Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kiến thức, thái độ của người bệnh đối với sự giáo dục sức khoẻ của điều dưỡng tại khoa y học cổ truyền Bệnh viện Thống Nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.17 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI BỆNH ĐỐI VỚI SỰ GIÁO DỤC
SỨC KHOẺ CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN
BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Lê Thị Hạnh*, Nguyễn Thành Đức

TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ người bệnh có kiến thức, thái độ đúng về sự giáo dục sức khỏe của
Điều dưỡng. Xác định mối liên quan giữa kiến thức và thái độ của người bệnh đối với việc giáo dục sức khỏe của
điều dưỡng và mối liên quan đến các yếu tố nghề nghiệp, trình độ của người bệnh.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Kết quả: Tỷ lệ người bệnh có kiến thức đúng về sự giáo dục sức khỏe của điều dưỡng đạt 66%(33/50), Tỷ lệ
người bệnh có thái độ đúng là 84% (42/50). Nhóm người bệnh có kiến thức đúng về sự giáo dục sức khoẻ của
Điều dưỡng có tỷ lệ thái độ đúng cao hơn so với nhóm người bệnh có kiến thức chưa đúng, khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p<0,005).
Kết luận: Kiến thức của người bệnh đối với sự giáo dục sức khoẻ của điều dưỡng chưa cao, tuy nhiên thái độ
của người bệnh đạt ở mức độ tương đối tốt; nghiên cứu cũng xác định được các liên quan giữa yếu tố nghề
nghiệp, trình độ và kiến thức, thái độ.
Từ khoá: Giáo dục sức khoẻ, kiến thức, thái độ.

ABSTRACT
PATIENT’S KNOWLEDGE AND ATTITUDE ABOUT THE HEALTH EDUCATION
OF NURSER IN DEPARTMENT TRADITIONAL MEDICINE AT THONG NHAT HOSPITAL
Le Thi Hanh, Nguyen Thanh Duc
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 383 - 387
Objectives: To define the proportion of patent who has been recovered has the right knowledge and attitude
about the heath education of the nurse staff in department Traditional medicine at Thong Nhat hospital.
Currently, this study defines the correlation between the knowledge and attitude with other factorc.


Method: using the cross-sectional study.
Results: Right knowledge of patent about heath education of nurser got the rate 66% (33/50) and the
patent’s attitude towards health education of nurse got the rate 84% (42/50) of patients with the right attitude.
Group patients with right knowledge about the heath education of nurse has the right attitude rate wich is 1.56
(95% CI: 1.30 – 1.88) in comparing with patients who less knowledge true, the difference is statistically
significant (P<0.005. This study also indicated the correlation between the variables.
Conclusion: About the heath education of the nurse: patient’s knowledge is low, but the attitude is pretty
good. The relation between knowledge and attitudes is identified, and the study also identified with other factors
and knowledge, attitude.
Keywords: Heath education, Knowledge, Attitude.

* Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ĐD Lê Thị Hạnh
ĐT: 0907960582

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015

Email:

383


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục sức khỏe (GDSK) được xem như
một chức năng độc lập của hành nghề điều
dưỡng và một trách nhiệm đầu tiên của nghề

điều dưỡng. Giáo dục sức khỏe là thành phần
thiết yếu của chăm sóc điều dưỡng trong việc
nâng cao, bảo vệ, phục hồi sức khỏe và thích
nghi với các hậu quả sau bệnh tật của người
bệnh(3). Nhưng trên thực tế giáo dục sức khỏe
cho người bệnh nội trú chưa thực sự được
quan tâm mặc dù quy chế chăm sóc người
bệnh toàn diện đã được Bộ Y Tế ban hành từ
năm 1997(1) và Thông tư 07/2011/TT-BYT đã
quy định “Tư vấn giáo dục sức khỏe cho
người bệnh” là nhiệm vụ hàng đầu trong 12
nhiệm vụ của điều dưỡng (ĐD) khi chăm sóc
người bệnh(2). Theo nghiên cứu về “Kiến thức,
thái độ của người bệnh sau mổ đối với sự giáo
dục sức khỏe của điều dưỡng tại khoa Ngoại
chấn thương bệnh viện đa khoa Sài Gòn”, thì
tỷ lệ người bệnh có kiến thức đúng về sự giáo
dục sức khỏe của điều dưỡng chỉ đạt 20,2%, và
tỷ lệ người bệnh có thái độ đúng đạt 67,2%(5).

vào việc tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả của
công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe và chất lượng
chăm sóc người bệnh.

Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định tỷ lệ người bệnh có kiến thức, thái
độ đúng về sự giáo dục sức khỏe của điều
dưỡng khi nằm điều trị nội trú tại khoa Y học cổ
truyền - bệnh viện Thống Nhất.
- Xác định mối liên quan giữa kiến thức và

thái độ của người bệnh đối với việc giáo dục sức
khỏe của điều dưỡng và mối liên quan đến các
yếu tố nghề nghiệp, trình độ của người bệnh.

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Những người bệnh nằm điều trị nội trú tại
khoa Y học cổ truyền.

Tiêu chuẩn chọn mẫu
Người bệnh từ 18 tuổi trở lên đã nằm điều trị
nội trú và có chỉ định xuất viện tại khoa Y học cổ
truyền từ tháng 3 - tháng 6/2015.
Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu.

Tại khoa Y học cổ truyền bệnh viện Thống
Nhất, đa phần người bệnh là những bệnh
nhân lớn tuổi, mắc nhiều bệnh mạn tính, họ
chính là đối tượng cần được giáo dục sức khỏe
hơn bao giờ hết, việc điều trị cho người bệnh
kết hợp Y học dân tộc và Y học hiện đại, sử
dụng nhiều phương pháp điều trị không dùng
thuốc như: Dưỡng sinh - Xoa bóp, Châm cứu...
Điều dưỡng là người trực tiếp hướng dẫn
người bệnh do đó đóng vai trò rất quan trọng
trong công tác hướng dẫn người bệnh tập
luyện hàng ngày. Vậy có bao nhiêu người
bệnh tại khoa Y học cổ truyền bệnh viện
Thống Nhất có kiến thức, thái độ đúng đối với
sự giáo dục sức khỏe của điêu dưỡng?


Tiêu chuẩn loại trừ
Những người bệnh không có khả năng trả
lời phỏng vấn như: câm, điếc, sa sút trí tuệ...

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm
mục đích làm rõ câu hỏi nêu trên và bước đầu
đánh giá thực trạng thực hành giáo dục sức khoẻ
của điều dưỡng cho người bệnh nội trú tại khoa
Y học cổ truyền. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần

Các biến số:

384

Những người bệnh từ chối hợp tác.

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.

Cách chọn mẫu
Thu thập số liệu diễn ra trong 03 tháng (từ
tháng 3 đến tháng 6 năm 2015) tại khoa Y học cổ
truyền BV Thống Nhất, chọn mẫu thuận tiện
không xác xuất. Đối tượng đạt tiêu chuẩn chọn
mẫu sẽ được mời trả lời phỏng vấn trực tiếp dựa
trên bộ câu hỏi soạn sẵn gồm 3 phần: Đặc điểm
chung, kiến thức (10 câu), thái độ (8 câu).
- Người bệnh có kiến thức đúng khi trả lời
đúng >= 8 câu hỏi kiến thức. Có kiến thức sai khi

trả lời đúng < 8 câu hỏi.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
- Người bệnh có thái độ đúng khi trả lời
đúng >= 7 câu hỏi thái độ và ngược lại thái độ sai
khi trả lời < 7 câu hỏi.
- Các yếu tố liên quan giữa kiến thức, thái độ
của người bệnh đối với việc giáo dục sức khỏe
của điều dưỡng và mối liên quan đến các yếu tố
nghề nghiệp, trình độ của người bệnh. Áp dụng
phương pháp kiểm chi bình phương (Chisquare) được sử dụng để đánh giá các mối liên
quan. Mọi sự khác biệt được xem là có ý nghĩa
thống kê khi p < 0,05 với khoảng tin cậy 95%.

