Tải bản đầy đủ (.pdf) (195 trang)

Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa văn học (bậc phổ thông trung học - phần tác phẩm văn học Việt Nam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 195 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN QUANG CƢƠNG

HỆ THỐNG CÂU HỎI TRONG SÁCH
GIÁO KHOA VĂN HỌC
(BẬC PHỔ THÔNG TRUNG HỌC – PHẦN TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM)

Chuyên ngành: Phƣơng pháp giảng dạy văn học
Mã số: 5. 07. 02.

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC

HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. Nguyễn Thanh Hùng

HÀ NỘI – 2000


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN QUANG CƢƠNG

HỆ THỐNG CÂU HỎI TRONG SÁCH
GIÁO KHOA VĂN HỌC
(BẬC PHỔ THÔNG TRUNG HỌC – PHẦN TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM)

Chuyên ngành: Phƣơng pháp giảng dạy văn học
Mã số: 5. 07. 02.


LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC

HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. Nguyễn Thanh Hùng

HÀ NỘI – 2000


2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nên trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.

Tác giả luận án

NGUYỄN QUANG CƢƠNG


3

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

1.

CCGD

:Cải cách giáo dục


2.

ĐC

: Đối chứng

3.

SGK

: Sách giáo khoa

4.

TN

: Thực nghiệm


4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................... 6
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 11
3. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................... 12
4. Giả thuyết khoa học của luận án .......................................................................... 29
5. Nhiệm vụ của luận án .......................................................................................... 30
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 30

7. Mục đích, ý nghĩa và đóng góp của luận án ........................................................ 31
8. Giới thiệu cấu trúc của luận án. ........................................................................... 32
CHƢƠNG I: HỆ THỐNG CÂU HỎI TRONG SÁCH GIÁO KHOA VĂN CẢI
CÁCH GIÁO DỤC - KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ. .............................................................. 34
1.1. Mô tả và phân loại: ........................................................................................... 34
1.2. Nhận xét về hệ thống câu hỏi trong sgk Văn học ccgd. .................................... 38
1.3. Đánh giá tính hiệu quả của hệ thống câu hỏi trong sgk Văn ccgd .................... 54
CHƢƠNG 2: CÂU HỎI CỦA SÁCH GIÁO KHOA VĂN HỌC - TỪ LÝ THUYẾT
ĐẾN HỆ THỐNG DẠNG, LOẠI. ........................................................................................... 64
2.1. Lý thuyết hiện đại trong dạy học và nghiên cứu với việc xác lập hệ thống câu
hỏi cho sgk Văn học ............................................................................................................. 64
2.2. Những tiền đề khoa học sƣ phạm cho việc xác lập hệ thống câu hỏi của sách
giáo khoa Văn học. .............................................................................................................. 87


5
2.3. Các loại, dạng trong hệ thống câu hỏi của sách giáo khoa Văn học và một số
minh họa đối sánh. ............................................................................................................... 96
2.4. Hệ thống câu hỏi trong sgk với việc đổi mới phƣơng pháp dạy học văn. ...... 114
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .............................................................. 131
3.1. Mô tả thực nghiệm .......................................................................................... 131
3.2. Tiến trình và kết thúc thực nghiệm: Phân tích và đánh giá. ........................... 145
3.3. Kết luận chung về thực nghiệm ...................................................................... 155
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 158
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 163
PHỤ LỤC................................................................................................................... 175


6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vai trò và ý nghĩa của hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa với việc dạy học tác
phẩm văn chƣơng .
Hoạt động dạy và học ở trƣờng phổ thông hiện nay, việc chiếm lĩnh, tiếp nhận tác
phẩm của học sinh thƣờng vẫn trải qua hai bƣớc và mỗi bƣớc lại có những câu hỏi định
hƣớng, gợi mở cho sự tiếp nhận đó:
Một : Học ở nhà

.

