Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Vai trò hiện nay của nội soi trung thất chẩn đoán bệnh lý hạch trung thất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.96 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

VAI TRÒ HIỆN NAY CỦA NỘI SOI TRUNG THẤT
CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ HẠCH TRUNG THẤT
Trương Thanh Thiết*, Nguyễn Hữu Lân*, Nguyễn Hoài Nam**

TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định vai trò hiện nay của nội soi trung thất (NSTT) để chẩn đoán mô học trong bệnh lý hạch
trung thất ở những trung tâm phẫu thuật lồng ngực không có PET scan và nội soi phế quản siêu âm hướng dẫn
chọc hút xuyên vách.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Từ 4/2007 đến 12/2015, 149 bệnh nhân có bệnh lý hạch trung
thất được thực hiện nội soi trung thất để chẩn đoán mô học.
Kết quả: Tuổi trung bình là 41,46 (nhỏ nhất 14 tuổi và lớn nhất 76 tuổi). Trong số 149 bệnh nhân, nam: 90
và nữ: 59. Triệu chứng thường gặp nhất là ho khan, 105 bệnh nhân (70%). Vị trí NSTT lấy mẫu thường xuyên
nhất là hạch cạnh khí quản phải 76,5%, kế đến hạch cạnh khí quản trái 17,4% và cuối cùng hạch dưới carina
6,0%. Tỉ lệ xác định được chẩn đoán là 98%, trong đó lao hạch là chẩn đoán thường gặp nhất. Không tử vong
trong và sau mổ, có 3 (2%) biến chứng trong và sau mổ.
Kết luận: Đây là phương pháp chẩn đoán ít biến chứng và chi phí thấp. Chúng tôi tin rằng NSTT vẫn là thủ
thuật chọn lựa đầu tiên để chẩn đoán những bệnh lý hạch trung thất.
Từ khóa: Nội soi trung thất, bệnh hạch trung thất, bệnh lao, ung thư biểu mô, U lympho bào, bệnh
sarcoidosis.

ABSTRACT
THE CURRENT ROLE OF MEDIASTINOSCOPY FOR DIAGNOSIS
OF MEDIASTINAL LYMPHADENOPATHY
Truong Thanh Thiet, Nguyen Huu Lan, Nguyen Hoai Nam
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 120 - 125
Objective: To determine the current role of mediastinoscopy (MDS) in the histological diagnosis of
mediastinal lymphadenopathy in a thoracic surgery center where more sophisticated investigations, like positron


emitting tomography (PET) scan and endobronchial ultrasound guided trans-bronchial needle aspiration (EBUSTBNA) is not available.
Methods: This is a cross-sectional descriptive study. From April 2007 to December 2015, 149 patients with
mediastinal lymphadenopathy underwent MDS to establish a histological diagnosis.
Results: The mean age was 41.46 years (min 14 and max 76). Among the patients, 90 were males and 59
were females. The most common symptom was dry cough in 105 (70%) patients. A total of 76.5% of the samples
were performed in the right laterotracheal lymph node station, 17.4% in the left laterotracheal lymph node station
and 6.0% in the subcarinal lymph node station. The diagnostic yield was 98%, with tuberculosis being the
commonest diagnosis. No deaths and there were 3 (2%) intraoperative and postoperative complications.
Conclusion: According to the results, the few contraindications of the procedure and its low cost, we believe
that MDS is still the first choice procedure to diagnose mediastinal lymphadenopathy.
Keywords: Mediastinoscopy, Lymphadenopathy, Tuberculosis, Carcinoma, Lymphoma, Sarcoidosis.
* Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: Ths. BS Trương Thanh Thiết
ĐT: 0918008377

