyễn thị dụ
Hà Nội 2009
Lời cảm ơn
Để có được khóa luËn tốt nghiệp bác sü đa khoa này tôi đã nhận được
sự dạy bảo ân cần, sự hướng dẫn kỹ lưỡng của các thầy, các cô, các bác sü và
nhân viên Trung tâm Chống độc, khoa Cấp Cứu - A9 bệnh viện Bạch Mai.
Tôi đặc biệt cảm ơn


2
Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Thị Dụ
Nguyên Chủ nhiệm bộ môn HSCC trường Đại học Y Hà Nội
Nguyên Giám đốc Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai
Đã dạy cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm trong chuyên ngành
HSCC. Đã nêu gương để tôi noi theo trong quá trình học tập cũng như trong
quá trình làm nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn
Tiến sĩ Nguyễn Đạt Anh
Chủ nhiệm bộ môn HSCC trường Đại học Y Hà Nội
Chủ nhiệm Khoa Cấp Cứu - A9 Bệnh viện Bạch Mai
Tiến sĩ Phạm Duệ
Giám đốc Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai
Thạc sĩ Nguyễn Anh Tuấn
Giảng viên bộ môn HSCC Trường Đại Học Y Hà Nội
Đã cho tôi nhiều ý kiến quý báu và đã chỉ dẫn cho tôi trong quá trình
thực hiện và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin trân trọng cảm ơn
Các thầy, cô giáo trong Bộ môn HSCC đã tận tình giảng dạy và tạo mọi
điều kiện cho trong tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận.
Các anh, chị bác sü, y tá và nhân viên của Trung tâm Chống độc, khoa
Cấp cứu - A9 Bệnh viện Bạch Mai đã giúp đỡ tôi trong quá trinh thực hiện
khóa luận.
Tôi xin trân trọng cảm ơn
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo đại học đã tao điều kiện cho tôi hoàn
thành quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin trân thành cảm ơn
Bố mẹ, em, bạn gái và những người bạn của tôi
3
Đã tạo điều kiện, động viên khích lệ và giúp đỡ tôi trong quá trình học

tập, hoàn thành khóa luận này và trong cuộc sống.
Mục lôc
Trang
Các chữ viết tắt
Đặt vấn đề
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Đại cương 03
1.1.1. Một số khái niệm về chất độc và ngộ độc cấp 04
1.1.2. Vài nét về lịch sử ngộ độc cấp 04
1.1.3. Đặc điểm địa lý khu vực hành chính Bắc Giang 06
1.1.4. Hoàn cảnh và tác nhân gây ngộ độc cấp 07
1.1.5. Sự hấp thu và thải trừ của chất độc trong cơ thể 08
1.2. Biểu hiện lâm sàng 11
4
1.2.1. Tác động của chất độc trong ngộ độc cấp ở mức tế bào 11
1.2.2. Biểu hiện trên các cơ quan 12
1.3. Chẩn đoán ngộ độc cấp 14
1.4. Xử trí ngộ độc cấp 15
1.4.1. Đại cương 15
1.4.2. Xử trí ngộ độc cấp 16
Chương 2: đối tưîng và ph¬ng pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu 20
2.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 20
2.3. Tiêu chuẩn loại bệnh nhân 21
2.4. Phương pháp nghiên cứu 21
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu 21
2.4.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21
2.4.3. Phương tiện nghiên cứu 21
2.4.4. Quy trình nghiên cứu 21
2.5. Xử lý số liệu 21

Chương 3: kết quả nghiên cứu
3.1. Tình hình chung của NĐC 22
3.2. Đặc điểm về Lâm sàng NĐC 29
3.3. Đặc điểm về cận lâm sàng 38
3.4. Điều trị NĐC 40
3.5. Kết quả điều trị NĐC 41
Chương 4: BàN LUậN 42
4.1. Tình hình chung của NĐC tại TTCĐ BV Bạch Mai và BVĐK
Bắc Giang 42
4.2. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng của ngộ độc cấp tại
TTCĐ BV Bạch Mai và BVĐK Bắc Giang 44
5
4.3. Nhận xét điều trị NĐC 49
Kết luận 50
Kiến nghị 52
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
Các chữ viết tắt
ARDS : Acute respiratory distress syndrome
Hội chứng suy hô hấp tiến triển
BN : Bệnh nhân
BC : Bạch cầu
BVĐK : Bệnh viện đa khoa Bắc Giang
BV : Bệnh viện
XHTH : Xuất huyết tiêu hóa
CK : Creatinin phosphokinase
CO : Cacbon monoxit
Cs : Cộng sự
CVP : Central venous pressure
Áp lực tĩnh mạch trung tâm

