Tải bản đầy đủ (.doc) (215 trang)

Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác trong tiếng việt và tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (937.38 KB, 215 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ HẢI BÌNH

ĐỐI CHIẾU CÁC ĐƠN VỊ TỪ VỰNG
THUỘC TRƢỜNG THỊ GIÁC TRONG
TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI – 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------------------------

TRẦN THỊ HẢI BÌNH

ĐỐI CHIẾU CÁC ĐƠN VỊ TỪ
VỰNG THUỘC TRƢỜNG THỊ
GIÁC TRONG TIẾNG VIỆT VÀ
TIẾNG ANH

Ngành: Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu
Mã số: 9.22.20.24

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC



Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Văn Khang


HÀ NỘI – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
đƣợc nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất
kì công trình khoa học nào.
Tác giả luận án

Trần Thị Hải Bình


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lý do lựa chọn đề tài...............................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................1
3. Đối tƣợng , phạm vi nghiên cứu và nguồn tƣ liệu nghiên cứu...............2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................ 3
5. Cái mới của luận án.................................................................................4
6. Ý nghĩa khoa học của luận án................................................................. 4
7. Bố cục luận án.........................................................................................4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ
THUYẾT.......................................................................................................... 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu............................................................. 6
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về trƣờng từ vựng ngữ nghĩa và

trƣờng thị giác............................................................................................. 6
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam về trƣờng từ vựng ngữ nghĩa và
trƣờng thị giác............................................................................................. 9
1.2. Cơ sở lý thuyết........................................................................................ 13
1.2.1. Một số vấn đề lý luận chung về trƣờng từ vựng ngữ nghĩa............13
1.2.2. Lí thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu ngôn ngữ..........32
1.3. Thị giác và trƣờng từ vựng chỉ thị giác................................................38
1.3.1. Thị giác............................................................................................ 38
1.3.2. Khái niệm trƣờng thị giác................................................................40
1.3.3. Các từ ngữ trong trƣờng thị giác..................................................... 41
1.4. Tiểu kết.................................................................................................... 43
CHƢƠNG 2: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG-NGỮ NGHĨA
NHÓM TỪ THUỘC TRƢỜNG THỊ GIÁC TRONG TIẾNG VIỆT VÀ
TIẾNG ANH...................................................................................................44


2.1. Giới hạn nghiên cứu và khảo sát...........................................................44
2.2. Đối chiếu về từ vựng các từ ngữ thuộc trƣờng thị giác trong tiếng
Việt và tiếng Anh............................................................................................46
2.2.1. Nhóm từ chỉ cơ quan thị giác và bộ phận của thị giác.....................46
2.2.2. Nhóm từ chỉ hoạt động của cơ quan thị giác................................... 48
2.2.3. Nhóm từ mô tả đặc điểm của cơ quan thị giác.................................51
2.3. Đối chiếu ngữ nghĩa của nhóm từ thuộc trƣờng thị giác trong tiếng
Việt và tiếng Anh............................................................................................53
2.3.1. Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ cơ quan thị giác và
bộ phận của cơ quan thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh...................... 55
2.3.2. Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ hoạt động của cơ
quan thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh...............................................63
2.3.3. Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ đặc điểm của cơ
quan thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh...............................................89

2.4. Tiểu kết.................................................................................................. 109
CHƢƠNG 3: ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ THUỘC TRƢỜNG THỊ GIÁC
THAM GIA VÀO TẠO THÀNH NGỮ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ
TIẾNG ANH.................................................................................................111
3.1. Giới hạn nghiên cứu............................................................................. 111
3.1.1. Một số quan niệm về thành ngữ.....................................................111
3.1.2. Giới hạn ngữ liệu nghiên cứu và cách thức tiến hành....................116
3.2. Đối chiếu các từ ngữ thuộc trƣờng thị giác tham gia vào tạo thành
ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh.............................................................. 117
3.2.1. Số lƣợng chung về thành ngữ và tần số xuất hiện của các đơn vị từ
thuộc trƣờng thị giác trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh...............117
3.2.2. Số lƣợng thành ngữ đƣợc phân loại theo từ ngữ thuộc trƣờng thị
giác trong tiếng Việt và tiếng Anh........................................................... 119
3.2.3. Nhận xét.........................................................................................122


3.3. Đối chiếu phạm vi thể hiện của các thành ngữ có chứa đơn vị từ vựng
thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh.................................126
3.3.2. Đối chiếu các thành ngữ chứa đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác
thể hiện phạm vi vẻ bề ngoài của con ngƣời.......................................... 127
3.3.3. Đối chiếu các thành ngữ chứa đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác
thể hiện phạm vi tâm trạng, cảm xúc.......................................................133
3.4. Tiểu kết.................................................................................................. 144
KẾT LUẬN...................................................................................................147
NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


