Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và tỉ lệ tụt huyết áp sau kết nối lọc máu liên tục do tổn thương thận cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.44 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ TỈ LỆ TỤT HUYẾT ÁP
SAU KẾT NỐI LỌC MÁU LIÊN TỤC DO TỔN THƯƠNG THẬN CẤP
Hoàng Văn Quang*, Lê Thanh Sơn*, Đoàn Văn Đàm*

TÓM TẮT
Giới thiệu: Lọc máu liên tục thương gây tụt huyết áp ở bệnh nhân nặng. Tuy vậy, không có nghiên cứu nào
phân tích tiền cứu biến chứng này. Mục đích của nghiên cứu này là xác định tỉ lệ tụt huyết áp ở thời điểm kết nối
với lọc máu liên tục và các yếu tố nguy cơ.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu quan sát tiến cứu được thực hiện ở bệnh nhân nặng do tổn
thương thận cấp để xác định tỉ lệ tụt huyết áp và mối liên quan với đặc điểm bệnh nhân, mức độ nặng, liều thuốc
vận mạch.
Kết quả: 88 bệnh nhân lọc máu liên tục. Chỉ định chính của CVVH là sốc nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn
nặng. Tụt huyết áp sau kết nối lọc máu liên tục ở 21 bệnh nhân (23,8%) và thường xảy ra trong vòng 15 phút.
Tụt huyết áp kết hợp với một số yếu tố: Tuổi >70, APACHE II >21, SOFA > 7, suy tim NYHA III và liều
noradrenalin > 0,4 mcg/kg/ph.
Kết luận: Tụt huyết áp sau kết nối lọc máu liên tục thì thường gặp ở bệnh nhân nặng. Một số yếu tố có thể
tiên lượng biến chứng này.

ABSTRACT
THE CLINICAL CHARACTERISTICS AND RATE OF HYPOTENSION AFTER CONNECTION
TO THE CRRT DUE TO ACUTE RENAL INJURY
Hoang Van Quang, Le Thanh Son, Doan Van Dam
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 6 - 2016: 50 - 55
Introduction: Continuous renal replacement therapy (CRRT) frequently increases the hypotension in
critically ill patients. However, no studies have analyzed this complication prospectively. The purpose of this
study was to determine rate of hypotension at the time of connection to the CRRT and their risk factors.
Objective and Methods: A prospective observational study was performed in critically ill patients due to


acute renal injury to show the rate of hypotension and their relationship with patient characteristics, clinical
severity, need for vasoactive drugs
Results: Of 88 patients treated with continuous veno-venous hemofiltration (CVVH). The principal
indications of CVVH are septic shock and severe sepsis. Hypotension on connection to CRRT was detected in 21
patients (23.8%) and frequently occurs for 15 minutes. Hypotension was associated with some factors: age >70,
APACHE II >21, SOFA > 7, heart failure NYHA III and dose of noradrenalin > 0.4 mcg/kg/min.
Conclusions: Hypotension at the time of connection to CRRT is common in critically ill patients. Some
clinical factors can prognoses this complication.
Key words: Septic shock, hypotension, connection, CRRT
hỗ trợ ở bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng, có
ĐẶT VẤN ĐỀ
hoặc không có sốc. Nhiều nghiên cứu trong và
Lọc máu liên tục là phương pháp điều trị
ngoài nước đã chứng minh được hiệu quả của
* Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Thống Nhất
Tác giả liên lạc: TS. Hoàng Văn Quang
ĐT: 0914015635

50

Email:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016
lọc máu liên tục trong cải thiện chức năng các
tạng đặc biệt là cải thiện chức năng thận sau
tổn thương thận cấp. Tuy nhiên, lọc máu liên
tục cũng gây ra nhiều biến chứng như xuất

