Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đặc điểm lâm sàng và tổn thương mô bệnh học trong bệnh lý thận có tiểu máu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.05 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ TỔN THƯƠNG MÔ BỆNH HỌC
TRONG BỆNH LÝ THẬN CÓ TIỂU MÁU
Lê Ngọc Trân*, Nguyễn Bách*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng và tổn thương mô bệnh học ở bệnh nhân bệnh lý thận có tiểu
máu tại khoa Thận, Bệnh Viện Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh.
Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân: 99 BN người lớn (> 15 tuổi, 53 nam, 46 nữ) tại
Khoa Thận, Bệnh Viện Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh có bệnh lý thận được sinh thiết thận từ tháng 3/2011 đến
8/2016. Tiêu chuẩn loại trừ: tiểu máu không do bệnh lý thận và mẫu mô thận sinh thiết không đạt yêu cầu để
chẩn đoán giải phẫu bệnh. Phương pháp: tiến cứu, mô tả có đối chứng
Kết quả: Tỷ lệ BN tiểu máu kèm HCTH, bất thường nước tiểu không triệu chứng, bệnh thận mạn, suy thận
cấp không rõ nguyên nhân và hội chứng thận viêm lần lượt là 62,63%; 22,22%; 7,07%; 6,06% và 2,02%. Độ lọc
cầu thận (mL/phút) ở BN tiểu máu so với không tiểu máu là 54,17±34,38 so với 69,48±38,.88 (p=0,007). Tiểu
máu ở mức độ vi thể chiếm 55,56%. Tỷ lệ xơ hóa từng ổ đoạn và bệnh thận IgA ở bệnh nhân bệnh cầu thận có
tiểu máu lần lượt là 22,22% và 21,21%. Ở các bệnh nhân tiểu máu không triệu chứng, bệnh thận IgA chiếm
59,09%. Tỷ lệ xơ hóa từng ổ đoạn và bệnh thận IgA ở BN tiểu máu vi thể so với ở BN tiểu máu đại thể lần lượt là
32,73% so với 9,09% và 12,73% so với 31,82% (p=0,036).
Kết luận: Bệnh lý thận có tiểu máu thường ở mức độ vi thể, kèm theo bệnh cảnh lâm sàng HCTH và
giảm chức năng thận. Hai dạng tổn thương mô bệnh học thường gặp nhất là xơ hóa từng ổ đoạn và bệnh
thận IgA. Trong đó, bệnh thận IgA thường gặp tiểu máu mức đại thể, ngược lại xơ hóa từng ổ đoạn thường
gặp tiểu máu mức độ vi thể. Tổn thương mô bệnh học ở bệnh nhân tiểu máu không triệu chứng thường gặp
nhất là bệnh thận IgA.
Từ khóa: tiểu máu, sinh thiết thận, bệnh lý thận, mô bệnh học thận.

ABSTRACT
CLINICAL CHARACTERISTICS AND HISTOLOGIC PATTERNS OF KIDNEY DISEASES WITH


HEMATURIA
Le Ngoc Tran, Nguyen Bach * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 6 - 2016: 152 - 157
Objectives: to investigate clinical characteristics and histologic patterns of renal diseases with hematuria in
Thongnhat Hospital, HCM city.
Patients and methods: Patients: 99 adult patients (> 15 years old, 53 male, 46 female) suffering from
kidney diseases were biopsied in Thongnhat Hospital, HCM city from March 2011 to August 2016. Biopsies that
yielded inadequate samples for meaningful histologic studies were excluded from study. Methods: prospective,
observational and controlled. Data analysis. SPSS 22.0 was used for analysis.
Results: Percentage of hematuria patients associated with nephritic syndrome, asymptomatic urine
abnormalities, chronickidney disease, unknown acute kidney injury and nephritis syndrome was 62.63%;
22.22%; 7.07%; 6.06% and 2.02%, respectively. Creatinine clearance (mL/min) in patients with hematuria vs
non-hematuria was 54.17±34.38 vs 69.48±38.88 (p=0.007). Microscopic hematuria was 55.56%. Percentage of
* Khoa Thận- Lọc máu, Bệnh viện Thống Nhất
Tác giả liên lạc: TS.BS Nguyễn Bách.
Email:

152

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

Nghiên cứu Y học

FSGS and IgA nephropathy in kidney diseases with hematuria was 22.22% and 22.21%, respectively. In the
patients with asymptomatic hematuria, percentage of IgA nephropathy was 59.09%. Percentage of FSGS and IgA
nephropathy in microscopic hematuria vs those with macroscopic hematuria was 32.73% vs 9.09% and 12.73%
vs 31.82% (p=0.036).
Conclusions: Most of the patients suffering from kidney diseases with hematuria were microscopic

hematuria, associated with nephrotic syndrome and decreased significantly renal function. FSGS and IgA
nephropathy were the most common histologic patterns. FSGS were associated with macroscopic hematuria. IgA
nephropathy were associated with microscopic hematuria. IgA nephropathy also was the most common histologic
pattern among the patients with asymptomatic hematuria.
Keywords: hematuria, kidney biopsy, glomerular diseases, renal histology.
Thận, Bệnh Viện Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh
ĐẶT VẤN ĐỀ
từ tháng 3/2011 đến 8/2016 được đưa vào nghiên
Có được dữ liệu thống kê về tần suất bệnh lý
cứu. Nhóm bệnh chứng gồm 76 BN người lớn
thận gây ra tiểu máu có ý nghĩa trong thực hành,
mắc bệnh lý thận không có tiểu máu.
giúp cho các bác sĩ lâm sàng tránh bỏ sót chẩn
Tiêu chuẩn loại trừ
đoán, có định hướng bước đầu trong việc xác
Tiểu máu không do bệnh lý thận, mẫu mô
định nguyên nhân. Tại Việt Nam, chúng ta hiện
không
đạt yêu cầu để chẩn đoán giải phẫu bệnh.
vẫn chưa có dữ liệu về các nguyên nhân gây tiểu
máu có nguồn gốc từ thận.
Theo y văn, các nguyên nhân gây tiểu máu
đơn độc có nguồn gốc cầu thận thường gặp là
bệnh thận IgA, bệnh thận màng đáy mỏng, viêm
thận trong bệnh lý di truyền (hội chứng alport),
viêm thận xơ hóa ổ nhẹ (Mild focal
glomerulonephritis of other causes).
Tuy nhiên, nguyên nhân tiểu máu do bệnh lý
thận rất khác nhau theo từng vùng, quốc gia(2,3).
Vì vậy, rất khó và thiếu cơ sở dữ liệu khoa học

để áp dụng các kết quả này để suy đoán nguyên
nhân gây tiểu máu trong bệnh lý thận ở bệnh
nhân người Việt nam. Hơn nữa, tại Việt Nam
hiện tại chưa có kính hiển vi điện tử nên chẩn
đoán nguyên nhân tiểu máu trong một số bệnh
lý cầu thận cũng sẽ thiếu chính xác. Vì vậy,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm tìm
hiểu một số đặc điểm lâm sàng và các tổn
thương mô bệnh học ở bệnh nhân bệnh lý thận
có tiểu máu tại khoa Thận, Bệnh Viện Thống
Nhất, TP Hồ Chí Minh.

BỆNHNHÂN-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Bệnh nhân
99 BN người lớn mắc bệnh lý thận có tiểu
máu và được sinh thiết thận chẩn đoán tại Khoa

Phương pháp
Tiến cứu, mô tả có đối chứng
Các biến số được thu thập bao gồm: tên, tuổi,
giới tính, tiền sử mắc các bệnh lý thận, đái tháo
đường, tăng huyết áp, lupus, các hội chứng bệnh
lý thận chính, chẩn đoán giải phẫu bệnh, huyết
áp, cân nặng, tình trạng phù, tiểu máu đại thể,
ure, creatinin huyết thanh, hệ số thanh thải
creatinin, đường máu, lipid đồ, protid, albumin,
ion đồ, chức năng đông cầm máu, kháng thể
HIV, HCV, HBsAg, đạm niệu 24 giờ, cặn Addis,
Hb, C3, C4 và ANA (ở các ca lâm sàng có yêu
cầu), siêu âm thận.

Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu máu do bệnh lý
thận: (1). Thường kèm đạm niệu; (2). Có trụ
hồng cầu, hồng cầu biến dạng, (3). Có bệnh lý
thận kèm theo; (4). Không có các bệnh lý niệu
khoa như sỏi thận, nang thận, nhiễm trùng
đường tiểu(1).
Các chỉ định sinh thiết thận trong nghiên
cứu gồm có bất thường nước tiểu không triệu
chứng, hội chứng thận hư, hội chứng viêm
thận, suy thận cấp và suy thận mạn không rõ
nguyên nhân(5).
Bất thường nước tiểu được xác định khi có

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016

153


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

Nghiên cứu Y học

tiểu đạm mức 150 mg đến 3g/ngày và hoặc tiểu
máu (>2 RBC/ HPF hoặc > 10x10 6 tế bào/L) và
không có biểu hiện lâm sàng nào. Tiểu máu vi
thể: > 5 HC/µl nước tiểu. Tiểu máu đại thể: >
2.500 HC/µl nước tiểu. Hội chứng thận hư được
chẩn đoán dựa vào đạm niệu > 3,5g/ngày và
giảm albumin máu <3,5g/dL có hoặc không có
phù, tăng cholesterole máu. Hội chứng viêm

thận được chẩn đoán dựa vào khởi phát đột
ngột, tiểu máu, thiểu niệu, đạm niệu (<3g/ngày),
phù, tăng huyết áp. Suy thận cấp được chẩn
đoán khi giảm chức năng thận đột ngột ở người
không có tiền sử bệnh lý thận trước đây. Suy
thận mạn được chẩn đoán khi có tăng huyết áp,
giảm chức năng thận kéo dài > 3 tháng (creatinin
huyết thanh > 1,5mg/dL), đạm niệu > 3g/ngày(1)
Tất cả các mẫu mô thận đều được nhuộm
HE, PAS và miễn dịch huỳnh quang với 5
markers (IgA, IgG, IgM, C3 và C1q), kampa,
lamda và được bác sĩ giải phẫu bệnh chuyên về
thận học đọc kết quả.

Xử lý thống kê
Sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để phân tích
dữ liệu với các thuật toán thong thường.

Bảng 1. Các đặc điểm của bệnh nhân bệnh cầu thận
có tiểu máu trong nghiên cứu

Tuổi (X±SD)

Có tiểu máu Không tiểu
máu (n=76)
(n=99)

p

43,75±19,68 42,13±17,30 0,565


Cân nặng (kg) (X±SD)

56,45±8,99

Nam giới, n(%)

53(53,54)

42(55,26)

0,471

Số cầu thận trên mẫu
mô sinh thiết (X±SD)
Tiền sử, n(%)
THA
ĐTĐ
Lupus
HCTH đã điều trị
Phù
Viêm gan siêu vi

15,06±8,94

16,76±8,49

0,201

Tăng huyết áp, n(%)


30(30,30)
10(10,10)
6(6,06)
28(28,28)
20(20,20)
5(5,05)
35(35,35)

24(31,57)
7(9,21)
3(3,95)
33(43,42)
20(26,32)
4(5,26)
26(34,21)

0,492
0,528
0,395
0,027
0,028
0,605
0,502

Phù, n(%)

59(59,60)

45(59,21)


0,079

154

Độ lọc cầu thận
(mL/phút,X±SD)

Có tiểu máu Không tiểu
máu (n=76)
(n=99)

p

54.17±34.38 69.48±38.88 0.007

Bảng 2. Một số biểu hiện ở bệnh nhân bệnh cầu thận
có tiểu máu
Biểu hiện
Hội chứng thận hư

Có tiểu máu Không tiểu
máu (n=76)
(n=99)
62(62,63)
64(84,21)

Bất thường nước tiểu
không triệu chứng
Bệnh thận mạn


22(22,22)

4(5,26)

7(7,07)

6(7,89)

Suy thận cấp không rõ
nguyên nhân
Hội chứng thận viêm

6(6,06)

2(2,63)

2(2,02)

0(0)

p

0.03

Bảng 3. Mức độ tiểu máu và biểu hiện lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng Tiểu máu vi Tiểu máu đại
thể (n=55)
thể (n=44)
Hội chứng thận hư

42(76,36)
20(45,45)
Bất thường nước tiểu
không triệu chứng
Bệnh thận mạn không
rõ nguyên nhân
Suy thận cấp không rõ
nguyên nhân
Hội chứng thận viêm

7(12,73)

15(34,09)

2(3,64)

4(9,09)

4(7,27)

3(6,82)

0(0)

2(4,55)

p

0,014


Bảng 4. Các thể thương tổn giải phẫu bệnh ở bệnh
nhân bệnh cầu thận có tiểu máu

KẾT QUẢ

Đặc điểm

Đặc điểm

58,69±10,04 0,128

Thể thương tổn giải phẫu
bệnh

Có tiểu
máu
(n=99)
Xơ hóa từng ổ đoạn
22(22,22)
Bệnh thận IgA
21(21,21)
Sang thương tối thiểu
16(16,16)
Viêm thận Lupus
12(12,12)
Viêm ống thận kẽ
6(6,06)
Viêm cầu thận có liềm thể
5(5,05)
Bệnh thận do đái tháo đường 3(3,03)

