Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Phát triển thị trƣờng xuất khẩu gỗ nguyên liệu tại công ty TNHH thƣơng mại xuất nhập khẩu tân hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.23 KB, 65 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian thực tập, tiếp cận thực tế tại công ty TNHH thương mại xuất
nhập khẩu Tân Hà về phát triển thị trường xuất khẩu gỗ nguyên liệu đã giúp em
củng cố những kiến thức đã học, đồng thời có cơ hội tiếp cận với thực tế. Để có
được thành quả này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Ths. Phan Thu Giang đã
tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em cũng xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo công ty TNHH thương mại Xuất
Nhập Khẩu Tân Hà, đặc biệt là các anh, chị trong phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
đã tạo điều kiện và nhiệt tình hướng dẫn cho em thực tập tại công ty để em có thể
học hỏi, tích lũy kiến thức và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, kết quả cũng sẽ không tránh
khỏi những sai sót, em xin nhận mọi góp ý của các thầy cô, những tác giả nghiên
cứu cùng hướng đề tài trước đây, các bạn sinh viên để bài khóa luận hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy, quý cô luôn mạnh khỏe và công tác tốt.
Cùng kính chúc các cô, chú, anh, chị trong công ty TNHH thương mại Xuất Nhập
Khẩu Tân Hà dồi dào sức khỏe và ngày càng đạt được nhiều thành công hơn nữa.
Sinh viên thực hiện

Đinh Thị Hiền


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ...................................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................vi
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU..........................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................1
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu..............................................................................2
1.3. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................2
1.4. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................2


1.5. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................3
1.6. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................3
1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu..........................................................................3
1.6.2. Phương pháp xử lý số liệu...............................................................................3
1.7. Kết cấu của đề tài khóa luận...............................................................................4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT
KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI..................................................5
2.1. Lý thuyết liên quan đến xuất khẩu......................................................................5
2.1.1. Khái niệm........................................................................................................5
2.1.2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu.....................................................................5
2.2. Các lý thuyết cơ bản về phát triển thị trường xuất khẩu.....................................6
2.2.1. Khái niệm phát triển thị trường........................................................................6
2.2.2. Khái niệm phát triển thị trường xuất khẩu.......................................................6
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp..6
2.3 Một số cách thức phát triển thị trường xuất khẩu..............................................13
2.3.1 Phát triển thị trường theo chiều rộng.............................................................13
2.3.2 Phát triển thị trường theo chiều sâu...............................................................15
2.4 Phân định nội dung đề tài..................................................................................16
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
GỖ NGUYÊN LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP
KHẨU TÂN HÀ.....................................................................................................18


3.1 Giới thiệu công ty TNHH thương mại Xuất Nhập Khẩu Tân Hà.......................18
3.1.1 Giới thiệu chung.............................................................................................18
3.1.2 Nguồn lực công ty...........................................................................................19
3.1.3 Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2012 – 2017.............21
3.2. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu gỗ
nguyên liệu của công ty TNHH thương mại Xuất Nhập Khẩu Tân Hà....................23
3.2.1. Các nhân tố bên ngoài...................................................................................23

3.2.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường
xuất khẩu các gỗ nguyên liệu của Công ty giai đoạn 2012-2017............................33
3.3 Thực trạng về phát triển thị trường xuất khẩu gỗ nguyên liệu tại công ty TNHH
thương mại Xuất Nhập Khẩu Tân Hà......................................................................35
3.3.1 Kết quả kinh doanh.........................................................................................35
3.3.2 Thực trạng về phát triển thị trường xuất khẩu gỗ nguyên liệu tại công ty Tân
Hà............................................................................................................................ 40
3.4 Đánh giá phát triển thị trường xuất khẩu gỗ nguyên liệu của công ty TNHH
thương mại xuất nhập khẩu Tân Hà.........................................................................44
3.4.1 Thành công.....................................................................................................44
3.4.2 Hạn chế..........................................................................................................45
3.4.3 Nguyên nhân của một số hạn chế...................................................................46
CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GỖ NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU TÂN HÀ....................................48
4.1 Định hướng phát triển công ty TNHH thương mại Xuất Nhấp Khẩu Tân Hà giai
đoạn 2018 – 2021....................................................................................................48
4.1.1 Định hướng về số lượng thị trường công ty Tân Hà cần phát triển thêm đến
năm 2021................................................................................................................. 48
4.1.2 Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu gỗ nguyên liệu theo chủng loại
sản phẩm của công ty Tân Hà đến năm 2021..........................................................48
4.1.3 Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu gỗ nguyên liệu theo thị trường và
khu vực thị trường của công ty Tân Hà đến năm 2021............................................49


4.2 Đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu gỗ nguyên liệu của
công ty TNHH thương mại Xuất Nhập Khẩu Tân Hà đến năm 2020......................49
4.2.1 Đầu tư mua thêm máy sấy gỗ và máy bào gỗ chuyên dụng để nâng cao chất
lượng sản phẩm.......................................................................................................49
4.2.2 Thành lập một quỹ nghiên cứu thị trường trích từ LNST của công ty.............51

4.2.3 Nâng cao trình độ ngoại ngữ và năng lực nghiệp vụ cho nhân viên phòng kinh
doanh xuất nhập khẩu.............................................................................................52
4.3 Một số kiến nghị đối với nhà nước nhằm giúp phát triển thị trường xuất khẩu gỗ
nguyên liệu của công ty TNHH Tân Hà đến năm 2021...........................................54
4.3.1 Gỡ bỏ rào cản trong việc xuất khẩu các mặt hàng gỗ nguyên liệu...............54
4.3.2 Đơn giản hóa quy trình và thủ tục xuất khẩu................................................55
KẾT LUẬN............................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Stt

Tên bảng biểu
Bảng 3.1. Danh sách máy móc, thiết bị phương tiện tại nhà
máy
Bảng 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH
thương mại Xuất nhập khẩu Tân Hà
Bảng 3.3. Tổng hợp các nhân tố tác động tới việc phát triển
thị trường xuất khẩu gỗ nguyên liệu tại công ty TNHH
thương mại Xuất nhập khẩu Tân Hà
Bảng 3.4. Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng
Bảng 3.5. Kim ngạch xuất khẩu theo từng thị trường
Bảng 3.6. Các thị trường mới của công ty TNHH thương mại
Xuất nhập khẩu Tân Hà (2013-2017)
Bảng 3.7. Các chỉ tiêu phát triển thị trường theo chiều rộng
của công ty
Bảng 3.8. Các chỉ tiêu phát triển thị trường theo chiêu sâu
của công ty (2013-2017)


