Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 1 - Nguyễn Ngọc Lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (562.46 KB, 26 trang )

KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
Giảng viên: Nguyễn Ngọc Lan
                    Khoa Quản trị kinh doanh
Điện thoại:  0906112986
Email:         


TÀI LIỆU
1. Tài liệu chính:
    Kinh tế môi trường, Học viện Tài chính, năm 
2013.
2. Tài liệu tham khảo:
    Kinh tế và Quản lí môi trường, Trường ĐH Kinh 
tế quốc dân, năm 2003.
    Các tài liệu, giáo trình Kinh tế môi trường khác.   
3. Trang web:
    Tổng cục môi trường: www.vea.gov.vn
    Bộ Tài nguyên và môi trường: www.monre.gov.vn
    Chương trình môi trường của LHQ: 
www.unep.org


CHƯƠNG 1

 ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ 

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 
CỨU KINH TẾ MÔI TRƯỜNG


Mục tiêu


     Sau khi học xong chương 1, sinh viên cần nắm được:
­ Sự ra đời tất yếu khách quan của môn học Kinh tế môi 
trường.
­ Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của Kinh tế môi trường.
­ Ý nghĩa thực tiễn của môn học này trong việc giải quyết 
những vấn đề môi trường nảy sinh trong quá trình phát triển 
kinh tế.


1.1. Khái quát sự ra đời và phát triển KTMT:

Kinh tế tri thức
Nền văn minh công nghiệp
Nền văn minh nông nghiệp 
Kinh tế tự nhiên


Kinh tế tự nhiên
Con người sống hài hòa với thiên nhiên.


Nền văn minh nông nghiệp
Môi trường tuy có bị tác động mạnh nhưng chưa đến mức bị 
phá vỡ nghiêm trọng và còn mang tính cục bộ. 


Nền văn minh công nghiệp
    Sự suy thoái môi trường đã ngày càng trở nên gay 
gắt và nghiêm trọng hơn trên phạm vi toàn cầu.



* Nạn cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên 
nhiên.
Tài nguyên khoáng sản đang cạn kiệt nhanh chóng
Nguồn nước ngọt đang khan hiếm dần.
Suy thoái đất ngày càng gia tăng.
Rừng đang bị phá hủy nghiêm trọng.
Đa dạng sinh học đang giảm sút từng ngày…


* Nạn ô nhiễm nặng nề môi trường sống.
Biến đổi khí hậu
Thủng tầng ozone
Mưa axit
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm nguồn nước…


Biến đổi khí hậu là thách thức nghiêm trọng nhất đối 
với nhân loại trong thế kỉ 21.

     “BĐKH là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí 

hậu, được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình 
hoặc sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy 
trì trong một thời kì dài, điển hình là hàng thập kỉ hoặc 
dài hơn”.


Nguyên nhân của biến đổi khí hậu:

+ Do quá trình tự nhiên
+ Do hoạt động của con người gây ra (chủ 
yếu)


Hậu quả của biến đổi khí hậu:
Băng tan
Nước biển dâng lên sẽ nhấn chìm những vùng đất 
thấp
Thiên tai gia tăng cả về cường độ và sức tàn 
phá…


Việt Nam là một trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề 
nhất của biến đổi khí hậu . 


Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong báo 
cáo đánh giá lần thứ 5 vào cuối năm 2012 cho biết:
 
          Đến cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình năm của 
Việt Nam tăng 2 ­ 3°C,  mực nước biển dâng từ  57 ­ 
73cm. 
      Còn theo kịch bản phát thải CO2 cao thì mực nước 
biển sẽ dâng từ 78­95cm, riêng khu vực Cà Mau đến Kiên 
Giang có thể lên tối đa 105cm.


     Tính trung bình trong hai thập kỷ qua, thiên tai liên 


quan đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam hàng năm gây 
tổn thất về người và tài sản là 457 người và 1,8 tỷ 
USD chiếm 1,2% GDP.
                                 