120

** Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh
Email:

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Nghiên cứu Y học

ĐẶT VẤN ĐỀ

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU


Trong thực hành lâm sàng, việc chẩn đoán
những bệnh lồng ngực liên quan đến hệ thống
hạch trung thất thường gặp rất nhiều khó
khăn. Điều đó không chỉ do hệ thống hạch
nằm sâu trong lồng ngực và gần nhiều cấu
trúc quan trọng của cơ thể, mà còn do sự đa
dạng về bản chất mô học. Chẩn đoán những
bệnh này thường dựa vào sinh thiết trực tiếp
những hạch phì đại trong lồng ngực (hạch có
kích thước đường kính ngang ≥10mm trên
chụp CLĐT)(1,14). Trong bệnh lao, bệnh
Hodgkin và bệnh sarcoidosis, sinh thiết hạch
cho chẩn đoán chính xác và cho hướng điều trị
thích hợp. Còn trong những bệnh tăng trưởng
ác tính, đặc biệt là ung thư phổi, việc sinh thiết
hạch có thể khám phá thêm tổn thương, xác
định giai đoạn ung thư trước phẫu thuật, từ
đó quyết định khả năng phẫu thuật được của
u(12). NSTT và nội soi phế quản dưới hướng
dẫn siêu âm sinh thiết xuyên vách là hai
phương pháp ít xâm lấn thường sử dụng nhất
để chẩn đoán bản chất hạch trung thất, giá trị
chẩn đoán tương đương nhau(5,18).

Tiêu chuẩn chọn bệnh

Nội soi trung thất được thực hiện lần đầu
tiên bởi Jehn và Nissen vào năm 1927 và
Harken vào năm 1954, nhưng họ không quan

sát tới mức cung động mạch chủ. Năm 1959,
Carlens đã giới thiệu nội soi trung thất đường
cổ chuẩn được thực hiện như ngày nay. Đến
năm 1989, Toni Lerut đề xuất ý tưởng nội soi
trung thất có hỗ trợ video giống phẫu thuật
nội soi lồng ngực(1,9). Hiện nay, Nội soi trung
thất chẩn đoán đã được áp dụng thường
xuyên tại nhiều quốc gia, nhiều trung tâm
phẫu thuật lồng ngực trên thế giới.
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài
nhằm xác định vai trò của NSTT trong việc
chẩn đoán bệnh lý hạch trung thất ở những
trung tâm phẫu thuật lồng ngực không có PET
scan và nội soi phế quản siêu âm hướng dẫn
chọc hút xuyên vách.

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học

Tất cả các trường hợp bệnh nhân trên chụp
CLĐT ngực cản quang có hạch trung thất phì đại
(hạch có kích thước ≥10mm), xác định vị trí
nhóm hạch cạnh khí quản phải (2P và 4P), nhóm
hạch cạnh khí quản trái (2T và 4T), và nhóm
hạch dưới carina (số 7) theo sơ đồ phân bố hạch
để xác định giai đoạn ung thư phổi của
International Association for the Study of Lung
Cancer (IASLC) năm 2009(3).

Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có chống chỉ định gây mê nội khí

quản, có rối loạn đông máu nặng không điều
chỉnh được.
Bệnh nhân có những thay đổi giải phẫu làm
cho nội soi trung thất không an toàn hay có bệnh
mạch máu như phình bóc tách CĐMC hay ĐM
vô danh.
Bệnh nhân có chẩn đoán xác định lao qua BK
đàm hay BK dịch phế quản.
Bệnh nhân có chẩn đoán xác định bản chất
hạch bằng các phương pháp khác.

Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang.

Phương pháp nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân đủ tiêu chuẩn được ghi
nhận những đặc điểm lâm sàng: tuổi, giới, tiền
căn, triệu chứng nhập viện và dấu hiệu thăm
khám. Hạch trung thất và các đặc tính hình ảnh
của hạch trung thất trong nghiên cứu của chúng
tôi được đánh giá chủ yếu qua chụp CLĐT ngực
có cản quang: các hạch trung thất có đậm độ
thấp, dạng mô mềm, hình tròn hay bầu dục.
Bình thường kích thước lớn nhất của hạch đo
theo trục ngang dưới 10mm, hạch lớn trên 10mm
là bất thường(4).