BẢNG QUY ƢỚC CÁCH VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN


ĐHQG

Đại học Quốc gia

ĐHSP

Đại học Sƣ phạm

ĐH&THCN

Đại học và Trung học Chuyên nghiệp

HV

Học viện

KHXH

Khoa học Xã hội

Nxb

Nhà xuất bản

Tp HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

CUP


Cambridge University Press

OUP

Oxford University Press


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2. 1. Danh từ chỉ cơ quan thị giác và bộ phận của cơ quan thị giác......46
Bảng 2. 2. Động từ chỉ hoạt động của cơ quan thị giác trong tiếng Việt và
tiếng Anh.................................................................................................49
Bảng 2. 3. Tính từ mô tả đặc điểm của cơ quan thị giác trong tiếng Việt và
tiếng Anh.................................................................................................52
Bảng 2. 4. Từ chỉ cơ quan thị giác và bộ phận của cơ quan thị giác trong
tiếng Việt và tiếng Anh............................................................................55
Bảng 2. 5. Từ chỉ cơ quan thị giác, bộ phận của cơ quan thị giác trong
tiếng Việt và nghĩa phái sinh...................................................................60
Bảng 2. 6. Từ chỉ cơ quan thị giác, bộ phận của cơ quan thị giác trong
tiếng Anh và nghĩa phái sinh...................................................................63
Bảng 2. 7. Nhóm từ chỉ hoạt động của cơ quan thị giác trong tiếng Việt và
tiếng Anh.................................................................................................65
Bảng 2. 8. Các từ chỉ hoạt động của cơ quan thị giác và bộ phận của cơ
quan thị giác trong tiếng Việt và nghĩa phái sinh....................................77
Bảng 2. 9. Các từ chỉ hoạt động của thị giác tiếng Anh và nghĩa phái sinh....86
Bảng 2. 10 Từ chỉ đặc điểm liên quan đến cơ quan thị giác trong tiếng
Việt và tiếng Anh.....................................................................................89
Bảng 2. 11. Từ mô tả hình dạng/kích cỡ của mắt trong tiếng Việt và nghĩa
phái sinh.................................................................................................. 91

Bảng 2. 12. Từ mô tả hình dạng/kích cỡ của cơ quan thị giác trong tiếng
Anh và nghĩa phái sinh............................................................................93
Bảng 2. 13. Từ mô tả đặc điểm màu sắc của cơ quan thị giác trong tiếng
Việt và nghĩa phái sinh............................................................................97
Bảng 2. 14. Từ chỉ màu sắc của cơ quan thị giác trong tiếng Anh và nghĩa
phái sinh................................................................................................ 101


Bảng 2. 15. Từ mô tả trạng thái của cơ quan thị giác trong tiếng Việt và
nghĩa phái sinh...................................................................................... 105
Bảng 2. 16. Từ mô tả trạng thái của cơ quan thị giác trong tiếng Anh và
nghĩa phái sinh...................................................................................... 107
Bảng 3. 1. Các đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt và
tiếng Anh...............................................................................................116
Bảng 3. 2. Số lần xuất hiện và tần số xuất hiện của các đơn vị từ vựng
thuộc trƣờng thị giác trong thành ngữ tiếng Việt..................................118
Bảng 3. 3. Số lần xuất hiện và tần số xuất hiện của các đơn vị từ vựng
thuộc trƣờng thị giác trong thành ngữ tiếng Anh................................. 118
Bảng 3. 4. Số lƣợng thành ngữ đƣợc phân loại theo từ ngữ thuộc trƣờng
thị giác trong tiếng Việt.........................................................................119
Bảng 3. 5. Số lƣợng thành ngữ đƣợc phân loại theo từ ngữ thuộc trƣờng
thị giác trong tiếng Anh.........................................................................120
Bảng 3. 6. So sánh số lần xuất hiện trong thành ngữ và số thành ngữ có
chứa đơn vị từ thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt.......................... 121
Bảng 3. 7. Số lần xuất hiện của các đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác
trong thành ngữ thuộc phạm vi vẻ bề ngoài trong tiếng Việt................127
Bảng 3. 8. Số lần xuất hiện của các đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác
trong thành ngữ thuộc phạm vi vẻ bề ngoài với nghĩa biểu thái khác
nhau trong tiếng Việt.............................................................................128
Bảng 3. 9. Số lần xuất hiện của các đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác

trong thành ngữ thuộc phạm vi tâm trạng, cảm xúc trong tiếng Việt....133
Bảng 3. 10. Số lần xuất hiện của các đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác
trong thành ngữ thuộc phạm vi tâm trạng, cảm xúc với nghĩa biểu
thái khác nhau trong tiếng Việt............................................................. 134
Bảng 3. 11. Thành ngữ có chứa đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác biểu
thị tâm trạng, cảm xúc khác nhau trong tiếng Việt............................... 137


Bảng 3. 12. Số lần xuất hiện của các đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác
trong thành ngữ thuộc phạm vi tâm trạng, cảm xúc trong tiếng Anh....139
Bảng 3. 13. Số lần xuất hiện của các đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác
trong thành ngữ thuộc phạm vi tâm trạng, cảm xúc với nghĩa biểu
thái khác nhau trong tiếng Anh.............................................................140
Bảng 3. 14. Thành ngữ có chứa đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác biểu
thị tâm trạng, cảm xúc khác nhau trong tiếng Anh............................... 142


DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang

PHỤ LỤC 1. DANH TỪ CHỈ THỊ GIÁC VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA THỊ GIÁC TRONG
TIẾNG VIỆT ............................................................................................. Pl.1 PHỤ LỤC 2.
DANH TỪ CHỈ THỊ GIÁC VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA THỊ GIÁC TRONG TIẾNG
ANH .............................................................................................. Pl.3
PHỤ LỤC 3. ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ GIÁC TRONG TIẾNG VIỆT . Pl.5
PHỤ LỤC 4. ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ GIÁC TRONG TIẾNG ANH . Pl.8
PHỤ LỤC 5. TÍNH TỪ MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ QUAN THỊ GIÁC TRONG

TIẾNG VIỆT ..........................................................................................................Pl.13
PHỤ LỤC 6. TÍNH TỪ MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ QUAN THỊ GIÁC TRONG