Đây là bƣớc học sinh chiếm lĩnh tác phẩm bằng cách tự đọc, tự suy nghĩ với những
câu hỏi trong sách giáo khoa văn học .
Hai: Học trên lớp
Học sinh tiếp nhận tác phẩm văn học qua sự tranh luận, trao đổi với dƣới sự chỉ đạo,
hƣớng dẫn, trọng tài của giáo viên.
Hai bƣớc này đều rất quan trọng, có liên quan mật thiết và bổ sung, hỗ trợ nhau... Tuy
vậy, suy cho cùng một trong những mục đích quan trọng là bƣớc hai là nhằm giúp bƣớc một
trở nên sâu sắc hơn, đa dạng, phong phú, đúng đắn hơn. Bƣớc một (tạm gọi là bƣớc tự chiếm
lĩnh) thực chất là mục đích cần đạt tới của phƣơng pháp dạy học bộ môn. Qua việc học tập
môn nhà trƣờng, học sinh dần dần phải biết và phải có khả năng tự tiếp nhận tác phẩm văn
học một cách độc lập, sáng tạo, không gò ép, suy diễn và quan trong hơn là phải biết phân
tích, đánh giá tác phẩm một cách đúng hƣớng, những nguyên tắc và cách thức tiếp nhận tác
phẩm văn học, nhất là khi những tác phẩm chƣa đƣợc học trên lớp. Sự tiếp nhận tác phẩm
văn học học sinh đƣợc học văn qua nhà trƣờng phải là sự tự tiếp nhận một Cách có cách chủ
động, tích cực chứ không phải tiếp nhận một cách thụ động, tự


7
phát, tùy tiện... Hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa nhƣ là những công cụ và những định

hƣớng ban đầu rất cần thiết để giúp học sinh tự tìm hiểu tác phẩm một cách đúng hƣớng cả về
nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học .
Mục đích của hệ thống câu hỏi trong sgk là gì? Việc xác định mục đích này nhƣ thế
nào quyết định tầm quan trọng và vai trò của hệ thống câu hỏi trong sgk. Chúng tôi cho rằng
không phải các tác giả sgk không nhận thấy tầm quan trọng này mà là chƣa tập trung chú ý để
hiện thực hóa đƣợc nhận thức ấy vào việc biên soạn hệ thống câu hỏi trong sgk Văn học.
Theo chúng tôi có thể nêu ba mục đích của hệ thống câu hỏi nhƣ sau: Thứ nhất: Giúp học
sinh cảm nhận và hiểu đúng những tác phầm văn học đƣợc học trong nhà trƣờng. Tức là
thông qua những câu hỏi này học sinh có thể tự mình bƣớc đầu cảm đƣợc hiểu đƣợc cái hay,
cái đẹp củaa một tác phẩm văn học về cả nội dung và nghệ thuật.
Thứ hai : Thông qua hệ thống câu hỏi giúp học sinh hình thành và rèn luyện đƣợc một
phƣơng pháp tự tìm hiểu, tự khám phá và cảm nhận về một tác phẩm văn học. Trong nhà
trƣờng phổ thông hiện nay, học sinh hiểu và cảm thụ những tác phẩm văn học có mặt trong
chƣơng trình đã yếu, tự mình tìm hiểu và khám phá những tác phẩm văn học không có trong
chƣơng hình càng lúng túng và yếu kém hơn. Bằng chứng là chỉ cần kiểm tra về việc hiểu và
cảm thụ một tác phẩm ngoài chƣơng trình thì học sinh sẽ chịu bó tay. Nhƣ thế có thể thấy các
em chƣa đƣợc trang bị và rèn luyện một phƣơng pháp đọc tác phẩm văn học.
Thứ ba: Hệ thống câu hỏi trong Sgk Văn nếu biên soạn tốt còn giúp giáo viên xây
dựng cho mình đƣợc một phƣơng án giảng dạy tối ƣu, thích hợp với hòan cảnh và đối lƣợng
dạy học. Chúng tôi cho rằng, câu hỏi trên lớp của giáo viên và câu hỏi học sinh chuẩn bị ở
nhà theo sgk tuy khác nhau nhƣng cùng hƣớng tới một mục đích chung, vì thế chúng có liên
quan mật thiết với


8
nhau, hỗ trợ cho nhau. Giáo án của ngƣời giáo viên không thể không tính đến nội dung và
cách thức của những câu hỏi trong sgk. Lặp lại nguyên xi những câu hỏi trong sgk dùng cho
học sinh cũng không đƣợc mà thoát li toàn bộ những câu hỏi ấy cũng không đƣợc.
Sau khi khảo sát một số giờ dạy cũng nhƣ một số giáo án của giáo viên, đối chiếu và
xem xét hệ thống câu hỏi trong sgk chúng tôi thấy rằng: Trong ba mục đích nêu trên thì hai