Kỹ thuật thực hiện
Bệnh nhân được gây mê nội khí quản, kỹ
thuật thực hiện dựa vào phương pháp NSTT

đường cổ chuẩn theo tác giả Carlens, khảo sát và

121


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

sinh thiết những nhóm hạch cạnh khí quản phải
(2P và 4P), nhóm hạch cạnh khí quản trái (2T và
4T) và nhóm hạch dưới carina(1,3).
Bộ NSTT bao gồm dụng cụ nội soi trung thất
Karl Storz có gắn camera, màn hình video,
nguồn sáng, bộ phận xử lý hình ảnh, máy in
hình ảnh và những dụng cụ thao tác trong NSTT
như ống hút nội soi, dụng cụ bóc tách nội soi,
dụng cụ lấy mẫu. Mẫu mô được gửi giải phẫu
bệnh , một số trường hợp có làm cắt lạnh và hóa
mô miễn dịch.
Ghi nhận kích thước rạch da, vị trí lấy mẫu,
giới hạn, kích thước, thời gian thực hiện, các biến
chứng trong và sau thực hiện và kết quả mô học.
Các số liệu được xử lý và phân tích bằng
phần mềm thống kê SPSS 16.0.

KẾT QUẢ

Bảng 1- Phân bố vị trí hạch trung thất trên phim
CT ngực

TT phổi và/hoặc tràn
dịch màng phổi
Không

46
2
Cạnh
dưới Carina
45
3
KQ
24
1
phải Cạnh
KQ dưới Carina
13
9
trái
6
0
15
Tổng số
134 (89,9%)
(10,1%)
Hạch trung thất

Tổng số
48 (32,2%)
48 (32,2%)
25 (16,8%)

22 (14,8%)
6 (4%)
149 (100%)

Đường rạch da: đường rạch da ngắn nhất
2cm, dài nhất 7cm, trung bình 3,41cm, trung vị
3cm, giá trị ứng với 25% là 3cm và giá trị ứng với
75% là 4cm. Đa số trường hợp có đường rạch da
từ 3 – 4 cm, 119BN (79,9%).

Vị trí lấy mẫu hạch trung thất và thời gian
phẫu thuật

sụt cân (12,1%) và hội chứng TMCT (11,4%), cuối

Đa số chúng tôi lấy mẫu hạch ở vị trí cạnh
khí quản phải 76,5%(114BN), tiếp theo là vị trí
cạnh khí quản trái 17,4% (26BN) và vị trí dưới
carina ít lấy mẫu nhất 6,0% (9BN). Dựa vào phim
chụp CLĐT ngực hướng dẫn, chúng tôi thực
hiện NSTT lấy mẫu đạt tỉ lệ cao nhất tại vị trí
hạch cạnh KQ phải 79,7% (114/143), tiếp theo vị
trí hạch cạnh KQ trái 49,1% (26/53) và thấp nhất
tại vị trí hạch dưới carina 12,9% (9/70). Thời gian
phẫu thuật trung bình là 38,36 phút, ngắn nhất ở
vị trí hạch cạnh KQ phải 36,81 phút, tiếp theo vị
trí hạch cạnh KQ trái 41,73 phút và dài nhất tại vị
trí hạch dưới carina 48,33 phút. Không có sự
khác biệt về thời gian phẫu thuật trung bình giữa
ba vị trí lấy mẫu, p=0,258 > 0,05.


cùng là sốt và khó thở (9,4%).

Tai biến và biến chứng phẫu thuật

Vị trí hạch trung thất trên phim CT ngực

Có 2 trường hợp (TH) chảy máu trong lúc
mổ, chúng tôi phải chẻ xương ức bán phần để
kiểm tra. Trong đó, 1 trường hợp sau khi lấy
mẫu chảy máu động mạch nuôi hạch và 1
trường hợp do đứt động mạch phế quản trong
lúc phẫu tích. Ngoài ra, có 1 trường hợp biến
chứng tụ máu hậu phẫu. Bệnh nhân này trong
khi phẫu thuật chảy máu do đứt động mạch
nuôi hạch, đã chẻ xương ức cầm máu, hậu phẫu
ngày thứ hai xuất hiện tụ máu. Trong số 17 BN

Trong 8 năm từ tháng 4 năm 2007 đến tháng
12 năm 2015, tại khoa Phẫu thuật lồng ngực
Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, có tổng cộng 149
bệnh nhân có hạch trung thất phì đại nhập viện
và được NSTT đường cổ lấy mẫu chẩn đoán bản
chất mô học, bao gồm 90 nam và 59 nữ
(Nam:Nữ=6:4). Tuổi trung bình 41.46 tuổi, nhỏ
nhất 14 tuổi và lớn nhất 76 tuổi. Đa số bệnh nhân
đi khám bệnh vì có triệu chứng (87,8%), trong
khi nhóm bệnh nhân phát hiện tình cờ qua khám
sức khỏe tổng quát là 12,2%. Triệu chứng thường
gặp nhất là ho (70%), sau đó là đau ngực (20%),