TIẾNG ANH ..........................................................................................................Pl.17
PHỤ LỤC 7. THÀNH NGỮ CHỨA CÁC ĐƠN VỊ TỪ VỰNG THUỘC TRƢỜNG
THỊ GIÁC TRONG TIẾNG VIỆT .........................................................................Pl.20
PHỤ LỤC 8. THÀNH NGỮ CHỨA CÁC ĐƠN VỊ TỪ VỰNG THUỘC TRƢỜNG
THỊ GIÁC TRONG TIẾNG ANH .........................................................................Pl.30
PHỤ LỤC 9. THÀNH NGỮ MÔ TẢ VẺ BỀ NGOÀI TRONG TIẾNG VIỆT .............. Pl.36
PHỤ LỤC 10. THÀNH NGỮ MÔ TẢ TÂM TRẠNG, CẢM XÚC TRONG TIẾNG VIỆT .. Pl.37
PHỤ LỤC 11. THÀNH NGỮ MÔ TẢ TÍNH CÁCH TRONG TIẾNG VIỆT ............... Pl.39
PHỤ LỤC 12. THÀNH NGỮ MÔ TẢ CÁCH ỨNG XỬ TRONG TIẾNG VIỆT ......... Pl.40
PHỤ LỤC 13. THÀNH NGỮ THUỘC PHẠM VI KHÁC TRONG TIẾNG VIỆT ....... Pl.41
PHỤ LỤC 14. THÀNH NGỮ MÔ TẢ TÂM TRẠNG, CẢM XÚC TRONG TIẾNG ANH . Pl.42


MỞ ĐẦU

࿿࿿࿿諶諶࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿諶諶࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿190諶諶࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿1諶諶࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿2諶࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿

3諶諶࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿4諶࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿5諶諶࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿6࿿⸢࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿ 7諶諶࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿
8諶諶࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿9諶諶࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿:諶諶࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿;諶諶࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿<諶諶࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿
=諶諶࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿>諶諶࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿?諶諶࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿@諶諶࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿A
Lý do lựa chọn đề tài
Trƣờng từ vựng ngữ nghĩa không phải là vấn đề mới mẻ trong lí thuyết
ngôn ngữ học. Các vấn đề của trƣờng từ vựng ngữ nghĩa đƣợc nghiên cứu từ
lâu, mang tính truyền thống và vì thế đã có rất nhiều nghiên cứu trƣờng từ
vựng ngữ nghĩa đƣợc thực hiện, trong đó có các nghiên cứu trƣờng từ vựng
ngữ nghĩa của một ngôn ngữ và nghiên cứu theo hƣớng đối chiếu.
Việc nghiên cứu trƣờng từ vựng ngữ nghĩa theo hƣớng đối chiếu giúp
phát hiện những đặc điểm giống nhau và khác nhau, nhất là những điểm khác
nhau; từ đó chỉ ra đƣợc những đặc trƣng tƣ duy –văn hóa dân tộc. Với nhu
cầu học tiếng Anh và tìm hiểu văn hóa của các nƣớc nói tiếng Anh ở Việt

Nam hiện nay, nhiều nghiên cứu đối chiếu trƣờng từ vựng tiếng Việt và tiếng
Anh đã đƣợc thực hiện.
Khảo sát các từ chỉ cơ quan cảm giác của con ngƣời nhƣ thị giác, thính
giác, khứu giác, vị giác và xúc giác cho thấy số lƣợng các từ liên quan tới cơ
quan thị giác của con ngƣời có số lƣợng nhiều và có ý nghĩa đa dạng hơn cả.
Chỉ riêng về động từ, nghiên cứu của Hoàng Thị Hòa (2014) đã cho thấy số
lƣợng động từ thị giác nhiều hơn số lƣợng các động từ tri giác khác. Ngoài
chức năng là cơ quan thị giác, đôi mắt của con ngƣời còn có thể thực hiện
nhiều hoạt động khác liên quan đến phản xạ và biểu cảm nên các đơn vị từ
vựng chỉ cơ quan thị giác đƣợc sử dụng một cách phong phú. Tuy nhiên cho
đến nay, chƣa có những nghiên cứu đối chiếu chuyên sâu về nhóm từ này
trong tiếng Việt và tiếng Anh. Vì vậy, chúng tôi đã lấy các đơn vị từ thuộc
trƣờng thị giác để nghiên cứu nhằm chỉ ra các đặc điểm tƣ duy văn hóa dân
tộc của ngƣời Việt và ngƣời Anh, đồng thời tìm hiểu sự phát triển các nghĩa
mới và tham gia vào tạo các tổ hợp từ, thành ngữ dựa theo mối tƣ duy liên
tƣởng của mỗi dân tộc khi nghiên cứu nhóm từ này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu


Mục đích của luận án là nghiên cứu, khảo sát các đơn vị thuộc trƣờng
thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh. Thông qua đó, luận án góp phần làm
sáng tỏ lí thuyết về từ vựng ngữ nghĩa và đối chiếu ngôn ngữ. Cụ thể trong
1


luận án này là: chỉ ra đặc điểm nghĩa của nhóm từ chỉ cơ quan thị giác và bộ
phận của cơ quan thị giác, hoạt động của cơ quan thị giác, đặc điểm của cơ
quan thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh; từ đó làm sáng tỏ sự phát triển
nghĩa của nhóm từ này cũng nhƣ khả năng kết hợp của chúng theo tƣ duy

liên tƣởng của mỗi dân tộc.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nhƣ trên nên nhiệm vụ đặt ra cho luận án là:
5888

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.

