Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 4 - Nguyễn Ngọc Lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 70 trang )

CHƯƠNG 4

KINH TẾ HỌC VỀ 
CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG


Mục tiêu
+ Chất lượng môi trường là gì? Tại sao chất lượng 
môi trường là hàng hóa? Ý nghĩa của việc coi chất 
lượng môi trường là hàng hóa?
+ Thất bại thị trường đối với hàng hóa chất lượng 
môi trường? 
+ Cơ sở kinh tế của các công cụ kinh tế nhằm kiểm 
soát ô nhiễm môi trường?


4.1. Nhận thức chung về chất lượng môi trường:
4.1.1. Khái niệm về chất lượng môi trường:
Chất lượng môi trường là một thuật ngữ được dùng để 
nói đến trạng thái của môi trường tự nhiên.
        Chất lượng môi trường được thể hiện ở khả năng đáp 
ứng các yêu cầu sống, sinh hoạt, sản xuất và các nhu cầu 
khác của con người. 


4.1.2. Các vấn đề cơ bản về chất lượng môi 
trường:
* Chất lượng môi trường là hàng hóa. 


         * Chất lượng môi trường là hàng hóa vì có đủ các tính 


chất của hàng hóa:
       ­ Chất lượng môi trường thỏa mãn các nhu cầu của con 
người, trong đó quan trọng nhất là nhu cầu sống và tồn tại.
       ­ Chất lượng môi trường ngày nay có được một phần là do 
lao động sản xuất của con người tạo ra.
         Khi xác định được các chi phí của quá trình tái sản xuất 
chất lượng môi trường thì chất lượng môi trường có thể 
thành sản phẩm để trao đổi mua bán.


Chất lượng môi trường là hàng hóa đặc biệt:
­ Việc hình thành do cả tự nhiên và con người.
­ Giá trị sử dụng (công dụng) luôn cần thiết đối với 
con người.
­ Giá cả luôn thấp hơn giá trị.
­ Xuất hiện hiện tượng tiêu dùng không trả tiền.


Ý nghĩa của việc coi chất lượng môi trường là hàng 
hóa?
­ Xóa bỏ quan niệm chất lượng môi trường là do tự 
nhiên tạo ra, không có giá trị.
­ Việc sử dụng phải trả tiền sẽ giúp phân bổ nguồn lực 
hiệu quả hơn.
­ Giúp hình thành một thị trường hàng hóa dịch vụ môi 
trường.
­ Nâng cao ý thức, thúc đẩy hành động bảo vệ môi 
trường.



4.1.3. Một số tiêu thức đánh giá chất lượng môi 
trường:

    Có 2 tiêu thức đánh giá:   
                 +  Tiêu chuẩn môi trường 
                 +  Giới hạn sinh thái.


Tiêu chuẩn môi trường
    Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các 
thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về 
hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải, được 
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ 
để quản lý và bảo vệ môi trường.
Có 3 loại tiêu chuẩn môi trường:
    + Tiêu chuẩn môi trường xung quanh
    + Tiêu chuẩn thải
    + Tiêu chuẩn công nghệ


Tiêu chuẩn môi trường xung quanh
   Tiêu chuẩn môi trường xung quanh là tiêu chuẩn của các 
nhân tố sinh thái vốn có trong môi trường như nhiệt độ, áp 
suất, ánh sáng, âm thanh…
     Yêu cầu đối với tiêu chuẩn môi trường xung quanh:
          Tiêu chuẩn môi trường xung quanh phải qui định giá 
trị giới hạn cho phép của các thông số môi trường phù 
hợp với mục đích sử dụng thành phần môi trường, bao 
gồm:
          +  Giá trị tối thiểu của các thông số môi trường đảm 

bảo sự sống và phát triển bình thường của con người, 
sinh vật.
          +  Giá trị tối đa cho phép của các thông số môi trường 
có hại để không gây ảnh hưởng xấu đến sự sống và phát 
triển bình thường của con người và sinh vật. 