ĐTĐ : Điện tâm đồ
HC : Hồng cầu
6
HS-SV : Học sinh – sinh viên
IPCS : International Programme on Chemical Safety
Chương trình an toàn hoá chất Quốc tế
NĐC : Ngộ độc cấp
NKQ : Nội khí quản
NXB : Nhà xuất bản
MKQ : Mở khí quản
RDD : Rửa dạ dày
SHH : Suy hô hấp
TDCTQ : Thuốc diệt chuột Trung quốc
TC : Tiểu cầu
TH : Trường hợp
TTCĐ : Trung tâm Chống độc
TKNT : Thông khí nhân tạo
XN : Xét nghiệm
7
Mục lục Các bảng
Biểu đồ 2.1. Động học của chất độc
11
Bảng 1.1. C¸c chÊt ®éc vµ chÊt gi¶i ®éc ®Æc hiÖu


18
BiÓu ®åB ngả 3.11.1. v à bi u 3ể đồ .1.2. Phân bố các bệnh nhân theo giới
22
Bảng 3.1.21. Đặc điểm về tuổi
23

BiÒu đồ 3.1.32. Phân bố về tuổi
23
Bảng 3.1.52. NghÌ nghiÖp
24
8
BiỈu đồ 31 3. Phân bố theo khu vùc
24
Biểu đồ 3.1.4. Phân bố theo thời gian
25

Bảng 3.1.33. Loại tác nhân gây N§C
25
Bảng 3.1.4. Đường ngộ độc
26
9
Bảng 3.1.64. Hoàn cảnh N§C
26
10
Bng 3.1.85. Liờn quan tỏc nhõn v gii
27
Bng 3.1.96. a im xy ra NĐC
28
Bng 3.2.17. Phõn nng lỳc nhp vin
29
Bng 3.82.2. Phõn b nng lỳc ra vin
29
Biu 3.1.5. Liờn quan gia nng v gii
30
Bảng 3.9. Liên quan giữa mức độ nặng và tác nhân ở TTCĐ BV Bạch Mai
31B ng 3.2.4. Liờn quan gi a b ng PSS v tỏc nhõn gõy N C

Bảng 3.10. Liên quan giữa mức độ nặng và tác nhân ở BVĐK Bắc Giang
31
B ng 3.2.5. Liờn quan gi a b ng PSS v ho n c nh x y ra N C Bảng 3.11.
Bảng liên quan mức độ nặng lúc nhập viện và hoàn cảnh NĐC tại TTCĐ BV
Bạch Mai
32
Bảng 3.12. Bảng liên quan mức độ nặng lúc nhập viện và hoàn cảnh NĐC tại
BVĐK Bắc Giang
33
Bng 3.13. Phõn b theo nhúm triu chng
33
Bng 3.14. Cỏc triu chng nhúm tim mch
34
Bng 3.15. Cỏc triu chng thuc nhúm hụ hp
34
11
Bảng 3.16. Các triệu chứng thuộc nhóm tiêu hóa
35
Bảng 3.17. Các triệu chứng thuộc nhóm thần kinh
35
Bảng 3.18. Liên quan giữa nhóm triệu chứng và tác nhân
36
Bảng 3.19. Các triệu chứng chính của N§C
37
Bảng 3.20. Đặc điểm về CTM và HSM
38
Bảng 3.21. Liên quan giữa tác nhân N§C với rối loạn điện giải
39
Bảng 3.22. Các phương pháp điều trị hay dùng nhằm loại trừ và thải độc
40

