Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hs-CRP, procalcitonin, interleukine-6 trong viêm phổi nặng do virut đồng nhiễm ở trẻ em dưới 5 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.74 KB, 7 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2019

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ hs-CRP,
PROCALCITONIN, INTERLEUKINE-6 TRONG VIÊM PHỔI NẶNG
DO VIRUT ĐỒNG NHIỄM Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI
Nguyễn Thị Ngọc Trân1; Đỗ Quyết2; Đào Minh Tuấn1
TÓM TẮT
Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng và hs-CRP, procalcitonin, interleukine-6 của viêm
phổi nặng do virut đồng nhiễm vi khuẩn hoặc/và virut khác ở trẻ em < 5 tuổi tại Bệnh viện
Nhi Trung ương từ tháng 1 - 2015 đến 3 - 2017. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô
tả cắt ngang, tiến cứu 53 bệnh nhi < 5 tuổi được chẩn đoán xác định viêm phổi nặng do virut có
đồng nhiễm. Kết quả: viêm phổi do virut hô hấp hợp bào có đồng nhiễm 14 trẻ (26,4%), do cúm
A 13 trẻ (24,5%), nhóm Adenovirus 12 trẻ (22,6%), nhóm Rhinovirus 10 trẻ (18,9%) và nhóm
cúm B 4 trẻ (7,6%). Trẻ có thể đồng nhiễm thêm virut khác hoặc/và vi khuẩn. Tỷ lệ đồng nhiễm
vi khuẩn Haemophilus influenza cao nhất (19 bệnh nhân = 45,2%), Klebsiella pneumoniae và
Pseudomonas aeruginosa (đều 8 bệnh nhi = 19,1%), thấp nhất là Burkholderia cepacia và
Staphylococcus aureus (trên cùng 1 bệnh nhi = 2,4%). Trong nhóm chỉ đồng nhiễm vi khuẩn,
tỷ lệ tím tái thấp nhất (7 bệnh nhi = 20,6%); cao nhất ở nhóm đồng nhiễm vi khuẩn và virut
(100,0%). Khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Không có khác biệt về đặc
điểm lâm sàng khác và hs-CRP, procalcitonin, interleukine-6 giữa ba nhóm (p > 0,05). Kết luận:
trẻ bị viêm phổi có đồng nhiễm trong nhóm virut hô hấp hợp bào cao nhất. Trẻ có thể đồng
nhiễm thêm virut khác hoặc/và vi khuẩn. Đồng nhiễm Haemophilus influenza có tỷ lệ cao nhất.
Khác biệt giữa ba nhóm về triệu chứng tím tái có ý nghĩa thống kê. Không có khác biệt về các
đặc điểm lâm sàng khác và hs-CRP, procalcitonin, interleukine-6 giữa ba nhóm.
* Từ khóa: Viêm phổi; Đồng nhiễm; hs-CRP; Procalcitonin; Interleukine-6; Trẻ em dưới 5 tuổi.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam, trung bình mỗi năm trẻ
mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp từ 3 - 5 lần,
trong đó 1 - 2 lần là viêm phổi (VP) [1].
Số trẻ VP chiếm 30 - 40% trường hợp


khám và điều trị tại các bệnh viện. Tử
vong do VP chiếm 75% tử vong do các
bệnh hô hấp và 30 - 35% tử vong chung
ở trẻ em [1]. Tỷ lệ mắc VP virut khá cao,
chiếm 60 - 70% [1]. Những virut gây VP

hay gặp là virut hô hấp hợp bào (RSV),
cúm, Rhinovirus, Adenovirus [5]. Hơn
1/3 số trường hợp đồng nhiễm virut và
vi khuẩn làm cho tình trạng bệnh nặng
thêm [6, 7].
Hiện nay, phương pháp chẩn đoán
virut có nhiều tiến bộ, giúp xác định
nguyên nhân nhanh chóng và chính xác
như test nhanh tìm kháng nguyên virut,
real-time PCR và PCR đa mồi có độ
nhạy và độ đặc hiệu cao.

