Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Ứng dụng thở BiPAP cho trẻ sanh non suy hô hấp thất bại với thở NCPAP tại khoa hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.65 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016

Nghiên cứu Y học

ỨNG DỤNG THỞ BIPAP CHO TRẺ SANH NON SUY HÔ HẤP THẤT BẠI
VỚI THỞ NCPAP TẠI KHOA HỒI SỨC SƠ SINH BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Phạm Lê Mỹ Hạnh*, Phạm Thị Thanh Tâm*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Bước đầu xác định kết quả ứng dụng thở áp lực dương hai mức áp lực (BiPAP) cho trẻ sanh non
suy hô hấp thất bại với thở áp lực dương liên tục qua mũi (NCPAP).
Phương pháp: Mô tả hàng loạt ca có phân tích. Những trẻ < 37 tuần tuổi thai có suy hô hấp thất bại với
NCPAP hoặc chuẩn bị cai máy thở sẽ được chuyển sang thở BiPAP. Chọn phương thức BiPhasic + Apnea hoặc
Biphasic Trigger + Apnea bằng máy Infant Flow SiPAP với cài đặt duy trì SpO2 90-95%. Khi cải thiện, thông số
sẽ được giảm dần và chuyển trở lại thở NCPAP. Khi gặp tiêu chí thất bại, trẻ được đặt nội khí quản thở máy và
chấm dứt nghiên cứu.
Kết quả: Có 12 trẻ được đưa vào nghiên cứu với 14 lượt thở BiPAP. So với lúc thở NCPAP, sau thở BIPAP
có sự giảm có ý nghĩa thống kê về số cơn ngưng thở nặng 0 (0-3) so 2,5 (0-10) cơn/ngày, p = 0,004; số ca thở rút
lõm ngực nặng: 2 (14,3%) so 9 (64,3%), p = 0,016 và FiO2 37,5% (25-60) so 60% (30-80), p=0,006; Z = - 2,765.
Sau 48 giờ thở BiPAP, FiO2 giảm có ý nghĩa thống kê (p=0,01; Z = - 2,546). 92,9% các trường hợp thở BiPAP
thành công. Tỉ lệ cai máy thành công sau 24 giờ là 80%. Không ghi nhận biến chứng nào có liên quan thở BiPAP.
Kết luận: Đây là 1 phương pháp hỗ trợ hô hấp không xâm lấn khá hiệu quả và an toàn cho trẻ non tháng khi
thất bại NCPAP, giúp giảm tỉ lệ thông khí cơ học xâm lấn. Cần nghiên cứu tiếp theo với cỡ mẫu lớn hơn và thời
gian theo dõi dài hơn để khẳng định hiệu quả và an toàn của BiPAP trong hỗ trợ hô hấp trẻ sơ sinh non tháng.
Từ khóa: NCPAP, BiPAP, thông khí không xâm lấn, suy hô hấp, sanh non.

ABSTRACT
USING BIPAP FOR TREATING OF RESPIRATORY INSUFFICIENCY IN PRETERM INFANTS WITH
NCPAP FAILURE IN A NEONATAL INTENSIVE CARE UNIT
Pham Le My Hanh, Pham Thi Thanh Tam
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 4 - 2016: 93 - 98


Objective: To determine the results of BiPAP using in respiratory support for preterm infants with
respiratory insufficiency who fail with NCPAP.
Method: Case series study. Preterm infants with respiratory insufficiency who fail with NCPAP or had
criteria of mechanical weaning will be recruited into this study. Using the chosen mode of Biphasic + Apnea or
Biphasic Trigger + Apnea by Infant flow SiPAP to maintain the target of SpO2 90-95%. After the improvement of
respiratory failure, the parameters were gradually reduced and infants will be weaned to NCPAP. The infants
who met the criteria of failure were mechanically ventilated.
Results: 12 preterm infants were enrolled in the study with 14 episodes of BiPAP using. Compared with
NCPAP, the infants assisted by BiPAP had a statistically significant reduction in the number of severe apnea 0
(0-3) versus 2.5 (0-10) episodes per day, p = 0.004; in the number of severe retraction as 2 (14.3%) versus 9
(64.3%), p = 0.016 and FiO2 37.5% (25-60) compared to 60% (30-80), p = 0.006; Z = - 2,765. After 48 hours of
BiPAP using, FiO2 was statistically significant reduced (p = 0.01; Z = - 2.546). 92.9% of using BiPAP was
* Bệnh viện Nhi Đồng 1
Tác giả liên lạc: BSCK1 Phạm Lê Mỹ Hạnh