1
2
3
4
5
6
7
8

Stt
1
2
3
4
5

Tên hình vẽ
Hình 3.1. Logo công ty
Hình 3.2. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp công
ty Tân Hà phải chịu trong giai đoạn 2012-2017
Hình 3.3. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam
(2012-2017)
Hình 3.4. Nhập khẩu gỗ nguyên liệu của công ty Tân
Hà (2012-2017)
Hình 3.5. Tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ nguyên liệu
của công ty Tân Hà (2012-2017)

Stt
1
2


Tên biểu đồ
Biểu đồ 3.1. Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Trang
20
22
34
37
38
40
41
42

Trang
18
23
26
31
35

Trang
37
39

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng anh


Nghĩa tiếng việt


TNHH
XNK
TTNDN
CBM
MDTD
TĐTT
LNST
NSNN
WTO
ASEAN
AFTA

Cubic metric

World trade Organization
Association of Southeast Asian
Nations
Asean Free Trade Area
Trans-Pacific Strategic

TPP

Economic Partnership
Agreement

XK


Trách nhiệm hữu hạn
Xuất nhập khẩu
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Mét khối
Mậu dịch tự do
Tốc độ tăng trưởng
Lợi nhuận sau thuế
Ngân sách nhà nước
Tổ chức thương mại thế giới
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
Khu vực thương mại tự do
Asean
Hiệp định đối tác kinh tế xuyên
Thái Bình Dương
Xuất khẩu


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, hoạt động thương mại quốc tế đang
ngày càng phát triển mạnh mẽ và giữ một vai trò quan trọng trong hợp tác kinh tế
quốc tế. Việt Nam đang trên con đường phát triển kinh tế, cùng với việc chuyển
sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên nhu cầu về hội nhập,
hòa mình vào dòng chảy của kinh tế thế giới là rất cao. Xuất khẩu là một trong
những hoạt động cơ bản trong thương mại quốc tế giúp thu về ngoại tệ và góp phần
làm giàu cho đất nước. Việt Nam có lợi thế là một nước có điều kiện tự nhiên thuận
lợi để sản xuất lâm nghiệp và gỗ nguyên liệu là sản phẩm mà nước ta còn nhiều
tiềm năng để khai thác.Tuy nhiên việc toàn cầu hóa không chỉ mở ra những cơ hội

cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa mà đi đôi với nó là những thách thức
trong việc phải cạnh tranh với các đối thủ khác trên thế giới trong ngành.
Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Tân Hà (Công ty Tân Hà) là một
công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng gỗ nguyên liệu để phục vụ cho
các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Trong những năm vừa qua, Công ty đã
thiết lập được quan hệ và đạt được nhiều thành tựu với các đối tác ở Châu Á như
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước khác thuộc khu vực Đông Nam
Á. Cùng với những thành tựu đã đạt được, Công ty vẫn còn đang gặp những khó
khăn nhất định trong việc phát triển thị trường xuất khẩu của mình. Trong khi đó,
nhu cầu về gỗ nguyên liệu tại nhiều thị trường khác trên thế giới còn rất cao, Công
ty có nhiều tiềm năng để khai thác, phát triển.
Qua một thời gian trực tiếp tìm hiểu về hoạt động xuất khẩu của Công ty, cùng
với sự chỉ bảo sâu sắc, tận tình của cô Ths. Phan Thu Giang, em nhận thấy rằng việc
phát triển thị trường xuất khẩu gỗ nguyên liệu là cần thiết và vô cùng quan trọng
trong đà phát triển đang ngày càng lớn mạnh của Công ty. Do vậy, em đã chọn đề
tài: “Phát triển thị trường xuất khẩu gỗ nguyên liệu tại công ty TNHH Thương mại
Xuất nhập khẩu Tân Hà” để nghiên cứu và viết khóa luận. Thông qua việc nghiên
cứu đề tài này, em mong rằng sẽ khám phá được thêm nhiều kiến thức bổ ích cho
riêng mình và hy vọng sẽ góp một phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung
của Công ty.

1


1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Quá trình hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng, nghiên cứu về phát
triển thị trường xuất khẩu là một vấn đề được quan tâm lớn trong giai đoạn hiện
nay. Có rất nhiều đề tài viết về kinh doanh xuất khẩu. Trong đó, phải kể tới một số
nghiên cứu sau:
Nguyễn Huy Hoàng (2014), Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

kinh doanh xuất khẩu của công ty CP Đầu tư và thương mại TNG, Khóa luận tốt
nghiệp, Hà Nội.
Trần Thị Hồng Nhung (2013), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh
doanh xuất khẩu tại công ty CP thực phẩm miền Bắc, Luận văn tốt nghiệp, Hà Nội.
“Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo sang thị trường Đông Nam Á tại công ty
cổ phần lương thực Hà Sơn Bình” – Khóa luận tốt nghiệp năm 2012 – Đại học
Thương Mại.
Những nghiên cứu trên được thực hiện cùng với một sự đầu tư nhất định,
trong đó việc hệ thống cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hay
giải pháp thúc đẩy xuất khẩu được các tác giả đưa ra thuyết phục. Tuy nhiên cùng
viết về đề tài xuất khẩu nhưng hiện nay có rất ít tác giả viết về vấn đề phát triển thị
trường với một sản phẩm cụ thể, tính khả thi của các giải pháp mà tác giả đưa ra
chưa thực sự cao. Chính vì thế, bỏ qua những hạn chế của các nghiên cứu đó, tác
giả đã nghiên cứu sâu hơn về đề tài “Phát triển thị trường xuất khẩu gỗ nguyên liệu
tại công ty TNHH thương mại Xuất nhập khẩu Tân Hà.”
1.3. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về phát triển thị trường xuất khẩu gỗ nguyên
liệu tại doanh nghiệp thương mại.
- Đánh giá thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu gỗ nguyên liệu tại công
ty TNHH thương mại Xuất NHập Khẩu Tân Hà.
- Đề xuất một số giải pháp giúp công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Tân
Hà phát triển thị trường xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang nhiều nước trên thế giới.
1.4. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển thị trường xuất khẩu gỗ nguyên liệu tại công ty TNHH thương mại
Xuất Nhập Khẩu Tân Hà.

