Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khảo sát tần suất rối loạn chức năng tuyến giáp ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.01 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019

KHẢO SÁT TẦN SUẤT RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TUYẾN GIÁP
Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
Đoàn Thị Kim Oanh*, Nguyễn Thị Bích Đào**

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tần suất người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) típ 1 và típ 2 có rối loạn chức năng tuyến giáp cao
hơn so với dân số chung. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh có sự kết hợp rối loạn chức năng tuyến giáp
(RLCNTG) với bệnh ĐTĐ típ 2. Có mối liên hệ về gen, tình trạng đề kháng insulin ở bệnh nhân suy giáp, tình
trạng kiểm soát glucose máu với trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến giáp.
Mục tiêu: Nghiên cứu (NC) khảo sát tần suất rối loạn chức năng tuyến giáp ở người ĐTĐ típ 2 và các đặc
điểm của người ĐTĐ típ 2 có rối loạn chức năng tuyến giáp.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Có 467 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 tại phòng khám nội tiết Bệnh
viện Đại học Y Dược TP HCM được thu nhận vào nghiên cứu từ tháng 9/2016 đến tháng 12/2017. Xét nghiệm
FT4 và TSH, glucose máu đói, HbA1c, creatinin máu, eGFR, albumin/ creatinin niệu, ECG và khám lâm sàng
bệnh lý tuyến giáp.
Kết quả: Nghiên cứu 467 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có tuổi trung bình là 58,1 ± 1,17 tuổi, giới nữ chiếm
73,88%. Tỉ lệ bệnh nhân ≥ 60 tuổi là 40,8% (Nữ > nam với p < 0,001). Tần suất RLCNTG là 14,6% (suy
giáp 3,9%, cường giáp 10,7%). Trong đó RLCNTG đã được chẩn đoán là 10,5% (suy giáp 2,6%, cường
giáp 7,9%), RLCNTG mới chẩn đoán là 4,1% (100% là nữ): suy giáp dưới lâm sàn (DLS) 1,1%, suy giáp
lâm sàng (LS) 0,2%, cường giáp DLS 2,4%, cường giáp LS 0,4%. Tỉ lệ người cao tuổi (≥ 60 tuổi) ở bệnh
nhân ĐTĐ típ 2 có suy giáp nhiều hơn so với các nhóm khác. Bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có phẫu thuật tuyến
giáp thì tỉ lệ suy giáp cao hơn các nhóm khác. Nhóm bệnh nhân ĐTĐ típ 2 suy giáp có tình trạng rối loạn
lipid máu (RLLM) và creatinin máu trung bình cao hơn và eGFR trung bình thấp hơn nhóm bệnh nhân
ĐTĐ típ 2 có cường giáp và không có RLCNTG.
Kết luận: Bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có RLCNTG đa số là bị cường giáp và chủ yếu là nữ giới. Bệnh nhân
ĐTĐ típ 2 có suy giáp thì mức eGFR thấp hơn và creatinin máu cao hơn nhóm ĐTĐ típ 2 có cường giáp và
không RLCNTG.


Từ khoá: rối loạn chức năng tuyến giáp, suy giáp, cường giáp, đái tháo đường

ABSTRACT
THYROID DYSFUNCTION IN TYPE 2 DIABETES MELLITUS
Doan Thi Kim Oanh, Nguyen Thi Bich Dao
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 1- 2019: 215-220
Background: The prevalence diabetes mellitus (DM) type 1 and type 2 is higher than that of the general
population. Many studies have demonstrated the association of thyroid dysfunction with type 2 diabetes. The
association is based on genetic link, insulin resistance in patients with clinical and sub-clinical hypothyroidism,
the condition of blood glucose control with the hypothalamic-pituitary-thyroid axis.
Objective: Prevalence of thyroid dysfunction in type 2 diabetics mellitus and characteristics of type 2
diabetic patients with thyroid dysfunction.
*Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn
**Bệnh viện Tim Tâm Đức
Tác giả liên lạc: BSCKII. Đoàn Thị Kim Oanh
ĐT: 0903823675

215

Email:

Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019

Nghiên cứu Y học

Methods: Cross sectional description study. 467 patients with type 2 diabetes mellitus at the Endocrinology
Clinic in the Hospital of Medicine and Pharmacy University in Ho Chi Minh city from 9/2016 to 12/2017. FT4

and TSH test, blood glucose, HbA1c, blood creatinine, eGFR, albumin / creatinine, ECG and clinical examination
of thyroid disease.
Result: The mean age of 467 type 2 diabetes patients in study was 58.1 ± 1.17 years old, ratio female is
73.88%, The elderly (≥ 60 years) is 40.8% (Female > male with p < 0.001). Prevalence of thyroid dysfunction was
14.6% (hypothyroidism was 3.9%, hyperthyroidism was 10.7%). The prevalence of thyroid dysfunction was
diagnosed to be 10.5% (hypothyroidism 2.6%, hyperthyroidism 7.9%), the prevalence of newly diagnosed thyroid
dysfunction was 4.1% (100% female): sub-clinical hypothyroidism 1.1%, hypothyroidism 0.2%, sub- clinical
hyperthyroidism 2.4%, hyperthyroidism 0.4%. Hypothyroidism in type 2 diabetes mellitus patients have a higher
proportion of elderly (≥60 years) than other groups. Type 2 diabetes patients who had thyroid surgery had a
higher incidence of hypothyroidism than those in other groups. The hypothyroidism group had higher
dyslipidemia ratio and mean creatinine but mean GFR was lower than those in the hyperthyroidism and nonthyroid dysfunction group.
Conclusion: Thyroid dysfunction in the patients with type 2 diabetes mellitus are mostly hyperthyroidism
and mainly females. Hypothyroidism in type 2 diabetic patients have a lower mean GFR and higher mean blood
creatinine than hyperthyroidism in type 2 diabetes patients and the patients with non- thyroid dysfunction.
Keywords: thyroid dysfunction, hyperthyroidism, hypothyroidism, diabetes
trạng bệnh phối hợp nhằm phát hiện sớm và
ĐẶT VẤN ĐỀ
phòng ngừa các biến chứng trầm trọng.
Bệnh lý tuyến giáp chiếm tỉ lệ cao trong các
ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU
bệnh nội tiết. rồi loạn chức năng tuyến giáp
(RLCNTG) sẽ tác động đến chuyển hóa tế bào,
Đối tượng nghiên cứu
ảnh hưởng đến hệ tim mạch, thần kinh, cơ, tiêu
Bệnh nhân ĐTĐ típ 2 được điều trị ngoại trú
hóa, sự điều hòa tuyến yên, tuyến sinh dục. Tần
tại phòng khám nội tiết Bệnh viện Đại học Y
suất người bệnh lý tuyến giáp thay đổi theo từng
Dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 9/2016 đến
vùng địa lý ở mỗi quốc gia và giữa quốc gia này

tháng 12/2017 sẽ được đưa vào NC.
so với quốc gia khác. Tần suất bệnh lý tuyến
Phương pháp nghiên cứu
giáp ở những vùng thiếu iod trầm trọng có thể
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu
lên đến 80%, như khu vực vùng núi cao ở Đông
thuận tiện.
Nam Á, Mỹ La Tinh, Trung Phi(16). Tần suất
Các biến số NC
RLCNTG ở một số đối tượng đặc biệt và một số
Tuổi, giới, mạch, huyết áp, chiều cao, cân
bệnh lý cao hơn trong dân số chung(1,3) Tần suất
nặng,
BMI (chỉ số khối cơ thể), vòng eo, thời gian
RLCNTG cao ghi nhận ở vùng thiếu iod, người
phát hiện bệnh ĐTĐ, triệu chứng cơ năng và
cao tuổi, phụ nữ có thai, bệnh tim mạch, bệnh
thực thể của tuyến giáp, glucose đói, HbA1c,
thận mạn(1,3,5,8,12,14). Nhiều NC đã chứng minh có
(9,15)
bilant lipid máu, creatinin máu, eGFR,
sự kết hợp RLCNTG với bệnh ĐTĐ típ 2 . NC
albumin/creatinin niệu, ECG.
ở Ấn Độ, tần suất RLCNTG ở ĐTĐ típ 2 là 28% 30%, chủ yếu là suy giáp dưới lâm sàng(9). Tỉ lệ
ĐTĐ típ 2 hiện ngày càng gia tăng ở Việt Nam,
do đó việc nghiên cứu (NC) về các bệnh lý đồng
mắc thường gặp ở người bệnh ĐTĐ típ 2 như rối
loạn chức năng tuyến giáp và ĐTĐ típ 2 là vấn
đế cần thiết để đánh giá các tác động của các tình