5889

Xây dựng cơ sở lí luận liên quan đến đề tài.

5890

Xác lập nhóm từ thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt và tiếng

Anh; đồng thời chỉ ra sự tƣơng đồng và khác biệt của chúng giữa hai ngôn
ngữ.

5891

Khảo sát đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ cơ quan thị giác

trong tiếng Việt và tiếng Anh; chỉ ra sự tƣơng đồng và khác biệt của
chúng giữa hai ngôn ngữ.
5892

Khảo sát khả năng tham gia vào thành ngữ với tƣ cách là yếu tố

cấu tạo của các từ ngữ chỉ cơ quan thị giác của ngƣời trong tiếng Việt
và tiếng Anh; chỉ ra sự tƣơng đồng và khác biệt của chúng giữa hai

ngôn ngữ.
5889

Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nguồn tƣ liệu nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Với nhiệm vụ đặt ra của đề tài, nhóm từ thuộc trƣờng thị giác đƣợc
nghiên cứu một cách hệ thống. Với đối tƣợng nghiên cứu là đơn vị từ thuộc
trƣờng thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh, chúng tôi nghiên cứu cấu trúc
nghĩa của các đơn vị từ thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt, phƣơng thức
chuyển nghĩa, chuyển trƣờng; phát hiện các đặc điểm điển hình, đặc trƣng
của nhóm từ này, đồng thời nghiên cứu các đơn vị từ trong các tổ hợp từ, cụm
từ cố định là thành ngữ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là các đơn vị từ thuộc trƣờng thị giác trong Việt và
tiếng Anh. Do số lƣợng từ thuộc trƣờng thị giác khá lớn, trong giới hạn của
luận án, chúng tôi tập trung nghiên cứu 24 đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị
giác trong tiếng Việt, từ đó nghiên cứu so sánh – đối chiếu sang nhóm từ
tƣơng ứng thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Anh.


2


3.3. Nguồn tư liệu nghiên cứu
Nguồn tƣ liệu của luận án là nhóm từ thuộc trƣờng thị giác đƣợc khảo
sát và nghiên cứu chủ yếu dựa trên các từ điển tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng
Việt – Anh, Anh –Việt, từ điển thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh của các nhà
xuất bản có uy tín.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận án này sử một số phƣơng pháp và thủ pháp chủ yếu nhƣ: Phƣơng
pháp phân tích thành tố nghĩa; phƣơng pháp của ngôn ngữ học đối chiếu c ng
các phƣơng pháp thống kê, miêu tả.
Phương pháp phân tích thành tố nghĩa
Phƣơng pháp này giúp cho việc phân chia trƣờng nghĩa thành các tiểu
trƣờng và nhóm từ, phân tích các hƣớng chuyển nghĩa của các đơn vị từ
trong trƣờng nghĩa thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh.
Phương pháp miêu tả
Dựa trên nguồn ngữ liệu đã thu thập, các đặc điểm ngữ nghĩa của
trƣờng thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh đƣợc miêu tả và phân tích
Phương pháp so sánh, đối chiếu
Luận án sử dụng phƣơng pháp so sánh và đối chiếu để tìm ra những
điểm tƣơng đồng và khác biệt về số lƣợng từ, phạm vi biểu thị giữa các tiểu
trƣờng và các nhóm từ giữa tiếng Việt và tiếng Anh; góp thêm phần khẳng
định đặc trƣng văn hóa của ngƣời Việt và ngƣời Anh qua việc sử dụng các từ
trong trƣờng thị giác.
Thủ pháp thống kê
Thủ pháp thống kê đƣợc sử dụng trong luận án nhằm xác định số
lƣợng và tần số xuất hiện của các từ trong trƣờng nghĩa, thành ngữ, từ có thể
so sánh sự khác biệt về số lƣợng và đặc trƣng dân tộc. Việc thống kê các
nghĩa chuyển của các đơn vị từ cũng làm cơ sở cho các nhận định về đặc
trƣng văn hóa, ngôn ngữ và tƣ duy của ngƣời Việt và ngƣời Anh.
Ngoài các phƣơng pháp trên, luận án còn áp dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu ngôn ngữ khác nhƣ: phƣơng pháp phân tích ngữ cảnh, phƣơng
pháp nghiên cứu trƣờng hợp… để giải quyết các vấn đề cụ thể.
3


