Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu lâm sàng, một số yếu tố nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới ở bệnh nhân suy tim mạn tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.6 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

Nghiên cứu Y học

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG, MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ HUYẾT KHỐI
TĨNH MẠCH SÂU CHI DƯỚI Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN TÍNH
Huỳnh Văn Ân*

TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tỷ lệ và đặc điểm huyết khối tĩnh mạch sâu
ở chi dưới bằng siêu âm Doppler mạch ở bệnh nhân suy tim mạn tính; tìm hiểu mối liên quan giữa một số yếu tố
nguy cơ với huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới ở bệnh nhân suy tim mạn tính.
Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: mô tả, cắt ngang, tiến cứu. 136 bệnh nhân điều trị nội trú tại
Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, TPHCM từ tháng 4/2011 đến tháng 3/2013 được xác định có suy tim mạn tính
mức độ III, IV theo Phân loại chức năng của Hội Tim Nữu Ước (NYHA-FC). Khảo sát bằng siêu âm doppler tĩnh
mạch chi dưới từ cổ chân tới nếp bẹn 2 chân.
Kết quả: Tỉ lệ HKTMS chi dưới ở bệnh nhân suy tim mạn tính mức độ NYHA III/IV là 42,6% (58/136BN).
Tuổi trung bình 74 (74,1 ± 11,4). Tỉ lệ nữ là 67,2%. Chỉ có 5,2% bệnh nhân có sưng nề chân. HKTMS xảy ra
tương đương nhau ở 2 chân phải và trái (lần lượt là 65,5% và 67,2%). HKTMS ở cả 2 chân là 32,8% (19/58BN),
chỉ ở 1 chân là 67,2% (39/58BN). Vị trí thường gặp nhất là TM khoeo (55,2%), kế đến là TM đùi chung (32,8%),
TM đùi nông (31%), TM đùi sâu (19%). Chúng tôi ghi nhận 65,3% huyết khối bám thành, 34,7% huyết khối
bám ở chân van. Chỉ 8,4% huyết khối gây tắc hoàn toàn. Bệnh nhân suy tim NYHA IV có tỉ lệ HKTMS cao hơn
(NYHA III: 31,3%, NYHA IV: 70%, p=0,0001). Qua phân tích hồi qui đa biến, mức độ suy tim NYHA IV là yếu
tố nguy cơ độc lập đối với HKTMS (OR 4,51, KTC 95% 1,86-10,94, p=0,001).
Kết luận: Bệnh nhân suy tim có nguy cơ cao đối với HKTMS và nguy cơ tăng theo độ chức năng NYHA
III/IV.
Từ khóa: Huyết khối tĩnh mạch sâu, Suy tim

ABSTRACT
STUDY OF CLINICAL CHARACTERISTIC AND RISK FACTORS FOR DEEP VEIN THROMBOSIS
(DVT) OF THE LOWER EXTREMITIES IN PATIENTS WITH CHRONIC HEART FAILURE


Huynh Van An*Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 6 - 2016: 67 - 73
Purpose: Determine the incidence and clinical, morphologic characteristic of Deep Venous Thrombosis
(DVT) of the lower limbs in patients hospitalized with heart failure. Determine risk factors and the relationship
with the heart failure grade of Deep Venous Thrombosis (DVT) of the lower limbs in patients hospitalized with
chronic heart failure.
Materials and method: Descriptive, cross sectional and prospective study. Since April, 2011 to March,
2013, there were 136 patients treated in Nhan Dan Gia Dinh Hospital, HCMC were diagnosed as chronic heart
failure grade III, IV according to New York Heart Association Functional Classification (NYHA-FC). Research
by using Doppler ultrasound the lower limbs’ veins from the ankles to the inguinal folds in both legs.
Results: The incidence of DVT of the lower limbs of patients with chronic heart failure grade III, IV by
NYHA-FC is 42.6% (58/136 patients). The average age is 74 (74.1 ± 11.4). Women are 67.2%. 5.2% patients
have swelling in the lower extremities. The incidence of DVT is similar in the right and the left legs (65.5% and
*Khoa Hồi sức - Tích cực - Chống độc - Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
Tác giả liên lạc: TS.BS. Huỳnh Văn Ân ĐT: 0918674258 Email:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016

67


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

67.2%, respectively). The incidence of DVT in both 2 legs is 32.8% (19/58 patients), in only 1 leg is 67.2% (39/58
patients). The most common sites are Popliteal Vein (55.2%), Common Femoral Vein (32.8%), Superficial
Femoral Vein (31%), Deep Femoral Vein (19%), respectively. Heart failure patients classified as NYHA IV have a
higher incidence of DVT (NYHA III: 31.3%, NYHA IV: 70%, p=0.0001). Multiple logistic regression analysis
identified the NYHA IV functional class as an independent predictor of DVT (OR 4.51, 95%CI 1.86-10.94,
p=0.001).

