Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đánh giá hiệu quả của xét nghiệm PCA3 trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt ở nhóm bệnh nhân có PSA từ 4-10ng/ml

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.02 KB, 4 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA XÉT NGHIỆM PCA3 TRONG CHẨN ĐOÁN
UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT Ở NHÓM BỆNH NHÂN CÓ PSA TỪ 4-10NG/ML
Lê Phúc Liên*, Huỳnh Nhã Vân**, Dương Hoàng Phúc*, Trần Lê Linh Phương*,
Hồ Huỳnh Thùy Dương***

TÓMTẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của xét nghiệm PCA3 trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt ở nhóm bệnh
nhân có PSA từ 4-10ng/ml.
Phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu tiền cứu quan sát. Tiêu chuẩn chọn mẫu bao gồm
những bệnh nhân nghi ngờ ung thư tuyến tiền liệt bằng PSA và khám lâm sàng có PSA từ 4-10ng/ml. Tiêu
chuẩn loại trừ bao gồm những bệnh nhân đã có chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt bằng sinh thiết trước đó. Tất
cả bệnh nhân đều được lấy mẫu nước tiểu và phân tích bằng bộ kit xét nghiệm của Công ty TNHH Công nghệ
sinh học Khoa Thương trước khi sinh thiết. Các dữ liệu nghiên cứu bao gồm xét nghiệm máu thường quy, xét
nghiệm nước tiểu, PSA toàn phần và PSA tự do, thể tích tuyến tiền liệt được đo bằng siêu âm qua đầu dò trực
tràng và kết quả sinh thiết tuyến tiền liệt.
Kết quả: Từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 1 năm 2015, 50/224 bệnh nhân thỏa điều kiện được tham gia
nghiên cứu. Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 63,91 (±8,238). Có 2 trường hợp sinh thiết dương tính và
tránh được 51 trường hợp sinh thiết không cần thiết nếu sử dụng xét nghiệm PCA3.
Kết luận: Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam đánh giá vai trò của xét nghiệm PCA3 trong chẩn đoán
sớm ung thư tuyến tiền liệt trong nhóm bệnh nhân có PSA từ 4-10ng/ml khá khả quan hứa hẹn một xét nghiệm
ít xâm lấn mới.
Từ khóa: PSA, PCA3, ung thư tuyến tiền liệt, điểm số PCA3.

ABSTRACT
EFFECTIVENESS OF PCA3 IN DIAGNOSIS OF PROSTATE CANCER IN PATIENTS WITH PSA 410ng/mL
Le Phuc Lien, Huynh Nha Van, Duong Hoang Phuc, Tran Le Linh Phuong, Ho Huynh Thuy Duong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 88 - 91


Aim: To investigate the effectiveness of prostate cancer antigen 3 (PCA 3) scores in diagnosis of prostate
cancer in patients with PSA 4-10ng/ml.
Patients and methods: This was a prospective observational cohort study. Inclusion criteria included
patients suspected prostate cancer by PSA or DRE. Exclusion criteria included patients previously having
diagnosis of prostate cancer by biopsy. All urine samples were collected and analyzed using the Khoa Thuong
Kit, VN. Samples were collected before biopsy. A prospective database was created including routine blood
tests, urine test, total PSA (prostate-specific antigen) serum, free PSA serum, prostate volume by TRUS. The
result of prostate biopsy were also recorded.
Results: Between October 2014 and January 2015, 130 patients were included in the study out of an initial
cohort of 150 patients. Mean age at prostate cancer diagnosis was 63.91 (±8.238). There are 2 cas that have



Khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
Công ty TNHH Công nghệ sinh học Khoa Thương
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM
Tác giả liên lạc: ThS BS. Lê Phúc Liên. ĐT: 0989001581. Email:


88

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

positive biopsy and 51 cas could be avoided unnecessary biopsy when using PCA3.
Conclusion: To our knowledge, this is the first prospective study in Viet Nam to demonstrate the

expression of PCA3 in prostate cancer patients. This pilot study assessing a minimally invasive CaP detection
assay with single cell sensitivity cell-capture and characterization from the post-DRE urine holds promise for
further development of this novel assay platform.
Keywords: PSA, PCA3, PCA3 score, prostate cancer.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư tiền liệt tuyến ngày nay được xem
như là một trong những bệnh lý quan trọng
nhất ở nam giới. Đây là bệnh thường gặp ở
người lớn tuổi do đó ung thư tiền liệt tuyến trở
thành vấn đề y khoa lớn ở các nước phát triển.
Ở châu Âu, ung thư tiền liệt tuyến đứng hàng
thứ hai sau ung thư thư phổi và ung thư đại
trực tràng với tỉ lệ hiện mắc là 214 trường hợp
/1000 nam giới(3). Dù cho ung thư tiền liệt tuyến
là loại ung thư tiến triển chậm nhưng theo
thống kê ung thư tiền liệt tuyến vẫn đứng hàng
thứ hai trong các nguyên nhân gây tử vong ở
nam giới(9). Tuy tỉ lệ ung thư tiền liệt tuyến thấp
hơn ở các nước châu Á nói chung và Việt Nam
nói riêng nhưng tỉ lệ bệnh ngày càng gia tăng
trong dân số do tuổi thọ ngày càng tăng. Ước
tính ở Việt Nam, tỉ lệ mắc chuẩn theo tuổi là
2,2/100000 người(2).
Hiện nay, chương trình tầm soát và chẩn
đoán sớm ung thư tiền liệt tuyến thường bao
gồm kết quả thăm khám tuyến tiền liệt bằng
ngón tay qua ngã trực tràng (DRE) và xét
nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt
(PSA).

Tuy nhiên độ nhạy cũng như độ đặc hiệu
của các xét nghiệm này không cao do ảnh
hưởng bởi nhiều yếu tố bệnh lý khác. Nồng độ
PSA tăng trong các bệnh lý như viêm tiền liệt
tuyến, nhiễm trùng niệu, tác động cơ học kéo
dài trên tiền liệt tuyến, hay xuất tinh trong vòng
48 giờ. Do đó tỉ lệ chẩn đoán ung thư tiền liệt
tuyến với PSA theo nhiều nghiên cứu trên thế
giới là khoảng 40% và với DRE là 41-46%(1) và
theo số liệu của Bệnh viện Bình Dân năm 2009
là 30,8% với nồng độ PSA >10ng/ml(12).

Do tính chính xác của các xét nghiệm tầm
soát ung thư tiền liệt tuyến hiện nay không cao,
nên yêu cầu trên lâm sàng cần phải có một xét
nghiệm tầm soát có độ chính xác cao hơn giúp
chẩn đoán sớm được bệnh, giảm tỉ lệ phải sinh
thiết tiền liệt tuyến, cũng như giảm chi phí hay
các tai biến biến chứng do sinh thiết tiền liệt
tuyến đem lại.
Gen PCA3 được phát hiện lần đầu tiên bởi
bác sĩ Marion Bussemakers khi đang hợp tác
làm việc với bác sĩ Jack Schalken tại trường Đại
học Nijimegen ở Hà Lan, và trong phòng thí
nghiệm của bác sĩ William Isaacs tại Đại học
John Hopkins ở Baltimore(5). Họ phát hiện ra
nồng độ RNA thông tin của gen PCA3 hiện
diện rất nhiều trên 95% mô ung thư tiền liệt
tuyến so với mô tiền liệt tuyến lành tính ở cùng
trên 1 bệnh nhân(8) và không ảnh hưởng đến thể

tích tiền liệt tuyến. Từ phát hiện này, năm 2006
xét nghiệm PCA3 trong nước tiểu
(PROGENSA) đã được sử dụng trên thị trường
và được FDA công nhận vào tháng 11/2007.
Nghiên cứu này được thực hiện đầu tiên ở
Việt Nam để đánh giá hiệu quả của xét nghiệm
PCA3 trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt
và sử dụng bộ kit của Công ty TNHH Công nghệ
sinh học Khoa Thương.

Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá vai trò của xét nghiệm PCA3 trong
nước tiểu trong việc chẩn đoán ung thư tiền liệt
tuyến trong nhóm bệnh nhân có PSA từ 410ng/ml.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Tiền cứu quan sát.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2016

89


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả bệnh nhân nam có chỉ định sinh thiết

tiền liệt tuyến do nghi ngờ ung thư tuyến tiền
liệt bằng xét nghiệm PSA từ 4-10ng/ml với phần
trăm PSA tự do/ PSA toàn phần <15%.