Chuyên Đề Nội Khoa

Phân loại
Bình giáp: 0,35 mUI/L ≤ TSH ≤ 4,94 mUI/L và
9 pmol/L ≤ FT4 ≤ 19 pmol/L
Suy giáp: Suy giáp đã được chẩn đoán; Suy
giáp dưới lâm sàng (4,94 mUI/L < TSH ≤ 10

216


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019

Nghiên cứu Y học

mUI/L và 9 pmol/L ≤ FT4 ≤ 19 pmol/L); Suy giáp
lâm sàng (TSH > 10 mUI/L).
Cường giáp: Cường giáp đã được chẩn
đoán; Cường giáp dưới lâm sàng (TSH < 0,35
mUI/L và 9 pmol/L ≤ FT4 ≤ 19 pmol/L); Cường giáp
lâm sàng (TSH < 0,35 mUI/L và FT4 > 19 pmol/L).
(Xét nghiệm chức năng tuyến giáp bằng
phương pháp vi hạt hóa phát quang – CMIA).

Phân tích thống kê
Bằng phần mềm STATA, phép kiểm t,
ANOVA. Khác biệt p < 0,005.

KẾT QUẢ
Nghiên cứu 467 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 được

trình bày trong cac bảng sau đây:

Bảng 1. Đặc điểm nhân trắc, tiền sử y khoa
Đặc điểm
Tuổi (năm)
Nhóm tuổi (≥ 60 tuổi)
BMI (kg/m2)
2
Béo phì (BMI ≥ 25 kg/m )
Vòng eo (cm)
Tăng vòng eo
Có phẫu thuật tuyến giáp
Thời gian phát hiện ĐTĐ (năm)

Nam
(n = 122); 26,12%
54,1 ± 1,3
32,8% (40)
25,31 ± 3.41
51,6% (63)
96,6 ± 7,76
44,3% (54)
0,8% (1)
4,97 ± 5,17

Nữ
(n = 345); 73,88%
59,5 ± 1,09
52,2% (180)
25,28 ± 3,81

48,7% (168)
88,1 ± 7,8
84,3% (291)
5,2% (18)
6,3 ± 5,34

Dân số chung
( N = 467); 100%
58,1 ± 1,17
40,8% (220)
25,23 ± 3,71
49,5% (231)
90,3 ± 3,98
73,9% (345)
4,1%( 19)
5,98 ± 5,33

P
< 0,001
< 0,001
0,656
0,614
0,02
< 0,001
0,033
< 0.001

Giá trị trình bày là tỉ lệ % theo cột hoặc trung bình ± độ lệch chuẩn.
Giá trị P là kiểm định T- test (biến định lượng) hoặc kiểm định chi - bình phương (biến định tính) giữa 2 nhóm nam nữ


Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng
Đặc điểm lâm sàng
Mạch (lần/phút)
HA tâm thu (mmHg)
HA tâm trương (mmHg)
Tăng huyết áp
Có bướu giáp

Nam (n = 122)
85,1 ± 12,9
128 ± 15,2
77,1 ± 9,4
57,4% (70)
5,7% (7)

Nữ (n = 345)
86,7 ± 13,7
131,9 ± 17,6
75,9 ± 9,2
70,4% (243)
16,9% (58)

Tổng cộng (N = 467)
86,3 ± 13,5
130,9 ± 17,1
76,2 ± 9,3
67% (313)
13,9% (65)

P

0,382
0,051
0,131
1
0,002

Bảng 3. Đặc điểm cận lâm sàng
Đặc điểm
Glucose máu đói (mmol/L)
HbA1c (%)
HbA1c < 7%
LDL (mmol/L)
Triglycerid (mmol/L)
Có RLLM
eGFR (ml/phút/1,73m2)
2
eGFR < 60 ml/phút/1,73 m
Creatinin (mg/dL)
Bất thường điện tâm đồ