Chuyên Đề Nhi Khoa

ĐT: 0976888652

Email:

93


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016

successful. The rate of successful weaning at 24 hours was 80%. No complication of BiPAP was recognized.
Conclusions: This is an effective and safe non-invasive ventilation form of respiratory support for preterm

infants with respiratory insufficiency who fail with NCPAP to help reduce using invasive mechanical ventilation.
Keywords: NCPAP, BiPAP, noninvasive respiratory support, respiratory insufficiency, preterm infants

ĐẶT VẤN ĐỀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Hàng năm khoa Hồi sức sơ sinh Bệnh viện
Nhi Đồng 1 nhận trung bình khoảng 500 trẻ
sanh non, chiếm khoảng 40% tổng số trẻ nhập
khoa. Tất cả các trường hợp này đều suy hô
hấp phải thở NCPAP và nếu thất bại thì phải
thở máy. Thở máy là phương pháp hỗ trợ hô
hấp xâm lấn, gây chấn thương áp lực, tăng
nguy cơ bệnh phổi mạn. Xu hướng mới trên
thế giới ngày nay là áp dụng các phương pháp
thở càng ít xâm lấn càng tốt. Việc sử dụng sớm
NCPAP từ trong phòng sanh cho trẻ sanh cực
non đã được chứng minh làm giảm nhu cầu
thở máy, giảm tỉ lệ tử vong hoặc loạn sản
phổi(9). Nhưng nếu sử dụng áp lực cao liên tục
thì gia tăng nguy cơ tràn khí màng phổi. Hệ
thống thở BiPAP có vai trò giống như CPAP
nhưng có áp lực thấp hằng định và áp lực cao
gián đoạn. Đây là một trong những phương
pháp thở không xâm lấn trên thế giới đã
chứng minh có hiệu quả khi thất bại với
NCPAP. Nghiên cứu của Lista G và cộng sự
năm 2010 cho thấy việc sử dụng BiPAP rút
ngắn thời gian hỗ trợ hô hấp và lệ thuộc oxy,

xuất viện sớm hơn so với thở NCPAP(8). BiPAP
có ưu điểm là huy động phế nang nhiều hơn
và duy trì dung tích khí cặn chức năng ổn
định, kích thích trung tâm hô hấp, kích thích
sản xuất surfactant, giảm công thở(3,4). Hiện tại,
ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về BiPAP
ở trẻ sanh non, vì vậy chúng tôi làm nghiên
cứu này nhằm bước đầu xác định kết quả ứng
dụng phương pháp hỗ trợ hô hấp này ở trẻ
sanh non suy hô hấp thất bại với NCPAP, cụ
thể là so sánh cơn ngưng thở, rút lõm ngực,
FiO2 trước và sau thở BiPAP; xác định tỉ lệ cai
máy thành công trẻ sanh non bằng BiPAP và tỉ
lệ các biến chứng như: loét mũi, chướng bụng,
tràn khí màng phổi…

Thiết kế nghiên cứu

94

Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca có phân tích.

Dân số nghiên cứu
Tất cả trẻ điều trị tại khoa Hồi sức sơ sinh
Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 10/2015 đến
tháng 02/2016. Dân số chọn mẫu là tất cả trẻ sanh
non có thở BiPAP tại khoa Hồi sức sơ sinh Bệnh
viện Nhi Đồng 1 trong thời gian nêu trên.

Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu kiểu thuận tiện.

Tiêu chí chọn bệnh
Trẻ < 37 tuần tuổi thai:
Suy hô hấp thất bại với NCPAP: có ≥ 3 cơn
ngưng thở tím (SpO2<85%) và hoặc chậm nhịp
tim (< 100 lần/phút) trong 1 giờ và hoặc thở
NCPAP: P ≥ 5cmH2O, FiO2 ≥ 45%.
Chuẩn bị cai máy thở: PIP ≤ 16 cmH2O, FiO2
≤ 30% và dự đoán khả năng cai máy khó khăn
(cân nặng < 1500 gram, từng cai máy thất bại,
loạn sản phổi…).

Tiêu chí loại trừ
Xuất huyết não từ độ II trở lên;
Sanh ngạt.

Phương pháp tiến hành
Những trẻ thỏa tiêu chí chọn bệnh sẽ được
chuyển sang thở BiPAP bằng hệ thống Infant
flow SiPAP của CareFusion, chọn phương thức
BiPhasic + Apnea với cài đặt:
Áp lực thấp: 4-6 cmH2O. Áp lực cao: cao hơn
áp lực thấp 1-3 cmH2O.
Thời gian áp lực cao (T high): 1 giây. Thời
gian ngưng thở: 10-30 giây.
Tần số (R): 6-10 lần/phút.
FiO2: Duy trì SpO2 90-95%.