2


1.5. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi công ty
TNHH XNK Tân Hà. Thị trường xuất khẩu chính được phân tích trong đề tài của
công ty là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số thị trường khác.
- Phạm vi thời gian: Các số liệu, dữ liệu trong bài được tổng hợp từ năm 2012
đến hết năm 2017 để làm cơ sở phân tích. Các giải pháp phát triển thị trường xuất
khẩu gỗ nguyên liệu mà tác giả đưa ra áp dụng với công ty TNHH thương mại XNK
Tân Hà có phạm vi tới năm 2021.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Đối với dữ liệu sơ cấp: Là các dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập bằng cách
quan sát, ghi chép tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty. Bên cạnh
đó, tác giả phỏng vấn một số nhân viên, cán bộ phụ trách hoạt động xuất khẩu của
công ty để đưa ra các dữ liệu định tính cho hiệu quả kinh doanh xuất khẩu.
Đối với dữ liệu thứ cấp: Gồm các báo cáo phân tích, đánh giá tình hình Công ty,
các báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty qua các
năm 2015, 2016 và năm 2017. Những dữ liệu về doanh thu, lợi nhuận, chi phí hoạt
động xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang thị trường nhất định,các số liệu về vốn kinh doanh
xuất khẩu, số lượng lao động, dữ liệu về biến động giá gỗ nguyên liệu ,… Những số
liệu này rất cần thiết cho việc phân tích các chỉ tiêu định lượng đánh giá phát triển thị
trường xuất khẩu gỗ nguyên liệu của công ty.
Bên cạnh đó, tác giả thu thập các dữ liệu tới từ các bài báo, thông tin thời sự
về hoạt động kinh doanh xuất khẩu gỗ nguyên liệu hiện nay, các chuyên đề, giáo
trình, khóa luận về vấn đề phát triển thị trường xuất khẩu gỗ nguyên liệu được chắt
lọc từ các nguồn thông tin như thư viện, sách báo. Những dữ liệu này giúp cho quá
trình phân tích phát triển thị trường xuất khẩu gỗ nguyên liệu của công ty phù hợp
hơn với tình hình thị trường cụ thể, tính thời sự, tính thị trường cụ thể.
1.6.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê được sử dụng trong khóa luận
chính là việc tập hợp các số liệu định lượng về phát triển thị trường xuất khẩu gỗ
nguyên liệu tại công ty TNHH thương mại XNK Tân Hà. Những số liệu đó như doanh

thu, lợi nhuận, chi phí hoạt động xuất khẩu, nguồn vốn, nhân lực của công ty… những
số liệu này được tác giả bóc tách từ những báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo

3


cáo hoạt động xuất khẩu, hồ sơ năng lực công ty hoặc do trực tiếp quan sát, kiểm đếm
số lượng lao động thực tế.
- Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích là cách thức sử dụng quá
trình tư duy logic, từ những dữ liệu đã thống kê được, tác giả tính toán lên các chỉ
tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất khẩu (cả định tính và định lượng) để nghiên
cứu và so sánh các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các dữ liệu thống kê được từ tài
liệu nội bộ về hiệu quả hoạt động của công ty trong thời gian phân tích nhằm đánh
giá sự hợp lý và không hợp lý của các dữ liệu này.
- Phương pháp so sánh: Sau khi đã có được hệ thống các chỉ tiêu phản ánh vấn
đề phát triển thị trường xuất khẩu của công ty, tác giả sử dụng phương pháp so sánh
những chỉ tiêu này nhằm tìm ra những chỉ tiêu đã tốt, những chỉ tiêu chưa tốt trong
hiệu quả kinh doanh xuất khẩu. Thông qua việc lập những đồ thị, biểu đồ phân tích
các chỉ tiêu, việc so sánh và nhận ra xu thế tăng giảm của các chỉ tiêu được cụ thể
và trực quan hơn.
- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này sử dụng nhằm tổng hợp lại những
phân tích và so sánh để đưa ra nhận xét và đánh giá về thực trạng phát triển thị
trường xuất khẩu gỗ nguyên liệu của Công ty, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát
triển thị trường xuất khẩu cho công ty.
1.7. Kết cấu của đề tài khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, các danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ hình
vẽ, danh mục từ viết tắt, khóa luận được kết cấu thành 4 chương như sau:
Chương 1. Tổng quan đề tài nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý luận về phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp
thương mại.

Chương 3. Thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu gỗ nguyên liệu tại công
ty TNHH thương mại Xuất Nhập Khẩu Tân Hà
Chương 4. Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp nhằm phát triển thị
trường xuất khẩu gỗ nguyên liệu tại công ty TNHH thương mại Xuất Nhập Khẩu
Tân Hà.

4


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
2.1. Lý thuyết liên quan đến xuất khẩu
2.1.1. Khái niệm
Xuất khẩu là một bộ phận cấu thành quan trọng của hoạt động ngoại thương,
trong đó hàng hoá dịch vụ được bán cho nước ngoài nhằm thu ngoại tệ. Nếu xem
xét dưới góc độ các hình thức kinh doanh quốc tế thì xuất khẩu là hình thức cơ bản
đầu tiên của doanh nghiệp khi bước vào kinh doanh quốc tế.
Theo khoản 1, Điều 28, chương 2, Luật thương mại Việt Nam năm 2005 “Xuất
khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào
khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng
theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, Xuất khẩu là hoạt động đưa các hàng hoá và dịch vụ từ một quốc gia
nhất định sang quốc gia khác nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
2.1.2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
2.1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp
Đây là hình thức xuất khẩu mà trong đó doanh nghiệp tham gia trực tiếp bán
sản phẩm ra thị trường nước ngoài thông qua các bộ phận xuất khẩu của mình.
2.1.2.2. Xuất khẩu ủy thác
Hình thức xuất khẩu trong đó doanh nghiệp được cấp giấy phép xuất khẩu
không có điều kiện đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu mà

phải ủy thác cho doanh nghiệp khác có chức năng tiến hành xuất khẩu hộ.
2.1.2.3. Buôn bán đối lưu
Là phương thức giao dịch trao đổi hàng hóa, trong đó xuất khẩu kết hợp chặt
chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua. Lượng hàng hóa xuất đi
tương đương với lượng hàng hóa nhập về. Ở hình thức này, xuất khẩu không nhằm
mục đích thu khoản ngoại tệ mà để thu lại hàng hóa khác có giá trị tương đương.