Phân tích số liệu:
Số liệu sau khi được làm sạch, mã hoá, xử
lý và phân tích bằng phần mềm Stata 10.0. Các
biến rời như đặc tính của mẫu nghiên cứu,
kiến thức đúng, thái độ đúng của người bệnh
về sự giáo dục sức khỏe của điều dưỡng được
trình bày dưới dạng tỷ lệ phần trăm. Phép
kiểm chi bình phương (Chi-square) được sử
dụng để đánh giá các mối liên quan. Mọi sự
khác biệt được xem là có ý nghĩa thống kê khi
p < 0,05 với khoảng tin cậy 95%.

Nghiên cứu Y học


Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Bảng 1: Một số đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Các yếu tố đặc điểm Số người bệnh (n=50) Tỷ lệ (%)
Nam
32
64
Giới
Nữ
18
36
Nhỏ nhất
58
Tuổi
Lớn nhất
96
Trung bình
75 ± 7,3
Trung học
13
26
Đại học
30
60
Trình độ
Sau đại học
3
6
Khác
4

8
Hưu
46
92
Cán bộ
1
2
Nghề nghiệp
Công nhân
0
0
Khác
3
6
Tp. HCM
43
86
Nơi cư trú
Các tỉnh
7
14

Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh nam chiếm 64%.
Tuổi của người bệnh trong nghiên cứu khá cao
trung bình 75 ± 7,3. Trình độ chủ yếu đã tốt
nghiệp đại học (60%). Nghề nghiệp hưu trí
chiếm đa số 92%. Cư trú chủ yếu tại TP. Hồ Chí
Minh (86%). Kiến thức của người bệnh đối với
sự giáo dục sức khỏe của điều dưỡng.


KẾT QUẢ
Khảo sát được thực hiện trên 50 người bệnh
từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2015, kết quả được
thể hiện như sau:
Bảng 2: Kiến thức của người bệnh đối với sự giáo dục sức khỏe của điều dưỡng
Các vấn đề khảo sát trong hoạt động
GDSK của điều dưỡng
Hướng dẫn giờ khám bệnh
Hướng dẫn uống thuốc
Hướng dẫn chế độ ăn uống
Hướng dẫn chăm sóc vệ sinh cá nhân
Hướng dẫn bảo quản tư trang
Giải thích về bệnh và phương pháp điều trị
Hướng dẫn cách phát hiện các dấu hiệu bất thường
Hướng dẫn tập vận động
Giải đáp các thắc mắc
Hướng dẫn tái khám
Chưa đúng
Kiến thức
Đúng

Nhận xét: Trong số các hoạt động hướng dẫn
của điều dưỡng, hoạt động hướng dẫn bảo quản
tư trang được người bệnh biết đến nhiều nhất là
74%, tiếp đó là hướng dẫn tập vận động chiếm

Điều dưỡng
n (%)
28 (56)
31 (62)

24 (48)
36 (72)
37 (74)
9 (18)
14 (28)
36 (72)
22 (44)
21 (42)

Trả lời của người bệnh
Bác sỹ BS – ĐD Khác
n (%)
n (%)
n (%)
9 (18)
13 (26)
6 (12)
13 (26)
11 (22)
15 (30)
10 (20)
1 (2)
4 (8)
6 (12)
2 (4)
28 (56)
13 (26)
20 (40)
11 (22)
2 (4)

2 (4)
11 (22)
1 (2)
16 (32)
11 (22)
1 (2)
19 (38)
10 (20)
17 (34)
33 (66)

Không biết
n (%)
3 (6)
1 (2)
3 (6)
-

72%. Trong khi hoạt động giải đáp về bệnh và
phương pháp điều trị có ít người bệnh biết
(18%), có đến 56% người bệnh cho rằng phần
giải đáp về bệnh và phương pháp điều trị là của

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015

385


Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

Bác sỹ. 6% người bệnh chưa biết về hoạt động
hướng dẫn chăm sóc vệ sinh cá nhân, hướng dẫn
phát hiện các dấu hiệu bất thường và 2% chưa
biết về hoạt động hướng dẫn bảo quản tư trang

của điều dưỡng. Tỷ lệ người bệnh có kiến thức
đúng chung là 66% (trả lời đúng từ 8 câu hỏi
kiến thức trở lên).