Conclusion: Patients with heart failure have a high risk for DVT and the risk increases according to NYHA
III/IV functional class.
Key words: Deep Venous Thrombosis, Heart failure

ĐẶT VẤN ĐỀ

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU

Hệ thống tĩnh mạch chi dưới, được chia làm
3 hệ: tĩnh mạch sâu, tĩnh mạch nông, và tĩnh
mạch xuyên. Các tĩnh mạch (TM) thuộc hệ tĩnh
mạch sâu đi song hành với các động mạch, đưa
máu trở về TM đùi rồi TM chậu, chứa tới 90%
lượng máu của toàn hệ tĩnh mạch.
Huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) là bệnh
lý thường gặp ở bệnh nhân (BN) nằm viện. Bệnh
có thể xảy ra ở các tĩnh mạch sâu khắp cơ thể,
nhưng thường ở tĩnh mạch sâu của chi dưới, do
máu đông đóng thành khối gây tắc nghẽn hoàn
toàn hoặc một phần mạch máu. Bệnh có thể xảy
ra ở mọi chủng tộc và tôn giáo, mọi lứa tuổi, và ở
cả 2 giới.
Ở Bắc Mỹ và châu Âu, cứ 100.000 người thì
có 160 trường hợp HKTMS và 50 trường hợp
TTP được chẩn đoán qua tử thiết. Đặng Vạn
Phước, tầm soát HKTMS chi dưới không triệu
chứng trên BN nội khoa nhập viện bằng siêu âm
Duplex tại Việt Nam, đã chứng minh tỷ lệ
HKTMS không hiếm gặp ở nước ta. Kết quả
nghiên cứu cho thấy có 22% BN được phát hiện

có HKTMS bằng siêu âm doppler dù họ không
có triệu chứng gì của bệnh(2).
Mục tiêu nghiên cứu là khảo sát đặc điểm
lâm sàng, cận lâm sàng, tỷ lệ và đặc điểm huyết
khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới bằng siêu âm
Doppler mạch ở bệnh nhân suy tim mạn tính;
tìm hiểu mối liên quan giữa một số yếu tố nguy
cơ với huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới ở bệnh
nhân suy tim mạn tính.

68

Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, cắt ngang.
136 BN điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhân
Dân Gia Định, TPHCM từ tháng 4/2011 đến
tháng 3/2013 được xác định có suy tim mạn tính
mức độ III/IV theo phân loại chức năng của Hội
Tim Nữu Ước (NYHA-FC: New York Heart
Association Functional Classification).
BN được khảo sát hệ tĩnh mạch sâu 2 chi
dưới từ cổ chân tới nếp bẹn bằng siêu âm
doppler tĩnh mạch. Phát hiện huyết khối tĩnh
mạch bằng kỹ thuật siêu âm duplex gồm: dùng
đầu dò siêu âm đè ép nhẹ TM, khảo sát dòng
chảy trên doppler màu trên siêu âm 2D. Ghi
nhận vị trí huyết khối theo vị trí tĩnh mạch của
hệ thống tĩnh mạch sâu, nông, bên chân trái hoặc
phải. Ghi nhận vị trí bám của huyết khối ở chân
van hoặc bám thành TM. Huyết khối có gây tắc
hoàn toàn hoặc không.

Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 21.0.

KẾT QUẢ
Chúng tôi ghi nhận 58/136 BN (42,6%) có
HKTMS chi dưới.
58 BN có HKTMS, tuổi từ 41 đến 94 tuổi,
với tuổi trung bình là 74,1 ± 11,4 tuổi. Trong
đó có 19 nam và 39 nữ. Tỉ lệ nam/nữ là 1:2. Nữ
chiếm tỉ lệ 67,2%.