mục đích sau ít đƣợc các soạn giả chú ý. Chúng tôi cho rằng không có mục đích nào là không
quan trọng, nhƣng cuối cùng là phải hình thành và bồi dƣỡng cho học sinh một văn hóa đọc,
trong đó cách đọc, cách cảm nhận và biết cách tự tiếp nhận một tác phẩm văn học là quyết
định L.Tônxtôi viết: "Cái quý nhất không phải là biết quả đất tròn mà là biết ngƣời ta đã tìm
ra nó bằng cách nào". Trong nhà trƣờng phổ thông, số lƣợng tác phẩm văn học mà học sinh
tƣ đọc không có trong chƣơng trình là hết sức lớn . Hơn nữa, các em rời ghế nhà trƣờng bƣớc
vào cuộc sông vẫn còn tiếp tục đọc nhiều tác phẩm văn học không, có sự hƣớng dẫn của thầy,
(tức là tự mình tiếp nhận tác phẩm văn học). Vì thế việc trang bị cho họ một phƣơng pháp
đọc tác phẩm càng quan trọng và cần thiết hơn nhiều .
Nhƣ thế hệ thống câu hỏi sách giáo khoa văn học sẽ đóng một vai trò rất to lớn trong
việc hình thành và rèn luyện năng lực tự tiếp nhận, tự phân tích và đánh giá tác phẩm văn học
- một năng lực hết sức càn thiết cho học sinh cả khi còn ngồi trên ghế nhà trƣờng cũng nhƣ
khi đã bƣớc vào đời. Và vì thế ngƣời học sinh học văn trong nhà trƣờng cần: "học cách đọc,
phép đọc, để tự mình biết đọc mới là nội dung phổ biến cần phải đào tạo" [ 126 ]
1.2. Thực trạng vấn đề câu hỏi của sách giáo khoa trong dạy - học tác phẩm văn
chƣơng ở nhà trƣờng phổ thông.
Trong thực tế dạy học tác phẩm văn chƣơng ở nhà trƣờng phổ thông hiện nay, vấn đề
quan trọng trên đây chƣa đƣợc chú ý đúng mức cả về lý luận


9
lẫn thực tiễn. Xây dựng đƣợc một hệ thống câu hỏi phù hợp và vận dụng có hiệu qủa sẽ góp
phần nâng cao chất lƣợng sgk Văn học và góp phần đổi mới phƣơng pháp dạy học tác phẩm
văn chƣơng trong nhà trƣờng.
1.2.1. Về lý luận:
Thành tựu nghiên cứu về phƣơng pháp giảng dạy văn học ở ta mới chỉ xác lập đƣợc
những nguyên tắc lý luận chung chƣa đi sâu vào giải quyết từng mảng hệ thống hẹp, những
vùng hẹp. Trong tình hình đó những nguyên tắc lý luận cơ bản chi phối việc hình thành hệ
thống câu hỏi trong sách giáo khoa văn học chƣa đƣợc xác định trên nhiều phƣơng diện nhƣ:
Thứ nhất: Cơ sở lý thuyết, những nguyên tắc và những tiêu chí để xác lập hệ thống

câu hỏi này là gì?.
Thứ hai: Cấu trúc tối ƣu của mô hình hệ thống câu hỏi trong sgk Văn học nên nhƣ thế
nào?.
Thứ ba: Mối quan hệ và những tác động qua lại giữa hệ thống câu hỏi trong sgk văn
học và phƣơng pháp giáng dạy trên lớp của giáo viên ra sao? ... v.v .
Có thể nói, nhìn một cách bao quát, hệ thống câu hỏi trong sgk Văn hiện hành chƣa
xuất phát từ một cơ sở lý luận và một quan niệm thống nhất.
1.2.2. Về thực tiễn:
Sách giáo khoa văn học thời gian qua không phải là không có câu hỏi. Cũng không
phải là các tác giả sgk Văn học không có một quan niệm và không ý thức đƣợc tầm quan
trọng của hệ thống câu hỏi. Nói về "Phƣơng hƣớng biên soạn Sgk cải cách lớp 10", Nguyễn
Lộc viết: "Phần hƣớng dẫn học tập là phần hết sức quan trọng. Có thể nói phần này quyết
định sự thành công của việc dạy và học theo Sách mới "[54]. Nhƣng nhƣ trên đã nói, do chƣa
cùng xuất phát từ một cơ sơ lý luận và một quan niệm thống nhất, hơn nữa từ quan điểm,
phƣơng hƣớng đến thực tế bao giờ cũng có một khoảng cách, đôi khi là một khoảng cách khá
xa; nên mặc dù đã có nhiều thay đổi trong cách biên soạn và đã tạo ra một bƣớc tiến đáng kể
so với sgk Văn học