Nam (n = 122)
8,86 ± 3,74
8,04 ± 2,07
36,1% (44)
2,83 ± 0,91
2,25 ± 0,24
70,5% (86)
78,4 ± 18,9
85,2% (104)
1,65 ± 6,85

4,1% (5)

Nữ (n = 345)
8,92 ± 3,32
8,03 ± 1,77
31,9% (110)
2,99 ± 0,1
2,27 ± 1,84
76,2% (263)
75,6 ± 19,6
82,9% (286)
1,22 ± 4,93
4,9% (17)

Tổng cộng (N = 467)
8,9 ± 3,43
8,03 ± 1,85
33% (154)
2,95 ± 0,97
2,26 ± 1,79
74,7% (349)
76,4 ± 19,4
83,5% (390)
1,33 ± 5,5
4,7% (22)

P
0,198
0,557
0,398

0,112
0,712
0,21
0,191
0,548
< 0,001
0,71

Bảng 4. Nồng độ TSH, FT4 (N = 467)
Hormone
TSH (mUI/L)
FT4 (pmol/L)

217

Trung bình
2,01 ± 3,7
13,95 ± 3,37

Trung vị
1,5 (0,96 – 2,28)
13,37 (12,12 – 15,07)

Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
70

Nghiên cứu Y học


62

60
50

45

43

40

32

30

19

17

20
6

10

6

1

0


13

11

5

1

6

5

Nữ
0

0

0
RLCNTG RLCNTG RLCNTG Suy giáp
chung đã được mới chẩn chung
chẩn
đoán
đoán

Nam

Cường Suy giáp Cường Suy giáp Cường
giáp
đã được giáp đã chung

giáp
chung
chẩn
được mới chẩn chung
đoán
chẩn
đoán mới chẩn
đoán
đoán

Biểu đồ 1: Phân loại RLCNTG theo giới
Bảng 5. Đặc điểm nhân trắc và tiền sử y khoa của bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có RLCNTG
Đặc điểm

Tuổi (năm)
Tuổi ≥ 60 (năm)
Giới
(nữ)
BMI(kg/m2)
Tăng vòng eo
Có phẫu thuật
tuyến giáp

Không có
RLCNTG
( n = 399)
57,81 ± 12
46,1% (184)
70,9% (283)
(p < 0,001)

25,39 ± 3,58
73,2% (292)
(p = 0,41)
0,8% (3)
(p < 0,001)

Có RLCNTG
(n = 68)

Suy giáp
(n = 18)

59,78± 7,8
52,9% (36)
91,2% (62)

58,56 ± 9,29
55,6% (10)
94,4% (17)

24,28± 3,44
77,9% (53)

24,19 ± 2,74
77,8% (14)

23,5% (16)

61,1% (11)


Cường giáp
(n = 50)

P**

Suy giáp mới Cường giáp mới
chẩn đoán
chẩn đoán
(n = 6)
(n = 13)
60,22 ± 9,75 0,39
56 ± 7,8
65,6 ± 12,6
52% (26)
0,56
50% (3)
61,5% (8)
90% (45)
0,02
100% (6)
100% (13)
(p*= 0,04)
24,32 ± 3,69 0,61
24,7 ± 3,9
25,4 ± 2,9
78% (39)
0,71
100% (6)
92,3% (12)
(p* = 0,4)

10% (5)
< 0,001
33,3% (2)
0,0% (0)
(p*< 0,001)

Giá trị p là kiểm định T- test (biến định lượng) hoặc kiểm định chi- bình phương (biến định tính) giữa nhóm RLCNTG chung
và nhóm không RLCNTG,
P* giữa các nhóm RLCNTG mới chẩn đoán và nhóm không RLCNTG,
P** giữa nhóm suy giáp chung, cường giáp chung và nhóm không RLCNTG

Bảng 6. Đặc điểm cận lâm sàng bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có RLCNTG
Đặc điểm cận lâm
sàng
TSH (mUI/L)
FT4 (pmol/L)
LDL (mmol/L)
Có RLLM
eGFR
(ml/phút/1,73m2)
Creatinin (mg/dL)