Tiêu chuẩn môi trường xung quanh bao gồm:
+ Nhóm TCMT đối với đất
+ Nhóm TCMT nước mặt và nước dưới đất
+ Nhóm TCMT đối với nước biển
+ Nhóm TCMT đối với không khí
+ Nhóm TCMT đối với âm thanh, ánh sáng, bức xạ


       Nguyên tắc đánh giá: Khi giá trị của một thông số nào đó 

đo đạc được lớn hơn giá trị tương ứng trong tiêu chuẩn thì 
có quyền nói môi trường xung quanh bị ô nhiễm bởi thông 
số đó. 


Tiêu chuẩn thải
Tiêu chuẩn thải là tiêu chuẩn của các chất gây ô nhiễm 
trong chất thải được phép thải ra môi trường. 
  Yêu cầu đối với tiêu chuẩn thải:
     + Tiêu chuẩn thải phải qui định cụ thể giá trị tối đa 
các thông số ô nhiễm của chất thải dảm bảo không gây 
hại cho con người và sinh vật.
     + Thông số ô nhiễm của chất thải được xác định căn 

cứ vào tính chất độc hại, khối lượng chất thải phát sinh 
và sức chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.


Tiêu chuẩn thải bao gồm:
+ Nhóm tiêu chuẩn về nước thải 
+ Nhóm tiêu chuẩn về khí thải công nghiệp
+ Nhóm tiêu chuẩn về khí thải đối với phương tiện 
giao thông
+ Nhóm tiêu chuẩn về chất thải nguy hại
+ Nhóm tiêu chuẩn về tiếng ồn, độ rung


       Nguyên tắc: Khi giá trị thông số đo đạc được từ nguồn 
thải lớn hơn giá trị tương ứng của thông số đó theo tiêu 
chuẩn thì có thể kết luận nguồn thải đó đang gây ra ô 
nhiễm môi trường cho khu vực.


Tiêu chuẩn công nghệ
         Tiêu chuẩn công nghệ (hay còn gọi là tiêu chuẩn thiết 
kế hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật) là tiêu chuẩn cần có của 
các trang thiết bị, máy móc sản xuất để trong quá trình sử 
dụng, các loại máy móc thiết bị này không gây ảnh hưởng 
xấu tới môi trường. 


Giới hạn sinh thái
 


     Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của sinh 
vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định của môi 
trường. 


         Khi cần xem chất lượng môi trường đối với một loài 
sinh vật nào đó, chỉ cần so sánh các giới hạn sinh thái cùng 
các giới hạn tối đa của các chất độc hại, các giới hạn tối 
thiểu của các chất cần thiết, với các thông số tương ứng 
của thực tế môi trường. 
    Khi muốn đánh giá tổng quát chất lượng môi trường 
của một vùng, chỉ cần so sánh các giới hạn sinh thái của 
quần xã sinh vật; hay của các loài cây – con cần phân bố 
trong vùng cùng các giới hạn tối đa, tối thiểu tương tự ở 
trên với các thông số tương ứng của môi trường hiện tại 
trong vùng 


Biến đổi môi trường
Bao gồm:
+ Biến đổi môi trường theo chiều hướng tích cực.
+ Biến đổi môi trường theo chiều hướng tiêu cực.


Biến đổi môi trường theo chiều hướng tiêu cực
  *  Ô  nhiễm  môi  trường  là  sự  thay  đổi  tính  chất  của  môi 
trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường. 
 * Suy thoái môi trường  là sự suy giảm về chất lượng và số 
lượng của thành phần môi trường, gây  ảnh hưởng xấu đối 
với con người và sinh vật.

     *  Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra 
trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi 
thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến 
đổi môi trường nghiêm trọng. 


Thất bại thị trường đối với hàng hóa 
chất lượng môi trường?


Thị trường, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội


Các nguyên nhân dẫn đến thất bại thị trường đối 
với hàng hóa chất lượng môi trường:
+  Ngoại ứng
+  Quyền sở hữu môi trường không được xác 
định rõ ràng
+  Hàng hóa công cộng


4.2. Các ngoại ứng và phân loại ngoại ứng:
4.2.1. Ngoại ứng và phân loại ngoại ứng:


Khái niệm

      Ngoại ứng là hành vi của chủ thể này ảnh hưởng đến lợi 
ích của người khác mà không được thể hiện trong các giao 
dịch trên thị trường và được gọi là thất bại của thị trường. 



×