Đặc điểm về lâm sàng
Bảng 1. Triệu chứng lâm sàng của HKTMS chi dưới
Triệu chứng
Tần số (n=58) Tần suất (%)
Đỏ da
3
5,2
Đau dọc phân bố tĩnh mạch
3
5,2
Sưng toàn bộ chân
3
5,2

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016
Triệu chứng
Tần số (n=58) Tần suất (%)

Vòng chân bên triệu chứng to
3
5,2
hơn bên kia 3cm
Phù chân
29
50,0
Tĩnh mạch nông bàng hệ
0
0

Khám tỉ mỉ chi dưới của các BN có HKTMS,
triệu chứng điển hình của HKTMS: đau, đỏ ở chi
bị HKTMS, có sưng toàn bộ chân, vòng chân ở
chi bị HKTMS to hơn bên kia >3cm chỉ có ở 3/58
BN (5,2%). Có 50% BN có phù chân.
Bảng 2. Phù chân trong HKTMS chi dưới
Phù chân
Phù cả 2 chân
Phù chỉ chân trái
Không có phù
Tổng

Tần số (n)
28
1
29
58

Tần suất (%)

48,3
1,7
50,0
100

Ghi nhận 1 BN (1,7%) chỉ phù ở 1 chân. Tuy
nhiên, 48,3% BN có phù cả 2 chân vì ở nhóm BN
suy tim tuy có thể có phù chân nhẹ nhưng phù ở
cả 2 chân.

Đặc điểm về hình thái của huyết khối tĩnh
mạch sâu
Bảng 3. Phân bố huyết khối theo bên chân
HKTMS
chỉ ở chân phải
chỉ ở chân trái
ở cả 2 chân
Tổng

Tần số (n)
19
20
19
58

Tần suất (%)
32,8
34,5
32,8
100


Ở một BN, huyết khối có thể gặp ở nhiều
hơn một vị trí và có thể ở cả 2 chân. Qua kết quả
siêu âm, chúng tôi ghi nhận HKTMS ở cả 2 chân
là 32,8% (19/58 BN), chỉ ở 1 chân (phải hoặc trái)
là 67,2% (39/58 BN).
Bảng 4. Vị trí thường gặp của huyết khối tĩnh mạch
sâu chi dưới
Vị trí HKTMS
Chân phải
Chân trái
Đoạn gần (trên gối)
Đoạn xa (dưới gối)

Tần số (n=58)
38
39
58
1

Tỉ lệ (%)
65,5
67,2
100
1,7

HKTMS xảy ra tương đương nhau ở 2 chân
phải và trái, lần lượt là 65,5% và 67,2%. Tất cả 58
BN có HKTMS đều có huyết khối ở đoạn gần
(trên gối), chỉ có 1 BN (1,7%) có thêm huyết khối

ở đoạn xa (dưới gối).

Nghiên cứu Y học

Bảng 5. Huyết khối trong tương quan giữa vị trí tĩnh
mạch và bên chân
HKTMS ở chân phải chân trái cả 2 chân Tổng (n,%)
TM đùi chung
8
9
2
19 (32,8)
TM đùi nông
5
7
6
18 (31,0)
TM đùi sâu
4
6
1
11 (19,0)
TM khoeo
12
12
8
32 (55,2)
TM chày trước
0
0

0
0
TM chày sau
1
0
0
1 (1,7)
TM mác
0
0
0
0

TM sâu thường phát hiện có huyết khối nhất
là TM khoeo (55,2%), kế đến là TM đùi chung
(32,8%), TM đùi nông (31%), TM đùi sâu (19%).
Ở từng vị trí TM của hệ thống TM sâu, huyết
khối xảy ra ở 2 chân tương đương nhau.
Bảng 6. Vị trí bám và tính chất của cục huyết khối
Đặc điểm của huyết khối Tần số (n = 95) Tần suất (%)
Vị trí bám
Chân van
33
34,7
Bám thành
62
65,3
Tính chất
Hoàn toàn
8

8,4
Không hoàn toàn
87
91,6

Phân tích 58 BN có HKTMS, có tất cả 95 cục
huyết khối. Chúng tôi ghi nhận 65,3% huyết khối
bám thành, 34,7% huyết khối bám ở chân van.
Chỉ 8,4% huyết khối gây tắc hoàn toàn TM.