5


2.2. Các lý thuyết cơ bản về phát triển thị trường xuất khẩu
2.2.1. Khái niệm phát triển thị trường
Phát triển thị trường là tổng hợp các cách thức, biện pháp của doanh nghiệp để
đưa khối lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường đạt mức tối đa.
Phát triển thị trường sản phẩm của doanh nghiệp ngoài việc đưa sản phẩm hiện
tại vào bán trong thị trường mới còn bao gồm cả việc khai thác tốt thị trường hiện
tại để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng từ đó gia tăng và mở rộng thị phần.
2.2.2. Khái niệm phát triển thị trường xuất khẩu
Đứng trên góc độ doanh nghiệp thì phát triển thị trường xuất khẩu là tổng hợp
các cách thức, biện pháp của doanh nghiệp để đưa ngày càng nhiều khối lượng sản
phẩm ra nhiều thị trường ngoài nước để tiêu thụ. Phát triển thị trường xuất khẩu của
doanh nghiệp không chỉ là việc phát triển thêm những thị trường mới mà còn phải
làm tăng thị phần của sản phẩm trên các thị trường đã có sẵn.
Cụ thể hơn, phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp chính là việc
khai thác một cách tốt nhất thị trường hiện tại, đưa các sản phẩm hiện tại của doanh
nghiệp vào tiêu thụ ở những thị trường mới đáp ứng được cả nhu cầu cả thị trường
hiện tại lẫn thị trường tiềm năng mà doanh nghiệp có ý định thâm nhập.
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường xuất khẩu của doanh
nghiệp
2.2.3.1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

a. Các yếu tố thuộc môi trường trong nước
 Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ của hàng xuất khẩu
Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng một số đơn vị
tiền tệ của nước kia. Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng
để doanh nghiệp đưa ra quyết định liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế
nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng.
Tỷ giá hối đoái thực là mức giá tương đối của những hàng hoá mậu dịch tương
ứng với các hàng hóa phi mậu dịch. Như vậy điểm cân bằng của tỷ giá thực sẽ tương
ứng với giá so sánh giữa hàng hoá thương mại hoá và hàng hoá không thương mại hoá
đem lại đồng thời sự cân bằng nội và cân bằng ngọai.

6


Nếu tỷ giá hối đoái thực tế thấp hơn so với nước xuất khẩu và cao hơn so với
nước nhập khẩu thì lợi thế sẽ thuộc về nước xuất khẩu do giá nguyên vật liệu đầu vào
thấp hơn, chi phí nhân công rẻ hơn làm cho giá thành sản phẩm ở nước xuất khẩu rẻ
hơn so với nước nhập khẩu. Còn đối với nước nhập khẩu thì cầu về hàng nhập khẩu sẽ
tăng lên do phải mất chi phí lớn hơn để sản xuất hàng hoá ở trong nước. Điều này đã
tạo điều kiện thuận lợi cho các nước xuất khẩu tăng nhanh được các mặt hàng xuất
khẩu của mình, do đó có thể tăng được lượng dự trữ ngoại hối.
 Mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế
Thông qua mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế thì chính phủ có thể đưa ra
các chính sách khuyến khích hay hạn chế xuất nhập khẩu. Chẳng hạn chiến lược phát
triển kinh tế theo hướng CNH- HĐH đòi hỏi xuất khẩu để thu ngoại tệ đáp ứng nhu cầu
nhập khẩu các trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, mục tiêu bảo hộ sản xuất
trong nước đưa ra các chính sách khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu
hàng tiêu dùng.
 Thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch xuất khẩu và trợ cấp xuất khẩu
- Thuế quan xuất khẩu

Trong hoạt động xuất khẩu thuế quan là loại thuế đánh vào từng đơn vị hàng xuất
khẩu. Việc đánh thuế xuất khẩu được chính phủ ban hành nhằm quản lý xuất khẩu theo
chiều hướng có lợi nhất cho nền kinh tế trong nước và mở rộng các quan hệ kinh tế đối
ngoại.
- Hạn ngạch xuất khẩu
Được coi là một công cụ chủ yếu cho hàng rào phi thuế quan, nó được hiểu như
qui định của Nhà nước về số lượng tối đa của một mặt hàng hay của một nhóm hàng
được phép xuất khẩu trong một thời gian nhất định thông qua việc cấp giấy phép. Sở dĩ
có công cụ này vì không phải lúc nào Nhà nước cũng khuyến khích xuất khẩu mà đôi
khi về quyền lợi quốc gia phải kiểm soát một vài mặt hàng hay nhóm hàng như sản
phẩm đặc biệt, nguyên liệu do nhu cầu trong nước còn thiếu.
- Trợ cấp xuất khẩu
Trong một số trường hợp chính phủ phải thực hiện chính sách trợ cấp xuất khẩu
để tăng mức độ xuất khẩu hàng hoá của nước mình, tạo điều kiện cho sản phẩm có sức

7


cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới. Trợ cấp xuất khẩu sẽ làm tăng giá nội địa của
hàng xuất khẩu, giảm tiêu dùng trong nước nhưng tăng sản lượng và mức xuất khẩu.
 Các yếu tố xã hội
Nền văn hoá tạo nên cách sống của mỗi cộng đồng sẽ quyết định các thức tiêu
dùng, thứ tự ưu tiên cho nhu cầu mong muốn được thoả mãn và cách thoả mãn của con
người sống trong đó.Chính vì vậy văn hoá là yếu tố chi phối lối sống nên các nhà xuất
khẩu ít nhiều cũng bị chi phối nền văn hóa dân tộc. Do đó, nhà xuất khẩu phải quan
tâm tìm hiểu yếu tố văn hoá ở các thị trường mà mình tiến hành hoạt động xuất khẩu.
 Các yếu tố chính trị- pháp luật
Yếu tố chính trị là nhân tố khuyến khích hoặc hạn chế quá trình quốc tế hoá hoạt
động kinh doanh. Chính sách của chính phủ có thể làm tăng sự liên kết các thị trường
và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng hoạt động xuất khẩu bằng việc dỡ bỏ các hàng rào thuế

quan, phi thuế quan, thiết lập các mối quan hệ trong cơ sở hạ tầng của thị trường. Khi
không ổn định về chính trị sẽ cản trở sự phát triển kinh tế của Đất nước và tạo ra tâm lý
không tốt cho các nhà kinh doanh.
Chính sách ngoại thương của chính phủ trong mỗi thời kỳ có sự thay đổi. Sự thay
đổi đó là một trong những rủi ro lớn đối với nhà làm kinh doanh xuất khẩu. Vì vậy họ
phải nắm bắt được chiến lược phát triển kinh tế của đất nước để biết được xu hướng
vận động của nền kinh tế và sự can thiệp của Nhà nước.
 Các yếu tố về tự nhiên và công nghệ
- Khoảng cách địa lý giữa các nước sẽ ảnh hưởng đến chi phí vận tải, tới thời gian
thực hiện hợp đồng, thời điểm ký kết hợp đồng do vậy, nó ảnh hưởng tới việc lựa chọn
nguồn hàng, lựa chọn thị trường, mặt hàng xuất khẩu.
- Vị trí của các nước cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn nguồn hàng, thị trường
tiêu thụ.
- Thời gian thực hiện hợp đồng xuất khẩu có thể bị kéo dài do bị thiên tai như
bão, động đất.
- Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin cho phép
các nhà kinh doanh nắm bắt một cách chính xác và nhanh chóng thông tin, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc theo dõi, điều khiển hàng hoá xuất khẩu, tiết kiệm chi phí, nâng
cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu. Đồng thời yếu tố công nghệ còn tác động đến quá
8