Không có
RLCNTG
(n = 399)
1,72 ± 0,91
(p < 0,001)
13,64 ± 2,44
(p < 0,001)
2,92 ± 0,95

73,9% (295)
75,4 ± 18,9

Có RLCNTG
(n = 68)

Suy giáp
(n = 18)

3,72 ± 9,32

10,1 ± 1,61

15,76 ± 6,3

12,72 ± 3,29

3,28 ± 1,19
79,4% (54)
73,52 ± 2,41

3,46 ± 1,23
94,4% (17)
66,45 ± 3,08

1,26 ± 4,9

0,94 ± 0,46

1,12 ± 0,76


Chuyên Đề Nội Khoa

Cường giáp
(n = 50)

P**

Suy giáp mới Cường giáp
chẩn đoán mới chẩn đoán
(n = 6)
(n = 13)
1,11 ± 1,61 < 0,001
6,8 ± 2,6
0,19 ± 0,13
(p*< 0,001)
16,86 ± 6,78 < 0,001 12,5 ± 1,5
15,9 ± 3,8
(p*< 0,001)
3,21 ± 1,2
0,14
4,1 ± 1,31
3,11 ± 1,17
74% (37)
0,15
100% (6)
69,2% (9)
76,18 ± 2,16 0,16
41 ± 31,1
76,2 ± 23,8

(p*= 0,014)
0,88 ± 0,29
0,73
1,8 ± 1,2
1,02 ± 0,6
(p* = 0,89 )

218


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019

Bảng 7. Đặc điểm về bệnh đái tháo đường của các nhóm RLCNTG
Đặc điểm

Không RLCNTG
(n = 399)
6,1 ± 5,5
(p = 0,13)
8,9 ± 3,45

RLCNTG
chung
(n = 68)
5,1 ± 3,9

Suy giáp
chung

(n = 18)
4,9 ± 3,3

Cường giáp
chung
(n = 50)
5,1 ± 4,1

Thời gian phát
hiện ĐTĐ (năm)

0,31

5,3 ± 3,6

8,98 ± 3,31

8,25 ± 2,5

8,6 ± 3,81

0,89

9,92 ± 2,9

HbA1c (%)

8,04 ± 1,84

7,95 ± 1,95


7,4 ± 1,33

8,16 ± 2,14

0,82

8,6 ± 1,2

Tỉ lệ HbA1c
< 7%

31,8% (127)

39,7% (27)

38,9% (7)

40% (20)

0,44

16,7% (1)

Glucose máu đói
(mmol/L)

BÀN LUẬN
Qua NC 467 bệnh nhân ĐTĐ típ 2, phân tích
số liệu chúng tôi thu được các kết quả:

Dân số NC của chúng tôi tỉ lệ nữ là 73,88%
chiếm đa số. Kết quả này cũng tương tự NC tác
giả Huỳnh Ngọc Diễm là 79,64%(6). Tuy nhiện
tại Jordan NC của Radaideh và cộng sự (2004) có
tỉ lệ nữ thấp hơn chỉ có 52,9%. Tỉ lệ người cao
tuổi (≥ 60 tuôi) trong NC của chúng tôi là 40,8%
(220/467), tỉ lệ này cao hơn so với kết quả của
Radaideh là 38,4%. Về thời gian phát hiện bệnh
ĐTĐ trung bình trong NC là 5,98 ± 5,33 năm;
thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ ở nữ là 6,3 ± 5,33
năm, nam là 4,97 ± 5,17 năm, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê p < 0,001. Bệnh nhân trong NC
của tác giả Radaideh ở Jordan và Palma ở Brazil
(2013) có thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ dài hơn
so với NC của chúng tôi (8,3 ± 6,6 năm và 14,8 ±
10,5 năm)(10,11). BMI trong nghiên cứu của chúng
tôi tương tự nghiên cứu tại Hàn Quốc(7).
Tần suất RLCNTG của 467 bệnh nhân ĐTĐ
típ 2 trong NC của chúng tôi là 14,6%, tần suất
suy giáp là 3,9%, cường giáp là 10,7%. Bệnh
nhân ĐTĐ típ 2 có RLCNTG đã được chẩn đoán
10,5%, RLCNTG mới chẩn đoán là 4,1%, Ở nhóm
bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có RLCNTG đã chẩn đoán
thì tần suất bị cường giáp nhiều hơn suy giáp
(7,9% và 2,6%). Kết quả này có khác biệt so với
các NC ở Ấn Độ, Ả Rập Saudi(1,3). NC của Ozair
và cộng sự trên 250 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 tuổi từ
40 đến 75 tuổi ở Ấn Độ thì tần suất RLCNTG ở
bệnh nhân ĐTĐ típ 2 với suy giáp 28% (trong đó
suy giáp dưới lâm sàng là 18,8%)(9).