Với mực nước biển dự báo dâng cao 1m vào năm 

2100 thì nền kinh tế Việt Nam sẽ chịu thiệt hại 
khoảng 17 tỷ đô la Mỹ hàng năm, gây ngập 12% diện 
tích đất ven biển và ảnh hưởng tới cuộc sống của 
23% dân số sống tại khu vực này.


Kinh tế môi trường là gì?

         Kinh tế môi trường là một nhánh của kinh tế học, 

nghiên cứu các vấn đề môi trường theo quan điểm và 
phương pháp phân tích của kinh tế học, tập trung vào các 
nội dung sau:

          + Xem xét các hoạt động kinh tế ảnh hưởng đến môi 

trường ra sao?
              + Xem xét cách thay đổi thể chế và chính sách kinh tế 
nhằm cải thiện môi trường.


Mối liên kết (a): Nghiên cứu vai trò 
cung cấp nguyên vật liệu thô của môi 

trường thiên nhiên cho hoạt động kinh 
tế, được gọi là Kinh tế tài nguyên thiên 
nhiên.

Mối liên kết (b): Nghiên cứu dòng 
chu chuyển các chất thải từ hoạt 
động kinh tế và các tác động của 
chúng lên môi trường thiên nhiên, 
được gọi là Kinh tế chất lượng môi 
trường.


     Kinh tế môi trường tương tự và khác với môn học kinh tế 
học như thế nào?


Kinh tế môi trường là một môn khoa học kinh tế vì môn 
học này ứng dụng các lí thuyết kinh tế học để nghiên cứu 
cách thức khai thác, sử dụng tối ưu tài nguyên thiên nhiên 
và kiểm soát ô nhiễm môi trường một cách hiệu quả nhất.


     
          Kinh tế môi trường đi sâu vào nghiên cứu về thất 
bại của thị trường và cách thức Nhà nước điều chỉnh 
các thất bại đó nhằm khai thác, sử dụng tối ưu tài 
nguyên thiên nhiên, duy trì và cải thiện chất lượng môi 
trường.



1.2. Đối tượng nghiên cứu của KTMT:
    (1)  Nghiên  cứu  các  vấn  đề  cơ  bản  về  môi  trường,  về 
phát  triển  KT­XH,  đặc  biệt  là  mối  quan  hệ  biện  chứng 
giữa môi trường và phát triển, nhằm tạo ra sự phát triển 
bền vững.
(2)  Nghiên  cứu  và  đề  xuất  các  giải  pháp  khoa  học  trong 
việc đảm bảo khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm và hiệu 
quả  các  nguồn  tài  nguyên  thiên  nhiên  và  thành  phần  môi 
trường.
(3) Nghiên cứu  và  đề xuất các giải pháp khoa học nhằm 
ngăn  ngừa,  giảm  thiểu  các  tác  động  tiêu  cực  trở  lại  của 
phát triển tới môi trường.


    Đối tượng nghiên cứu của Kinh tế môi trường là 
môi  trường  sống  với  các  mối  quan  hệ  tương  tác, 
phụ thuộc và qui định lẫn nhau giữa kinh tế và môi 
trường,  nhằm  đảm  bảo  sự  phát  triển  ổn  định,  liên 
tục, bền vững trên cơ sở bảo vệ môi trường và lấy 
con người làm trung tâm.


1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu của KTMT:


     ­    Nghiên  cứu  và  từng  bước  hoàn  thiện  các  vấn  đề  cơ 

bản về lí luận và phương pháp của khoa học Kinh tế môi 
trường để phục vụ các hoạt động phát triển kinh tế ­ xã 
hội.

­  Phổ biến sâu rộng các lí luận, phương pháp và đặc biệt 
là các kinh nghiệm trong KTMT cho mọi đối tượng.

­  Đánh  giá  những  tác  động  của  các  hoạt  động  phát  triển 
đến môi trường. Tiếp cận phân tích kinh tế của những tác 
động tới môi trường.
  ­  Góp phần thẩm định các chương trình, kế hoạch, dự án 
phát triển thông qua phân tích chi phí – lợi ích và phân tích 
chi phí hiệu quả.
  ­  Góp phần hoạch định các chính sách và chiến lược phát 
triển, những phương thức quản lí môi trường hợp lí.


×