huyết, nhiễm khuẩn, rối loạn nước và điện
giải, hạ đường huyết, hạ thân nhiệt…Biến
chứng tụt huyết áp thường gặp sau kết nối lọc
máu liên tục đã được ghi nhận trong nhiều
nghiên cứu ở người lớn hay trẻ em, tỉ lệ tụt
huyết áp dao động từ 20-50% khác nhau tùy
từng nghiên cứu(2). Nhiều yếu tố có liên quan
đến tụt huyết áp như yếu tố bản thân người
bệnh, yếu tố liên quan đến kỷ thuật. Tuy
nhiên, các yếu tố liên quan này vẫn còn khác
biệt tùy theo từng nghiên cứu. Đề tài này
nhằm 2 mục tiêu:
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và tỉ lệ tụt
huyết áp sau kết nối lọc máu liên tục do tổn
thương thận cấp.
Đánh giá các yếu tố liên quan với tụt huyết
áp như: đặc điểm lâm sàng, mức độ nặng của
bệnh, bệnh lý đi kèm, liều vận mạch.

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân được điều trị tai Khoa HSTCCĐ Bệnh viện Thống nhất, từ 4/2015-8/2016 có
lọc máu liên tục vì tổn thương thận cấp dựa theo
tiêu chuẩn RIFLE. Những bệnh nhân này có
hoặc không có tụt huyết áp.
Gọi là tụt huyết áp sau kết nối lọc máu liên
tục khi huyết áp trung bình (MAP) giảm ≥ 20%
so với giá trị ban đầu, đòi hỏi phải bù dịch
và/hoặc tăng liều thuốc vận mạch(2)


Phương pháp nghiên cứu
Tiến cứu, mô tả, cắt ngang.
Kỷ thuật lọc máu: tất cả được lọc máu liên
tục mode CVVH
Lưu lượng dòng máu (BF): 150 ml/phút
Tốc độ dịch thay thế (RF): 25 ml/kg
Tốc độ dịch rút (ReF): 150 ml/giờ
Chống đông hoặc rửa quả.

Nghiên cứu Y học

Quả lọc có diện tích 1,2 m2.
Các bệnh nhân được chia thành 2 nhóm: tụt
HA và không tụt HA. Bệnh nhân được theo dõi
và ghi nhận:

Đặc điểm lâm sàng
Tuổi, giới, APACHE II, SOFA lúc lọc máu
Bệnh nguyên, bệnh đi kèm, số tạng suy
Liều vận mạch (Dobutamin, Noradrenalin,
Adrenalin): trước và sau tụt HA
MAP trước lọc, sau 5, 10, 15, 30, 60 phút
Cận lâm sàng: Chức năng gan: Bilirubin,
SGOT/PT.
Chức năng thận: Ure, Creat, Nước tiểu
Hô hấp: Khí máu động mạch, XQ phổi
Tim mạch: Siêu âm tim (EF%)

Các biện pháp điều trị sau khi tụt huyết áp
Bù dịch: Loại dịch bù và số lượng

Vận mạch: Loại vận mạch, Liều vận mạch
cần tăng.

Xử lý số liệu
Theo SPSS 16.0. Xác định các yếu tố liên quan
dựa theo phân tích hồi qui logistic đơn biến và
đa biến.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 4/2015-8/2016 có 88 bệnh nhân
được lọc máu liên tục do tổn thương thận cấp.
Các bệnh nhân được chia thành 2 nhóm: Có tụt
huyết áp và không tụt huyết áp sau kết nối lọc
máu.

Đặc điểm lâm sàng và tỉ lệ tụt huyết áp
Bảng 1. Tuổi và giới:
Đặc điểm LS
Tuổi
Nam/nữ

Tụt huyết áp
Có (n=21)
Không (n=67)
68± 4,2
66± 2,8
13/8
52/15

p

0,12
0,08

Nhận xét:
Tuổi của 2 nhóm khá cao nhưng khác biệt
không có ý nghĩa.
Nam có tỉ lệ cao hơn nữ nhưng không khác
biệt giữa 2 nhóm.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016

51


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

Nghiên cứu Y học
Bảng 2. Đặc điểm mức độ nặng của bệnh:
Đặc điểm LS
APACHE II
SOFA lúc lọc máu
Số tạng suy