1. Bệnh viện Nhi Trung ương
2. Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thị Ngọc Trân ()
Ngày nhận bài: 04/09/2019; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/10/2019
Ngày bài báo được đăng: 11/10/2019

61


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2019
Nghiên cứu các yếu tố đánh giá tình
trạng nặng như CRP (cũng như hs-CRP),

procalcitonin (PCT) và các cytokine
(như interleukine-1 (IL-1), IL-6, IL-8, IL-10
và HMGB-1) giúp chẩn đoán, chẩn đoán
phân biệt (nhiễm virut, vi khuẩn), tiên lượng
và điều trị phù hợp, tránh sử dụng kháng
sinh tràn lan. Đặc biệt, IL-6 biểu hiện
tình trạng viêm cấp tính rất đặc hiệu.
Đến nay, các nghiên cứu về VP virut
đồng nhiễm và yếu tố phản ánh tình
trạng viêm trong VP do virut đồng nhiễm
vi khuẩn, virut khác ở trẻ em Việt Nam
chưa có nhiều.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này
nhằm: Mô tả đặc điểm lâm sàng và hs-CRP,
PCT, IL-6 của VP nặng do virut đồng
nhiễm vi khuẩn, virut khác ở trẻ em dưới
5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
53 bệnh nhi < 5 tuổi được chẩn đoán
xác định VP nặng do virut đồng nhiễm vi
khuẩn, virut khác điều trị tại Bệnh viện Nhi
Trung ương từ tháng 1 - 2015 đến 3 - 2017.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Trẻ < 1 tháng tuổi và > 5 tuổi.
- Bệnh nhân (BN) VP không do căn
nguyên virut (VP sau đuối nước, sặc dầu,
VP hít…).
- BN mắc các bệnh mạn tính, bẩm sinh

kèm theo (dị dạng đường thở, bệnh phổi
bẩm sinh, suy gan, suy thận…).
- BN đủ tiêu chuẩn nhưng gia đình không
đồng ý tham gia.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu.
Cỡ mẫu: 53 BN.
62

* Chẩn đoán VP nặng do virut đồng nhiễm:
- Chẩn đoán VP: BN được chẩn đoán
VP theo tiêu chuẩn của WHO (2013): ho
hoặc khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng
ngực, nghe phổi có ran nổ, ran ẩm nhỏ
hạt, X quang có hình ảnh thâm nhiễm nhu
mô phổi [4].
- Chẩn đoán VP nặng: trẻ có ho hoặc
khó thở cộng với ít nhất một trong các
triệu chứng chính sau: tím tái hoặc SpO2
< 90%, suy hô hấp nặng (thở rên và rút
lõm lồng ngực nặng). Dấu hiệu của VP
với dấu hiệu nặng chung như không uống
được hoặc bỏ bú hoặc nôn ra tất cả mọi
thứ, hôn mê hoặc không tỉnh, co giật.
- Chẩn đoán VP virut có đồng nhiễm:
BN VP có 2 hoặc nhiều hơn các xét nghiệm
sau đây dương tính: xét nghiệm dịch tỵ
hầu, test nhanh cúm A, B, RSV, RT-PCR
cúm A, B, RSV, Adenovirus, Rhinovirus
và cấy vi khuẩn dương tính.

* Nội dung nghiên cứu:
- Lâm sàng:
+ Triệu chứng toàn thân: nhiệt độ, nhịp
thở, nhịp tim, cân nặng, SpO2.
+ Triệu chứng cơ năng: ho, khò khè,
chảy nước mũi, nôn, co giật.
+ Khám triệu chứng thực thể hô hấp:
khó thở, rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập
phồng, đầu gật gù theo nhịp thở, co kéo
cơ liên sườn, rút lõm hõm ức, ran ở phổi.
+ Triệu chứng khác ngoài phổi: ban ở da,
viêm kết mạc, gan to, nôn, tiêu chảy.
- Cận lâm sàng:
+ Chỉ số: hs-CRP, PCT, IL-6, PaO2.
+ Test nhanh cúm A, B, RSV; RT- PCR
Adenovirus, Rhinovirus.
+ Nuôi cấy định danh vi khuẩn bằng
phương pháp cấy đếm.


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2019
* Tiêu chuẩn đánh giá áp dụng trong
nghiên cứu:
- hs-CRP: bình thường: ≤ 0,5 mg/dl.
- PCT: tăng: > 0,05 ng/ml; bình thường:
≤ 0,05 ng/ml.