Bảng 3.23. Thời gian điều trị
40
Bảng 3.24. Phân loại số ngày nằm điều trị
40
Bảng 3.25. Kết quả điều trị N§C
41
Biểu đồ 4.1.1. Tổng số BN nhập viện tại TTC§ BV Bạch Mai và BV§K Bắc
Giang từ 1999-2004
42
đặt vÊn đề
12
Với những thành tựu khoa học kỹ thuật và y học hiện đại, việc tiếp cận
và sử dụng nhiều loại hoá-dược chất mới trong đời sống của người dân ngày
càng trở nờn phổ biến. Bờn cạnh việc ứng dụng những thành tựu kể trờn thì
ngành y tế cũng luôn cố gắng nõng cao nhận thức cho người dân về những
nguy cơ và tác hại của ngộ độc hoá chất, độc chất và dược chất; đồng thời
khơng ngừng nghiên cứu và hoàn thiện các phương pháp kỹ thuật cứu sống
người bệnh. Tuy nhiân, do nhiều nguyân nhõn khác nhau, số ca ngộ độc trờn
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn gia tăng gõy tiâu tốn nhiều tiền
của của xó hội.
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 1999 cú hơn 3 triệu ca ngộ độc
với 251.881 ca tử vong trờn thế giới, trong đú các ca ngộ độc nặng đe doạ
tính mạng thường xảy ra ở các nước đang phát triển [35]. Còn theo thống kê
của trung tâm chống độc Hoa Kỳ (AAPCC), hàng năm có 4 triệu người ngộ
độc, tiêu tốn khoảng 81 triệu USD mỗi năm. Riêng năm 2002 có 2.380.028 ca
ngộ độc, tăng 4,9 % so với năm 2001, tử vong toàn bộ là 1.153 ca [36] [37].
Ở các nước đang phát triển, trong đó có nước ta, số lượng người bị ngộ
độc cấp ngày một tăng cao, theo một nghiên cứu về số BN nhập viện từ 2001
– 2003 tại Trung tâm Chống độc, thì số bệnh nhân tăng gấp 14,1 lần trong
vòng 5 năm (Năm 1998 có 118 BN so với năm 2003 có 1669 BN) [5]. Tỷ lệ

tử vong do ngộ độc cũng rất cao: theo thống kê 39 Bệnh viện của Vụ điều trị -
Bộ Y Tế, tỷ lệ tử vong do NĐC năm 1996 là 2,86 %, năm 1997 là 3,23 % [7].
Trong 2 năm 1996 – 1997, số ca NĐC nhập HSCC A9 - Bệnh viện Bạch Mai
chiếm tỷ lệ 15,56 % và tỉ lệ tử vong là 8,43% [19]. Bệnh viện Chợ Rẫy trong
6 tháng đầu năm 2001 có 762 trường hợp NĐC, tử vong 6,2% [20]. Điều tra
tại 33 bệnh viện trờn toàn quốc năm 2000 có 5479 trường hợp ngộ độc cấp,
trong đó tử vong 128 trường hợp chiếm 2,34 % [21]. Đặc biệt chiếm một
phần trong những trường hợp ngộ độc cấp là do việc tự sử dụng các loại hoá
13
chất không rõ nguồn gốc và bản chất. Theo số liệu thu thập tại Trung tâm
Chống độc Bệnh viện Bạch Mai năm 2002: có 71 ca ngộ độc, trong đó có 4
trường hợp tử vong là do ngộ độc thuốc chuột, thuốc trừ sâu không rõ nguồn
gốc [5].
Dự đã có nhiều tiến bộ về cấp cứu ngộ độc ở tuyến trước nhưng số
bệnh nhân chuyển tới Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai vẫn tăng
cao, nhiều bệnh nhân vào viện trong tình trạng nguy kịch. Với tình trạng ngộ
độc cấp hiện nay như vậy, việc đánh giá đúng về đặc điểm dịch tễ, lâm sàng,
cận lâm sàng, và khả năng điều trị tại các tuyến trước sẽ làm giảm đáng kể số
lượng bệnh nhân nặng chuyển về tuyến trung ương. Đồng thời chưa có một
công trình nào tổng kết, nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng,
và khả năng điều trị tại tuyến trước, cụ thể là bệnh viện tỉnh Bắc Giang với
Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề
tài: “Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh nhân ngộ
độc cấp tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Đa
khoa Bắc Giang” nhằm 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm dịch tễế, lâm sàng, và cận lâm sàng bệnh nhân
ngộ độc cấp điều trị tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch
Mai và Bệnh viện đa khoa Bắc Giang.
2. Nhận xét hiệu quả điều trị các bệnh nhân ngộ độc cấp tại Trung
tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện tỉnh Bắc