Mối liên quan của huyết khối tĩnh mạch
sâu chi dưới với giới tính và tuổi
Bảng 7. Liên quan giữa huyết khối tĩnh mạch sâu chi
dưới và giới tính
Nhóm Nhóm không HKTMS Nhóm có HKTMS Giá trị
BN
(n=78) (n,%)
(n=58) (n,%)
p
Nam
38 (48,7)
19 (32,8)
> 0,05
Nữ
40 (51,3)
39 (67,2)

Tỉ lệ nữ ở nhóm có HKTMS là 67,2%, trong
khi tỉ lệ nữ ở nhóm không có HKTMS là 51,3%.
Tuy nhiên, chưa ghi nhận có khác biệt có ý nghĩa

thống kê về giới tính nữ giữa 2 nhóm BN không
HKTMS và nhóm BN có HKTMS với p > 0,05.
Bảng 8. Liên quan giữa huyết khối tĩnh mạch sâu chi
dưới và tuổi
Nhóm không
Nhóm có HKTMS Giá trị
HKTMS (n=78) (n,%)
(n=58) (n,%)
p
≤ 60 tuổi
12 (15,4)
7 (12,1)
> 0,05
61-80 tuổi
42 (53,8)
31 (53,4)

Nhóm BN

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016

69


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

Nhóm không
Nhóm có HKTMS Giá trị

HKTMS (n=78) (n,%)
(n=58) (n,%)
p
> 80 tuổi
24 (30,8)
20 (34,5)
≤ 75 tuổi
34 (43,6)
35 (60,3)
> 0,05
> 75 tuổi
44 (56,4)
23 (39,7)

Nhóm BN

Khi chia các BN của nhóm không HKTMS và
nhóm có HKTMS theo các nhóm tuổi ≤ 60, 61-80
và > 80, và theo mốc tuổi 75, chúng tôi chưa ghi
nhận có khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các
nhóm tuổi với p > 0,05.

Mối liên quan của huyết khối tĩnh mạch
sâu chi dưới với tình trạng bất động
Thời gian bất động của 2 nhóm không
HKTMS và có HKTMS lần lượt là 8,0 và 7,6;
không khác biệt có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Bảng 9. Liên quan giữa huyết khối tĩnh mạch sâu chi
dưới và thời gian bất động
Thời gian bất

động (ngày)
1-5 (n,%)
6-10 (n,%)
11-15 (n,%)
16-20 (n,%)
≥21 (n,%)

Nhóm không
HKTMS (n=78)
18 (23,1)
45 (57,7)
10 (12,8)
4 (5,1)
1 (1,3)

Nhóm có
Giá trị
HKTMS (n=58)
p
19 (32,8)
> 0,05
24 (41,4)
14 (24,1)
1 (1,7)
0

Khi chia các BN của nhóm không HKTMS và
có HKTMS thành các nhóm với thời gian bất
động 1-5, 6-10, 11-15, 16-20 và ≥ 21 ngày, chúng
tôi chưa thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

giữa các nhóm có thời gian bất động khác nhau
với p > 0,05.

Mối liên quan của huyết khối tĩnh mạch
sâu với mức độ suy tim NYHA III/IV
70,6% (96/136) BN có suy tim độ III, 29,4%
(40/136) BN có suy tim độ IV. Tỉ lệ suy tim độ
III:IV trong nhóm BN nghiên cứu là khoảng 2:1.
Bảng 10. Liên quan giữa mức độ suy tim NYHA
III/IV và HKTMS
Mức độ
OR (KTC
Nhóm không
Nhóm có
suy tim
95%)
HKTMS (n=78) HKTMS (n=58)
(NYHA)
Giá trị p
NYHA III
66 (68,8)
30 (31,2)
5,13 (2,30(n=96) (n,%)
11,45)
NYHA IV
p=0,0001
12 (30,0)
28 (70,0)
(n=40) (n,%)


70

Bảng 11. Phân tích hồi qui đa biến
Các biến độc lập
n = 136
Tuổi > 75
Mức độ suy tim
NYHA IV

Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới
ORhiệu chỉnh KTC 95% Giá trị p
0,63
0,28-1,44 > 0,05
4,51

1,86-10,94 0,001

Phân tích hồi qui đa biến, chúng tôi ghi nhận
suy tim NYHA IV là yếu tố nguy cơ độc lập đối
với HKTMS với OR 4,51 (KTC 95% 1,86-10,94)
với p=0,001.