Tụt huyết áp
p
Có (n=21) Không (n=67)
22 ± 2,3
21 ± 1,4
0,86
7,6±1,0

7,2± 0,8
0,12
3,6± 0,7
3,2±1,1
0,11

Nhận xét:
Cả 2 nhóm không có sự khác biệt về mức độ
nặng của bệnh trước lọc máu
Bảng 3. Đặc điểm thiếu máu và dinh dưỡng:
Đặc điểm LS
trước lọc máu
Hb
HC (triệu)
Albumin (g/dl)

Tụt huyết áp
p
Có (n=21)
Không (n=67)
12 ± 2,3
13 ± 1,4
0,16
4,2 ±1,1
4,1±1,3
0,34
2,8±1,0
3,0 ± 0,8
0,25


Nhận xét:
Không có sự khác biệt về tình trạng thiếu
máu và dinh dưỡng ở 2 nhóm trước lọc máu.
Bảng 4. Bệnh lý nguyên nhân gây tổn thương thận:
Bệnh nguyên
Sốc NK
NK nặng

Tụt huyết áp
Có n=21(%)
Không n=67(%)
18(85,7)
60(89,6)
3(14,3)
7(10,4)

p
0,23
0,16

Nhận xét:

Bảng 6. Đặc điểm huyết động trước lọc máu ở 2
nhóm:
Tụt huyết áp
p
Có (n=21) Không (n=67)
MAP trước lọc (mmHg) 58,4±7,8
62,4±15
0,12

Dobutamin
8,1±2,3
7,1±0,6
>0,05
Vận mạch
trước lọc Noradrenalin 0,45±0,24 0,3± 0,15 >0,05
(mcg/kg/ph) Adrenalin 0,38±0,12
0,2±0,1
>0,05
Đặc điểm

Nhận xét:
Trước lọc máu: MAP ở 2 nhóm gần 60
mmHg, và khác biệt không ý nghĩa
Liều thuốc vận mạch không có sự khác biệt
giữa 2 nhóm
60

57

50

28,6

40
30

9,5
20
10

0

Sốc nhiễm khuẩn chiếm tỉ lệ cao nhất, khác
biệt không ý nghĩa giữa 2 nhóm
Nhóm không tụt HA có tỉ lệ nhiễm khuẩn
nặng cao hơn nhưng không có sự khác biệt có
ý nghĩa.

< 5 phút

5-10
phút

Tụt huyết áp
Có n=21(%) Không n=67(%)
THA
16(76)
48(71,6)
TMCT
10(47,6)
48(71,6)
Suy tim NYHAIII
11(52,3)
20(29,8)
Suy gan
2(9,5)
3(4,5)
Bệnh thận mạn
7(33,3)
34(50,7)

Bệnh phổi mạn
9(42,8)
28(41,7)
Suy giảm MD
2(9,5)
5(7,5)

Bảng 7. Đặc điểm điều trị sau khi tụt HA:

Nhận xét:
Nhóm tụt HA có tỉ lệ suy tim 52,3% cao hơn
nhóm không tụt HA(p=0,015).
Nhóm không tụt HA có tỉ lệ TMCT (71,6%)
cao hơn nhóm tụt HA(p=0,03).

52

Tỉ lệ đáp
ứng

p
0,67
0,03
0,015
0,86
0,32
1,23
1,05

10-30 60 phút

phút

Biểu đồ 1. Tỉ lệ tụt huyết áp sau kết nối lọc máu:

Bảng 5. Các bệnh lý đi kèm:
Bệnh kèm

Tỉ lệ %

4,8

Bù dịch
(n=21)

Loại dịch bù

Sau khi
tụt HA
10/21
(47,6%)
Natrichloride
0,9%
630 ± 200
ml

Thể tích bù
(ml)
Dobutamin
8,1±2,3
8,1±2,3

(n=11)
Vận mạch Noradrenalin
0,45±0,24 0,67±0,2
(mcg/kg/ph)
(n=11)
Adrenalin
0,38±0,12 0,48±0,17
(n=6)

p

p=0,02
p=0,038

Nhận xét:
Tỉ lệ đáp ứng bù dịch đơn thuần là 47,6%.
Khi không đáp ứng: Liều Noradrenalin,
Adrenalin đã tăng lên có ý nghĩa.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016
Bảng 8. Các yếu tố liên quan qua phân tích đơn biến:
Các yếu tố
Apache II> 21
Apache II> 22
SOFA >7
Số tạng suy ≥ 3
Tuổi > 70