Trong 149 trường hợp, chúng tôi chủ yếu
gặp hạch trung thất đơn thuần 134 (89,9%)
trường hợp và chỉ có 15(10,1%) trường hợp
vừa có hạch trung thất kèm tổn thương phổi
và/hoặc tràn dịch màng phổi. Vị trí nhóm hạch
cạnh khí quản phải gặp 143 (96%), tiếp theo là
nhóm hạch dưới carina 70 (47%) và ít gặp nhất
là vị trí hạch cạnh khí quản trái 53 (35,6%).

122

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
trên lâm sàng có hội chứng TMCT thì có 1 biến
chứng chảy máu.
Biến chứng chung của phương pháp NSTT
lấy mẫu chẩn đoán bản chất hạch trung thất là
2% (3 trường hợp).

Giải phẫu bệnh hạch trung thất
Bảng 2- Phân bố tỉ lệ kết quả giải phẫu bệnh hạch
trung thất
Giải phẫu bệnh
Lao
Carcinoma
Lymphoma
Hạch viêm

Sarcoidosis
Tổng số

Số trường hợp
87
36
11
7
5
146

Tỉ lệ %
59,6
24,7
7,5
4,8
3,4
100

Có 3 TH không xác định được bản chất
hạch qua NSTT. TH1 giải phẫu bệnh không
phải là mô hạch, sau đó xác định lại là hạch
lao. TH2 trong khi đang bóc tách hạch bị đứt
động mạch phế quản chảy máu nhiều không
cầm máu được chưa sinh thiết được mẫu, tiến
hành mở xương ức cầm máu sau đó sinh thiết
hạch cạnh khí quản phải, và TH cuối cùng giải
phẫu bệnh là mô sơ sợi, sau đó xác định lại là
K dạ dày di căn hạch.
Như vậy, trong tổng số 149 BN, chúng tôi đạt

được NSTT lấy mẫu 148 BN, xác định được bản
chất hạch trung thất ở 146 BN và 2 BN không xác
định được bản chất hạch trung thất.
Độ nhạy phương pháp 98,6%, độ đặc hiệu
100%, độ chính xác 98%, giá trị dự đoán dương
100% và âm tính giả 1,4%.

BÀN LUẬN
Tuổi, giới của dân số nghiên cứu
Tuổi trung bình của bệnh nhân là 41,46 tuổi,
nhỏ nhất 14 tuổi, lớn nhất 76 tuổi nhưng chia
theo bản chất hạch trung thất thì ở nhóm ung
thư phổi di căn hạch có độ trung bình là 57,39
tuổi, còn ở nhóm bệnh hạch khác là 39,40 tuổi.
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, p < 0,001.
Tỉ lệ nam/nữ trong nghiên cứu của chúng tôi là
6:4. Nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự
một số tác giả trên thế giới như Lemaire(10)

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học

Nghiên cứu Y học

nghiên cứu 2145 bệnh nhân trong đó 1253 là
nam, tương đương tỉ lệ nam/nữ là 6:4 (14),
Nguyễn Đức Thắng(13) có 18 nữ trong số 49
trường hợp NSTT lấy mẫu, tỉ lệ nam :nữ là 6: 4.