5. Cái mới của luận án
Đây là luận án nghiên cứu đối chiếu một cách hệ thống các đơn vị từ

thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Anh và tiếng Việt, gồm các từ loại: danh từ,
động từ và tính từ.
Luận án đã chỉ ra đƣợc sự giống nhau và khác nhau trong đặc điểm cấu
tạo và phƣơng thức chuyển nghĩa của các từ thuộc trƣờng thị giác trong tiếng
Việt và tiếng Anh. Luận án đồng thời cũng nghiên cứu ngữ nghĩa của nhóm từ
này trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh để thấy đƣợc sự tƣơng đồng và
khác biệt trong tƣ duy, văn hóa của hai dân tộc.
6. Ý nghĩa khoa học của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án nghiên cứu chi tiết và có hệ thống về trƣờng thị giác trong
tiếng Việt bằng các phƣơng pháp nghiên cứu ngôn ngữ học và ngôn ngữ - văn
hóa học. Kết quả của luận án sẽ làm sáng tỏ một phần lý thuyết về trƣờng
nghĩa và mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa dân tộc. Đồng thời, luận án
cũng có đóng góp về cơ sở lý thuyết cũng nhƣ thực tiễn cho các nghiên cứu
về trƣờng nghĩa nói chung và trƣờng nghĩa tiếng Việt nói riêng có đối chiếu
so sánh với tiếng Anh.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Với nhu cầu học tiếng Anh hiện nay ở Việt Nam và nhu cầu học tiếng
Việt trên thế giới, kết quả của luận án sẽ giúp việc học, và dạy các từ thuộc
trƣờng thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh thêm hiệu quả. Đồng thời, kết
quả nghiên cứu của luận án cũng có thể d ng nhƣ một tài liệu hỗ trợ công tác
biên soạn từ điển.
7. Bố cục luận án
Luận án, ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục,
đƣợc cấu trúc thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
THUYẾT
Trong chƣơng này chúng tôi đề cập đến một số vấn đề lý luận chung về
trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa, một số vấn đề liên quan đến đối chiếu đơn vị từ
vựng, trƣờng thị giác và các vấn đề đối chiếu các từ ngữ trong trƣờng thị giác.

4


Lịch sử phát triển và quan niệm về các vấn đề đƣợc chỉ ra trong chƣơng này.
Đồng thời, các nghiên cứu về trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa, nghiên cứu so sánh

– đối chiếu về trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa trên thế giới và tại Việt nam cũng
đƣợc đề cập tới; và c ng với lý thuyết đã đã đƣợc đƣa ra, trở thành cơ sở cho
nghiên cứu của luận án.
Chƣơng 2. ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA NHÓM TỪ THUỘC
TRƢỜNG THỊ GIÁC TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
Dựa vào cơ sở lý luận và kết quả của các nghiên cứu đi trƣớc đã đƣợc
đề cập đến ở Chƣơng 1, chúng tôi xác lập các tiểu trƣờng thuộc trƣờng thị
giác trong tiếng Việt gồm: nhóm từ chỉ cơ quan thị giác và bộ phận của cơ
quan thị giác, nhóm từ chỉ hoạt động của cơ quan thị giác và nhóm từ chỉ đặc
điểm liên quan đến cơ quan thị giác (nhóm từ mô tả hình dạng, kích cỡ của
mắt, nhóm từ mô tả màu sắc của mắt và nhóm từ mô tả trạng thái của mắt), từ
đó xác định các đơn vị từ tƣơng đƣơng trong tiếng Anh. Dựa vào từ điển, cấu
trúc nghĩa và các kết hợp tổ hợp từ của các đơn vị từ trong tiếng Việt đƣợc
khảo sát và nghiên cứu, sau đó đối chiếu với tiếng Anh để tìm ra các điểm
tƣơng đồng và khác biệt. Nhờ vào các điểm tƣơng đồng và khác biệt này, các
đặc trƣng trong tƣ duy, của văn hóa của hai dân tộc đƣợc chỉ ra.
Chƣơng 3. ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ THUỘC TRƢỜNG THỊ GIÁC THAM
GIA VÀO TẠO THÀNH NGỮ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
Dựa vào các cuốn từ điển thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi
xây dựng ngữ liệu gồm các thành ngữ có chứa các đơn vị từ vựng thuộc
trƣờng thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh (137 thành ngữ tiếng Việt, 134
thành ngữ tiếng Anh). Việc đối chiếu tần số xuất hiện của các đơn vị từ thuộc
trƣờng thị giác trong các thành ngữ, trong phạm vi thể hiện của các thành ngữ
và sự kết hợp của các đơn vị từ thuộc trƣờng thị giác với các thành tố khác

trong các thành ngữ thuộc các phạm vi nghiên cứu đã làm nổi bật đặc trƣng
văn hóa dân tộc.

5


CHƢƠNG 1.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về trường từ vựng ngữ nghĩa
và trường thị giác
Nhiều nghiên cứu về trƣờng nghĩa đã đƣợc thực hiện trên thế giới, vận
dụng lí thuyết về trƣờng nghĩa. A. Lehrer và L.P. Battan (1945) nghiên cứu
trƣờng từ vựng ngữ nghĩa chỉ động vật và phƣơng thức chuyển nghĩa ẩn dụ
thông dụng (conventionalized animal metaphors). Theo các tác giả, nghiên
cứu trƣờng nghĩa chỉ động vật sẽ thấy đƣợc rõ nhất sự ảnh hƣởng trong
chuyển nghĩa của từ này ảnh hƣởng đến từ còn lại trong trƣờng. Ngữ liệu của
nghiên cứu là các đơn vị từ chỉ động vật đƣợc lấy trong các cuốn từ điển
American Heritage Dictionary và Oxford English Dictionary. Các đơn vị từ
đƣợc chia thành các tiểu trƣờng và các nghĩa chuyển tƣơng ứng (ví dụ nhƣ:
Chim chóc – Sự ngốc nghếch (Bird – Foolishness), Snake – Treachery (Rắn –
Sự phản bội), Động vật linh trưởng – Sự hung ác (Primate – Brutishness), ...)
để nghiên cứu sự phát triển của nghĩa theo lịch sử. Với mục đích nghiên cứu
các cặp từ đồng nghĩa và mối liên hệ với cú pháp, Li-li Chang, Keh-jiann
Chen, Chu-Ren Huang (1999) nghiên cứu trƣờng từ vựng các động từ chỉ
cảm xúc trong tiếng Trung Quốc phổ thông (Mandarin Verbs of Emotion).
Lấy 7 loại động từ cảm xúc làm gốc: vui, nản, buồn, tiếc, giận, sợ hãi và lo
lắng (happy, depressed, sad, regret, angry, afraid và worried), các tác giả tìm
tất cả các từ trong tiếng Trung Quốc phổ thông có nghĩa tƣơng đồng, sau đó