Viêm cầu thận tăng sinh gian 3(3,03)
mạch không IgA
Viêm vi mạch huyết khối
3(3,03)
Viêm cầu thận màng
2(2,02)
Bệnh tạo keo
1(1,01)
U lymphom
1(1,01)
Viêm cầu thận hậu nhiễm
1(1,01)
khuẩn
Khác*
3(1,01)

Không tiểu
máu (n=76)

p

12(15,79)
11(14,47)
29(38,16)
5(6,58) 0,004
3(3,95)
0(0)
3(3,95)
0(0)
0(0)

7(9,21)
1(1,13)
0(0)
3(3,95)
0(0)

* Nghi ngờ bệnh thận màng đáy mỏng

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

Nghiên cứu Y học

55.56
60

44.44
57.58

50

60

42.42

50

40

Vi thể

30

Đại thể

20

40
30
20
10

10

0

0
Mức độ tiểu máu

Biểu đồ 1. Mức độ tiểu máu của bệnh nhân bệnh cầu
thận có tiểu máu
Bảng 5. Mức độ tiểu máu và tổn giải phẫu bệnh ở
bệnh nhân bệnh cầu thận có tiểu máu
Thể thương tổn giải phẫu Tiểu máu vi Tiểu máu p
bệnh
thể (n= 55) đại thể
(n=44)
Xơ hóa từng ổ đoạn
18(32,73) 4(9,09)

Bệnh thận IgA
7(12,73) 14(31,82)
Sang thương tối thiểu
12(21,82) 4(9,09)
Viêm thận Lupus
4(7,27)
8(18,18)
Viêm ống thận kẽ
4(7,27)
2(4,55)
Viêm cầu thận có liềm thể
2(3,64)
3(6,82) 0,036
Bệnh thận do đái tháo
2(3,64)
1(2,27)
đường
Viêm cầu thận tăng sinh
0(0)
3(6,82)
gian mạch không IgA
Viêm vi mạch huyết khối
1(1,82)
2(4,55)
Viêm cầu thận màng
1(1,82)
1(2,27)
Bệnh tạo keo
1(1,82)
0(0)

Lymphôm
1(1,82)
0(0)
Viêm cầu thận hậu nhiễm
0(0)
1(2,27)
khuẩn
Khác*
2(3,64)
1(2,27)

* Nghi ngờ bệnh thận màng đáy mỏng

Bảng 6. Tổn thương mô bệnh học ở bệnh nhân tiểu
máu không triệu chứng (n=22).
Thể thương tổn giải phẫu bệnh
Số BN (%)
Bệnh thận IgA
13(59,09)
Viêm cầu thận tăng sinh gian mạch không IgA
2(9,09)
Xơ hóa từng ổ đoạn
1(4,55)
Viêm thận Lupus
1(4,55)
Viêm ống thận kẽ
1(4,55)
Viêm cầu thận hậu nhiễm khuẩn
1(4,55)
Khác*

3(4,55)

Đạm niệu ngưỡng
HCTH

Đạm niệu dưới
ngưỡng HCTH

Biểu đồ 2. Tỷ lệ bệnh nhân bệnh cầu thận có tiểu máu
kèm đạm niệu ngưỡng thận hư

BÀN LUẬN
Nghiên cứu này cho thấy nhóm BN bệnh cầu
thận có tiểu máu có độ lọc cầu thận giảm, chủ
yếu là có biểu hiện lâm sàng dưới dạng HCTH,
kế đến là bất thường nước tiểu không triệu
chứng. Tiểu máu phần lớn ở mức vi thể. Tổn
thương mô bệnh học thường gặp nhất là xơ hóa
từng ổ đoạn và bệnh thận IgA
Bảng 1 cho thấy tuổi trung bình ở BN trong
nghiên cứu là 43,75±19,68, tương đương với tác
giả Hae Min Lee(4), cao hơn so với tác giả Kim BS
(38,3±11,9)(3). Tỷ lệ nam 53,54%, thấp hơn so với
Kim BS(3). Điểm quan trọng là độ lọc cầu thận ở
nhóm bệnh nhân bệnh cầu thận có tiểu máu
giảm so với nhóm không có tiểu máu 54,17±34,38
mL/phút so với 69,48±38,88 mL/phút (p<0,005).
Thấp hơn nhiều so với tác giả Hae Min Le
(101,38±23,55 mL/phút)(4) và Kim BS (101±21,3
mL/phút)(3). Nguyên nhân khác biệt này có lẽ do