Chuyên Đề Nhi Khoa



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016
Nếu thất bại: FiO2 > 60%, áp lực cao >
9cmH2O thì chuyển sang phương thức Biphasic
Trigger + Apnea với cài đặt tương tự nhưng khác
về thời gian áp lực cao (T high): 0,3 giây và tần số
(RB): 30 lần/phút.
Những trẻ này được ghi nhận cơn ngưng
thở, nhịp thở, sự rút lõm ngực nặng, SpO2, nhịp
tim trước và sau khi thở BiPAP mỗi 3 giờ và khí
máu động mạch 3 giờ sau thở để chỉnh thông số
máy phù hợp hoặc khi gặp tiêu chí thất bại:
FiO2 >60%, áp lực cao > 9cmH2O và
PaCO2 > 60mmHg với pH ≤ 7,2 hoặc
Trên 3 cơn ngưng thở tím SpO2 <80% và hoặc
chậm nhịp tim < 80 lần/ phút /1 giờ.
Bệnh nhân sẽ được đặt nội khí quản thở máy
xâm lấn khi gặp tiêu chí thất bại. Nếu suy hô hấp
cải thiện, các thông số sẽ được giảm dần đến khi
áp lực thấp < 5 cmH2O, áp lực cao < 7 cmH2O và
FiO2 ≤ 30%, trẻ được chuyển trở lại thở NCPAP
và nghiên cứu chấm dứt. Ghi nhận lại các biến
chứng khi thở BiPAP như: loét mũi, chướng
bụng, tràn khí màng phổi.
Dữ liệu được ghi lại theo phiếu thu thập số
liệu in sẵn. Nhập liệu và thống kê bằng phần
mềm SPSS 16.0 for Window. Sử dụng các phép
kiểm phi tham số: Wilcoxon và McNemar cho
mẫu bắt cặp với giá trị p < 0,05 được xem là có ý

nghĩa thống kê.

KẾT QUẢ
Đặc điểm dân số nghiên cứu:
Tổng cộng có 12 trẻ tham gia nghiên cứu, 8
nam chiếm 57,1% và 4 nữ chiếm 42,9%; trong đó
có 14 lượt thở BiPAP.
Bảng 1: Đặc điểm dân số nghiên cứu
Đặc điểm
CNLS (g)
< 1000 g (%)
1000- <1500 g (%)
1500-2000 g (%)
Tuổi thai (tuần)
Surfactant (%)

Chuyên Đề Nhi Khoa

N=12
1050 (800-1700)
4 (33,3)
7 (58,4)
1 (8,3)
28 (26-34)
6 (50)

Caffeine (%)
Bệnh màng trong (%)
Nhiễm trùng huyết (%)
Viêm phổi (%)

Còn ống động mạch (%)
Loạn sản phổi (%)
Nhẹ
Trung bình
Nặng

Nghiên cứu Y học
12 (100)
9 (75)
11 (91,7)
8 (66,7)
6 (50)
9 (75)
4 (33,3)
1 (8,3)
4 (33,3)

Đa số là trẻ sanh non rất nhẹ cân (11/12)
chiếm 91,7% với cân nặng lúc sanh thấp 1050
(800-1700) gram và hầu hết có bệnh màng trong,
nhiễm trùng huyết và loạn sản phổi.
Bảng 2: Đặc điểm dân số lúc chuyển sang thở BiPAP
Đặc điểm
Cân nặng tb (g)
Tuổi thai hiệu chỉnh (tuần)
Tuổi (ngày)
Số ca thở máy (%)
FiO2/NCPAP (%)
Áp lực NCPAP (cmH2O)
PEEP thấp

BiPAP:
PEEP cao
(cmH2O)
MAP

N=14
1100 (800-1600)
32,4 (26,1-36)
26 (1- 63)
6 (42,9)
60 (30-80)
6 (5-6)
6 (5-6)
8,5 (7-9)
6 (4,5-7)