Liên quan lâm sàng có hội chứng TMCT
với tai biến

Hội chứng TMCT là một hội chứng lâm sàng
do sự đè ép hoặc xâm lấn TMCT hay hình thành
huyết khối trong lòng TMCT. Hội chứng TMCT
là trường hợp cấp cứu thông thường nhất liên
quan hạch trung thất. Hội chứng TMCT không
phải là một chống chỉ định của NSTT, những báo
báo gần đây cho thấy NSTT là phương pháp
đáng tin cậy với hiệu quả đạt được cao nhưng
vẫn có những nguy hiểm tiềm ẩn(14). Khám lâm
sàng chúng tôi ghi nhận 17 trường hợp có hội
chứng TMCT, tương đương 11,4% trường hợp
được NSTT lấy mẫu. Pop ghi nhận 31 trường
hợp có hội chứng TMCT trong số 447 bệnh nhân,
chiếm 7,4%. Tác giả Nguyễn Đức Thắng(13)
nghiên cứu 49 trường hợp NSTT sinh thiết u và
hạch trung thất thì những trường hợp lâm sàng
có hội chứng TMCT thì không thực hiện.
Trong 17 trường hợp có hội chứng TMCT
được NSTT, chúng tôi có 1 biến chứng chảy
máu, tỉ lệ 5,9%, thấp hơn tỉ lệ biến chứng của
Pop (6,4%), Schraufnagel (14%), Gamez (21,7%),
cũng như tỉ lệ biến chứng chung của một số tác
giả là 10,9% (41 trường hợp biến chứng trong
tổng số 377 trường hợp nội soi trung thất có hội
chứng TMCT). Tuy nhiên, tỉ lệ này cao hơn một
số tác giả như Vanderhoeft (3,2%), Jahangiri
(2,9%), Fernandez (3,1%)(14).

Liên quan giữa đường rạch da với tai biến
và thời gian phẫu thuật

Đường rạch da ngắn nhất 2cm, dài nhất 7cm,
trung bình 3,41cm. Nghiên cứu của chúng tôi có
79,9% trường hợp có đường rạch da từ 3 - 4 cm,
phù hợp các tác giả trên thế giới(1,6,10,2,17). Đường
rạch da trong 49 trường hợp của Nguyễn Đức
Thắng từ 3-4 cm(13). Trong mẫu nghiên cứu có 22
bệnh nhân có đường rạch da 2-2,5cm, toàn bộ là
nữ trẻ yêu cầu tính thẩm mỹ cao. Ngoài ra, 8

123


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

bệnh nhân có đường rạch da 5-7cm vì các bệnh
nhân này mập, cổ ngắn do đó bóc tách bộc lộ khí
quản rất khó khăn. Hai trường hợp tai biến trong
nghiên cứu của chúng tôi có đường rạch da 4
cm. Thời gian phẫu thuật dài nhất 47,25 phút ở
nhóm đường rạch da > 4cm, ngắn nhất 32,14
phút ở nhóm đường rạch da 2-2,5cm, không có
sự khác biệt giữa các nhóm. Đường rạch da
trong NSTT không liên quan tai biến và thời gian
phẫu thuật.
Thời gian phẫu thuật của chúng tôi là 38,36
phút, tương đương với tác giả Venissac(16) là 36,6
phút, Nguyễn Đức Thắng(13) là 34,7 phút.


Tai biến và biến chứng
Lemaire hồi cứu 2145 bệnh nhân NSTT từ
1996 đến 2005 có 1 ca (0,05%) tử vong do tổn
thương động mạch phổi và có 1,07% biến chứng
bao gồm chảy máu, tổn thương thần kinh quặt
ngược, tổn thương khí quản và tràn khí màng
phổi(10), tỉ lệ này cũng tương đương của Wei
1,3%(17) và Karfis 1,4%(9).
Trong mẫu nghiên cứu 149 bệnh nhân,
chúng tôi không có tử vong trong và sau phẫu
thuật nhưng có 2 trường hợp chảy máu phải
mở xương ức và 1 trường hợp tụ máu hậu
phẫu ngày thứ 2. Tỉ lệ biến chứng chung của
chúng tôi là 2%. Tỉ lệ tai biến và biến chứng
của chúng tôi tương đương Mao 1,93%(11),
Porte 2,25%(14), Nguyễn Đức Thắng 2,04%(13) và
thấp hơn Chabowski 5,5%(2), Hujala 5,2%(8),
Sayar 5,7%(15). Một vài công trình nghiên cứu
cho thấy tỉ lệ biến chứng NSTT lấy mẫu rất
thấp như tác giả Hammoud thực hiện nội soi
trung thất lấy mẫu 2137 bệnh nhân nhưng chỉ
có 4 trường hợp tử vong và 12 trường hợp có
biến chứng, tỉ lệ 0,75%(19).
NSTT lấy mẫu chẩn đoán bản chất hạch
trung thất là phương pháp an toàn, có tỉ lệ biến
chứng thấp.