đặt các từ trong các kết hợp cụm từ, câu để tìm ra đặc điểm cú pháp chung của
nhóm từ. Theo hƣớng áp dụng trƣờng từ vựng ngữ nghĩa vào thực tiễn,
Chunming Gao và Bin Xu (2013), sau khi dựa vào lí thuyết về trƣờng từ vựng
ngữ nghĩa, đã tập trung vào các cụm từ, các từ đồng nghĩa và trái nghĩa, từ đó
6


đề xuất phƣơng pháp giảng dạy từ vựng tiếng Anh một cách hệ thống và hiệu
quả áp dụng các nhóm từ này. Hƣớng nghiên cứu tƣơng tự cũng đã đƣợc Ali
Nasser Harb Mansouri (1985) (Semantic field theory and the teaching of
English vocabulary, with special reference to Iraqui secondary school), Guo
Changhong (2010) (Application of the semantic field theory in college
English Vocabulary Instruction) và nhiều nhà nghiên cứu khác áp dụng.
So sánh trƣờng từ vựng của hai hoặc nhiều ngôn ngữ đã cho nhiều kết
quả có ý nghĩa lí luận cũng nhƣ thực tiễn, Ali Mansouri (2007) tìm cách giải
quyết vấn đề trong dịch thuật bằng cách lấp khoảng trống trong trƣờng nghĩa
của hai ngôn ngữ: tiếng Ả-rập và tiếng Anh. Tác giả đề xuất phân tích các
thành phần cấu thành của trƣờng nghĩa và của từ thuộc về để thấy đƣợc rõ
ràng khác biệt của một từ tƣởng nhƣ tƣơng đồng nhƣng lại không tƣơng
đồng trong hai ngôn ngữ.
Không chỉ so sánh hai ngôn ngữ, ngôn ngữ học so sánh đối chiếu còn cho
phép so sánh đối chiếu nhiều đến năm ngôn ngữ nhƣ nghiên cứu của Mary K.
Bolin (2015). Tác giả đã nghiên cứu so sánh đối chiếu trƣờng từ vựng ngữ nghĩa
chỉ thái độ (grace) trong các ngôn ngữ Anh, Đức, Do Thái, Hy Lạp và Latin
(English, German, Hebrew, Greek, và Latin) với nguồn dữ liệu đƣợc lấy các
cuốn kinh thánh. Số lƣợng từ thuộc trƣờng đƣợc nghiên cứu là 9 từ (trong tiếng
Anh gồm: grace, mercy, kindness, favour, compassion and pity, lovingkindness,
goodness và thanks). Sau khi xác định trƣờng ngữ nghĩa tƣơng ứng trong các
ngôn ngữ đƣợc đối chiếu, tác giả đã nhận xét về sự tƣơng đồng và khác biệt
trong nét nghĩa của các từ, các tần số xuất hiện của các từ trong kinh thánh, phân

tích sự phát triển nghĩa, đối chiếu, so sánh nét nghĩa của từng theo từng cặp ngôn
ngữ. Kết quả của nghiên cứu so sánh – đối chiếu trƣờng từ vựng của hai ngôn
ngữ làm rõ những điểm tƣơng đồng và khác biệt trong tƣ duy của hai dân tộc.
Trong nghiên cứu của mình về so sánh trƣờng từ vựng, Asifa Majid (2009) đã
đƣa ra các dẫn chứng khoa học về hai trƣờng từ vựng ngữ nghĩa: trƣờng nhận
thức và trƣờng cơ thể để minh chứng cho sự tƣơng đồng và khác biệt của các
ngôn ngữ trong hai trƣờng này. Chẳng hạn,
7


tác giả đã dẫn nghiên cứu của Burenhult (2006) cho thấy trong tiếng Jahai,
không có từ tƣơng ứng với bộ phận đầu (head), từ gần nghĩa nhất với đầu là
từ kuy – từ này tƣơng ứng với phần của đầu đƣợc bao phủ bởi tóc (da đầu)
(part of the head that is covered in hair (i.e., „scalp‟)) và điều ngạc nhiên hơn
nữa là trong tiếng Jahai không có từ tƣơng ứng với từ mặt (face).
Ngoài việc dựa vào các lớp nghĩa của từ có trong từ điển, trong nghiên
cứu trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa mắt trong tiếng Anh hiện đại và tiếng
Uzbekistan (lexico-semantic field eye in modern English and Uzbek) [98], tác
giả Sherali Shokirov (2017) còn quan tâm đến chức năng cấu tạo của các từ
liên quan đến từ mắt trong tiếng Anh và tiếng Uzbekistan. Để thực hiện
nghiên cứu, tác giả đã dựa vào từ điển để xác định nghĩa và nghĩa chuyển của
các từ này trong hai ngôn ngữ, sau đó chia trƣờng “mắt” làm 8 nhóm để so
sánh. Tác giả đã tìm ra sự tƣơng đồng và khác biệt trong các nghĩa chuyển,
trong nghĩa của từ thuộc trƣờng nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Uzbekistan
khi kết hợp tạo từ. Do tập trung vào chức năng của từ, nên nghiên cứu còn chỉ
ra điểm giống và khác biệt trong cấu trúc cụm từ và câu có từ chứa từ “mắt”.
Ngữ liệu của ngôn ngữ học đối chiếu khá đa dạng, với mục đích nghiên
cứu so sánh – đối chiếu trƣờng nghĩa của LOVE và ÄLSKA (tình yêu) trong
tiếng Anh và tiếng Thụy Điển, Jansson Kajsa (2017) đã sử dụng từ điển
Oxford Thesaurus (1991) và Nordstedts Svenska Synonymordbok (2009) để

