TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài: “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện văn hóa an toàn tại Xí nghiệp Vận tải
biển và Công tác lặn thuộc Liên doanh Việt Nga – Vietsovpetro”.
Tác giả luận văn: Hoàng Lê Tâm
Người hướng dẫn: GS. TS. Nguyễn Minh Duệ.
Nội dung tóm tắt
Khóa: 2010-2012.
a) Lý do chọn đề tài
Hiện nay, xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc, thúc đẩy văn hóa phòng
ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động là rất cần thiết và là
tiêu chí hàng đầu để doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững.
Là đơn vị được thành lập bởi quyết định của Hội đồng XNLD Vietsovpetro ngày
02/6/1983 với tên gọi “Cục vận tải biển”, từ năm 1989 được đổi tên thành “Xí nghiệp
Vận tải biển và Công tác lặn – XN LDDK Vietsovpetro”, với nhiệm vụ phục vụ vận
tải hàng hóa từ căn cứ trên bờ đến biển cho Vietsovpetro khai thác tài nguyên của
thềm lục địa Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, do đó, là mắt xích quan trọng nhất
nối liền căn cứ - đại bản doanh Vietsovpetro với các công trình biển đã, đang và sẽ
được xây dựng, khai thác thương mại tại các vùng mỏ của Vietsovpetro.
Ngoài ra, đội tàu của Xí nghiệp Vận tải biển và Công tác lặn còn có nhiệm vụ
tham gia xây dựng các công trình trên biển như giàn khoan, đường ống ngầm vận
chuyển dầu, khí vào bờ. Bên cạnh đó là công tác lặn khảo sát công trình ngầm dưới
biển.
Là một cán bộ hiện đang công tác tại Xí nghiệp Vận tải biển và Công tác lặn, tác
giả mong muốn được mang các kiến thức đã được học trong nhà trường và kinh
nghiệm công tác trong lĩnh vực an toàn lao động góp phần nhỏ của mình vào thành
công chung của Xí nghiệp, nên chọn đề tài nghiên cứu “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA AN TOÀN TẠI XÍ NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN VÀ
CÔNG TÁC LẶN THUỘC LIÊN DOANH VIỆT NGA - VIETSOVPETRO” để làm
luận văn tốt nghiệp cao học.
b)
Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
−
Mục đích nghiên cứu:
1
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:
Xác định mức độ văn hóa an toàn của Xí nghiệp Vận tải biển và Công
tác lặn ở hiện tại.
Đề xuất giải pháp để tiếp tục phát triển, hoàn thiện văn hóa an toàn của
Xí nghiệp Vận tải biển và Công tác lặn.
−
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là tất cả cán bộ, công nhân viên trực tiếp tham gia
và điều hành sản xuất của Xí nghiệp Vận tải biển và Công tác lặn.
Phạm vi của nghiên cứu này tập trung vào việc đề xuất các giải pháp hỗ
trợ phát triển văn hóa an toàn trong thời gian tới đối với Xí nghiệp Vận
tải biển và Công tác lặn, mà không triển khai và đánh giá hiệu quả của
các giải pháp.
c) Tóm tắt các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của nghiên cứu gồm 3 chương:
−
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về văn hóa an toàn.
−
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng văn hóa an toàn tại Xí nghiệp
Vận tải biển và Công tác lặn.
−
Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện văn hóa an toàn tại Xí nghiệp Vận
tải biển và Công tác lặn.
d) Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài dựa trên phương pháp nghiên cứu mô tả để đánh giá nhận thức, hành
vi của CBCNV, hệ thống Quản lý an toàn của Xí nghiệp Vận tải biển và Công
tác lặn, dựa trên mô hình của bộ công cụ “Safety Climate Measurement Toolkit”
do tác giả Cox, Loughborough University, UK xây dựng và phát triển.
e) Kết luận
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã
hoàn thành một số nhiệm vụ sau:
−
Hệ thống hóa lý thuyết và các nội dung có liên quan đến văn hóa doanh
nghiệp, văn hóa an toàn.
2
−
Mô tả và phân tích hiện trạng văn hóa an toàn của Xí nghiệp Vận tải biển và
Công tác lặn trên cơ sở lý luận đã trình bày.
−
Khảo sát, đánh giá văn hóa an toàn hiện tại của Xí nghiệp Vận tải biển và
Công tác lặn. Qua đó phát hiện những khoảng cách giữa thực trạng với
những giá trị văn hóa an toàn mong muốn, từ đó đề xuất các giải pháp để
hoàn thiện, điều chỉnh Văn hóa an toàn của Xí nghiệp Vận tải biển và Công
tác lặn nhằm đáp ứng những đòi hỏi trong tình hình mới của các hoạt động
sản xuất kinh doanh của XN VTB&CTL.
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
PGS. TS. Nguyễn Minh Duệ
Hoàng Lê Tâm
3