Giang.
Chương 1
14
Tổng quan
1.1. Đại cương
1.1.1. Một số khái niệm về chất độc và ngộ độc cấp:
Chất độc là chất có thể gây hậu quả độc hại cho cơ thể sống từ mức độ
nhẹ (đau đầu, buồn nôn) đến mức độ nặng (hôn mê, co giật) và nặng hơn có
thể gây chết [4]. Con người bị bao vây bởi rất nhiều chất độc từ nhiều nguồn
tự nhiên khác nhau (ô nhiễm không khí, nước, thực phẩm, hoá chất, thuốc trừ
sâu diệt cỏ, chất gây nghiện, các dược phẩm…).
Liều lượng hóa chất vào trong cơ thể một lần gọi là liều. Một liều có
thể gây độc gọi là liều độc. Liều nhỏ nhất có thể gây độc gọi là ngưỡng của
liều độc. Khi một chất vào cơ thể nhỏ hơn ngưỡng của liều độc thì nó không
gây hại thậm chí còn có tác dụng tốt, như thuốc có tác dụng tốt nếu dựng
đúng liều, ngược lại sẽ gây độc nếu dựng quá liều [4]. Paracelsus (1493 –
1541) đã nói: “Tất cả mọi chất đều là chất độc, không có chất nào không phải
là chất độc. Liều lượng thích hợp sẽ phân biệt được một chất độc và một
thuốc” [34].
Phơi nhiễm với chất độc có nghĩa là tiếp xúc với chất độc đó [4].
Một ngộ độc xảy ra trong vòng 24 h sau khi tiếp xúc một hoặc vài lần
với một chất độc nào đó được gọi là NĐC.
NĐC xảy ra cấp tính do cơ thể bị nhiễm độc chất làm tổn thương các cơ
quan trong cơ thể với các mức độ khác nhau tuỳ theo số lượng chất độc đưa
vào cơ thể và thời gian nhiễm độc [34]. Các biểu hiện ngộ độc xuất hiện trong
vòng 2 tuần sau phơi nhiễm với chất độc.
Phân biệt với ngộ độc mạn: là ngộ độc xảy ra sau nhiều lần phơi nhiễm
với chất độc, trong nhiều tháng, nhiều năm, làm thay đổi sâu sắc về cấu trúc,
chức phận tế bào, điều trị khó.
15

1.1.2. Vài nét về lịch sử ngộ độc cấp:
Từ “chất độc” (poison) lần đầu xuất hiện trong văn học Anh những
năm 1930 được mô tả như một loại nước uống có thành phần độc chết người.
Tuy nhiên, lịch sử về chất độc (poison) và ngộ độc (poisoning) đã có có hàng
ngàn năm trước đó. Chất độc đúng một vai trò quan trọng trong lịch sử loài
người, và nó được xem là “kẻ ám sát” người đứng đầu đế chế La mã.
Cùng với những hiểu biết mới về thế giới tự nhiên, con người dần dần
phát hiện ra chất độc và tách chiết chất độc từ cây cỏ, nọc độc và khoáng chất.
- Cây độc: aconite (củ ấu tàu), cyanide (vỏ sắn, măng tươi, prunus
specise), opium (cây thuốc phiện), strychnine (mã tiền).
- Độc vật và cá độc: canthrides (sâu ban miêu), cá nóc, bọ cạp, rắn độc,
cá độc đuôi gai, ong đốt…
- Chất khoáng độc: antimony, arsenic, đồng, chì, thuỷ ngân…
Với những độc chất trên, người cổ xưa thường dùng để săn bắn, đánh
nhau, thôn tính và giải quyết. Những tài liệu được viết trong các sách Ai Cập
cổ đại khoảng 1500 trước công nguyên đã cho thấy điều này. Tranh vẽ trong
các hang ở của người đi săn Masai Kenya, họ sống từ 1800 năm trước đây,
cho thấy họ sử dụng cung tên độc (với chất độc gắn vào mũi tên) để làm tăng
hiệu quả cho những vũ khí săn giết động vật hay đối phưong, một trong
những độc chất ấy là chất Strophantin chiết xuất từ một loại cây Strophantus
giống chất digitalis. Việc dựng tên có tẩm độc đã xuất hiện ở nhiều dân tộc cổ
xưa như Ấn Độ, Hy Lạp và lưu truyền trong các sách cổ đại. Bên cạnh nhu
cầu đó thì các thầy thuốc Hy Lạp và La Mã cổ đại đầu tiên đã phân loại và
định hướng độc chất. Phân loại đơn giản của họ dựa vào nguồn gốc của độc
chất: chất độc trong dộng vật, chất độc trong thực vật và chất độc trong
khoáng chất
16
Những thầy thuốc Hy Lạp và La Mã cổ đại cũng đồng thời đi tìm
những thuốc giải độc chung cho các loại chất độc như gây nôn, đất thánh và
những thứ làm mê hoặc (hòn đá ở đầu con cóc, sừng kỳ lân) rồi đến các biện