Phương pháp tiến hành
Tất cả bệnh nhân trước khi sinh thiết tuyến
tiền liệt được.
- Xoa tuyến tiền liệt bằng ngón tay (3
lần/thùy).
- Lấy 20-30ml nước tiểu sau khi xoa tuyến
tiền liệt vào ống bảo quản và chuyển ngay đến
phòng thí nghiệm.
- Phòng xét nghiệm sẽ khuếch đại phân tử
ARN thông tin của gen PCA3, từ đó tính được
điểm số PCA3, sử dụng bộ Kit của Công ty
TNHH Công nghệ sinh học Khoa Thương.
Các bệnh nhân đều được ghi nhận về xét
nghiệm máu thường quy, xét nghiệm nước tiểu,
PSA toàn phần và PSA tự do, thể tích tuyến tiền
liệt được đo bằng siêu âm qua đầu dò trực tràng
và kết quả sinh thiết tuyến tiền liệt.
Các dữ liệu được xử lý bằng phần mềm spss
12 nhằm đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị
tiên đoán dương của xét nghiệm PSA và DRE.

KẾT QUẢ
Bảng 1. Đặc điểm dịch tễ của mẫu nghiên cứu
(n=130)
Các thông số
Tuổi (năm)

PSA (ng/ml)
Thể tích tuyến tiền liệt (ml)
Lý do nhập viện: tiểu khó

Mẫu n =130
63,91 (±8,238)
7,59 (±1,69)
44,23 (±20,32)
11 (20%)

Tuổi trung bình của nghiên cứu là 63,91
tuổi, đây là cũng lứa tuổi thường được phát
hiện ung thư tuyến tiền liệt như trong y văn.
Trong nghiên cứu này chỉ đánh giá trên
nhóm bệnh nhân có PSA từ 4-10ng/ml do đó
phần lớn bệnh nhân không có triệu chứng
đường tiểu dưới (80%) và thể tích tuyến tiền liệt
không quá lớn 44,23 ml.

90

Bảng 2. Kết quả sinh thiết tuyến tiền liệt theo PSA
và thăm khám tuyến tiền liệt bằng ngón tay qua ngã
trực tràng (DRE)

PSA
DRE
Tỉ trọng
PSA
PCA3


Ung thư tuyến Gleason > 7
tiền liệt
4-10 ng/ml
2/55 (3,63%)
0
Dương tính
0/4 (0%)
0 (0%)
Âm tính
2/51 (3,92%)
0 (0%)
PSAD > 0,15
1/34 (2,9%)
0 (0%)
PSAD < 0,15
1/21 (4,7%)
0 (0%)
PCA3>54
0/4 (0%)
0 (0%)
PCA3<54
2/51(3,92%)
0 (0%)

Chỉ có 2 trường hợp sinh thiết dương tính
trên 55 bệnh nhân có PSA từ 4-10ng/ml và
không có trường hợp nào có kết quả Gleason >7.
Điều này chứng tỏ PSA từ 4-10ng/ml với tỉ lệ
PSA tự do/PSA toàn phần <15% không phải là

xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến tiền liệt
đáng tin cậy.
Các trường hợp thăm khám tuyến tiền liệt
bằng ngón tay (DRE) bất thường trong nghiên
cứu này cũng không có kết quả sinh thiết
dương tính, trong khi có 2 trường hợp phát hiện
ung thư tuyến tiền liệt có DRE bình thường.
Điều này có thể do DRE có tính chủ quan, phụ
thuộc rất nhiều vào người thăm khám.
Một số nghiên cứu sử dụng thông số tỉ
trọng PSA (PSA chia cho thể tích tuyến tiền liệt)
trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt.
Khuyến cáo cho thấy nếu PSAD > 0,15 sẽ có chỉ
định sinh thiết tuyến tiền liệt. Trong nghiên cứu
này, tỉ lệ phát hiện ung thư của PSAD cũng
không cao, 2,9%.
Trong nghiên cứu này, chỉ có 4 trường hợp
PCA3 > 54 và 2 trường hợp sinh thiết dương
tính lại có chỉ số PCA3 không cao.

BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ ung thư
tuyến tiền liệt trong nhóm bệnh nhân nghiên
cứu là 3,63% như vậy 53 bệnh nhân (96,37%) bị
chẩn đoán quá mức và chịu một thủ thuật sinh
thiết không cần thiết. Dự đoán ung thư tuyến
tiền liệt trong tương lai với nhóm PSA 4-

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2016



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

10ng/ml cũng chỉ từ 11-27% và tỉ lệ ung thư có
độ ác tính cao cũng chỉ 4,1% (Bảng 3)(11).

tiền liệt không cần thiết do đó tránh được các
biến chứng do thủ thuật này gây ra.

Bảng 3. Khả năng phát hiện ung thư tuyến tiền liệt
bằng PSA và DRE(11)

Sử dụng bộ Kit ở nước ngoài để đo lường
chỉ số PCA3 sẽ rất tốn kém và không thiết thực.
Việc phát triển và sử dụng bộ Kit có sẵn trong
nước sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cả bệnh nhân
và thầy thuốc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nếu sử dụng tỉ trọng PSA thì 21/55 trường
hợp (38,18%) tránh được sinh thiết. Khả năng
phát hiện ung thư của PSAD cũng không cao,
điều này phù hợp với các nghiên cứu khác. Và
lợi ích rõ rệt của PSAD chỉ được nhận thấy
trong trường hợp ung thư tuyến tiền liệt xâm
lấn(10). Do đó PSAD thường được sử dụng trong

quá trình theo dõi chủ động ở bệnh nhân đã
được chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt(4).
Khi sử dụng chỉ riêng xét nghiệm PCA3 với
giá trị ngưỡng là 54 chúng ta có thể tránh được
92,73% trường hợp sinh thiết tuyến tiền liệt với
tỉ lệ bỏ sót ung thư là 13,55% và các trường hợp
ung thư này đều có điểm Gleason < 7.
Kết quả của nghiên cứu trên độ nhạy, độ
đặc hiệu của PCA3 mặc dù sử dụng bộ Kit của
Công ty Khoa Thương sản xuất ở Việt Nam
nhưng vẫn cho kết quả tương đương với các
nghiên cứu về PCA3 khác trên thế giới(6,7).

KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu trong nhóm PSA từ 410ng/ml này đã mở ra một hướng mới trong
việc chẩn đoán sớm ung thư tuyến tiền liệt
nhằm tránh những trường hợp sinh thiết tuyến

2.
3.
4.

5.

6.

7.

8.


9.
10.

11.

12.

Andriole LG, Crawford ED et al. (2009). Mortality Results
from a Randomized Prostate-Cancer Screening Trial. N Engl
J Med, 360: 1310-1319.
Available from: />Boyle P, Ferlay J (2004). Cancer incidence and mortality in
Europe. Ann Oncol, 16(3): 481-8.
Bul M, Zhu X, Valdagni R (2013). Active surveillance for lowrisk prostate cancer worldwide: the PRIAS study. Eur Urol,
63: 597-603.
Bussemakers MJ, van Bokhoven A (1999). DD3: a new
prostate-specific gene, highly overexpressed in prostate
cancer. Cancer Res, 59: 5975-9.
Capoluongo E, Zambon CF, et al (2014). PCA3 score of 20
could improve prostate cancer detection: results obtained on
734 Italian individuals. Clin Chim Acta, 429: 46-50.
Haese A, de la Taille A et al (2008). Clinical utility of the
PCA3 urine assay in European men scheduled for repeat
biopsy. Eur Urol, 54(5): 1081-1088.
Hessels D, Klein Gunnewiek JM (2003). DD3PCA3-based
molecular urine analysis for the diagnosis of prostate cancer.
Eur Urol, 44: 8-16.
Jemal A, Siegel R, Ward E (2008). Cancer statistics. CA
Cancer J Clin, 58(2): 71-96.
Kundu SD, Roehl KA, Yu X (2007). Prostate specific antigen
density correlates with features of prostate cancer

aggressiveness. J Urol, 177: 505-9.
Thompson IM, Pauler DK, Goodman PJ (2004). Prevalence of
prostate cancer among men with a prostate-specific antigen
level > or =4.0 ng per milliliter. N Engl J Med, 350: 2239.
Vũ Lê Chuyên (2010). Tầm soát ung thư tiền liệt tuyến-Kết
quả bước đầu tại bệnh viện Bình Dân. Y học TP.HCM, 14(1):
534-538.

Ngày nhận bài báo:

10/03/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

15/03/2016

Ngày bài báo được đăng:

25/03/2016

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2016

91



×