Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu, chi quỹ BHYT bắt buộc tại BHXH Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.76 KB, 3 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ
Đề tài: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu, chi quỹ
BHYT bắt buộc tại BHXH Đồng Nai.
Tác giả: Nguyễn Xuân Tự
Khóa học: 2009 - 2011
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Ái Đoàn
Nội dung tóm tắt:
1. Lý do chọn đề tài:
- Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác BHXH và xác định là một
chính sách xã hội cơ bản nhất nhằm đảm bảo thu nhập, đời sống cho hàng triệu người
lao động cùng các đối tượng hưởng chế độ trợ cấp BHXH, góp phần quan trọng vào
việc đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Thực tế hiện nay, nước ta còn nhiều người lao động làm việc nhưng lại không
được tham gia BHXH, BHYT, nhiều doanh nghiệp cố tình né tránh không tham gia
BHXH, BHYT bắt buộc cho lao động của mình, dẫn đến thiệt thòi quyền lợi của người
lao động. Qua những kinh nghiệm thực tiễn trong công tác thanh tra các vấn đề về an
sinh xã hội và nhất là qua kết quả thanh tra tại BHXH Đồng Nai, đặt ra nhu cầu cấp
thiết cần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của BHXH Đồng Nai nói riêng, của
ngành BHXH Việt Nam nói chung, nhằm đạt được mục tiêu có được chế độ an sinh xã
hội chất lượng cao, thúc đẩy được người lao động tích cực làm việc, ổn định chính trị
và phát triển kinh tế của đất nước.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu, phân tích công tác quản lý thu, chi tại Quỹ
BHXH và Quỹ BHYT của BHXH Đồng Nai, nhất là từ khi Luật BHXH và Luật
BHYT có hiệu lực, từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác
quản lý thu, chi BHXH, BHYT bắt buộc tại BHXH Đồng Nai.
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng công tác quản lý thu, chi quỹ BHXH và
quỹ BHYT bắt buộc của BHXH Đồng Nai (không nghiên cứu về BHXH tự nguyện và
BH thất nghiệp).


1


- Phạm vi nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu về quản lý thu, chi BHXH, BHYT tại
Quỹ BHXH và Quỹ BHYT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ khi Luật BHXH và Luật
BHYT có hiệu lực đến năm 2010.
3. Nội đề tài đã giải quyết:
Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về BHXH, BHYT và quản lý thu, chi BHXH, BHYT
bắt buộc
Luận văn đã phân tích, làm sáng tỏ những khái niệm cơ bản về Bảo hiểm, Bảo
hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Quỹ bảo hiểm xã hội và quỹ Bảo hiểm y tế và quản lý thu,
chi Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế; nội dung của quản lý thu, quản lý chi Bảo hiểm xã
hội và Bảo hiểm y tế. Từ đó, đưa ra phương pháp đánh giá, phân tích chất lượng công
tác thu, chi Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế một cách tương đối toàn diện.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu, chi BHXH, BHYT bắt buộc trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Luận văn giới thiệu tổng quan về cơ quan Bảo hiểm xã hội Đồng Nai, sau đó đi
sâu phân tích thực trạng quản lý công tác thu, chi Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế
bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội Đồng Nai qua các năm gần đây (tập trung vào các năm
sau khi Luật Bảo hiểm xã hội và Luật Bảo hiểm y tế có hiệu lực). Luận văn đã nêu
được những mặt đạt được trong công tác quản lý thu, chi Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y
tế bắt buộc, chỉ ra được những nguyên nhân dẫn đến những mặt được và đặc biệt, chỉ
ra các hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý thu, chi Bảo
hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế bắt buộc của Bảo hiểm xã hội Đồng Nai.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý thu, chi BHXH, BHYT bắt buộc
ở BHXH Đồng Nai.
Luận văn nêu được phương hướng phát triển của Bảo hiểm xã hội Việt Nam nói
chung và Bảo hiểm xã hội Đồng Nai nói riêng trong giai đoạn tới (đến năm 2020). Trên

cơ sở phương hướng phát triển thời gian tới và những mặt được, chưa được cũng như các
nguyên nhân đã chỉ ra, Luận văn đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý
thu, chi Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế bắt buộc của Bảo hiểm xã hội Đồng Nai.

2


4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp khảo sát điều tra tìm hiểu cụ thể, phương pháp phân
tích, đối chiếu so sánh, hệ thống các thông tin điều tra thực tế.
5. Kết quả của đề tài:
Trên cơ sở mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đã xác định, luận văn đã làm rõ: Cơ
sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện, quản lý thu, chi BHXH, BHYT trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai; phân tích thực trạng hoạt động quản lý thu, chi BHXH, BHYT của
BHXH tỉnh Đồng Nai trên cơ sở số liệu báo cáo trung thực về thu, chi BHXH, BHYT
của BHXH tỉnh Đồng Nai từ năm 2007 đến năm 2010; chỉ ra những tồn tại, phân tích
nguyên nhân; từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu để giải quyết.
Hà Nội, ngày 21 tháng 3 năm 2012

Tác giả

Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS. Nguyễn Ái Đoàn

Nguyễn Xuân tự

3




×