pháp rửa dạ dày.
Sau này một số loại antidotes chung khác thường được sử dụng giải
độc như bánh mỳ đốt cháy, sữa magnesia, trà đặc, đất sét và than hoạt. Và cho
tới giữa năm 1980 có nghiên cứu chứng minh rằng than hoạt có tác dụng hấp
thụ chất độc và trở thành chất giải độc chung có hiệu quả cho tới nay.
Trong và sau chiến tranh thê giới thứ II, các thuốc và các hoá chất mới
phát triển nhanh chóng và được sử dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực làm cho
nguy cơ nhiễm độc và chết do ngộ độc ngày càng nhiều, để đáp ứng khẩn cấp
với các vấn đề về ngộ độc do vô tình hay cố ý, năm 1949 các văn phòng độc
chất chuyên biệt lần đầu tiên đã được mở tại Budapest và Copenhagen [33].
Năm 1952, một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy 51% tai nạn trẻ em là do ăn
uống phải những chất có khả năng gây độc. Nghiên cứu này đã dẫn đến việc
thành lập Trung tâm Chống độc đầu tiên ở Chicago vào năm 1953 [32] và đến
năm 2002 có 64 Trung tâm Chống độc ở khắp nước Mỹ [1].
Ở Việt Nam, ngay từ khi hình thành tổ Hồi sức cấp cứu A9 với 6
giường bệnh (1973), điều trị ngộ độc đã được quan tâm đặc biệt [1], và tổ
chống độc chuyên biệt cũng dần hình thành sau khi Khoa HSCC A9 thành lập
ngày 25/3/1978 [1,8]. Tổ chức chống độc ngày càng lớn mành và ngày
15/12/1998 Bộ Y tế ra quyết định thành lập Khoa chống độc Bệnh Viện Bạch
Mai [8], đây là khoa đầu tiên ở Việt Nam chuyên về độc chất học lâm sàng,
đã cứu sống nhiều bệnh nhân bị NĐC cả ở người lớn và trẻ em, tỷ lệ tử vong
đã giảm từ 12% (1986) còn 4% (1995) và 1,3% (2000) [1]. Tháng 10/2003
Khoa Chống độc chính thức phát triển thành Trung tâm Chống độc với những
chức năng nhiệm vụ cao hơn…
17
1.2. Đặc điểm khu vực hành chính Bắc Giang:
Bắc Giang là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, giáp với
nhiều tỉnh thành, phía Bắc giáp Lạng Sơn, phía đông giáp Quảng Ninh, phía
tây giáp Thái Nguyên và Hà Nội, phía nam giáp Bắc Ninh và Hải Dương.
Tỉnh lỵ: thành phố Bắc Giang, cách Hà Nội 51 km.