trình sản xuất, gia công chế biến hàng xuất khẩu, các lĩnh vực khác có liên quan như
vận tải, ngân hàng,…
 Các yếu tố hạ tầng phục vụ hoạt động xuất khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến xuất
khẩu, chẳng hạn như:
- Hệ thống giao thông đặc biệt là hệ thống cảng biển.
- Hệ thống ngân hàng: Sự phát triển của hệ thống ngân hàng cho phép các nhà
kinh doanh xuất khẩu thuận lợi trong việc thanh toán, huy động vốn. Ngoài ra ngân
hàng là một nhân tố đảm bảo lợi ích cho nhà kinh doanh băng các dịch vụ thanh toán

qua ngân hàng.
- Hệ thống bảo hiểm, kiểm tra chất lượng hàng hoá cho phép các hoạt động xuất
khẩu được thực hiện một cách an toàn hơn, đồng thời giảm bớt được mức độ thiệt hại
khi có rủi ro xảy ra…
 Cung hàng xuất khẩu, giá hàng xuất khẩu
- Cung hàng xuất khẩu là hoạt động bán hàng, kinh doanh ngoại thương mà hàng
hoá
dịch vụ của quốc gia này bán cho quốc gia khác.
- Giá hàng xuất khẩu (giá hàng XK) là giá bán sản phẩm (hàng hóa) từ nước sản
xuất (nước xuất khẩu) sang nước nhập khẩu.
- Mối quan hệ giữa cung hàng xuất khẩu và giá hàng xuất khẩu có ảnh hưởng đến
phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất là khi giá hàng xuất khẩu tăng, cung hàng xuất khẩu tăng là bàn đạp
giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận thế nhưng một thách thức đặt ra là giá hàng xuất
khẩu tăng, cầu nhập khẩu giảm, nhà nhập khẩu tìm kiếm đối tác mới. Điều này ảnh
hưởng đến phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp. Lật lại vấn đề trong
trường hợp nhà nhập khẩu không có hoặc có ít sự lựa chọn do biến động thị trường,
chính sách của các nước xuất khẩu,… doanh nghiệp nhập khẩu chấp nhận giá cao.
Điều này giúp doanh nghiệp xuất khẩu mở rộng và phát triển thị trường tại nhiều khu
vực trên nước nhập khẩu hoặc hơn nữa là vươn ra quốc gia khác.
Thứ hai khi giá hàng xuất khẩu giảm, cung hàng giảm tại mức này doanh nghiệp
có thể giữ vốn duy trì công ty hoặc giảm xuất khẩu,…Điều này hạn chế phát triển thị
trường xuất khẩu của doanh nghiệp.
9


 Các đối thủ cạnh tranh và các hãng xuất khẩu cùng mặt hàng
Đối thủ cạnh tranh là những đối thủ có cùng phân khúc khách hàng, cùng sản
phẩm, cùng giá và có sức mạnh cạnh tranh trên cùng phân khúc thị trường.
Các hãng sản xuất cùng mặt hàng thường được xem như là đối thủ cạnh tranh của

nhau.
Đối thủ cạnh tranh trong nước hay ngoài nước càng mạnh, có uy tín cao,…thì
mức độ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của doanh nghiệp xuất khẩu tất yếu cao.
Ngược lại nếu doanh nghiệp xuất khẩu mạnh, có nhiều năm kinh nghiệm và tạo dựng
được nhiều mối quan hệ tốt từ đó giúp doanh nghiệp xuất khẩu vượt qua đối thủ cạnh
tranh hay các hãng xuất khẩu cùng mặt hàng để từ đó phát triển thị trường xuất khẩu
một cách dễ dàng,thuận lợi hơn.
b. Các yếu tố thuộc môi trường quốc tế
 Môi trường văn hóa
Mỗi nước có bản sắc văn hoá riêng biệt quyết định mạnh mẽ đến hành vi, thái độ,
tâm lý, sở thích... của người tiêu dùng nước đó. Có thể hiểu văn hoá như là một sản
phẩm của con người được nhận thức và truyền bá từ người này sang người khác, từ thế
hệ này sang thế hệ khác với cách ứng xử, thái độ, niềm tin... của người dân và nhiều
vấn đề quan trọng khác. Nó biểu hiện thể chế của một xã hội và trở thanh bản sắc dân
tộc. Mỗi dân tộc có nền văn hoá riêng biệt nhưng cũng có nhiều cái chung, những đặc
trưng tiêu biểu trong cuộc sống cho tất cả các nhóm nước, các vùng. Nền văn hoá cho
phép nắm bắt hành vi, thái độ, sở thích liên quan đến sản phẩm, liên quan đến thị
trường xuất khẩu của doanh nghiệp.
 Môi trường luật pháp – Chính trị
Môi trường luật pháp của nước nhập khẩu ảnh hưởng tới mặt hàng, số lượng,
cách thức của hàng hoá nhập khẩu, buộc các doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng
những quy tắc nếu muốn hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của họ.
Môi trường luật pháp - chính trị và các thông lệ quốc tế: Đòi hỏi các nhà kinh
doanh quốc tế phải có hiểu biết về khung cảnh luật của đàm phán quốc tế. Trước hết
phải nắm chắc các nguyên tắc của luật chi phối đàm phán quốc tế, của luật quốc tế.
Nghiên cứu kỹ vấn đề này sẽ có hướng đi phù hợp, tìm cách xâm nhập thị trường đó dễ
dàng hơn.
10



 Ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế
Khi xuất khẩu hàng hoá từ nước này sang nước khác, người xuất khẩu phải đối
mặt với các hàng rào thuế quan, phi thuế quan. Mức độ lỏng lẻo hay chặt chẽ của các
hàng rào này phụ thuộc chủ yếu vào quan hệ kinh tế song phương giữa hai nước nhập
khẩu và xuất khẩu.
Ngày nay, đã và đang hình thành rất nhiều liên minh kinh tế ở các mức độ khác
nhau, nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương được ký kết với mục tiêu
đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế. Nếu quốc gia nào tham gia vào các liên minh
kinh tế này hoặc ký kết các hiệp định thương mại thì sẽ có nhiều thuận lợi trong hoạt
động xuất khẩu của mình. Ngược lại, đó chính là rào cản trong việc thâm nhập vào thị
trường khu vực đó.
 Nhu cầu của thị trường nước ngoài
Do khả năng sản xuất của nước nhập khẩu không đủ để đáp ứng được nhu cầu
tiêu dùng trong nước, hoặc do các mặt hàng trong nước sản xuất không đa dạng nên
không thoả mãn được nhu cầu của người tiêu dùng, nên cũng là một trong những yếu
tố để thúc đẩy xuất khẩu của các nước có khả năng đáp ứng được nhu cầu trong nước
và cả nhu cầu của nước ngoài.
 Đối thủ cạnh tranh quốc tế
Xuất khẩu hàng hóa sang một thị trường nào đó điều không thể tránh khỏi cạnh
tranh.
Người nhập khẩu không thể chọn một nhà cung cấp duy nhất mà họ có rất nhiều
sự lựa chọn và cân nhắc. Do đó cạnh tranh là không thể tránh khỏi trong môi trường
toàn cầu hóa như hiện nay.
 Chính sách thương mại của nước nhập khẩu
Các chính sách thương mại của nước nhập khẩu như:
- Thuế quan nhập khẩu là môt loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa nhập khẩu.
- Hạn ngạch của thuế quan là biện pháp quản lý xuất nhập khẩu; hàng hóa trong
hạn ngạch mức thuế quan thấp, hàng hóa ngoài hạn ngạch mức thuế quan cao hơn.
- Thuế đối kháng là loại thuế đánh vào sản phẩm nhập khẩu để bù lại việc nhà
xuất khẩu sản phẩm đó được chính phủ nước xuất khẩu trợ cấp.


11


- Thuế chống bán phá giá là một loại thuế quan đặc biệt để ngăn chặn đối phó với
hàng hóa được nhập khẩu được bán phá giá vào thị trường nội địa tạo ra sự cạnh tranh
không lành mạnh.
Các công cụ phi thuế quan như:
- Hạn ngạch là việc hạn chế số lượng đối với một loại hàng hóa nhập khẩu thông
qua thông qua hình thức cấp giấy phép. Hạn ngạch nhập khẩu là quy định lượng hàng
hóa lớn nhất được phép nhập khẩu vào thị trường nào đó trong 1 năm.
- Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật như là những quy định về tiêu chuẩn vệ
sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh phòng dịch, tiêu chuẩn đo lường, quy định vè an toàn
lao động, bao bì đóng gói, tiêu chuẩn về môi trường sinh thái,…
- Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là hình thức quốc gia nhập khẩu yêu cầu quốc gia
xuất khẩu hạn chế xuất khẩu môt cách tự nguyện nếu không sẽ bị trả đũa.
2.2.3.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

 Nguồn nhân lực của doanh nghiệp
Nguồn nhân lực của doanh nghiệp thuộc về nhân tố lao động của doanh
nghiệp. Trình độ chuyên môn, năng lực làm việc là nhân tố cơ bản làm nên hiệu quả
kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp sở hữu đội ngũ lao động
chuyên nghiệp, sáng tạo và kinh nghiệm sẽ tạo ra hiệu quả kinh doanh cao hơn,
cũng như mở ra nhiều bước đột phá mới cho doanh nghiệp, và ngược lại.

 Cơ chế tổ chức quản lý của doanh nghiệp
Doanh nghiệp hoạt động dưới một bộ máy điều hành hợp lý và năng lực sẽ là
nền tảng để đưa doanh nghiêp từng bước đi lên.Cơ chế quản lý thích hợp sẽ giúp
doanh nghiệp biết cách sử dụng và quản lý các nguồn lực một cách hiệu quả
nhất.Và ngược lại, một doanh nghiệp điều hành với bộ máy lạc hậu, cồng kềnh sẽ

làm doanh nghiệp chậm tiến và hạn chế hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của mình.

 Tài chính
Vốn là yếu tố không thể thiếu trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty có tiềm lực tài chính mạnh sẽ có vị thế hơn trên thị trường, chủ động trong
khâu nguyên vật liệu và tài chính trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang bị máy
móc, kỹ thuật, cũng như cơ hội nhận được nhiều hợp đồng giá trị hơn. Nguồn tài

12


chính mạnh sẽ giúp cho doanh nghiệp giải quyết tốt các tình huống xảy ra trong
kinh doanh cũng như chủ động hơn trong việc xoay vòng vốn.

 Công nghệ làm ra sản phẩm xuất khẩu
Công nghệ làm sản phẩm xuất khẩu ở các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết sử
dụng các máy móc, thiết bị, phương tiện Trung Quốc, Việt Nam ở mức độ đơn giản,
lạc hậu, tiềm ẩn các nguy cơ mất an toàn lao động, lãng phí tài nguyên và chủ yếu
sử dụng lao động đơn giản. Đây là những vấn đề đặt ra từ lâu với ngành sản xuất
chế biến gỗ nguyên liệu.

 Tình hình chấp hành chính sách pháp luật
Bên cạnh những hoạt động trên đối với xã hội, hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp nói chung và hoạt động kinh doanh xuất khẩu nói riêng còn được đánh giá
qua thái độ chấp hành các chính sách và quy định của doanh nghiệp. Một doanh
nghiệp sẽ được đánh giá cao nếu như ý thức chấp hành, tuân thủ các quy định đầy
đủ và nghiêm túc.Hơn nữa, các doanh nghiệp này chính là tấm gương và hình mẫu
doanh nghiệp đẹp mà Nhà nước ta muốn xây dựng, để tạo nên một môi trường kinh
doanh lành mạnh, phát triển.
2.3 Một số cách thức phát triển thị trường xuất khẩu

2.3.1 Phát triển thị trường theo chiều rộng
Thứ nhất, phát triển thị trường theo vùng địa lý.
Hiện nay nhiều công ty lớn mạnh thì việc mở rộng thị trường không chỉ bao
hàm vượt ra khỏi biên giới, khu vực mà còn vươn sang cả châu lục khác.
Tuy nhiên để có thể phát triển thị trường theo vùng địa lý thì sản phẩm của
doanh nghiệp sản xuất ra phải phù hợp và có một khả năng tiêu chuẩn nhất định đối
với những khu vực thị trường mới. Có như vậy mới có khả năng sản phẩm được
chấp nhận và từ đó mới tăng được khối lượng hàng hóa bán ra và công tác phát triển
thị trường mới thu được kết quả.
Song trước khi ra quyết định phát triển thị trường ra một khu vực địa lý khác
thì công tác nghiên cứu thị trường là rất cần thiết, không thể dễ dàng cứ đem sản
phẩm của mình đến một chỗ khác bán là thành công mà phải xem xét tới khả năng
của doanh nghiệp, các khó khăn về tổ chức tài chính,…Nhưng nếu sản phẩm được
chấp nhận thì sẽ là điều kiện tốt để doanh nghiệp phát triển.
13