Tỉ lệ thành công nội soi trung thất lấy mẫu
chẩn đoán bản chất hạch trung thất
Trong tổng số 149 BN, chúng tôi lấy mẫu

hạch ở vị trí cạnh khí quản phải 76,5%, tiếp theo

124

là vị trí cạnh khí quản trái 17,4% và vị trí dưới
carina ít lấy mẫu nhất 6,0%. Kết quả chúng tôi
giống Nalladaru 57,1% cạnh KQ phải, 17,2%
cạnh KQ trái, 17,25% trước KQ và 8,5% dưới
carina(12). Tuy nhiên, Porte thực hiện 400 trường
hợp NSTT thì có 76% lấy mẫu hạch cạnh KQ
phải, 12,5% dưới carina và 7,8% cạnh KQ trái(14).
Bảng 3- Tỉ lệ lấy mẫu hạch thành công theo từng
vị trí
Vị trí hạch
Cạnh KQ phải
Cạnh KQ trái
Dưới carina

Tỉ lệ thành công
(112/114) 98,2%
(25/26) 96,2%
(9/9) 100%

Tỉ lệ thất bại
1,8%
3,8%
0%

Tỉ lệ thành công chung của phương pháp
nội soi trung thất lấy mẫu là 98% và tỉ lệ thất

bại là 2%.
Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới
chứng minh nội soi trung thất là phương pháp
chẩn đoán hiệu quả cao. Theo Porte(14) có 4,3%
âm tính giả, độ nhạy là 95%, độ đặc hiệu là 100%
và độ chính xác là 95%. Venissac(16) thì có kết quả
độ nhạy và độ chính xác cao hơn, lần lượt là
98,3% và 98,6%. Với độ nhạy, độ đặc hiệu và độ
chính xác cao trên 95% đã được chứng minh bởi
nhiều tác giả tại nhiều trung tâm phẫu thuật lồng
ngực trên thế giới, ngay cả trong nghiên cứu của
chúng tôi tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch cũng
đã cho thấy nội soi trung thất lấy mẫu là phương
pháp đạt hiệu quả cao.

Kết quả chẩn đoán bản chất hạch trung thất
Mẫu nghiên cứu của chúng tôi có 99 trường
hợp hạch trung thất lành tính, trong đó 87
trường hợp (59,6%) hạch lao, 7 trường hợp
(4,8%) hạch viêm tăng sinh và 5 trường hợp
(3,4%) bệnh sarcoidosis. Riêng 5 bệnh nhân có
giải phẫu bệnh là hạch viêm tăng sinh, chúng tôi
cho tái khám theo dõi sau 1 tháng, 3 tháng, 6
tháng và 12 tháng nhưng không phát hiện bất
thường trên lâm sàng và trên X quang ngực
thẳng. Vì vậy, những trường hợp này chúng tôi
khẳng định đã có chẩn đoán mô học chính xác.
Nguyễn Đức Thắng(13), bệnh hạch lành tính
chiếm 73,5% trong đó hạch viêm tăng sinh lên
đến 41,2%, chỉ có 14,7% là hạch lao. Việt Nam là


Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
nước nằm trong vùng có dịch lao, hiện tại chưa
có số liệu thống kê đầy đủ nhưng lao hạch là
bệnh khá phổ biến ở nước ta. Trước đây, lao
hạch hay gặp ở trẻ em nhưng ngày nay cũng hay
gặp ở người lớn, phụ nữ nhiều hơn nam giới đặc
biệt là phụ nữ trẻ.

7.

Lemaire(10) nghiên cứu 2145 bệnh nhân cho
kết quả như sau: ung thư di căn hạch chủ yếu
ung thư phổi là 1537 bệnh nhân (71,6%),
lymphoma là 51 bệnh nhân (2,4%) và các bệnh
lành tính khác là 557 bệnh nhân (26%),
Venissac(16) trên 240 bệnh nhân thì thấy đến 199
bệnh nhân ung thư di căn hạch đa phần là ung
thư phổi (chiếm 83%), sarcodosis là 9,2%, hạch
viêm tăng sinh là 5,4%, hạch lao là 1,7%.

10.