Suy tim NYHA III
> 2 loại vận mạch
Liều Noradrenalin trước lọc >0,4
Liều Adrenalin trước lọc >0,3

OR
95% CI
P
1,7
1,3-5,8 <0,05
1,05 0,67-1.58 0,72
2,4
2,1-8,2 0,014
1,9
1,3-8,9 0,003
2,3
1,9-10,6 0,024
4,2
3,1-12,7 0,04
0,9 0,75-1,90 0,43
1,8
1,1-7,9 0,03
1,23
2,3-5,6 0,05

Nhận xét:
Các yếu tố liên quan bao gồm: APACHE II,
SOFA, tuổi, số tạng suy, suy tim NYHA III, liều
Noradrenalin và Adrenalin.
Bảng 9. Các yếu tố liên quan qua phân tích đa biến:

Các yếu tố
Apache II > 21
SOFA >7
Số tạng suy ≥ 3
Tuổi > 70
Suy tim NYHA III
Liều Noradrenalin trước lọc >0,4
Liều Adrenalin trước lọc > 0,3

OR
2,1
1,4
0.9
1,6
2,7
2,5
1,2

95% CI
p
2,0-7,3
0,12
1,1-5,4
0,04
0,5-1,9
0,73
1,23-3,9 0,02
2,2-10,6 0,014
1,8-9,7 0,011
0,67-3,34 0,45


Nhận xét: Các yếu tố bao gồm tuổi > 70,
APACHE II > 21, SOFA>7, suy tim NYHA III,
Liều Noradrenalin>0,4mcg/kg/phút.
Bảng 10. Tỉ lệ tử vong ở 2 nhóm
Tụt huyết áp
Tử vong n(%) Có n=21(%) Không n=67(%)
15(71,4)
30(44,8)

p
0,035

BÀN LUẬN
Đặc điểm lâm sàng và tỉ lệ tụt huyết áp sau
kết nối lọc máu liên tục
Đặc điểm lâm sàng
Các bệnh nhân được lọc máu liên tục chủ
yếu là sốc nhiễm khuẩn (88,6%), còn lại là nhiễm
khuẩn nặng có tổn thương thận cấp (11,4%).
Chúng tôi đảm bảo trước lọc bệnh nhân không
thiếu máu (Hb > 12g/dl), cũng như Albumin
máu (gần 3,0 g/dl), CVP ở mức 11-15 cmH2O,
nếu thở máy thì 15-18cmH2O, để đảm bảo thể
tích tuần hoàn. Đây là những yếu tố có ảnh
hưởng đến tụt huyết áp. Trước lọc máu, MAP
được ổn định > 60 mmHg bằng duy trì liều thuốc

Nghiên cứu Y học


vận mạch. Các đặc điểm về lâm sàng, mức độ
nặng của bệnh, tình trạng suy đa tạng đều không
có khác biệt giữa 2 nhóm, riêng nhóm tụt huyết
áp có tỉ lệ suy tim NYHA III cao hơn nhóm
không tụt huyết áp.

Kỷ thuật lọc máu
Chúng tôi sử dụng cùng một kỷ thuật lọc
CVVH, với các thông số lọc giống nhau, tốc độ
lưu lượng máu (BF) ở mức 150 ml/ph. Tốc độ
này nằm trong giới hạn 150-200 ml/phút trong
sốc nhiễm khuẩn. Tốc độ dịch được loại bỏ ở
mức thấp để loại trừ tụt huyết áp có liên quan
đến kỷ thuật lọc. Thể tích máu trong hệ thống
dây lọc khoảng 300 ml chiếm tỉ lệ 5% thể tích
máu bệnh nhân. Nếu rút máu với tốc độ cao thì
có thể gây tụt huyết áp. Nhiều nghiên cứu(2,5)
cũng nhận thấy kỷ thuật lọc máu có liên quan
với tụt huyết áp, nhất là ở trẻ em, khi thể tích
máu trong dây và quả lọc chiếm tỉ lệ hơi cao từ
5-10% thể tích máu bình thường. Kim I B(0) chứng
minh rằng tốc độ siêu lọc cao (RF) và tốc độ rút
máu cao (BF) sẽ gây ra tụt huyết áp. Chúng tôi
chỉ quan tâm đến BF vì yếu tố RF chỉ có ảnh
hưởng khi lọc máu kéo dài, trong khi tụt huyết
áp xảy ra chủ yếu trong vòng 5 phút.
Tỉ lệ tụt huyết áp sau kết nối lọc máu
Tỉ lệ tụt huyết áp trong nghiên cứu là 23,8%,
trong đó tỉ lệ xảy ra cao nhất trong 5 phút
(57,1%), trong 5-10 phút (28,6%). Điều này cho