Thái độ của người bệnh đối với sự giáo dục sức khỏe của điều dưỡng
Bảng 3: Thái độ của người bệnh đối với sự giáo dục sức khỏe của điều dưỡng
Các vấn đề khảo sát
về thái độ của người bệnh
NB được tư vấn, GDSK là cần thiết
Thông tin Điều dưỡng cung cấp là hữu ích
Nên lắng nghe GDSK từ ĐD
Áp dụng các hướng dẫn tại bệnh viện
Áp dụng các hướng dẫn tại nhà
Hướng dẫn về thời gian tái khám
Hướng dẫn về các dấu hiệu bất thường
ĐD nên GDSK cho những NB khác
Chưa đúng
Thái độ
Đúng

Rất đồng ý
n (%)
44 (88)

31(62)
31 (62)
29 (58)
24 (48)
35 (70)
32 (64)
31 (62)

Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh cho rằng sự tư
vấn, giáo dục sức khỏe của điều dưỡng là cần
thiết chiếm 100%, số người rất đồng ý là 88%.
Phần lớn người bệnh cho rằng thông tin điều
dưỡng cung cấp là hữu ích và điều dưỡng nên
GDSK cho những người bệnh khác (98%). Mặt
khác có 2% người bệnh không đồng ý với việc
nên lắng nghe GDSK từ điều dưỡng. Tuy nhiên
thái độ đúng đối với sự GDSK của điều dưỡng
khá tốt chiếm 84%.

Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ
Bảng 4: Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ
Thái độ
PR
P
Chưa đúng Đúng
(KTC 95%)
n(%)
n(%)
Chưa đúng
7 (41,2)

10 (58,8) 0,000
1,56
(1,30
– 1,88)
Đúng
1 (3,0)
32 (97,0)
Kiến thức

Nhận xét: Trong số 33 người bệnh có kiến
thức đúng về sự giáo dục sức khoẻ của điều
dưỡng, có 32 người có thái độ đúng (97%), còn
số người bệnh có kiến thức chưa đúng chỉ có 58,8
% người có thái độ đúng. Nhóm có kiến thức
đúng có tỷ lệ thái độ đúng gấp 1,56 lần so với
nhóm có kiến thức chưa đúng, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê. Người bệnh càng có kiến thức
đúng thì thái độ đúng càng cao.

386

Thái độ của người bệnh
Đồng ý Không ý kiến Không đồng ý
n (%)
n(%)
n (%)
6 (12)
18 (36)
1 (2)
15 (30)

3 (6)
1 (2)
18 (36)
3 (6)
24 (48)
2 (4)
14 (28)
1 (2)
17 (34)
1 (2)
18 (36)
1 (2)
42 (84)
8 (16)

Rất không đồng ý
n (%)
-

BÀN LUẬN
Kiến thức của người bệnh đối với sự giáo
dục sức khỏe của Điều dưỡng
Tỷ lệ người bệnh có kiến thức đúng là 66%.
Tỷ lệ này cao hơn với nghiên cứu của Nguyễn
Phương Tùng(5): 20,2%, nhưng thấp hơn với
nghiên cứu của Chrobak(4). tại Anh: 72%. Tỷ lệ
này chưa cao, nó phản ánh công tác Tư vấn,
GDSK cho người bệnh chưa thực sự tốt. Người
ĐD cần phải làm cho người bệnh nhận thức
được vấn đề: họ chính là đối tượng được thụ

hưởng lợi ích của công tác này. Người ĐD cần
nâng cao trách nhiệm của mình trong công tác
GDSK cho người bệnh nhằm đạt được mục tiêu
cao nhất trong chăm sóc sức khoẻ người bệnh.