BÀN LUẬN
Chúng tôi ghi nhận tỉ lệ HKTMS chi dưới ở
BN suy tim mạn tính mức độ NYHA III/IV là
42,6% (58/136 BN). Tỉ lệ nữ là 67,2%. Đa số BN
nằm trong độ tuổi 61-90, với tuổi trung bình 74
(74,1 ± 11,4). Theo y văn, HKTMS ít gặp ở lứa
tuổi < 40, nhưng gặp nhiều ở người > 45 tuổi.
Tần suất HKTMS ở BN suy tim thay đổi rất

lớn từ 1-59%. Đặng Vạn Phước ghi nhận tỉ lệ
HKTMS trên BN suy tim là 24,5%(2). Theo y văn
nước ngoài, tỉ lệ này là 20-40%. Tỉ lệ HKTMS trên
BN suy tim ở Nhật Bản là 11,2%(6). Alikhan và
cộng sự ghi nhận 14,6% BN suy tim ứ huyết
được chẩn đoán có HKTMS(1).

Đặc điểm về lâm sàng
Triêu chứng phù chân khá thường gặp, có ở
40/136 BN (29,4%) suy tim độ NYHA III/IV của
chúng tôi. Khi xem xét ở nhóm có HKTMS thì tỉ
lệ phù chân là 50% (29/58 BN) cao hơn tỉ lệ phù
chân của cả nhóm nghiên cứu có thể là một phần
là do ở nhóm có HKTMS có BN suy tim độ IV
nhiều hơn. Nhưng ở 29 BN nhóm có HKTMS,
chỉ có 1 BN có triệu chứng phù chỉ ở 1 chân. Phù
1 bên chân là dấu hiệu quan trọng để nhận biết
huyết khối ở 70% BN. Do đó, tuy phù chân khá
thường gặp ở nhóm BN suy tim có HKTMS
nhưng không phải là dấu hiệu điển hình, chỉ khi
phù xuất hiện ở một chân thì mới là dấu hiệu
lâm sàng quan trọng để nhận biết HKTMS. Hơn
nữa BN có thể có HKTMS ở cả hai chân.
Triệu chứng điển hình: đau, đỏ ở chi bị
HKTMS, sưng toàn bộ chân, vòng chân bên bị
HKTMS to hơn bên kia 3cm chỉ có ở 3/58 BN

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016
(5,2%). Triệu chứng lâm sàng không điển hình
và BN suy tim mạn thường có phù chân nên đã
làm lu mờ triệu chứng của HKTMS.
Triệu chứng và dấu hiệu của suy tim ứ huyết
có thể che khuất tiến triễn của HKTMS. Triệu
chứng điển hình của HKTMS ở BN lớn tuổi thì ít
hơn. Nhiều BN HKTMS không có triệu chứng
hoặc triệu chứng rất nghèo nàn và thêm vào đó,
một tần suất cao các triệu chứng và dấu hiệu
chồng lên của suy tim ứ huyết, như phù chi
dưới, những dấu hiệu này có thể trùng lắp với
các triệu chứng của HKTMS.
Phù chân là triệu chứng thường gặp nhất của
HKTMS với tỉ lệ 13,3%, nhưng không tương
quan chặt giữa triệu chứng và vị trí của HKTMS.
Có đến 74,5% BN có HKTMS mà không có triệu
chứng. Sưng chân là biểu hiện lâm sàng có ý
nghĩa của HKTMS.
Ở nhóm cao tuổi, tỉ lệ có triệu chứng lâm
sàng ở chân ít hơn nhóm trẻ tuổi.
Biểu hiện lâm sàng của HKTMS chi dưới có
thể rất thay đổi từ phát hiện tình cờ ở BN không
triệu chứng tới huyết khối lan rộng vùng chậuđùi gây chân bị tái, sưng đau. Ở thời điểm chẩn
đoán HKTMS, triệu chứng phù chân là 59% đối
với BN nội trú và 82% đối với BN ngoại trú, đỏ
da 8% đối với BN nội trú và 17% đối với BN
ngoại trú(5).
Triệu chứng lâm sàng của HKTMS không
điển hình, ở bệnh nhân suy tim mạn tính triệu

chứng và dấu hiệu của suy tim ứ huyết có thể
che khuất tiến triễn của HKTMS và khó phát
hiện HKTMS.