thấy thể tích máu rút ra đóng vai trò rất quan
trọng trong sốc nhiễm khuẩn, nhất là khi có suy
tim NYHA III và đang dùng thuốc vận mạch liều
cao. Tỉ lệ này thấp hơn so với tỉ lệ tụt huyết áp
trên trẻ em. Toledo và Santiago(2,5) nghiên cứu
quan sát một trung tâm ở trẻ em cho thấy tỉ lệ tụt
huyết áp dao động từ 30,4 – 49,7%, xảy ra chủ
yếu trong 5 phút đầu sau kết nối lọc máu liên.
Kim IB(0) nghiên cứu 205 lần lọc máu ở bệnh
nhân lớn tuổi, kết quả cho thấy tỉ lệ tụt huyết áp
là 16/205 (7,8%). Tỉ lệ này thấp hơn của chúng
tôi. Điều này lý giải có thể đối tượng chọn bệnh
rất ít sốc nhiễm khuẩn, tỉ lệ suy tim mạn thấp
hơn đặc biệt là mức độ nặng của bệnh nhân lúc

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016

53


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

Nghiên cứu Y học
vào viện không cao.

Các yếu tố liên quan tụt huyết áp
Nghiên cứu này cho thấy có nhiều yếu tố
liên quan, trong đó bao gồm tuổi > 70, APACHE
II > 21, SOFA >7, suy tim NYHA III, liều
Noradrenalin > 0,4 mcg/kg/phút. Suy tim nặng

với EF% thấp làm tim mất khả năng bù trừ khi
mất lượng máu lớn khi kết nối lọc máu. Thông
thường tim đáp ứng bằng cách tăng nhịp tim,
tuy nhiên trong trường hợp sốc nhiễm khuẩn
nhịp tim thường tăng cao do nhiều nguyên
nhân, cho nên tăng thêm tần số tim là điều khó
khăn. Các yếu tố làm tăng nhịp tim ở những
bệnh nhân này là sốt, giảm thể tích máu, sử
dụng vận mạch, tăng chuyển hóa do nhiễm
trùng nặng. Theo Santiago(2) các bệnh nhân rối
loạn huyết động từ trước thường bị tụt huyết áp
nhiều hơn, một yếu tố không thể làm tụt huyết
áp, nhưng phối hợp nhiều yếu tố thì có thể gây
ra biến chứng này. Ngoài ra cần chú ý đến hội
chứng giải phóng Bradykinin, xảy ra khi sử
dụng màng AN69. Toledo(5) cho thấy không có
mối liên quan giữa các yếu tố tuổi, cân nặng với
tụt huyết áp. Tụt HA liên quan với bệnh tim,
mức độ nặng của bệnh, số tạng suy, lactate máu,
thở máy, dùng thuốc vận mạch, liều cao
dopamin và Adrenalin trước CRRT(5).