10
trƣớc đó, nhƣng vẫn còn khá nhiều hạn chế về cả nội dung và cách thức nêu câu hỏi. Hệ
thống câu hỏi còn thiếu thống nhất, thiếu tính hệ thống, chƣa đa dạng về cấp độ tƣ duy và
cách thức nêu câu hỏi. Câu hỏi khi thì quá khó, khi lại quá dễ, quá đơn giản. Nhiều câu hỏi
không khác gì một đề bài văn nghị luận (Loại câu hỏi này vốn là của môn Làm vău). Lê Trí
Viễn, một ngƣời vừa dạy học, vừa viết sách từ năm 1950, là một trong những tác giả bộ sgk
Văn phổ thông trung học, khi nhìn nhận lại sgk của mình cũng thừa nhận: "Kinh nghiệm của
tôi khiến cho tôi có chỗ chưa hài lòng về hệ thống cân hỏi hướng dẫn của sách giáo khoa"
[150]. Trong một bài trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ chủ nhật, khi đƣợc hỏi rằng vấn đề gì
chƣa ổn, đáng bàn thêm nhất của sgk Văn, Đỗ Bình Trị cho rằng: "Đáng lưu ý hơn cả là vấn
đề hệ thống thao tác tiếp cận tác phẩm và hệ thống câu hỏi, bài tập." và chỉ rõ: "Các câu hỏi

hầu hết đều là những câu hỏi tái hiện, tức là mức sơ đẳng nhất trong bảy cấp độ câu hỏi, bài
tập dành cho học sinh" [ 142 ] . Nhận xét thực trạng sgk hiện nay, về hệ thống câu hỏi, Trần
Đình Sử viết: "Hiện nay nội dung cách đọc cũng đã đƣợc chú ý qua một số câu hỏi gợi ý
hƣớng dẫn học bài, nhƣng chƣa thành hệ thống, chƣa có câu hỏi kiểm tra sự hiểu của học
sinh... Bên cạnh hệ thống câu hỏi gợi ý về cách dọc, cần có câu hỏi kiểm tra xem học sinh có
đọc và có hiểu thật không. Loại đề trắc nghiệm ở đây rất có tác dụng". [ 126] .
Tình hình trên đã gây cho học sinh nhiều lúng túng và khó khăn, chán nản trong việc
tìm hiểu bài ở nhà. Việc chuẩn bị bài ở nhà chỉ còn là hình thức, chƣa có chất lƣợng dẫn đến
nhiều hạn chế trong việc rèn luyện khả năng tự tiếp nhận tác phẩm văn học .
Đổi mới phƣơng pháp dạy và học Văn trong nhà trƣờng, theo định hƣớng coi học sinh
là chủ thể sáng tạo phải là sự thay đổi toàn diện và đồng bộ. Học sinh muốn khi đến lớp tiếp
thu và trao đổi với bạn bè một cách chủ động, tích


11
cực theo tinh thần là một bạn đọc sáng tạo thì phần chuẩn bị bài ở nhà phải thật chu đáo và
hết sức nổ lực. Chính vì thế hệ thống câu hỏi sách giáo khoa văn học càng trở nên quan trọng.
Hệ Thống câu hỏi ấy, một mặt phải hấp dẫn, phong phú, kích thích trí tuệ và sự sáng tạo của
mỗi học sinh mặt khác phải bảo đảm tính hệ thống nhất quán để tạo nên những kỹ năng cần
thiết trong việc hình thành và rèn luyện khả năng, tự tiếp nhận và "năng lực cảm thụ thẩm mĩ,
khả năng đánh giá, phân tích văn học ở một chừng mực cần cho đời sống của con ngƣời có
văn hóa" [159]
Với những lý do trên, việc nghiên cứu về hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa văn
học rất cần đƣợc đặi ra để xem xét một cách toàn diện và nghiêm túc.

2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống câu hỏi sách giáo khoa văn học bậc phổ thông
trung học nhƣ đã trình bày ở phần lý do chọn đề tài
Chúng tôi chỉ chọn khảo sát và đánh giá 2 bộ gồm 6 cuốn sách dùng cho học sinh học
môn Văn ccgd [10], [11], [90], [128], [80], [55]. Vì chúng tôi cho rằng, đây là bộ sách đã