Điểm đặc biệt trong NC của chúng tôi: nhóm

219

P**

Suy giáp mới
Cường giáp
chẩn đoán mới chẩn đoán
(n = 6)
(n = 13)
5,4 ± 2,6
(p* = 0,5)
9,32 ± 3,56
(p* = 0,94)
8,2 ± 1,9
(p*= 0,91)
30,8% (4)
(p* = 0,42)

bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có RLCNTG mới chẩn
đoán thì 100% là nữ giới với suy giáp DLS là
1,1%, suy giáp LS 0,2%, cường giáp DLS 2,4%,
cường giáp LS 0,4%, có sự khác biệt về giới so
với nhóm bệnh nhân ĐTĐ típ 2 không có
RLCNTG, với p = 0,035. Nhóm bệnh nhân có
RLCNTG thì tỉ lệ giới nữ là 91,2% cao hơn nhóm
bệnh nhân không có RLCNTG là 70,9% và dân
số chung là 73,88% (p < 0,001). Tương tự NC Ả
Rập Saudi(1). BMI trung bình trong NC ở bệnh

nhân có RLCNTG thấp hơn nhóm không có
RLCNTG (p = 0,018), vòng eo trung bình nhóm
không có RLCNTG cao hơn nhóm có RLCNTG
(90,86 ± 4,29 cm và 87,28 ± 7,6 cm) nhưng tỉ lệ
tăng vòng eo nhóm bệnh nhân có RLCNTG cao
hơn nhóm không RLCNTG (77,9% và 73,2%) vì
tỉ lệ nữ/nam trong nhóm bệnh nhân có RLCNTG
là 10/1, cho thấy bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có
RLCNTG trong nghiên cứu của chúng tôi chủ
yếu là nữ béo bụng hơn là tăng cân. Tương tự
NC Roos cũng cho kết quả RLCNTG liên quan
béo phì vùng bụng(13). Tỉ lệ phẫu thuật tuyến
giáp nhóm có RLCNTG chủ yếu là suy giáp
(61,1% và 23,1%) cao hơn nhóm không có
RLCNTG (0,8%). Nhóm suy giáp trong NC có
cholesterol trung bình cao hơn nhóm không có
RLCNTG có ý nghĩa thống kê (p = 0,048). Nhóm
suy giáp có LDL - c trung bình cao hơn nhóm
cường giáp và nhóm không có RLCNTG có ý
nghĩa thống kê (p = 0,032 và p = 0,01), tỉ lệ RLLM
nhóm suy giáp, suy giáp mới chẩn đoán (94,4%
và 100%) cao hơn nhóm cường giáp và nhóm
không có RLCNTG không có ý nghĩa thống kê.
NC của chúng tôi tương tự NC ở Nhật Bản(6) và

Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
NC Ashok(1) thì có sự tăng tỉ lệ RLLM trong

nhóm có RLCNTG so với không có RLCNTG
nhưng không có ý nghĩa thống kê . NC của
chúng tôi có GFR trung bình ở nhóm bệnh nhân
ĐTĐ típ 2 suy giáp thấp hơn nhóm bệnh nhân
ĐTĐ típ 2 cường giáp (p = 0,16). GFR trung bình
ở nhóm suy giáp mới chẩn đoán thấp hơn so với
nhóm cường giáp mới chẩn đoán và nhóm
không có RLCNTG có ý nghĩa thống kê.
Creatinin trung bình của nhóm suy giáp cao hơn
nhóm cường giáp và không RLCNTG (không có
ý nghĩa thống kê) phù hợp với GFR giảm ở
nhóm suy giáp.