tìm từ đồng nghĩa với từ LOVE và ÄLSKA, sau đó tìm và liệt kê tất cả các từ
này trong các cuốn truyện song ngữ Anh – Thụy Điển. Tác giả đã so sánh tìm
ra sự khác biệt và tƣơng đồng về tần số xuất hiện của các từ loại thuộc trƣờng
nghĩa và về nghĩa của từ trong ngôn ngữ gốc và từ đƣợc dịch sang ngôn ngữ
đích,.. Nghiên cứu đã cho thấy ngƣời Anh d ng động từ thuộc trƣờng nghĩa
“tình yêu” thƣờng xuyên hơn và với nghĩa rộng hơn ngƣời Thụy Điển, từ đó
tác giả đƣa ra các đề xuất về dịch thuật để chuyển tải đƣợc thông điệp chính
xác hơn khi dịch các đơn vị thuộc trƣờng nghĩa nghiên cứu.
Ngoài các nghiên cứu kế trên còn có rất nhiều các nghiên cứu về trƣờng
từ vụng ngữ nghĩa khác đã đƣợc thực hiện nhƣ: Ricardo Mairal Usón (1990)
8


nghiên cứu về trƣờng nghĩa chỉ ánh sáng và bóng tối trong thơ tiếng Tây Ban
Nha; Zhou và Weijie (2001) nghiên cứu trƣờng nghĩa trong tiếng Anh; Clark
E. V. (1972) nghiên cứu về sự thụ đắc từ trái nghĩa của trẻ em trong hai
trƣờng nghĩa liên quan đến chiều và không gian (dimensional and spatiotemporal terms) [63] , ...Tuy chƣa tìm thấy nhiều nghiên cứu về trƣờng thị
giác, nhƣng các nghiên cứu về trƣờng từ vựng ngữ nghĩa nói chung trên thế
giới có nhiều ý nghĩa về về lý luận và thực tiễn. Nghiên cứu về trƣờng từ
vựng ngữ nghĩa là phổ biến và đƣợc triển khai với các ngôn ngữ khác nhau
với các phƣơng pháp khác nhau, kết quả của nghiên cứu không chỉ đóng góp
về mặt lí luận mà trong nhiều lĩnh vực thực tiễn nhƣ: biên soạn từ điển, dạy
ngoại ngữ, công tác dịch thuật, phát triển ngôn ngữ cho trẻ em, …
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam về trường từ vựng ngữ nghĩa và
trường thị giác
Nhiều nghiên cứu trƣờng nghĩa đƣợc thực hiện ở Việt Nam, sử dụng các
phƣơng pháp khác nhau và có nhiều đóng góp về lí luận cũng nhƣ thực tiễn
về ngôn ngữ học đối chiếu và trƣờng nghĩa.
Một mô hình cấu trúc ngữ nghĩa của trƣờng tên gọi động vật trong tiếng
Việt và tiếng Nga đã đƣợc Nguyễn Thúy Khanh (1996) xây dựng theo cách phân

tích nghĩa vị, tuân theo nguyên tắc cấu trúc ngữ nghĩa từ theo kiểu cấu trúc hạt
nhân nguyên tử: Phân tích các thành tố để xác định các thành tố/nét nghĩa trung
tâm và các thành tố/nét nghĩa ngoại vi _ giống nhƣ cấu tạo của hạt nhân nguyên
tử: có hạt nhân (ứng với nét nghĩa trung tâm/nét nghĩa hạt nhân) với các điện tử
bao quanh (ứng với các nét nghĩa ngoại vi) (áp dụng định nghĩa của Steronhin. I.
A.). Để phân tích các thành tố này thì cần phải tách các nghĩa vị (phản ánh các
đặc trƣng cụ thể của hiện tƣợng đƣợc từ biểu thị) từ trong thành phần ý nghĩa
của từ vựng. Các thành tố của các định nghĩa của từ trong từ điển giải thích tiếng
Việt và tiếng Nga đƣợc sử dụng và phân tích để phân tách ra các nghĩa vị. Do
các định nghĩa của các từ trong từ điển giải thích đƣợc trình bày áp dụng tƣờng
giải nghĩa theo lối miêu tả nên nghiên cứu sử dụng một số lƣợng các tên gọi của
các bộ phận cơ thể từ trong các cuốn từ
9