Đặc điểm về hình thái
HKTMS xảy ra tương đương nhau ở 2 chân
phải và trái. Chúng tôi ghi nhận tỉ lệ HKTMS ở
cả 2 chân là 32,8% (19/58 BN). HKTMS thường
xảy ra ở một chân hơn là cả hai chân. Tương tự
các nghiên cứu trước đây trong và ngoài nước.
Đặng Vạn Phước và cộng sự ghi nhận huyết
khối phân bố chân trái 60%, chân phải 26,67%, cả
hai chân 13,33%(2). Goldhaber và cộng sự ghi

Nghiên cứu Y học

nhận HKTMS chi dưới một bên phát hiện ở 77%
BN, HKTMS chi dưới hai bên là 12%(5).
Vị trí thường gặp nhất là TM khoeo (55,2%),
kế đến là TM đùi chung (32,8%), TM đùi nông
(31%), TM đùi sâu (19%). Ở từng vị trí TM, xác
suất huyết khối xảy ra ở chân phải và trái cũng
tương đương nhau. Chỉ 1 trường hợp (1,7%) có
huyết khối ở TM chày sau bên phải. Không ghi
nhận huyết khối ở TM chày trước và TM mác.
Các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
cũng cho thấy vị trí thường gặp huyết khối nhất
là TM đùi như nghiên cứu của Goldhaber và
cộng sự cho thấy huyết khối TM đùi chiếm tỉ lệ
cao nhất 36,5%(5).

Trong nghiên cứu của chúng tôi, 100% BN có
huyết khối tĩnh mạch đoạn gần (trên gối), có 1
BN (1,7%) có thêm huyết khối ở đoạn xa (dưới
gối). HKTMS đoạn xa được cho là ít nặng hơn
HKTMS đoạn gần vì ít gây TTP(4). HKTMS đoạn
xa đơn thuần thường kết hợp với các yếu tố
nguy cơ thoáng qua (như mới đi du lịch, nhập
viện, mới phẫu thuật), trong khi HKTMS đoạn
gần thường kết hợp với các tình trạng mạn tính
(như tuổi ≥ 75 hoặc có ung thư)(4).
Về vị trí bám của cục huyết khối, chúng tôi
ghi nhận có 65,3% huyết khối bám thành tĩnh
mạch và 34,7% huyết khối bám ở chân van
tĩnh mạch, nhưng chỉ có 8,4% huyết khối tắc
hoàn toàn.
Tỉ lệ huyết khối tắc hoàn toàn thấp cũng đã
giải thích lý do triệu chứng nghèo nàn của
HKTMS, rất ít gặp triệu chứng điển hình của
HKTMS, như các y văn đã lưu ý. Hơn nữa triệu
chứng lâm sàng của chi bị HKTMS còn tùy thuộc
vào tĩnh mạch liên quan, tĩnh mạch càng gần gốc
chân như các tĩnh mạch đùi thì triệu chứng càng
rỏ rệt, dễ phát hiện trên lâm sàng.
Nghiên cứu về dự phòng HKTMS trên BN
nội khoa (MEDENOX), tỉ lệ HKTMS ở BN suy
tim NYHA III/IV không được dự phòng là 15%(1).
Nghiên cứu SIRIUS, trên nhóm BN nội khoa
ngoại trú không có bệnh phổi mạn, cho thấy suy
tim mạn có liên quan độc lập với TTHKTM,


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016

71


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

nguy cơ tăng gấp 3 lần(1). Suy tim mạn tính là yếu
tố nguy cơ độc lập đối với HKTMS (OR 2,93,
KTC 95% 1,55-5,56, p=0,001)(1).

Mối liên quan của huyết khối tĩnh mạch
sâu chi dưới với tuổi
Chúng tôi chưa tìm thấy sự liên quan giữa
tuổi và HKTMS. Khi chia thành 3 nhóm tuổi (≤
60, 61-80, > 80 tuổi), chúng tôi không thấy có liên
quan có ý nghĩa thống kê giữa tuổi và HKTMS
với p > 0,05. Có thể là do độ tuổi trung bình của
nhóm BN nghiên cứu cao (73,5 ± 12,2), và đa số
BN (86,0%) > 60 tuổi.
HKTMS thường xảy ra ở người cao tuổi, với
tần số 2-3 cho mỗi 10000 người tuổi 30-49 tăng
lên 20 cho mỗi 10000 người ở nhóm tuổi 70-79.
Có nhiều lý giải cho nguy cơ huyết khối tăng
theo tuổi. Có ý kiến cho rằng do tình trạng nhiều
bệnh lý phối hợp ở người cao tuổi, kèm theo sự
giảm trương lực cơ, tình trạng kém vận động và
những thay đổi thoái hóa ở hệ mạch.

