Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.83 KB, 3 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ
Đề tài: Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Hòa Bình
Tác giả luận văn: Trần Duy Mạnh
Khoá 2010 - 2012
Người hướng dẫn: TS. Trần Thị Bích Ngọc
Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khoá VIII Đảng Cộng Sản
Việt Nam đã khẳng định: để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo thì giải pháp có
tính quyết định là xây dựng phát triển đội ngũ nhà giáo. Ngày 15 tháng 06 năm
2004 Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị số 40- CT/TW về việc xây dựng nâng
cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Trong chỉ thị này Ban
Bí thư đã nhấn mạnh: “…phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục một cách toàn diện. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước
mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công chiến lược phát
triển giáo dục 2001- 2010 và chấn hưng đất nước”.
Tháng 07 năm 2011 nhà trường đã xây dựng đề án thành lập trường Cao đẳng
Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Hoà Bình trên cơ sở trường Trung học cấp Kinh tế - Kỹ thuật
tỉnh Hoà Bình nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong vùng
và địa phương. Trước những đòi hỏi trên, những năm qua đội ngũ giáo viên của nhà
trường đã thực sự là nòng cốt trong việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ đào tạo thế hệ
sinh viên mới. Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới về nâng cao chất lượng đào tạo
của bản thân nhà trường cũng như những đòi hỏi của quá trình xây dựng nền kinh tế
ở nước ta, đội ngũ giáo viên Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Hoà Bình cần
tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo để thực sự đáp ứng được yêu cầu đổi
mới giáo dục - đào tạo như đề án: “ Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo

1


và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005- 2010” của Chính phủ phê duyệt ngày 11
tháng 01 năm 2005 theo quyết định số 09/2005/QĐ-TTg.


Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn vấn đề “Phân tích và đề xuất
một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Trung học Kinh
tế - Kỹ thuật tỉnh Hòa Bình” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.
Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, bao gồm
3 chương:
Chương 1: "Cơ sở lý về chất lượng đội ngũ giáo viên"
Nội dung chương 1 nhằm nghiên cứu những cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ giáo
viên, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục đào tạo nói chung cũng
như giao dục và đào tạo trung cấp chuyên nghiệp nói riêng để làm cơ sở cho việc phân
tích, đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp nâng cao chất lượng lượng đội ngũ giáo viên
đào tạo của trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Hòa Bình.

Chương 2: "Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên của
trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Hòa Bình"
Chương này ngoài việc giới thiệu khái quát về trường Trung học Kinh tế Kỹ thuật tỉnh Hòa Bình thì chủ yếu tập trung vào phân tích và đánh giá thực trạng
chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường, chỉ ra những ưu, nhược điểm của các
tiêu chí ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ giáo viên của trường.
Chương 3: "Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Hòa Bình"
Trên cơ sở các phân tích đánh giá ở chương 2 cũng như xem xét các điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với nhà trường nhằm đề ra một số giải
pháp khả thi nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ giáo viên của trường Trung
học Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Hòa Bình.

2


Luận văn đã khái quát vai trò của chất lượng đội ngũ giáo viên trong quá
trình phát triển của mỗi nhà trường, và chỉ rõ những nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới
chất lượng đội ngũ giáo viên. Trên cơ sở vận dụng những lý luận kết hợp với việc

phân tích, đánh giá thực trạng của trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Hòa
Bình, luận văn đã chỉ ra những điểm mạnh và hạn chế của đội ngũ giáo viên nhà
trường. Từ đó làm căn cứ đưa ra các giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng
đội ngũ giáo viên của nhà trường để thực hiện các mục tiêu phát triển của nhà
trường trong những năm tới.

3



×