Theo tài liệu năm 2000, trong tổng diện tích tự nhiên của Bắc Giang,
đất nông nghiệp chiếm 32,4%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm 28,9%; còn lại
là đồi núi, sông suối chưa sử dụng và các loại đất khác.
Bắc Giang có địa hình trung du và là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi
phía bắc với châu thổ sông Hồng ở phía nam. Tuy phần lớn diện tích tự nhiên
của tỉnh là nơi đồi nhưng nhìn chung địa hình không bị chia cắt nhiều. Khu
vực phía bắc tỉnh là vùng rừng nơi. Bắc Giang nằm kẹp giữa hai dãy nơi hình
cánh cung và cùng mở ra như nan quạt, rộng ở hướng Đông Bắc, chụm ở phía
Tây Nam (tại vùng trung tâm tỉnh), là: cánh cung Đông Triều và cánh cung
Bắc Sơn, phần giữa phía Đông tỉnh có địa hình đồi núi thấp là thung lũng giữa
18
hai dãy nơi này. Phía Đông và Đông Nam tỉnh là cánh cung Đông Triều với
ngọn núi Yên Tử nổi tiếng.Tại vùng núi phía đông bắc tỉnh, giáp với Quảng
Ninh có khu rừng nguyên sinh Khe Rỗ rộng 7153 ha với hệ động vật và thực
vật phong phú, bao gồm 236 loài cây thân gỗ, 255 loài cây dược liệu, 37 loài
thú, 73 loài chim và 18 loài bò sát.
Trên địa bàn Bắc Giang có 374 km sông suối, trong đó ba sông lớn là
sông Lục Nam, sông Thương và sông Cầu. Sông Lục Nam chảy qua vùng núi
đá vôi nên quanh năm nước trong xanh. Sông Thương bắt nguồn từ hai vùng
có địa hình và địa chất khác nhau nên nước chảy đôi dòng.
Ngoài sông suối, Bắc Giang còn có nhiều hồ, đầm, trong đó có hồ Cấm
Sơn và Khuôn Thần. Hồ Cấm Sơn có diện tích mặt nước 2.600 ha, vào mùa
mưa có thể lên tới 3.000 ha. Hồ Khuôn Thần có diện tích mặt nước 240 ha và
lòng hồ có 5 đồi đảo được phủ kín bởi rừng thông 20 tuổi.
Tỉnh Bắc Giang có đường sắt liên vận quốc tế đi qua, đường bộ Bắc
Nam qua Bắc Giang, Lạng Sơn sang Trung Quốc, việc giao lưu đi lại dễ dàng,
do đó các thuốc bảo vệ thực vật, thực phẩm, thuốc diệt chuột, hóa chất công
nghiệp, mỹ phẩm cũng nhập lậu vào địa phương ngày một nhiều không qua
kiểm soát của cơ quan chức năng.
Về dân số: năm 2004, dân số Bắc Giang có khoảng 1.56 triệu người,

chiếm 1,9% dân số cả nước với mật độ dân số 398,2 người/km², gấp 1,7 lần
mật độ dân số bình quân của cả nước.
Tóm lại, Bắc Giang có một khu vực địa lý đặc trưng của vùng trồng
lúa, bao quanh Bắc Giang là đồi núi, rừng, sông suối với đủ mọi loại cỏ cây
hoa lá và dược liệu. Nằm trên trục đường từ biên giới về trung tâm miền Bắc -
19
thủ đô Hà nội, nên Bắc Giang là cửa ngõ của sự vận chuyển trái phép những
loại hoá chất trừ sâu diệt cỏ, thuốc diệt chuột… Với những đặc điểm trên
cùng với những đặc điểm về dân số đa phần là nông dân, nên Bắc Giang là
một tỉnh, một khu vực đặc trưng cho tình trạng ngộ độc nói chung của các
tỉnh thành miền Bắc Việt Nam, đồng thời tình trạng ngộ cấp ở Bắc Giang
cũng sẽ đa dạng và phong phú.
1.1.4. Hoàn cảnh và tác nhân gây NĐC:
1.1.4.1. Hoàn cảnh ngộ độc:
Có nhiều hoàn cảnh gây ngộ độc, nhưng cú 4 trường hợp phổ biến sau:
- Do tự ý: tự sát, nghiện ngập
- Do tai nạn: uống nhầm hoặc dựng quá liều trong điều trị, trẻ em sử
dụng vô thức các chất độc và dược phẩm để trong tầm tay do sơ suất của
người lớn
- Do nghề nghiệp: công nghiệp hoá chất, các thuốc bảo vệ thực vật
trong nông nghiệp…
- Do bị đầu độc.
1.1.4.2. Tác nhân gây độc:
Gồm 5 nhóm lớn:
- Thuốc: + An thần gây ngủ
+ Giảm đau hạ nhiệt
+ Kháng sinh
+ Các loại thuốc khác
- Thuốc gây nghiện:
+ Ma tuý