điển tiếng Việt và tiếng Nga để phân tích. Sau khi tìm đƣợc khoảng cách của
mỗi nghĩa vị tới hạt nhân của cấu trúc nghĩa toàn trƣờng, tác giả đã xác định
đƣợc sự chuyển nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể diễn ra trên cơ sở của các
nghĩa vị nào, các từ nào nằm ở hạt nhân, các từ nào nằm ở ngoại vi của
trƣờng. Dựa trên sự tƣơng đồng giữa sự lặp đi lặp lại của một từ trong văn
bản và sự lặp đi lặp lại của một quy luật chuyển nghĩa trong một trƣờng từ
vựng-ngữ nghĩa, ứng dụng công thức tính toán của ngôn ngữ học thống kê
vào nghiên cứu quy luật chuyển nghĩa, nhà nghiên cứu đã rút ra nhận xét về
độ phong phú quy luật chuyển nghĩa, độ phân tán quy luật chuyển nghĩa, độ
tập trung của các quy luật chuyển nghĩa và hệ số tƣơng quan giữa hai danh
sách quy luật chuyển nghĩa của tiếng Việt và tiếng Nga. Với phƣơng pháp
này, Cao Thị Thu (1996) đã thực hiện các nghiên cứu khác với trƣờng tên gọi
của cây, trƣờng tên gọi động vật. Điều quan trọng là kết quả của các nghiên
cứu này minh chứng: cấu trúc nghĩa của trƣờng từ vựng phản ánh tƣơng đối
chính xác đặc điểm tri nhận của ngƣời bản ngữ đối với khúc đoạn của thế giới

khách quan đƣợc trƣờng từ vựng này biểu thị [49]. Ví dụ nhƣ định nghĩa tên
gọi thực vật, các bộ phận thân, lá, quả đƣợc ngƣời Việt liên tƣởng / nghĩ đến
trƣớc tiên nhiều nhất, sau đó mới đến các bộ phận khác nhƣ: hoa, rễ, hạt, …
điều này có thể là do các bộ phận thân, lá, quả nói chung có vai trò quan trọng
và hữu ích lớn hơn nhiều so với các bộ phận còn lại của thực vật trong đời
sống văn hóa vật chất của ngƣời Việt. Hay việc xem xét và so sánh trƣờng
chỉ động vật trong tiếng Việt và tiếng Nga cho kết quả là các đặc trƣng đƣợc
chọn làm cơ sở để định danh con vật tr ng khớp, đáng kể với đặc trƣng khu
biệt (hay còn gọi là các nghĩa vị) trong cấu trúc ngữ nghĩa của trƣờng tên gọi
động vật.
Lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ đối tƣợng để đối chiếu sang tiếng Việt,
Hoàng Thị Hòa (2007) nghiên cứu lớp động từ tri giác trong tiếng Anh có liên
hệ tiếng Việt. Luận án đã khảo sát và thống kê trên cơ sở của ngôn ngữ học
chức năng các kết cấu ngữ pháp của các động từ tri giác, và dựa vào các kết
cấu này để so sánh, đối chiếu sang tiếng Việt; đồng thời khai thác trên cơ sở lí
10


thuyết của ngôn ngữ học Tri nhận để giải thích các hiện tƣợng chuyển nghĩa:
đa nghĩa (chủ yếu đƣợc tạo thành thông qua ẩn dụ nghiệm thân) và chuyển
loại của từ (chuyển loại từ và chuyển loại do ngữ pháp hóa) của một số động
từ tri giác tiêu biểu trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Khác với phƣơng pháp nghiên cứu trên, Đỗ Minh H ng (2009) trong
nghiên cứu về động từ chỉ hoạt động thị giác trong tiếng Anh và tiếng Việt đã
lập bảng đối chiếu các nét nghĩa của các động từ dựa vào hai cuốn từ điển: Từ
điển tiếng Việt [29] và từ điển tiếng Anh Oxford Advanced Learner‟s
Dictionary [74], từ đó nêu ra các thuận lợi và khó khăn cho ngƣời Việt khi
học sử dụng các từ này. Việc lập bảng đối chiếu các nét nghĩa đã giúp cho quá
trình phân tích, so sánh các nét nghĩa của các cặp động từ đƣợc chuyển dịch
trở nên rõ ràng hơn, từ đó dễ dàng nhận ra sự tƣơng đồng cũng nhƣ dị biệt

của các cặp từ.
Với thủ pháp phân tích nghĩa tố, Trần Thị Hƣờng (2009) nghiên cứu
nhóm từ biểu thị hoạt động thị giác của con ngƣời trong tiếng Việt và tiếng
Pháp. Trong giới hạn của nghiên cứu, tác giả tập trung vào 12 từ vị biểu thị
hoạt động thị giác và các đơn vị từ vựng phái sinh. Ví dụ, vị từ nhìn có các
đơn vị phái sinh nhƣ: nhìn âu yếm, nhìn hau háu, nhìn soi mói, …Nghiên cứu
so sánh số lƣợng từ, số lƣợng nghĩa tố của mỗi từ trong trƣờng và các đơn vị
phái sinh, từ đó tìm ra đặc điểm khác biệt và tƣơng đồng trong nhóm từ chỉ
hoạt động thị giác của con ngƣời trong tiếng Việt và tiếng Pháp. Trong khi đó,
nghiên cứu trƣờng từ vựng thị giác trong truyện Kiều, Nguyễn Thị Hƣởng
(2011) đã chia trƣờng từ vựng thị giác ra làm 3 tiểu trƣờng: (1) Danh từ chỉ
cơ quan thị giác và bộ phận của cơ quan thị giác, (2) Động từ chỉ hoạt động
của cơ quan thị giác và (3) Tính từ chỉ năng lực cảm nhận của cơ quan thị
giác. Tác giả trƣớc hết đã nghiên cứu tần số xuất hiện của các đơn vị thuộc
trƣờng thị giác trong truyện Kiều, từ đó nghiên cứu về sự chuyển trƣờng của
các đơn vị từ tiêu biểu từ trƣờng thị giác sang trƣờng nghĩa tâm lí – tình cảm
và trƣờng nhận biết.
11


×