Thời điểm lúc chuyển sang thở BiPAP sớm
nhất là 1 ngày tuổi và muộn nhất là 2 tháng;
42,9% các trường hợp có thở máy. Trước khi thở
BiPAP, những trẻ này đều có tình trạng suy hô
hấp nặng được thở NCPAP với FiO2 là 60% (3080%) và P: 6 cmH2O (5-6).
Thời gian thở BiPAP tương đối ngắn: 3,75
(3-12) ngày. FiO2 nhanh chóng giảm sau thở
BiPAP: FiO2 lúc bắt đầu thở BiPAP: 37,5% (2560), thấp hơn so lúc thở NCPAP có ý nghĩa
thống kê (p=0,006; Z = - 2,765) với áp lực trung
bình đường thở (MAP) là 6 cmH2O (4,5-7) không
khác biệt với áp lực của NCPAP (p= 0,5). Sau 48
giờ thở BiPAP, FiO2 giảm còn 30% (21-35) có ý
nghĩa thống kê (p= 0,01; Z = -2,546) bằng phép
kiểm Wilcoxon. Không có sự khác biệt về các

biện pháp điều trị khác như kháng sinh, truyền
máu ngay trước và sau thở BiPAP.
0 24 48 72

95


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016

Nghiên cứu Y học

So sánh mức độ suy hô hấp trước và sau thở BiPAP

Biểu đồ 1: Diễn tiến FiO2 sau thở BiPAP theo thời gian
60%

p=0,006

50%

p=0,01

40%
30%
20%
10%
0%
NCPAP

BiPAP


BiPAP 48 giờ

Biểu đồ 2: So sánh FiO2 lúc thở NCPAP và sau thở BiPAP
Bảng 3: Tình trạng hô hấp trước và sau thở BiPAP
24 giờ
Đặc điểm
Trước
Số cơn ngưng thở nặng*
2,5 (0-10)
(cơn/ngày)
Rút lõm ngực nặng n (%) 9 (64,3)

Sau

P

0 (0-3)

0,004

2 (14,3)

0,016

* Cơn ngưng thở tím SpO2 <85% và hoặc chậm nhịp tim <
100 lần/phút

Sau thở BiPAP 24 giờ, số cơn ngưng thở
nặng giảm so với lúc thở NCPAP với sự khác

biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,008; Z = - 2,670)
bằng phép kiểm Wilcoxon. Số ca thở rút lõm
ngực nặng cũng giảm có ý nghĩa thống kê (14,3

96

% so 64,3 %; p = 0,016) bằng phép kiểm
McNemar.
13/ 14 lượt (92,9%) thở BiPAP thành công và
chuyển trở lại NCPAP, 1 ca thất bại phải đặt nội
khí quản là do cai máy không thành công.

Cai máy thành công
Có 5 trường hợp cai máy, trong đó có 4
trường hợp cai máy thành công sau 24 giờ chiếm
tỉ lệ 80%, trong đó có 3 ca thành công luôn tới
xuất viện (60%), còn 1 ca đặt lại nội khí quản sau
72 giờ. Một trường hợp cai máy bằng NCPAP
thất bại sau đó chuyển sang BiPAP nhưng không
thành công phải đặt lại nội khí quản sau 21 giờ.

Chuyên Đề Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016
Biến chứng
Một ca bị loét mũi từ lúc thở NCAP. Ngoài ra,
không ghi nhận các biến chứng như chướng
bụng, tràn khí màng phổi.


BÀN LUẬN
Trong dân số nghiên cứu của chúng tôi, tất
cả đều suy hô hấp nặng và gần tới chỉ định đặt
nội khí quản. Sau khi chuyển sang thở BiPAP,
với một áp lực trung bình đường thở là 6 cmH2O
tương đương áp lực lúc thở NCPAP và các điều
trị khác không khác biệt như kháng sinh hay
truyền máu, tình trạng suy hô hấp cải thiện rõ
rệt dựa trên sự giảm cơn ngưng thở nặng: 0 (0-3)
so 2,5 (0-10) cơn/ngày; p = 0,004 và số ca có rút
lõm ngực nặng: 2 ca (14,3%) so 9 ca (64,3%); p =
0,016. BiPAP có ưu thế hơn NCPAP do ổn định
đường thở hiệu quả hơn, huy động phế nang
nhiều hơn và duy trì dung tích khí cặn chức
năng ổn định cho phép hít thở tự nhiên ở hai
mức áp lực khác nhau của CPAP. Nhờ vậy nhu
cầu oxy cũng thấp hơn khi thở BiPAP : 37,5%
(25-60) so 60% (30-80); p=0,006 cho nên giúp rút
ngắn thời gian hỗ trợ hô hấp và lệ thuộc oxy.
Điều này đã được chứng minh qua nghiên cứu
của Lista G và cộng sự năm 2010. Trong nghiên
cứu của chúng tôi thời gian thở BiPAP là 3,75 (312) ngày tương đương với nghiên cứu của Lista
G. và cộng sự: 3,8 ±1 ngày(8). Tuy nhiên, kết quả
này không tương đồng với nghiên cứu của
Lampland AL và cộng sự: không có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê về cơn ngưng thở và FiO2
giữa 2 nhóm thở NCAP và BiPAP(4). Có thể giải
thích sự khác biệt này là do chúng tôi sử dụng hệ
thống NCPAP van Benveniste của Đan Mạch với
lưu lượng hằng định kém hiệu quả hơn hệ thống