- IL-6: đơn vị pg/ml (đang nghiên cứu).
- PaO2: bình thường 70 - 99 mmHg
- Xét nghiệm vi sinh: âm tính hoặc

dương tính.
* Phân tích dữ tiệu: bằng phần mềm
STATA 14.0.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 1 - 2015 đến 3 - 2017, 53 BN bị VP do virut có
đồng nhiễm vi khuẩn hoặc virut.
Bảng 1: Đặc điểm đồng nhiễm (n = 53).
1
vi khuẩn

2
vi khuẩn

3
vi khuẩn

1 virut

1 vi khuẩn +
1 virut

1 vi khuẩn +
2 virut

Số lượng

Số lượng

Số lượng


Số lượng

Số lượng

Số lượng

RSV (n = 14)

8

2

1

2

1

0

Cúm A (n = 13)

5

0

0

6


0

2

Adenovirus (n = 12)

6

0

1

3

2

0

Rhinovirus (n = 10)

7

0

0

0

3


0

Cúm B (n = 4)

4

0

0

0

0

0

Virut mắc

Trong 14 trẻ mắc RSV có đồng nhiễm, 8 trường hợp chỉ mắc đồng nhiễm 1 vi khuẩn.
Trong 13 trẻ mắc cúm A có đồng nhiễm, 6 trẻ mắc đồng nhiễm 1 virut. Ở nhóm trẻ mắc
Adenovirus, Rhinovirus và cúm B, phần lớn trẻ đều chỉ đồng nhiễm 1 vi khuẩn.
Bảng 2: Đặc điểm vi khuẩn đồng nhiễm (n* = 42).
Số BN mắc từng loại
vi khuẩn (n = 48)

Tỷ lệ trong nhóm BN
đồng nhiễm (%)

Tỷ lệ trong toàn bộ

bệnh nhi (%)

Haemophilus influenza

19

45,2

9,4

Klebsiella pneumoniae

8

19,1

4,0

Pseudomonas aeruginosa

8

19,1

4,0

Streptococcus pneumoniae

7


16,7

3,5

Acinetobacter baumannii

4

9,5

2,0

Burkholderia cepacia

1

2,4

0,5

Staphylococcus aureus

1

2,4

0,5

Đồng nhiễm vi khuẩn


(*n: số BN VP nặng do virut có đồng nhiễm)
Tỷ lệ mắc đồng nhiễm vi khuẩn Haemophilus influenza cao nhất (45,2%), tiếp theo
là Klebsiella pneumoniae và Pseudomonas aeruginosa, thấp nhất là Burkholderia
cepacia và Staphylococcus aureus.
63


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2019
Bảng 3: Đặc điểm lâm sàng bệnh nhi đồng nhiễm virut, vi khuẩn (n = 53).
Đồng nhiễm
Triệu chứng

Toàn
thân

Hô hấp

Ngoài
phổi

Vi khuẩn
(n = 34)

Virut
(n = 11)

Vi khuẩn + virut
(n = 8)

p


n

%

n

%

n

%

Sốt

30

88,2

10

90,9

6

75

0,51**

Nhịp tim nhanh


20

58,8

10

90,9

4

50,0

0,10**

Chảy nước mũi

14

41,2

4

36,4

1

12,5

0,38*


Khò khè

29

85,3

9

81,8

6

75,0

0,76*

Thở rên

1

2,9

2

18,2

2

25,0


0,06*

Bú kém

23

67,6

10

90,9

8

100,0

0,08*

Bỏ bú

2

5,9

1

9,1

1


12,5

0,78*

Không uống được

2

5,9

1

9,1

1

12,5

0,78*

Kích thích quấy khóc

11

32,4

1

9,1


4

50,0

0,17*

Co giật

0

0,0

1

9,1

1

12,5

0,12*

Tím tái

7

20,6

5


45,5

8

100,0

<0,01*

Ỉa chảy

11

32,3

1

9,1

1

12,5

0,33*

Gan lách hạch to

4

11,8


3

27,3

3

37,5

0,15*

Ban ở da

1

2,9

2

18,2

1

12,5

0,13*

(*: Kiểm định Fisher’s exact test)
Trong nhóm chỉ đồng nhiễm vi khuẩn, tỷ lệ tím tái thấp nhất (20,6%); cao nhất ở
nhóm đồng nhiễm vi khuẩn và virut (100,0%). Khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa

thống kê (p < 0,05). Không có sự khác biệt về đặc điểm khác giữa ba nhóm (p > 0,05).
Bảng 4: Đặc điểm tình trạng suy hô hấp ở bệnh nhi đồng nhiễm vi khuẩn, virut (n = 53).
Đồng nhiễm
Vi khuẩn
(n = 34)