KẾT LUẬN
Đây là phương pháp chẩn đoán ít biến
chứng và chi phí thấp. Chúng tôi tin rằng NSTT
vẫn là thủ thuật chọn lựa đầu tiên để chẩn đoán

những bệnh lý hạch trung thất .

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.

Carlens E (1959). Mediastinoscopy: a method for inspection
and tissue biopsy in the superior mediastinum. Dis Chest, 36: p.
343-352.
Chabowski M, et al (2015). The role of mediastinoscopy in the
diagnosis of thoracic disease: one-year single center experience.
Adv Exp Med Biol, 852: p. 1-4.
De Leyn P, et al (2014). Revised ESTS guidelines for
preoperative mediastinal lymph node staging for non-smallcell lung cancer. European Journal of Cardio-Thoracic Surgery,
45(5): p. 787-798.
Gdeedo A, et al (1997). Prospective evaluation of computed
tomography and mediastinoscopy in mediastinal lymph node
staging. Eur Respir J, 10(7): p. 1547-1551.
Ge X et al (2015). Comparison of Endobronchial UltrasoundGuided Fine Needle Aspiration and Video-Assisted
Mediastinoscopy for Mediastinal Staging of Lung Cancer.
Lung, 193(5): p. 757-766.

Guerra M (2014). Video-mediastinoscopy is still the gold
standard. Rev Port Pneumol, 20(1): p. 52.

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học

8.

9.

11.

12.

13.

14.

15.

16.

17.

18.

Nghiên cứu Y học

Hammoud ZT, et al (1999). The current role of
mediastinoscopy in the evaluation of thoracic disease. J Thorac
Cardiovasc Surg, 118(5): p. 894-899.

Hujala KT, Sipila JI and Grenman R (2001). Mediastinoscopy-its role and value today in the differential diagnosis of
mediastinal pathology. Acta Oncol, 40(1): p. 79-82.
Karfis EA, et al (2008). Video-assisted cervical mediastinoscopy:
our seven-year experience. Interactive CardioVascular and
Thoracic Surgery, 7(6): p. 1015-1018.
Lemaire A, et al (2006). Nine-year single center experience with
cervical mediastinoscopy: complications and false negative
rate. Ann Thorac Surg, 82(4): p. 1185-9; discussion 1189-1190.
Mao F et al (2014). [The application of mediastinoscopy in the
differential diagnosis and preoperative staging on lung cancer].
Zhongguo Fei Ai Za Zhi, 17(2): p. 171-174.
Nalladaru ZM and Wessels A (2011). The role of
mediastinoscopy for diagnosis of isolated mediastinal
lymphadenopathy. Indian J Surg, 73(4): p. 284-286.
Nguyễn Đức Thắng, TTK, Lê Hải Sơn và Ngô Vi Hải (2013). “
Kết quả nội soi trung thất sinh thiết u và hạch tại Bệnh viện
TƯQĐ 108”. Phẫu thuật nội soi và nội soi Việt Nam, số 01(tập
3): p, tr.40-45.
Porte H, et al (1998). The role of mediastinoscopy in the
diagnosis of mediastinal lymphadenopathy. Eur J Cardiothorac
Surg, 13(2): p. 196-199.
Sayar A, et al (2011). Comparison of video-assisted
mediastinoscopy
and video-assisted mediastinoscopic
lymphadenectomy for lung cancer. Gen Thorac Cardiovasc
Surg, 59(12): p. 793-798.
Venissac N, Alifano M, and Mouroux J (2003). Video-assisted
mediastinoscopy: experience from 240 consecutive cases. Ann
Thorac Surg, 76(1): p. 208-212.
Wei B et al (2014). The safety and efficacy of mediastinoscopy

when performed by general thoracic surgeons. Ann Thorac
Surg, 97(6): p. 1878-83; discussion 1883-1884.
Yasufuku K et al (2011). A prospective controlled trial of
endobronchial ultrasound-guided transbronchial needle
aspiration compared with mediastinoscopy for mediastinal
lymph node staging of lung cancer. J Thorac Cardiovasc Surg,
142(6): p. 1393-400 e1.

Ngày nhận bài báo:

03/8/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

31/8/2016

Ngày bài báo được đăng:

05/10/2016

125



×