Thứ hai, mở rộng đối tượng tiêu dùng.
Bên cạnh việc mở rộng ranh giới thị trường theo vùng địa lý, chúng ta có thể
mở rộng và phát triển thị trường bằng cách khuyến khích, kích thích các nhóm
khách hàng của đối thủ chuyển sang sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp mình.
Có thể trước đây sản phẩm của doanh nghiệp chỉ nhằm vào một số đối tượng
nhất định trên thị trường thì nay đã thu hút thêm nhiều đối tượng khác nữa. Điều
này cũng làm tăng doanh số bán và dẫn tới tăng lợi nhuận. Một số sản phẩm đứng
dưới góc độ người tiêu dùng xem xét thì nó đòi hỏi phải đáp ứng được nhiều mục
tiêu sử dụng khác nhau. Do đó ta có thể dễ dàng nhằm vào những nhóm người tiêu
dùng khác nhau không hoặc ít quan tâm tới hàng hoá, sản phẩm do doanh nghiệp
sản xuất ra. Nhóm người này cũng có thể được xếp vào khu vực thị trường còn bỏ
trống mà doanh nghiệp có khả năng khai thác.
Phát triển thị trường theo chiều rộng nhằm vào các nhóm người tiêu dùng mới

là một trong các cách phát triển thị trường song nó lại đòi hỏi công tác nghiên cứu
thị trường phải được nghiên cứu căn kẽ, cẩn thận nếu không công tác phát triển thị
thị trường sẽ không đạt hiệu quả cao.
Việc tăng số lượng người tiêu dùng hàng hoá nhằm tăng doanh số bán từ đó
thu được lợi nhuận cao hơn.
Để xem xét việc phát triển theo chiều rộng sẽ đi tính và đánh giá các chỉ tiêu
sau:
-

Thứ nhất, chỉ tiêu số lượng thị trường mới:

Chỉ tiêu này có công thức tính như sau:
Đơn vị: thị trường
Số lượng thị trường

=

Tổng số lượng thị

-

Tổng số lượng thị

mới
trường năm sau
trường năm trước
Việc tính toán chỉ tiêu này nhằm giúp công ty đánh giá được số lượng thị
trường mới mà công ty đã mở rộng thêm được qua mỗi năm.Chỉ tiêu này có giá trị
càng lớn thì chứng tỏ việc mở rộng thị trường xuất khẩu gỗ nguyên liệu của công ty
càng hiệu quả.

-

Thứ hai, chỉ tiêu số lượng thị trường thực mới.

Chỉ tiêu này có công thức tính như sau:
Đơn vị tính: thị trường
14


Số thị trường
thực mới

Số thị trường mới

=

trong năm A

-

Số thị trường mất đi
trong năm A

Đây là chỉ tiêu phản ánh thực chất số thị trường mà công ty có thêm được, do
trong quá trình phát triển thị trường xuất khẩu gỗ nguyên liệu, công ty có thể mất đi
thị trường cũ. Do vậy, chỉ tiêu này giúp chỉ ra số thị trường thực chất mà công ty có
thêm được trong 1 năm.
-

Thứ ba, chỉ tiêu tốc độ gia tăng thị trường mới.


Chỉ tiêu này có công thức tính như sau:
Đơn vị tính: %
Tốc độ gia tăng

Số thị trường mới năm sau
x 100 (%)
Số thị trường mới năm trước
thị trường mới
Chỉ tiêu tốc độ gia tăng thị trường mới cho biết việc mở rộng thị trường xuất
=

khẩu gỗ nguyên liệu của công ty diễn ra nhanh hay chậm thông qua việc so sánh tốc
độ gia tăng thị trường mới giữa các năm với nhau. Tốc độ gia tăng thị trường mới
được coi là nhanh nếu đạt trên 100%, ngược lại nếu dưới 100% thì được coi là
chậm.
2.3.2 Phát triển thị trường theo chiều sâu
Các nhà sản xuất kinh doanh phát triển theo chiều sâu thường đặt câu hỏi liệu
với nhãn hiệu sản phẩm hiện tại của mình, với tiếng vang sẵn có về sản phẩm thì có
thể tăng khối lượng hàng bán cho nhóm khách hàng hiện có mà không phải thay đổi
gì cho sản phẩm. Từ đó dẫn tới tăng doanh số bán và thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Hay nói cách khác doanh nghiệp vẫn tiếp tục kinh doanh những sản phẩm quen
thuộc trên thị trường hiện tại, nhưng tìm cách đẩy mạnh khối lượng hàng tiêu thụ
lên. Trong trường hợp này doanh nghiệp có thể vận dụng bằng cách hạ thấp giá sản
phẩm để thu hút người mua mua nhiều hơn trước hoặc quảng cáo sản phẩm mạnh
mẽ hơn nữa để đạt được mục đích cuối cùng là không để mất đi một người khách
nào hiện có của mình và tập trung sự tiêu dùng của nhóm khách hàng sử dụng đồng
thời nhiều sản phẩm tương tự sang sử dụng duy nhất sản phẩm của doanh nghiệp
mình.
Để xem xét phát triển theo chiều sâu, ta sẽ đi tính và đánh giá các chỉ tiêu sau

đây:
15


- Thứ nhất, chỉ tiêu thị phần tăng thêm.
Chỉ tiêu này có công thức tính như sau:
Đơn vị tính: %
Thị phần tăng thêm
=
Thị phần năm sau
Thị phần năm trước
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ khai thác thị trường hiện có của công ty qua
từng năm.Giá trị của chỉ tiêu này càng lớn thì việc khai thác thị trường hiện có của
công ty càng hiệu quả và ngược lại.
-

Thứ hai, chỉ tiêu tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu.

Chỉ tiêu này có công thức tính như sau:
Đơn vị tính: %

Tốc độ tăng kim ngạch
xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu năm sau
=

Kim ngạch xuất khẩu năm

x 100 (%)


trước
Chỉ tiêu tốc độ tăng kim ngạch giúp phản ánh khả năng phát triển thị trường ở
các thị trường hiện có là nhanh hay chậm.
2.4 Phân định nội dung đề tài
Phát triển thị trường xuất khẩu là một hoạt động thách thức đối với doanh
nghiệp bởi thị trường xuất khẩu phức tạp, mang ý nghĩa sâu rộng. Khi đi nghiên cứu
về phát triển thị trường xuất khẩu ta có thể đánh giá dựa vào chỉ tiêu phát triển thị
trường theo chiều rộng và phát triển thị trường theo chiều sâu. Trong phạm vi
nghiên cứu đề tài khóa luận về phát triển thị trường xuất khẩu gỗ nguyên liệu của
một doanh nghiệp, dựa trên kiến thức tích lũy được trong thời gian thực tập tại công
ty TNHH thương mại Xuất nhập khẩu Tân Hà, em xin định hướng nghiên cứu của
mình trong bài khóa luận như sau:
- Đặc điểm doanh nghiệp như giới thiệu công ty, nhà máy, cơ sở vật chất,
nguồn lực,…từ đó có cái nhìn bao quát về công ty để đánh giá được mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến phát triển thị trường
xuất khẩu như thế nào.