Đặc điểm

SpO2

PaO2

Virut
(n = 11)

Vi khuẩn +
virut (n = 8)

n

%

n

%

n

%


Độ 1 (SpO2 90 - 95%)

22

64,7

5

45,5

3

37,5

Độ 2 (SpO2 85 - 90%)

9

26,5

3

27,3

2

25,0

Độ 3 (SpO2 < 85%)


3

8,8

3

27,3

3

37,5

Bình thường

11

32,4

3

27,3

4

50,0

Suy hô hấp độ nhẹ

14


41,2

3

27,3

3

37,5

Suy hô hấp độ vừa

6

17,6

2

18,2

0

0,0

Suy hô hấp độ nặng

3

8,8


3

27,3

1

12,5

(*: Kiểm định Fisher’s exact test)
Không có khác biệt về tình trạng suy hô hấp giữa ba nhóm (p > 0,05).
64

p

0,23*

0,61*


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2019
Bảng 5: Đặc điểm các chỉ số xét nghiệm ở bệnh nhi đồng nhiễm vi khuẩn, virut (n = 53).
Đồng nhiễm
Chỉ số

Vi khuẩn (n = 34)
th

Trung bình

25 - 75


hs-CRP (mg/dl)

12,7

PCT (ng/ml)
IL-6 (pg/ml)

Virut (n = 11)
th

th

Trung bình

25 - 75

2,4; 50,2

4,1

2,3

0,2; 4

5,4

3,4; 16,3

Vi khuẩn + virut (n = 8)

th

th

p

th

Trung bình

25 - 75

0,3; 8,2

4,0

2,1;17,9

0,13*

0,4

0,2; 1

1,0

0,4; 3,6

0,19*


10,6

5,2; 21,1

24,8

7,7; 91,1

0,39*

(*: Kiểm định Kruska-Wallis test)
hs-CRP tăng cao nhất ở nhóm chỉ đồng nhiễm vi khuẩn (trung bình = 12,7), tiếp theo
là nhóm chỉ đồng nhiễm virut (trung bình = 4,1), nhóm đồng nhiễm virut và vi khuẩn
(trung bình = 4,0). Tương tự, PCT tăng cao nhất ở nhóm chỉ đồng nhiễm vi khuẩn
(trung bình = 2,3), tiếp theo là nhóm đồng nhiễm virut và vi khuẩn (trung bình = 1,0),
thấp nhất là nhóm chỉ đồng nhiễm virut (trung bình = 0,4). IL-6 tăng cao nhất ở nhóm
đồng nhiễm cả virut và vi khuẩn (trung bình = 24,8), tiếp theo là nhóm chỉ đồng nhiễm
virut (trung bình = 10,6), thấp nhất là nhóm đồng nhiễm vi khuẩn (trung bình = 5,4).
Tuy nhiên, tất cả khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm nhiễm virut và vi khuẩn.
Đồng nhiễm virut và vi khuẩn là tình
trạng phổ biến trong VP nặng ở trẻ em.
Một nghiên cứu của O'Brien và CS thực
hiện cho thấy, virut cúm (H1N1) là nguyên
nhân của bệnh VP do phế cầu phổi nặng
ở trẻ em ở Iowa vào giữa những năm
1990 [8]. Các nghiên cứu khác đã chỉ ra,
gần 1/3 số trẻ em bị VP cộng đồng bị
nhiễm vi khuẩn và virut [9].