Thái độ của người bệnh đối với sự giáo dục
sức khỏe của Điều dưỡng
Thái độ của người bệnh đối với sự giáo dục
sức khỏe của Điều dưỡng là tương đối tốt (84%).
Tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của Chrobak tại
Anh(4): 71,3% và nghiên cứu của Nguyễn Phương
Tùng(5): 67,2%. Đa số người bệnh đều đồng ý
được lắng nghe, được áp dụng các hướng dẫn
của Điều dưỡng tại bệnh viện cũng như khi đã
xuất viện về nhà. Người Điều dưỡng cần thực

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
hiện tốt các quy định dành cho nhân viên Y tế
trong công tác giáo dục sức khỏe, đáp ứng với
mong muốn của người bệnh.
Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ của
người bệnh đối với sự giáo dục sức khỏe của
Điều dưỡng và mối liên quan đến các yếu tố
nghề nghiệp, trình độ của người bệnh.
Trong số 33 người bệnh có kiến thức đúng
về sự giáo dục sức khoẻ của điều dưỡng, có 32
người có thái độ đúng (97%), còn số người bệnh

có kiến thức chưa đúng chỉ có 58,8 % người có
thái độ đúng. Nhóm có kiến thức đúng có tỷ lệ
thái độ đúng gấp 1,56 lần so với nhóm có kiến
thức chưa đúng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p= 0,000). Như vậy người bệnh càng có kiến
thức đúng về sự giáo dục sức khỏe của Điều
dưỡng thì có thái độ đúng càng tốt. Trong
nghiên cứu của chúng tôi thì các mối liên quan
giữa kiến thức, thái độ với các yếu tố nghề
nghiệp, trình độ của người bệnh có sự khác biệt
nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống
kê, điều này có thể do hạn chế của nghiên cứu
(cỡ mẫu chưa đủ lớn).

KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng ta thấy
được tỷ lệ người bệnh có kiến thức đúng về sự
GDSK của Điều dưỡng chưa cao, tuy nhiên tỷ lệ
người bệnh có kiến thức đúng tương đối tốt.
Nghiên cứu cũng xác định được mối liên quan
giữa kiến thức và thái độ. Các yếu tố liên quan
đến kiến thức, thái độ đúng của người bệnh về
sự giáo dục sức khỏe của Điều dưỡng bao gồm:
nghề nghiệp, trình độ.

Nghiên cứu Y học

Điều dưỡng có vai trò rất quan trọng trong
quá trình điều trị người bệnh. Do đó cần nâng
cao nhận thức và trau dồi thêm kiến thức chuyên

môn, để thực hiện tốt hơn chức năng độc lập của
mình.

KIẾN NGHỊ
Tổ chức tập huấn về kỹ năng giáo dục sức
khỏe cho điều dưỡng.
Tăng cường giám sát về công tác giáo dục
sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh.
Xây dựng tài liệu hướng dẫn giáo dục sức
khỏe cho người bệnh và gia đình người bệnh
theo chuyên khoa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.
2.

3.

4.

5.

Bộ Y tế (1997), Quyết định số 1895/1997/BYT-QĐ ngày
19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Hà Nội.
Bộ Y tế (2011), Thông tư 07/2011/TT-BYT hướng dẫn công tác
Điều dưỡng về Chăm sóc người bệnh trong bệnh viện, Bộ Y tế
- Cục quản lý khám chữa bệnh, Hà Nội, tr.3-35.
Brunner /Suddarth(1996), “Điều dưỡng nội –ngoại khoa tập
I”(1996), người dịch Bs Đặng Xuân Lạng, Bs Nguyễn Văn
Cường. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, năm 1996, tr 72.

Chrobak A (2009), Educational role of a nurse in medical care of
patients with outer intestinal stoma”, Pol Merkur Lekarski,
Pielegniarka jako educator pacjentow z wyloniona stomia jelitowa,
26 (155), pp.579-581
Nguyễn Phương Tùng, Houser J, Trần Thiện Trung (2013),
“Kiến thức, thái độ của người bệnh sau mổ đối với sự giáo dục sức
khỏe của điều dưỡng tại khoa ngoại chấn thương bệnh viện đa khoa
Sài Gòn”, Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 17, số 4, năm 2013,
tr.202-208

Ngày nhận bài báo:

06/09/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

15/09/2015

Ngày bài báo được đăng:

20/10/2015

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015

387



×