Về điều trị tụt huyết áp
Toledo(5) nhận thấy 38,5% bệnh nhân chỉ cần
bù dịch và 12,4% cần tăng liều vận mạch. Tác giả
khuyến cáo đầu tiên nên dùng dịch cao phân tử
10-20ml/kg truyền nhanh trong 30 phút, nếu
không hiệu quả thì nâng liều vận mạch. Trong
nghiên cứu này, lúc đầu chúng tôi bù dịch
Natrichloride 0,9% trung bình 630 ± 200 ml chảy

tự do, không có trường hợp nào dùng dịch cao
phân tử. Có 47,6% bệnh nhân đáp ứng với bù
dịch đơn thuần. 52,4% bệnh nhân không đáp
ứng phải nâng liều vận mạch Noradrenalin lên
dần, sau đó là Adrenalin chứ không bù dịch nữa.
Không có trường hợp nào huyết áp tự điều
chỉnh về bình thường mà không can thiệp điều
trị. Một số tác giả khuyến cáo cần truyền ít dịch

54

hoặc nâng nhẹ liều vận mạch trước khi kết nối
lọc máu để giảm thiểu tỉ lệ tụt huyết áp.

Về tỉ lệ tử vong
Chúng tôi nhận thấy bệnh nhân tụt HA sau
kết nối với lọc máu liên tục có tỉ lệ tử vong cao
hơn nhóm không tụt HA có ý nghĩa. Tuy nhiên
chúng tôi nghĩ rằng tỉ lệ tử vong có lẽ liên quan
với tình trạng nặng của bệnh nhiều hơn, tỉ lệ tử
vong trong sốc nhiễm khuẩn đã được ghi nhận
khoảng 60%. Trường hợp này tụy huyết áp chỉ
xảy ra nhanh trong thời gian ngắn và hầu như
đáp ứng tốt với bù dịch hoặc tăng liều vận mạch,
do đó ít có mối quan hệ nhân quả, mà chỉ cho
thấy có liên quan tỉ lệ tử vong chung.

KẾT LUẬN
Đặc điểm lâm sàng và tỉ lệ tụt HA sau kết
nối lọc máu liên tục

Đặc điểm giống nhau trước lọc máu
Nhóm tụt HA có tuổi, APACHE II, SOFA, số
tạng suy, MAP, liều vận mạch Noradrenalin và
Adrenalin không có khác biệt so với nhóm
không tụt huyết áp.
Các Xét nghiệm thiếu máu (Hb,HC) và dinh
dưỡng (Albumin) không khác biệt.

Đặc điểm khác nhau trước lọc máu
Nhóm tụt HA có tỉ lệ suy tim NYHA III cao
hơn (52,3%.>< 29,8%, p=0,015).
Nhóm không tụt HA có tỉ lệ thiếu máu cao
hơn (71,6% >< 47,6%, p=0,03).
Tỉ lệ tụt huyết áp là 23,8%. Tụt HA xảy ra
rất sớm (57,1% trong 5 phút và 28,6% trong 510 phút).
Về điều trị tụt HA: 47,6% đáp ứng với bù
dịch đơn thuẩn, 52,4% cần phải nâng liều
Noradrenalin và Adrenalin.

Các yếu tố liên quan với tụt HA qua phân
tích đa biến
Tuổi>70; APACHE II > 21; SOFA > 7; Suy tim
NYHA III, liều Noradrenalin > 0,4 mcg/kg/phút.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


2.

Kim IB, Fealy N, Baldwin I, Bellomo R (2011), “Circuit Start
during Continuous Renal Replacement Therapy in
Vasopressor-Dependent Patients: The Impact of a Slow Blood
Flow Protocol”, Blood Purif, 32, p 1–6.
Maria JS (2009), “Complications of continuous renal
replacement therapy in critically ill children: a prospective
observational evaluation study”, Critical Care, 13, p 184 - 225
Stoves (2001), “The bradykinin response and early
hypotension at the introduction of continuous renal
replacement therapy in the intensive care unit”, Artificial
Organs, 25(12), p 1009–1013.
Tina LP (2010), “Complications of continuous renal
replacement therapy in children: are all created equal?”,
Critical Care, 13, p 14- 105

5.

6.

Nghiên cứu Y học

Toledo B (2014), “Hemodynamic impact of the connection of
cintinuous renal replacement therapy in critically ill children”,
Arch Dis Child, 99 (2), p A1–A62.
Young BS (2012), “Continuous renal replacement therapy in
neonates weighing less than 3 kg”, Korean J Pediatr; 55(8), p
286-292


Ngày nhận bài báo:

18/09/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

22/09/2016

Ngày bài báo được đăng:

01/11/2016

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016

55

3.

4.



×