Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Thực trạng và một số giải pháp phát triển công nghiệp Dệt - May Việt Nam đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.78 KB, 2 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp phát triển công nghiệp Dệt - May Việt Nam
đến năm 2020.
Tác giả luận văn: Trần Ngọc Hưng

Khóa: 2010B

Người hướng dẫn: TS. Ngô Văn Vượng
Nội dung tóm tắt:
a) Lý do chọn đề tài
Ngành Dệt - May có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế. Bởi vì, nó giải quyết
nhiều việc làm cho người lao động, tạo sự ổn định chính trị, kinh tế, xã hội. Hơn nữa,
những năm gần đây, Dệt - May luôn ở tốp dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu.
Trong những năm tới, công nghiệp Dệt - May tiếp tục có vị trí quan trọng trong
sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cơ hội cho sự phát triển ngành Dệt May là rất lớn, nhưng thách thức cũng rất gay gắt, làm thế nào để không bỏ lỡ cơ hội,
vượt qua thách thức là nhiệm vụ đặt ra cho ngành Dệt – May.
Để góp phần hoàn thiện chiến lược phát triển của Ngành trong những năm tới,
tác giả đã chọn đề tài Luận văn “Thực trạng và một số giải pháp phát triển công nghiệp
Dệt - May Việt Nam đến năm 2020”.
b) Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Mục đích:
- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển bền vững, tiêu chí đánh giá
và các nhân tố ảnh hưởng.
- Tổng hợp kinh nghiệm phát triển ngành Dệt - May của một số nước trong khu
vực và bài học kinh nghiệm.
- Phân tích thực trạng phát triển ngành Dệt - May Việt Nam trong những năm
gần đây.
- Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển
bền vững ngành Dệt - May Việt Nam đến năm 2020.
Đối tượng:
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Dệt - May thuộc mọi thành


phần kinh tế trong nước.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của luận văn được giới hạn đối với các doanh nghiệp Dệt May nhà nước thuộc Tập đoàn Dệt - May Việt Nam.


c) Nội dung chính của luận văn
Nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Luận văn hệ thống một số vấn đề lý luận cơ sở và các nhân tố ảnh hưởng
đến phát triển kinh tế, các tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp,
đồng thời luận văn còn đề cập đến mô hình phát triển ngành Dệt – May của các nước trong
khu vực và rút ra bài học kinh nghiệm cho ngành Dệt – May Việt Nam.
Chương 2: Trong chương này, Luận văn đánh giá tổng quan ngành Dệt – May
Việt Nam sau đó đi sâu vào việc phân tích thực trạng phát triển ngành Dệt - May Việt
Nam trong những năm gần đây.
Chương 3: Từ việc đánh giá tổng quát sự phát triển của ngành Dệt – May, Luận văn
đã đưa ra định hướng phát triển và một số giải pháp để phát triển ngành Dệt – May Việt Nam
đến năm 2020 như: Giải pháp về thị trường, đầu tư, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, tài
chính, quản lý….
d) Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Phương pháp phân tích thống kế, so sánh đối chiếu để phân tích, tổng hợp và
đánh
e) Kết luận
1. Đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ sở về phát triển bền vững và các
nhân tố ảnh hưởng.
2. Phân tích mô hình phát triển Dệt - May của một số nước trong khu vực đã rút
ra những bài học cho ngành Dệt - May Việt Nam. Đó là: Công nghiệp Dệt - May luôn
giữ vị trí khá quan trọng, đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp, đầu tư có trọng
điểm, áp dụng công nghệ tiên tiến và giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước, doanh
nghiệp và thị trường.

3. Luận văn đã chỉ rõ những kết quả tích cực mà ngành Dệt - May đã đạt được.
Đó là: Tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng của đất nước, thu hút được nhiều lao động xã
hội, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng trong nước và một số hiệu quả kinh tế khác.
Bên cạnh đó, Luận văn cũng chỉ rõ: Hiệu quả hoạt động xuất khẩu thấp, khả năng cạnh
tranh chưa cao là những hạn chế lớn nhất của ngành Dệt - May hiện nay.
4. Kết hợp lý luận với thực tiễn, Luận văn đã đề xuất một hệ thống gồm 7 nhóm
giải pháp khá xác thực để thúc đẩy ngành Dệt - May phát triển trong những năm tới.



×