5.

KẾT LUẬN

10.

RLCNTG ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 trong NC
này chủ yếu là tình trạng cường giáp. Nữ giới
chiếm tỉ lệ cao hơn nam giới. Bệnh nhân ĐTĐ
típ 2 có suy giáp ghi nhận có mức eGFR thấp
hơn và nồng độ creatinin máu trung bình cao
hơn nhóm ĐTĐ típ 2 có cường giáp và ĐTĐ
típ 2 không RLCNTG.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


2.

3.

4.

Al-Geffari M, Ahmad NA, Al-Sharqawi AH et al (2013).
"Risk factors for thyroid dysfunction among type 2 diabetic
patients in a highly diabetes mellitus prevalent society".
International Journal of Endocrinology, 2013, pp. 6.
Ashok K, Preeti D, Gourav J (2016). "Prevalence of thyroid
disorders in patients of type 2 diabetes mellitus". Journal,
Indian Academy of Clinical Medicine, JIACM 17(1), Number
1,12-15.
Chandra A (2016). "Prevalence of hypothyroidism in
patients with chronic kidney disease: a cross-sectional study
from North India". Kidney Res Clin Pract, 35(3), pp. 165-8.
Clements FW, De MJ, De SM et al (1960). "Endemic goitre".
World Health Organization Geneva.

Chuyên Đề Nội Khoa

6.

7.

8.

9.


11.

12.

13.

14.

15.

16.

Nghiên cứu Y học

Furukawa S, Yamamoto S, Todo Y et al. (2014). "Association
between
subclinical
hypothyroidism
and
diabetic
nephropathy in patients with type 2 diabetes mellitus".
Endocrine Journal, 61(10), pp. 1011-1018.
Huỳnh Ngọc Diễm (2007). "Tỉ lệ xuất hiện suy giáp qua xét
nghiệm tầm soát TSH ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 và các yếu tố
liên quan". Luận văn bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược Tp. Hồ
Chí Minh.
Kim BY, Kim CH, Jung CH et al (2011). "Association
between subclinical hypothyroidism and severe diabetic
retinopathy in Korean patients with type 2 diabetes".
Endocrine Journal, 58 (12), pp. 1065-1070.

Klein RZ, Haddow JE, Faix JD et al (1991). "Prevalence of
thyroid deficiency in pregnant women". Clin Endocrinol
(Oxf), 35(1), pp. 41-6.
Ozair M, Noor S, Raghav A et al (2018). "Prevalence of
thyroid disorders in North Indian type 2 diabetic subjects: A
cross sectional study". Diabetes Metab Syndr, 12(3), pp. 301-304..
Palma CCSSV, Pavesi M, Nogueira VG et al (2013).
"Prevalence of thyroid dysfunction in patients with diabetes
mellitus". Diabetology & Metabolic Syndrome, 5(1), pp. 1-5.
Radaideh AR, Nusier MK, Amari FL et al (2004). "Thyroid
dysfunction in patients with type 2 diabetes mellitus in
Jordan". Saudi Med J, 25(8), pp. 1046-50.
Rodondi N, den Elzen WPJ, Bauer DC et al (2010).
"Subclinical Hypothyroidism and the Risk of Coronary
Heart Disease and". Jama, 304(12), pp. 1365-74.
Roos A, Bakker SJ, Links TP et al (2007). "Thyroid function is
associated with components of the metabolic syndrome in
euthyroid subjects". J Clin Endocrinol Metab, 92(2), pp. 491-6.
Sawin CT, Castelli WP, Hershman JM et al (1985). "The
aging thyroid. Thyroid deficiency in the Framingham
Study". Arch Intern Med., 145(8), pp. 1386-8.
Song F, Bao C, Deng M et al (2017). "The prevalence and
determinants of hypothyroidism in hospitalized patients
with". Endocrine, 55(1), pp. 179-185.
Vanderpump MPJ (2011). "The epidemiology of thyroid
disease". British Medical Bulletin, 99(1), pp. 39-51.

Ngày nhận bài báo:

08/11/2018


Ngày phản biện nhận xét bài báo:

10/12/2018

Ngày bài báo được đăng:

10/03/2019

220



×