bệnh lý cầu thận có tiểu máu của các BN trong
nghiên cứu của chúng tôi được phát hiện trễ, tại
thời điểm sinh thiết thận đã giảm chức năng
thận nặng ở giai đoạn 2. Ngoài ra, nghiên cứu
này cũng ghi nhận tỷ lệ mắc đái tháo đường,
tăng huyết áp, bệnh viêm thận Lupus không
khác biệt giữa 2 nhóm bệnh có so với không có
tiểu máu. Bất thường nước tiểu không triệu
chứng ít gặp trong nghiên cứu của chúng tôi có
thể do bị bỏ sót, BN và BS ít chú ý đến bất
thường này nên chuyển đến BS chuyên khoa

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016

155


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

thận học trễ. Phần lớn các BN được chuyển đến
chuyên khoa do bị phù. Kết quả ở bảng 2 minh
họa nhận xét này: chỉ có 22 (22,22%) bệnh nhân
bất thường nước tiểu không triệu chứng được
sinh thiết thận.
Nhiều nghiên cứu theo dõi dọc chứng minh
rằng tiểu máu không triệu chứng là một biến đổi
sớm của bệnh lý cầu thận, có nhiều nguyên nhân
gây ra bất thường này và đây là nguyên nhân

tiềm ẩn gây suy thận mạn(2,3). Nếu phát hiện sớm
có thể có kế hoạch điều trị tốt hơn ngăn ngừa
bệnh thận mạn. Trong thực hành tại Việt Nam,
chúng tôi nhận thấy các BS ít quan tâm đến bất
thường này, một số khác thì điều trị các BN này
như nhiễm trùng tiểu. Trong nghiên cứu của các
tác giả Hall CL, Kim BS, Hae Min Lee có hàng
trăm BN có tiểu máu không triệu chứng được
sinh thiết thận. Các tác giả này đã theo dõi dọc
các BN này và kết quả cho thấy tỷ lệ cao các BN
có tăng huyết áp và suy thận xảy ra sau đó(4,2,3).
Trong bệnh lý thận, tiểu máu thường kèm
đạm niệu với các mức độ khác nhau. Biểu đồ 2
cho thấy có 42,42% bệnh nhân bệnh lý cầu thận
có tiểu máu kèm đạm niệu ngưỡng thận hư. Kết
quả ở bảng 2 cho thấy phần lớn BN bệnh thận có
tiểu máu kèm HCTH. Tỷ lệ BN có tiểu máu kết
hợp với đạm niệu mức dưới ngưỡng thận hư cao
hơn nhóm Bn không tiểu máu (22,22% so với chỉ
5,26%). Tỷ lệ BN tiểu máu đi kèm HCTH thấp
hơn BN có bệnh lý cầu thận không tiểu máu
62,63% so với 84,21%.
Nhiều tổn thương mô bệnh học có thể gặp
ở BN bệnh lý cầu thận có tiểu máu nhưng 2
thể xơ hóa từng ổ đoạn và bệnh thận IgA là
thường gặp nhất (bảng 4,5). Bệnh thận IgA
cũng là dạng thường gặp nhất trong tiểu máu
không triệu chứng (bảng 6). Kết quả này phù
hợp với nghiên cứu của các tác giả Hall CL,
Nieuwhof C, Hae Min Lee, Kim BS(2,4,3). Hall

CL sinh thiết thận cho 89 BN tiểu máu vi thể
không triệu chứng (asymptomatic microscopic
hematuria (AMH) cho kết quả bệnh thận
màng đáy mỏng chiếm 43%, IgA: 20%, sang
thương tối thiểu 19% và bình thường 18% và