+ Rượu
- Các hoá chất phổ thông
20
- Động vật độc
- Ngộ độc thực vật.
(xem thêm phần phụ lục 2)
1.1.5. Sự hấp thu và thải trừ của chất độc trong cơ thể:
1.1.5.1. Sự hấp thu:
Chất độc vào cơ thể qua 3 đường chính:
* Đường tiâu hoá: là đường ngộ độc thường gặp nhất [25], [34].
Hậu quả gây nờn do NĐC qua đường tiâu hoá rất nặng nề. Tác nhõn bao gồm:
- Các dược phẩm.
- Các hoá chất: chất ăn mìn, hoá chất bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu diệt
cỏ, diệt cụn trùng, thuốc chuột…).
- Thực vật (nấm độc, lá ngún, sắn tàu, lá trúc đào, mó tiền, phụ tử…).
- Động vật (mật cỏ trắm, thịt cúc, cỏ độc: cỏ nóc…)
* Đường hĩ hấp: ngộ độc theo đường này thường gõy tổn thương trực
tiếp tơi cấu trúc và chức năng cơ quan hô hấp, bờn cạnh các tác động toàn
thân của chất độc. Thường gặp NĐC qua đường hĩ hấp do các khớ độc
(cacbon monoxid CO, sunfurơ SO
2
, khớ gas…), ngộ độc heroin bằng đường
hớt…
* Đường da và niêm mạc:
- Một số chất có thể thấm qua da, niêm mạc và gây độc cho cơ thể:
phospho hữu cơ, một số dung môi, clo hữu cơ, mỡ salicylat, cồn, long não…
- Bị cắn, đốt: rắn độc cắn, côn trùng, ong đốt.
- Ngộ độc do đưa trực tiếp vào máu: tiêm tĩnh mạch một số dược phẩm,
tiêm chích ma tuý quá liều.
1.1.5.2. Sự thải trừ chất độc:

Chất độc đưa vào cơ thể được thải trừ qua nhiều đường:
21
* Thải trừ qua đường hô hấp: các chất bay hơi như aceton, acid
cyanhydric, benzen, xăng, ethanol, ether, cacbon monoxid (CO)…
* Thải trừ qua thận:
Sự thải trừ chất độc qua thận phụ thuộc vào:
- Nồng độ chất độc trong máu và sự phân bố chất độc trong cơ thể.
- Thể tích dịch đi qua ống thận.
- Tình trạng thận và pH nước tiểu.
- Độ tan trong nước của các chất độc.
 Thải trừ qua thận thường dùng các biện pháp như: thận nhân tạo, lọc
màng bụng.
- Dựng các chất kháng độc:
Các chất kháng độc khử độc theo 4 cơ chế:
- Tạo thành với chất độc một chất trơ, ngăn cản hấp thu, loại trừ được
qua đường tiêu hoá (than hoạt, magie sunphat).
- Ngăn cản chất độc tới cơ quan đích: thúc đẩy sự thải trừ chất độc hoặc
ức chế tổng hợp những chất chuyển hoá có hoạt tính mạnh (EDTA, BAL).
- Đẩy chất độc ra khỏi đích tác dụng: N – actylcystein, methionin…
- Sửa chữa những hậu quả của chất độc gây ra ở phía sau đích tác dụng:
calcium, acid folinic, glucagon, glucose, xanh methylen, vitamin B6, vitamin
K.
22
Nước, bụi
Thực phẩm,
thuốc (ăn,uống)
Khí (hớt, thở)
Nguồn độc
Biểu đồ 2.1. Động học của chất độc
1.2. Biểu hiện lõm sàng

1.2.1. Tác động của chất độc trong NĐC ở mức tế bào:
1.2.1.1. Chất độc gây tổn thương thần kinh trung ương:
Rất nhiều chất độc gây tổn thương hệ thần kinh trung ương [3]: gây ức
chế, hưng phấn, hoặc tổn thương thói hoá tế bào thần kinh, trực tiếp hoặc gián
tiếp gây phù não, thiếu ôxy não, có thể gây hậu quả nặng nề hoặc tử vong tàn
phế cho người bệnh.
1.2.1.2. Chất độc tác động lên sinap hoặc đưòng dẫn truyền thần kinh:
Chất độc phong toả hoặc kích thích, làm tăng tác dụng của các chất trung gian
hoá học dẫn truyền thần kinh, gây giãn cơ, liệt cơ hô hấp, ức chế giải phóng
23
Hĩ hấp
Máu
Cơ quan
khác
Ruột
PhânNước tiểu
Thận
Mồ hôi, túc
Tiâu hoáDa
Gan
Đường vào cơ thể
Vận chuyển,
chuyển hoá, phân
phối
Đào thải
80 %
acetyl cholin, chẹn kênh Na
+
ở trục thần kinh gây độc nhanh cho thần kinh và
tim, từ đó gây ảnh hưởng nặng nề cho các chức năng sống (hô hấp, tuần