NCPAP với lưu lượng thay đổi được sử dụng
trong nghiên cứu của Lampland AL (mode
NCPAP của Infant Flow SiPAP).
Về cai máy, tỉ lệ thành công sau 24 giờ là
80%, thành công sau 7 ngày là 60% thấp hơn
trong nghiên cứu của Patricia E. Thomas 2013:
77,1%(6), tuy nghiên trong nhiên cứu này cỡ mẫu
lớn hơn nhiều và do dân số trong nghiên cứu

Chuyên Đề Nhi Khoa

Nghiên cứu Y học

chúng tôi là những trường hợp dự đoán cai máy
khó khăn. Một ca thất bại là do tình trạng nhiễm
trùng huyết và viêm phổi chưa ổn định và ca
này sau đó diễn tiến tới loạn sản phổi nặng
không cai máy được.
Không ghi nhận biến chứng nào có liên
quan đến thở BiPAP, có 1 ca loét mũi nhưng đã
có lúc thở NCPAP. Trong nghiên cứu của Teresa
Aguiar 2015 tỉ lệ tràn khí màng phổi khi thở
BiPAP là 1,8% so với 4,6% khi thở NCPAP(1).

KẾT LUẬN
Cơn ngưng thở nặng, rút lõm ngực nặng và
FiO2 giảm có ý nghĩa thống kê sau thở BiPAP.
Sự cải thiện FiO2 có ý nghĩa thống kê sau 48 giờ
thở BiPAP. Tỉ lệ thở BiPAP thành công cao. Đây
là 1 phương pháp hỗ trợ hô hấp không xâm lấn

khá hiệu quả và an toàn cho trẻ sanh non khi
thất bại với NCPAP để tránh thở máy xâm lấn.
Hạn chế của nghiên cứu này là cỡ mẫu nhỏ
và thời gian theo dõi nghiên cứu ngắn. Nên cần
nghiên cứu tiếp theo với cỡ mẫu lớn hơn và thời
gian theo dõi dài hơn để xác định thêm các tiên
lượng như thời gian hỗ trợ hô hấp, thời gian
nằm viện, tỉ lệ loạn sản phổi, tỉ lệ cai máy thành
công… nhằm khẳng định tính hiệu quả và sự an
toàn của BiPAP trong hỗ trợ hô hấp ở trẻ sơ sinh
non tháng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.
4.
5.
6.

7.

Aguiar T, Macedo I, Voutsen O et al. (2015). Nasal Bilevel
Versus Continuous Positive Airway Pressure in Preterm
Infants: A Randomized Controlled Trial. J Clin Trials, 5:3.
compared with conventional CPAP for the treatment of
neonates recovering from respiratory distress syndrome. Arch
Dis Child Fetal Neonatal, 100:F31–F34.

Courtney S. (2004). Infant flow SiPAP strategy
implementation guideline, L 2633.
Deakins K. (2009). Non-invasive respiratory support in the
NICU. Clinical Foundations: 1-11.
Lampland AL et al. (2015). Bi-level CPAP does not improve
gas exchange when
LeFlore J, Thomas PE. (2013). Extubation success in Premature
Infants with Respiratory Distress Syndrome treated with Bilevel Nasal Continuous Positive Airway Pressure versus
Nasal Intermittent Positive Pressure Ventilation. Journal of
perinatal and neonatal nursing, 27,4: p328-334.
Level nasal CPAP in preterm babies with respiratory distress
syndrome: a randomised control trial. Arch Dis Child Fetal
Neonatal, 95:F85–F89.

97


Nghiên cứu Y học
8.
9.

98

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016

Lista G et al. (2010). Nasal continuous positive airway
pressure (CPAP) versus bi
Schmölzer GM et al (2013). Non-invasive versus invasive
respiratory support in preterm infants at birth: systematic
review and meta-analysis. BMJ, 347.


Ngày nhận bài báo:

30/4/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

31/5/2016

Ngày bài báo được đăng:

25/7/2016

Chuyên Đề Nhi Khoa



×