Tuy nhiên, tương tự chúng tôi, cũng có
nghiên cứu tại Singapore không ghi nhận sự liên
quan có ý nghĩa thống kê của tuổi với HKTMS(7).

Mối liên quan của huyết khối tĩnh mạch
sâu chi dưới với giới tính
Về giới tính, nhóm không HKTMS có tỉ lệ nữ
là 51,3%, và nhóm có HKTMS có tỉ lệ nữ là
67,2%. Khi so sánh thì sự khác biệt về giới tính ở
2 nhóm chưa đủ có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Tương tự, Tan KK và cộng sự cũng kết luận
giới tính không liên quan có ý nghĩa thống kê
với HKTMS(7). Darwood và cộng sự ghi nhận tỉ lệ
HKTMS trung bình cho dân số là 5 cho mỗi
10000 người năm, có tần suất tương đương ở
nam và nữ(3).
Ngược lại, có nghiên cứu ghi nhận suy tim là
yếu tố nguy cơ mạnh ở nữ. Ở giới nữ, nguy cơ
tương đối đối với HKTMS ở BN suy tim cao hơn
so với BN không suy tim với nguy cơ tương đối
1,39 (1,39-1,40) trong khi ở nam giới thì không
khác biệt với nguy cơ tương đối 0,98 (0,98-0,99).

72

Mối liên quan của huyết khối tĩnh mạch
sâu chi dưới với thời gian bất động
Tình trạng bất động của BN làm giảm hiệu
quả của bơm cơ cẳng chân và dẫn đến ứ máu
TM; rồi sau đó máu bị ứ trệ có thể làm tổn

thương thành nội mạc và là nguyên nhân thành
lập huyết khối.
Vì số lượng BN không lớn, chúng tôi chia BN
thành 5 nhóm thời gian bất động tăng dần (1-5,
6-10, 11-15, 16-20, ≥ 21 ngày), chúng tôi chưa thấy
có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thời
gian bất động (số ngày nằm viện cho đến lúc
siêu âm TM) và HKTMS với p > 0,05. Nhóm BN
nằm bất động lâu hơn không có nguy cơ
HKTMS chi dưới cao hơn nhóm nằm bất động
ngắn hơn. Điều này khác với các dữ liệu trên thế
giới là tình trạng nằm lâu bất động tại giường
làm tăng nguy cơ mắc HKTMS.
Gibbs (1957) công bố chỉ có 15% BN nằm lâu
tại giường dưới 7 ngày tử thiết có HKTMS, tỉ lệ
này tăng lên 80% đối với những BN nằm lâu
hơn.

Mối liên quan giữa huyết khối tĩnh mạch
sâu với mức độ suy tim NYHA III và IV
Tỉ lệ HKTMS ở nhóm suy tim NYHA IV của
chúng tôi là 70,0% (28/40 BN) cao hơn tỉ lệ
HKTMS ở nhóm suy tim NYHA III là 31,3%
(30/96 BN) có ý nghĩa thống kê với p=0,0001.
Alikhan và cộng sự ghi nhận tỉ lệ HKTMS ở
BN suy tim sung huyết là 14,6% và tỉ lệ HKTMS
cao ở các trường hợp suy tim ứ huyết nặng
(NYHA III: 12,3%, NYHA IV: 21,7%)(1).
Tại Nhật Bản, Ota và cộng sự ghi nhận có
liên quan giữa mức độ nặng của suy tim ứ huyết

và tỉ lệ HKTMS. BN suy tim NYHA IV có tỉ lệ
HKTMS cao hơn (NYHA II: 4,4%, NYHA III:
4,8%, NYHA IV: 25,5%, p<0,01)(6).
Chúng tôi ghi nhận có mối liên quan có ý
nghĩa thống kê giữa mức độ suy tim NYHA IV
và HKTMS. BN suy tim NYHA IV có nguy cơ
HKTMS cao rõ rệt so với BN suy tim NYHA III
(OR 5,13, KTC 95% 2,30-11,45) với p=0,0001.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016
Tương tự, Ota và cộng sự cũng đưa đến kết
luận HKTMS thường xảy ra ở BN suy tim ứ
huyết, mức độ chức năng NYHA là yếu tố nguy
cơ cao (OR 3,74, KTC 95% 1,72-8,16, p<0,01). Độ
chức năng NYHA là yếu tố tiên đoán độc lập
HKTMS. Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Nhật Bản
phát hiện tần suất cao HKTMS ở BN suy tim ứ
huyết nặng và kết quả này gợi ý các nhà lâm
sàng tin rằng ở BN châu Á có suy tim ứ huyết
cũng bị HKTMS như các BN phương Tây. Một
điểm mới khác của nghiên cứu này là tăng nguy
cơ TTHKTM liên quan tới mức độ NYHA, đặc
biệt là nguy cơ cực cao đối với BN NYHA IV tại
Nhật Bản(6).
Ở BN suy tim ứ huyết nặng, dẫn đến ứ máu
tĩnh mạch, điều này có vẻ là nguy cơ của
HKTMS. Các lý do dẫn đến sự khác biệt như thế