156

sinh thiết cho 46 BN tiểu máu vi thể không
triệu chứng kèm đạm niệu mức độ thấp
chứng, kết quả IgA 46%, sang thương tối thiểu
17%, bệnh thận màng đáy mỏng 7%, bình
thường 4%. Nieuwhof C sinh thiết 49 BN tiểu
máu kéo dài 6 tháng, không có đạm niệu và
bệnh lý đường tiết niệu, 12 BN bệnh thận IgA,
13 BN bệnh thận màng đáy mỏng, 20 BN mô
thận bình thường, 4 trường hợp linh tinh. Hae
Min Lee báo cáo kết quả sinh thiết trên mẫu
lớn hơn tại Hàn Quốc 350 BN tiểu máu vi thể
đơn
độc.
Bệnh
thận
IgA:
46,9%;
Idiopathicmesangial proliferative GN 43,1%,
FSGS: 3,1%; sang thương tối thiểu: 1,7%; bệnh
thận màng đáy mỏng: 1,4%. Kết quả nghiên
cứu của Kim BS và cộng sự cũng tương tự với
156 Bn tiểu máu vi thể đơn độc (isolated

microscopic hematuria), được sinh thiết thận.
33% bệnh thận IgA, 23,7% viêm cầu thận tăng
sinh gian mạch (mesangial proliferative
glomerulonephritis), 15,4% tổn thương tối
thiểu, 12,8% bệnh thận màng đáy mỏng và
6,4% bình thường. Có 03 trường hợp chúng tôi
nghi ngờ có bệnh lý màng đáy mỏng nhưng
không có điều kiện xác minh chẩn đoán vì
không có kính hiển vi điện tử. Tuy nhiên, các
BN này về mô bệnh học và lâm sàng phù hợp
với bệnh lý màng đáy mỏng.
Tuy nhiên, một điểm cần lưu ý ở bệnh
nhân tiểu máu đặc biệt là BN không triệu
chứng là các nguyên nhân không phải bệnh lý
thận, tiểu máu có nguồn gốc khác như bệnh lý
hệ tiết niệu, nhiễm khuẩn tiết niệu, sỏi
niệu…Nghiên cứu chúng tôi không có trường
hợp nào có kết quả giải phẫu bệnh bình
thường do chúng tôi chọn lựa BN rất kỹ trước
khi quyết định sinh thiết thận. Chúng tôi bám
sát các khuyến cáo về cách lấy nước tiểu,
thường lặp lại xét nghiệm nước tiểu nhiều lần
bằng que nhúng, soi cặn lắng và lấy nước tiểu
theo phương pháp cặn Addis. Các tác giả
Nieuwhof C, Kim BS đều báo cáo có tỷ lệ thấp
kết quả sinh thiết thận bình thường(3).

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

Nghiên cứu Y học

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Qua nghiên cứu 99 BN người lớn mắc bệnh
lý thận có tiểu máu và được sinh thiết thận chẩn
đoán tại Khoa Thận, Bệnh Viện Thống Nhất,
TPHCM, nghiên cứu này rút ra được một số đặc
điểm sau:

1.

Bệnh lý thận có tiểu máu thường ở mức độ vi
thể, kèm theo bệnh cảnh lâm sàng HCTH và
giảm chức năng thận.
Hai dạng tổn thương mô bệnh học thường
gặp nhất là xơ hóa từng ổ đoạn và bệnh thận
IgA. Trong đó, bệnh thận IgA thường gặp tiểu
máu mức đại thể, ngược lại xơ hóa từng ổ đoạn
thường gặp tiểu máu mức độ vi thể. Tổn thương
mô bệnh học ở bệnh nhân tiểu máu không triệu
chứng thường gặp nhất là bệnh thận IgA

2.

3.


4.

5.

Floege J, Feehally J(2010). “Introduction to Glomerular
diseases: clinical presentations”. In: Comprehensive clinical
Nephrology. Fourth edition. Pp 193- 207. Elservier Sauders
Hall CL, Bradley R, Kerr A, Attoti R, Peat D (2004), “Clinical
value of renal biopsy in patients with asymptomatic
microscopic hematuria with and without low-grade
proteinuria”. Clin Nephrol 2004; 62: 267-72
Kim BS, Kim YK, Shin YS, Kim YO, Song HC, Kim YS, Choi
EJ. (2009), “Natural history and renal pathology in patients
with isolated microscopic hematuria”. Korean J Intern Med.
2009 Dec;24(4):356-61
Lee HM, Hyun JI, Min JW, (2016), “The Natural Course of
Biopsy-Proven Isolated Microscopic Hematuria: A Single
Center Experience of 350 Patients”. Korean Med Sci 2016; 31:
909-914
Polito MG, (2005), “An overview on frequency of renal biopsy
diagnosis in Brazil: clinical and pathological patterns based on
9617 native kidney biopsies”, Nephrol Dial Transplant 25: 490496

Ngày nhận bài báo:

24/09/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:


28/09/2016

Ngày bài báo được đăng:

01/11/2016

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016

157



×