Trong nghiên cứu này, trong 14 trẻ
mắc RSV có đồng nhiễm, 8 trường hợp chỉ
mắc đồng nhiễm 1 vi khuẩn. Trong 13 trẻ
mắc cúm A có đồng nhiễm, 6 trẻ mắc
đồng nhiễm 1 virut. Ở các nhóm trẻ mắc
Adenovirus, Rhinovirus và cúm B, phần

lớn trẻ đều chỉ mắc đồng nhiễm 1 vi khuẩn.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ
mắc đồng nhiễm vi khuẩn Haemophilus
influenza cao nhất (45,2%), tiếp đến là
Klebsiella pneumoniae và Pseudomonas
aeruginosa (cùng 19,1%), thấp nhất là
Burkholderia cepacia và Staphylococcus
aureus (1 trường hợp = 2,4%). Ngoài ra,
nghiên cứu cho thấy, ở nhóm RSV,
3 trường hợp mắc đồng nhiễm ≥ 2 loại
vi khuẩn và 1 trường hợp mắc đồng nhiễm
1 loại virut và 1 loại vi khuẩn. Trong khi đó,
ở nhóm Adenovirus, số lượng trẻ mắc
tương ứng là 1 ca và 2 ca.
Nghiên cứu Andrew T Pavia (2011)
cho thấy, trong 58 BN xác định được căn
nguyên gây VP, 65% BN nhiễm > 1 loại
virut, đồng nhiễm vi khuẩn 35% [10].
65


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2019
Nghiên cứu của Nascimento và CS

(2013) trên 25 trẻ em VP có tràn dịch
màng phổi thấy 22% số ca đồng nhiễm vi
khuẩn và virut, trong đó đồng nhiễm virut
Parainfluenza 1/3 + virut cúm A và virut
RSV + cúm A phổ biến [11].
Nghiên cứu ở Phần Lan của Juvén T,
khoảng 30% trường hợp kết hợp nhiễm
virut và vi khuẩn [9]. Cũng theo nghiên cứu
của Olli Ruuskanen (2011), 49% trường
hợp VP trong nhóm nghiên cứu nhiễm
virut, trong đó số trẻ nhiễm Rhinovirus
cao nhất (18%), tiếp theo là RSV 16%,
cúm A 9%, cúm B và Adenovirus 8% [6].
Li Li và CS (2016) nghiên cứu tại
Trung Quốc trên 1.702 trẻ bị nhiễm trùng
đường hô hấp dưới cho thấy, tỷ lệ đồng
nhiễm trong nhóm Rhinovirus týp C là 61%
[12]. Nghiên cứu của Đào Minh Tuấn và
Nguyễn Thị Ngọc Trân trên 56 trẻ VP do
Adenovirus cho thấy bệnh nhi có thể đồng
nhiễm trên 1 loại virut, vi khuẩn khác
(16/56 trẻ nhiễm Rhinovirus, 14 nhiễm CMV,
2 nhiễm RSV, 2 nhiễm cúm A, cúm B, 10
nhiễm vi khuẩn, 3 nhiễm Mycoplasma) [2].
Bệnh nhi mắc viêm phế quản phổi
nhiễm Adenovirus có tỷ lệ đồng nhiễm
cao. Cao nhất là đồng nhiễm Rhinovirus,
thứ hai là đồng nhiễm CMV, thứ ba là
đồng nhiễm vi khuẩn. Điều này cho thấy
tầm quan trọng của việc cách ly bệnh nhi,

không chỉ tránh lây Adenovirus cho bệnh
nhi khác mà còn giúp bệnh nhi không nhiễm
thêm bệnh mới [2].
Nghiên cứu của Trần Thị Thủy cho thấy,
bệnh nhi VP do Adenovirus có 9,0% đồng
nhiễm vi khuẩn: 3 trường hợp nhiễm
phế cầu, 2 trường hợp nhiễm HI, 1 trường
66

hợp nhiễm Moracela catarhalis. 28,0% bệnh
nhi đồng nhiễm virut: chủ yếu là Rhinovirus
(25,0%), RSV (4,0%) và cúm A/B (2,0%) [3].
Nhìn chung, tỷ lệ mắc đồng nhiễm
chung vi khuẩn và/hoặc virut cao nhất ở
nhóm RSV, thấp nhất ở nhóm cúm B và
nhóm Rhinovirus.
2. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng.
Nghiên cứu cho thấy, phần lớn triệu
chứng lâm sàng và cận lâm sàng dường
như không đặc hiệu giữa các nhóm đồng
nhiễm (bao gồm đồng nhiễm vi khuẩn,
đồng nhiễm virut và đồng nhiễm kết hợp
vi khuẩn và virut). Trong khi các triệu chứng
như sốt, nhịp tim nhanh, chảy nước mũi
có sự khác biệt giữa nhóm trẻ nhiễm virut
đơn thuần, các triệu chứng này không
khác biệt giữa các nhóm đồng nhiễm, trừ
triệu chứng tím tái. Trong nhóm chỉ đồng
nhiễm vi khuẩn, tỷ lệ tím tái thấp nhất
(20,6%); cao nhất ở nhóm đồng nhiễm vi