16


- Theo lý thuyết đã phân tích ở mục 2.2 có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến
phát triển thị trường xuất khẩu. Xét trên thực tế công ty TNHH thương mại Xuất
nhập khẩu Tân Hà có các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường xuất khẩu như
sau:
Thứ nhất, môi trường trong nước bao gồm: Các chính sách nhà nước liên quan
tới xuất khẩu như hàng rào thuế quan, phi thuế quan; Tình hình kinh tế của nước ta
(2012-2017); Các hiệp định Việt Nam tham gia; Nguồn cung gỗ; Mức độ cạnh tranh
xuất khẩu gỗ nguyên liệu trong nước
Thứ hai, môi trường quốc tế bao gồm nhân tố như nhu cầu thị trường quốc tế

đối với gỗ nguyên liệu; mức độ cạnh tranh về gỗ nguyên liệu trên thị trường quốc
tế; chính sách nhập khẩu quốc gia nước sở tại
Thứ ba, môi trường bên trong doanh nghiệp như nguồn nhân lực và khả năng
tài chính mà công ty đang gặp phải.
Lý do em lựa chọn những nhân tố ảnh hưởng này bởi lẽ tính thực tế cao có tác
động mạnh mẽ tới phát triển thị trường xuất khẩu gỗ nguyên liệu tại công ty Tân Hà
(Dẫn chứng tại mục 3.2)
Từ các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường xuất khẩu tại công ty đã
mang lại kết quả kinh doanh như thế nào dựa vào số liệu, dẫn chứng thực tế. Đồng
thời dựa vào tiêu chí phát triển theo chiều rộng và chiều sâu để soi xét trực quan
hơn về phát triển thị trường xuất khẩu gỗ nguyên liệu tại công ty Tân Hà.
Thông qua phân tích thông số cụ thể về phát triển thị trường xuất khẩu gỗ
nguyên liệu của công ty có những đánh giá nhận xét về kết quả đạt được, hạn chế,
nguyên nhân của những hạn chế. Để từ đó đưa ra những định hướng, đề xuất giải
pháp và kiến nghị nhằm giúp công ty phát triển thị trường xuất khẩu gỗ sâu rộng
hơn.

17


CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
GỖ NGUYÊN LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP
KHẨU TÂN HÀ
3.1 Giới thiệu công ty TNHH thương mại Xuất Nhập Khẩu Tân Hà
3.1.1 Giới thiệu chung
a. Một số nét chính về công ty TNHH thương mại Xuất Nhập Khẩu Tân
Hà.
Một số thông tin của công ty TNHH thương mại XNK Tân Hà như sau:
Tên giao dịch: TAN HA EXPORT-IMPORT TRADING COMPANY
LIMITED

Tên chính thức: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU
TÂN HÀ
Mã số thuế: 0105974698
Ngày cấp giấy phép: 23/08/2012
Số điện thoại: (024)62754060
Số Fax: (024)62750065
Ngày hoạt động: 20/08/2012
Website: />Hình 3.1 Logo công ty
Địa chỉ: Số 1136 đường Láng, Phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội
Đại diện pháp luật: Lê Thị Mỹ Hương
b. Nhà máy chế biến lâm sản Phủ Quỳ
Nhà máy chế biến lâm sản Phủ Quỳ thuộc công ty TNHH thương mại Xuất
Nhập Khẩu Tân Hà.
Tên công ty: Công ty Cổ Phần Chế Biến Lâm Sản Phủ Quỳ
Năm thành lập: 31/12/2015
Vốn điều lệ: 7,500,000,000 vnd
Giấy phép kinh doanh: 2901824503
Địa chỉ nhà máy: Xóm Nam Sơn, xã Nghĩa Long, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh
Nghệ An
c. Lịch sử phát triển của công ty

18


Các mốc thời gian chính của công ty như sau:
Năm 2012 - 2013: Thành lập công ty theo giấy kinh doanh số 0105974698 do
sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp giấy Phép. Trong giai đoạn này chủ yếu tập trung
hoạt động thương mại và xuất khẩu. Ổn định thị trường xuất khẩu với thị trường
mục tiêu là các nước ở thị trường châu Á. Công ty đẩy mạnh công tác marketing,
quảng cáo quốc tế thể hiện qua việc đăng kí tài khoản giao dịch trả phí và không trả

phí trên các trang thương mại điện tử B2B như: Globalsuccess.com, Alibaba.com,
EC21.com,…
Năm 2014: Công ty thực hiện chính sách đào tạo nhân viên kinh doanh Xuất
nhập khẩu. Thực hiện các chiến lược kinh doanh quốc tế như: các chính sách về giá,
sản phẩm, chiết khấu, hoa hồng. Củng cố và mở rộng mối quan hệ với nhà cung cấp
và đối tác trên thế giới.
Năm 2015 đến nay: Xây dựng nhà máy sản xuất, đầu tư mạnh mẽ về truyền
thông, thị trường và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Công ty cũng bắt đầu chú ý tới
thị trường trong nước.
d. Lĩnh vực kinh doanh của công ty TNHH thương mại Xuất Nhập Khẩu
Tân Hà
Công ty Tân Hà chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực thương mại – sản xuất xuất nhập khẩu.
Cụ thể:
- Thương mại&Xuất khẩu các sản phẩm gỗ nguyên liệu: dăm gỗ (Wood
chips), gỗ xẻ thanh (Sawn timber), gỗ tròn (Wood logs), ván bóc (Core veneer), ván
ép (Plywood)
- Sản xuất các sản phẩm : Dăm gỗ, gỗ xẻ thanh
3.1.2 Nguồn lực công ty
3.1.2.1 Nhân lực
Tính đến hết năm 2017, số lượng nhân viên và công nhân của công ty đều tăng
lên so với năm 2012. Với nhóm văn phòng, số nhân viên năm 2017 là 23 nhân viên,
tăng so với năm 2012 (18 nhân viên). Nhóm công nhân sản xuất năm 2015 mới chỉ
có 7 công nhân thì đến năm 2017 số công nhân là 20 công nhân.Việc gia tăng số
lượng công nhân viên nhằm đảm bảo đủ nguồn nhân lực cho quy mô sản xuất và
kinh doanh ngày một rộng của công ty. Chất lượng nguồn nhân lực tăng: Tính đến
hết năm 2017, số lượng nhân viên có trình độ đại học và trên đại học chiếm 54%,

19



×