là do mức độ suy tim nặng hơn làm hạn chế hoạt
động về thể chất, sinh hoạt thường ngày cũng bị
hạn chế. Chính sự kém vận động vì suy tim này
làm tăng ứ máu tĩnh mạch, làm tiến triễn các cục
máu đông ở tĩnh mạch sâu.

KẾT LUẬN
Bệnh nhân suy tim có nguy cơ cao bị
HKTMS, triệu chứng lâm sàng thì mờ nhạt, dễ bị
che lấp bởi các triệu chứng của suy tim mạn tính.
Tỉ lệ HKTMS chi dưới ở bệnh nhân suy tim
mạn tính mức độ III/IV (theo NYHA) là 42,6%.
Chỉ 5,2% bệnh nhân có HKTMS có triệu chứng
điển hình của HKTMS: đau, đỏ ở chi bị HKTMS,
sưng toàn bộ chân, vòng chân bên bị HKTMS to
hơn bên kia 3cm.
Vị trí tĩnh mạch sâu thường phát hiện có
huyết khối nhất là TM khoeo (55,2%), kế đến là
TM đùi chung (32,8%), TM đùi nông (31%), TM
đùi sâu (19%).

Nghiên cứu Y học

Huyết khối thường bám thành tĩnh mạch
(65,3%) hơn là bám ở chân van tĩnh mạch
(34,7%). Chỉ 8,4% huyết khối gây tắc hoàn toàn
tĩnh mạch.
Bệnh nhân suy tim có nguy cơ cao đối với
HKTMS và nguy cơ tăng theo độ chức năng
NYHA III/IV. Mức độ suy tim NYHA IV là yếu

tố nguy cơ độc lập đối với HKTMS (OR 4,51,
KTC 95% 1,86-10,94, p=0,001).
Tuổi cao, giới tính, thời gian bất động trong
nghiên cứu chưa thấy liên quan với HKTMS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.
4.

5.

6.

7.

Alikhan R, Cohen AT, Combe S, et al (2004), “Risk Factors for
Venous Thromboembolism in Hospitalized Patients With
Acute Medical Illness: Analysis of the MEDENOX Study”, Arch
Intern Med, 164(9), pp. 963-968.
Đặng Vạn Phước, Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, et al
(2010), “Huyết khối tĩnh mạch sâu: Chẩn đoán bằng siêu âm
Duplex trên Bệnh nhân Nội khoa nhập viện”, Tạp Chí Tim
Mạch Học Việt Nam, (56), tr. 24-36.
Darwood RJ, Smith FCT (2013), “Deep vein thrombosis”, In:
Surgery, Published by Elsevier Ltd., pp. 206-210.
Galanaud J-P, Quenet S, Rivron-Guillot, et al (2009),

“Comparison of the clinical history of symtomatic isolated
distal deep-vein thrombosis vs. Proximal deep vein thrombosis
in 11086 patients”, J Thromb Haemost, 7, pp. 2028-2034.
Goldhaber SZ, Tapson VF (2004), “A prospective registry of
5451 patients with ultrasound-confirmed deep vein
thrombosis”, Am J Cardiol, 93, pp. 259-262.
Ota S, Yamada N, Tsuji A, et al (2009), “Incidence and Clinical
Predictors of Deep Vein Thrombosis in Patients Hospitalized
With Heart Failure in Japan”, Circ J, 73, pp. 1513-1517.
Tan KK, Koh WP, Chao AK (2007), “Risk factors and
presentation of deep venous thrombosis among Asian patients:
a hospital-based case-control study in Singapore”, Ann. Vasc.
Surg., 21(4), pp. 490-495.

Ngày nhận bài báo:

15/08/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

15/09/2016

Ngày bài báo được đăng:

15/11/2016

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016

73




×