khuẩn và virut (100,0%), khác biệt giữa
hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Kết quả phân tích đặc điểm cận lâm
sàng cũng cho thấy không có sự khác
biệt nào đáng kể giữa ba nhóm trên về
đặc điểm X quang phổi, các chỉ tiêu cận
lâm sàng như Hb, hs-CRP, PCT hay IL-6.
Nhóm chỉ đồng nhiễm vi khuẩn có số
lượng bạch cầu cao hơn nhóm chỉ đồng
nhiễm virut.
Pia Toikka chỉ ra PCT, CRP và IL-6
huyết thanh tăng có rất ít giá trị trong
phân biệt VP do vi khuẩn và virut ở trẻ em.
Tuy nhiên, ở một số BN có PCT, CRP hoặc
IL-6 huyết thanh rất cao, VP do vi khuẩn
có thể xảy ra [13].


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2019
KẾT LUẬN
Trẻ bị VP có đồng nhiễm trong nhóm
RSV cao nhất. Trẻ có thể đồng nhiễm
thêm virut khác hoặc/và vi khuẩn. Đồng
nhiễm Haemophilus influenza có tỷ lệ cao
nhất. Sự khác biệt giữa ba nhóm về triệu
chứng tím tái có ý nghĩa thống kê. Không
có khác biệt về các đặc điểm lâm sàng
khác và hs-CPR, PCT, IL-6 giữa ba nhóm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. T Quỵ, T.T.H Vân. Viêm phế quản phổi.

Hô hấp, Bài giảng Nhi khoa. Tập 1. Nhà xuất
bản Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2013.
2. Nguyễn Thị Ngọc Trân, Đào Minh Tuấn.
Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, lâm
sàng, cận lâm sàng và yếu tố tiên lượng tử
vong ở bệnh nhi viêm phế quản phổi do
Adenovirus tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Tạp chí Y học Việt Nam. 2017, 461 (2),
tr.120-123.
3. Trần Thị Thủy. Nghiên cứu đặc điểm
dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng VP có
nhiễm Adenovirus ở trẻ em từ 2 tháng đến
dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Luận văn Thạc sỹ Y học. Trường Đại học
Y Dược Hải Phòng. 2018.
4. WHO. Guidelines for the management
nd
of common childhood illnesses. 2 edition.
Cough or Difficulty in Breathing. 2013.
5. Bezerra P.G et al. Viral and atypical
bacterial detection in acute respiratory infection
in children under five years. PLoS One. 2011,
6 (4), p.e18928.

6. Ruuskanen O et al. Viral pneumonia.
The Lancet. 2011, 377 (9773), pp.1264-1275.
7. Pavia A.T. Viral infections of the lower
respiratory tract: Old viruses, new viruses,
and the role of diagnosis. Clin Infect Dis.
2011, 52, pp.S284-S289.

8. O'Brien K.L et al. Severe pneumococcal
pneumonia in previously healthy children:
The role of preceding influenza infection.
Clin Infect Dis. 2000, 30 (5), pp.784-789.
9. Juven T et al. Etiology of communityacquired pneumonia in 254 hospitalized
children. Pediatr Infect Dis J. 2000, 19 (4),
pp.293-298.
10. Pavia A.T. Viral infections of the lower
respiratory tract: Old viruses, new viruses,
and the role of diagnosis. Clin Infect Dis.
2011, 52 (Suppl 4), pp.S284-289.
11. Nascimento-Carvalho C.M et al.
Respiratory viral infections among children
with community-acquired pneumonia and
pleural effusion. Scandinavian Journal of
Infectious Diseases. 2013, 45 (6), pp.478-483.
12. Li L et al. An epidemiological study on
human rhinovirus C in hospitalized children
with respiratory tract infections. Zhongguo
Dang Dai Er Ke Za Zhi. 2016, 18 (11),
pp.1094-1099.
13. Toikka P et al. Serum procalcitonin,
C-reactive protein and interleukin-6 for
distinguishing bacterial and viral pneumonia
in children. The Pediatric Infectious Disease
Journal. 2000, 19 (7), pp.598-602.

67




×