hoàn…).
1.2.1.3. Chất độc ức chế các phản ứng sinh học: phản ứng phosphoryl, phản
ứng oxy hoá, phản ưng phosphoryl – oxy hoá ở tế bào, gây ức chế hô hấp tế
bào (Vòng Krebs).
- Chất độc như cyanid hấp thu rất nhanh qua da, niêm mạc mau chóng
ức chế hệ men cytochrom – oxydase, do vậy bệnh nhân có thể chết nhanh sau
vài phút tới vài giờ nếu ngộ độc nặng. Cyanid có nhiều trong vỏ sắn tàu, hạt
mơ.
- Một số chất ức chế phosphoryl hoá adenosin diphosphat (ADP) thành
adenosin triphosphat (ATP), khiến cơ thể không dự trữ được năng lượng, tăng
sinh nhiệt gây sốt, tăng dị hoá, đỏ da, mạch nhanh, vã mồ hôi (chất diệt cỏ
2,4 dinitrophenol, atebrin, halogen).
1.2.1.4. Một số chất khi vào cơ thể: được tổng hợp thành các sản phẩm
độc, ngăn cản chuyển hoá trung gian, làm cạn kiệt các chất chuyển hoá giàu
năng lượng, làm mất năng lượng cung cấp cho tế bào, gây ảnh hưởng sớm lên
các hệ cơ quan (thần kinh, tim mạch), dẫn đến co giật, rối loạn ý thức, suy hô
hấp, trụy mạch.
1.2.2. Biểu hiện ngộ độc trên các hệ cơ quan:
Chất độc dự vào cơ thể bằng đường nào, sau 23 giây sẽ được phân bố
đi toàn cơ thể. Tuỳ từng chất độc, khi phân bố trong cơ thể sẽ tập trung nằm
lại và tác động lên cơ quan nào là chủ yếu [17]. Như một vòng xoắn bệnh lý
tổn thương cơ quan này do NĐC lại làm tổn thương nặng lên về cấu trúc và
chức năng của cơ quan khác, bởi cơ thể là một thể thống nhất.
1.2.2.1. Máu:
- Huyết tương: thay đổi pH và các yếu tố đông máu.
24
- Huyết cầu: thay đổi số và chất lượng tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu,
tiểu cầu).
- Xuất hiện một thành phần mới trong máu do chất độc (ví dụ NĐC
acid mạnh làm xuất hiện hematopocphyrin trong máu).

1.2.2.2. Tiêu hoá: Bệnh nhân cú thể bị rối loạn tiâu hoá từ nhẹ đến nặng: nụn,
tăng tiết nước bọt, khụ miệng, đầy bụng khỉ tiâu, đau bụng, ỉa chảy, chảy máu
tiêu hoá
1.2.2.3. Gan:
- Gan là bộ phận ở ngã tư đường tiêu hoá, là nhà máy hoá chất của cơ
thể. Gan đóng vai trị quan trọng trong dinh dưỡng, chuyển hoá, khử độc và
thải độc.
- Có thể nói không một NĐC nào, dù là do tác nhân gây ngộ độc nào
mà lại không gây độc cho gan.
1.2.2.4. Tim mạch:
- Các chất độc có thể gây rối loạn nhịp tim, thay đổi sức co bóp cơ tim,
rối loạn trương lực thành mạch.
- Một số trường hợp ngộ độc nặng có thể tử vong ngay từ những phút
đầu do rối loạn tim mạch.
1.2.2.5. Thận:
- Các chức phận của thận đều chịu tác động của chất độc. Suy thận cấp
thường gặp trong nhiều NĐC nặng (bacbituric, ong đốt, rắn lục cắn ).
- Nước tiểu là thành phần đóng vai trị quan trọng trong theo dõi, điều
trị và kiểm nghiệm độc chất, chẩn đoán nguyên nhân ngộ độc.
1.2.2.6. Thần kinh: hầu hết các chất độc đều ảnh hưởng lên hệ thần kinh
(cảm giác, vận động, các trung khu sống, thần kinh thực vật, cảm xúc, tinh
thần ).
1.2.2.7. Hô hấp:
25

×