đựơc hoàn thành trong thời kỳ đổi mới, đánh dấu một bƣớc tiến trong việc biên soạn sgk Văn
học theo một tinh thần mới. Bộ sách này vì thế đã khắc phục dƣợc nhiều nhƣợc điểm của các
bộ sách trƣớc đây. Bộ sgk Văn học dùng cho chƣơng trình, trung học chuyên ban là mới nhất,
nhƣng về cơ bản là tiếp thu lại thành tựu của bộ sgk ccgd với những nội dung, quan điểm
cũng nhƣ phƣơng pháp biên soạn. Hơn nữa khi chúng tôi bắt tay vào nghiên cứu đề tài này thì
bộ sgk chuyên ban văn chỉ dang là tài liệu thí điểm.
Đề tài cũng chỉ nghiên cứu loại câu hỏi cho phần tác phẩm văn học Việt Nam. Bởi vì
đây là loại hình câu hỏi phong phú đa dạng nhất, số lƣợng tác


12
phẩm học cũng nhiều nhất. Đối với học sinh đây cũng là loại câu hỏi cần rèn luyện nhiều nhất
và thiết thực nhất trong lúc học, lúc thì cũng nhƣ khi đã vào đời (khi vào đời phần lớn học
sinh tiếp xúc trực tiếp, độc lập với các tác phẩm văn học, ít tiếp xúc với những vấn đề văn
học sử hay lý luận văn học). Chúng tôi cũng chỉ chọn tác phẩm văn học Việt Nam mà không
chọn tác phẩm văn học nƣớc ngoài, vì trƣớc hết là muốn hạn chế bởi số lƣợng câu hỏi cần
khảo sát, hơn nữa những tác phẩm văn học việt Nam gần gũi và thiết thực hơn với học sinh
phổ thông trung học.

3. Lịch sử vấn đề
Có thể nêu ngay nhận xét này: câu hỏi đã xuất hiện trong các sgk Văn học từ khá lâu
nhƣng vấn đề nghiên cứu hệ thống câu hỏi trong loại sách này thì không nhiều (nhất là ở
nƣớc ta). Có thể căn cứ vào các thế hệ sgk Văn học ở Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử cũng
nhƣ của một số nƣớc khác nhau mà thấy đƣợc "quan niệm" của các tác giả về hê thống câu
hỏi một cách khách quan, gián tiếp. Còn việc xem xét những ngƣời đi trƣớc đã phát biểu một
cách trực tiếp quan niệm và cách nhìn của họ về vấn đề câu hỏi trong sgk Văn học cho học
sinh nhƣ thế nào thì chúng tôi thấy rất ít tài liệu. (Tất nhiên là trong tầm bao quát tƣ liệu hiện
có và vốn hiểu biết của mình). Có thể thấy vấn đề này đã đƣợc đề cập đến trong lời nói đầu
của một số cuốn sgk Văn học dùng cho học sinh. Ví dụ một số cuốn sgk Văn học của miền
Nam (trƣớc giải phóng, 1975) nhƣ: Quốc văn I2 abcd [8], Việt văn bình giảng [I4I], Quốc

văn l2 abcd [48]. Giảng văn lớp 9 [I16], Quốc văn [149]... vv. Một số sgk văn học và tài liệu
của nƣớc ngoài mà chúng tôi có tham khảo, xem xét cũng đã chú ý tới vấn đề này, cụ thể là:
Một số tài liệu về câu hỏi của sgk văn học Nga nhƣ:
Văn học Nga Xô - Viết [168], Văn học Nga - Xô Viết [169], Văn học


13
Nga - Xô viết [170]. Các loại hình câu hỏi và bài tập trong sgk văn học Nga [166.], Vai trò
của câu hỏi và bài tập trong sgk Văn học với việc hình thành năng lực phân tích tác phẩm
thuật và kỹ năng nói tiếng Nga [165], Xây dựng những nguyên tắc dạy học cho sgk nhƣ thế
nào? [167]... Một số tài liệu về câu hỏi của sgk văn học Pháp nhƣ:
Văn học - (Văn bản và phƣơng pháp) [174], Văn học - (thi tú tài mới - Văn bản và
phƣơng pháp) [175], Kỹ thuật văn chƣơng ở trƣờng phổ thông trung học (thì tú tài mới)
[172], Quan niệm và đánh giá sách giáo khoa trong nhà trƣờng phổ thông [171], Hình thành
bài tập tiếng Pháp [173 ]...
Có nhiều ngƣời phát biểu về vấn đề câu hỏi nhƣng chủ yếu lại là nên câu hỏi trên lớp,
trong giờ học giữa giáo viên và học sinh. Ví dụ trong các tác phẩm:
Những cơ sở dạy học nêu vấn đề [112], Dạy học nếu vấn đề [52, Phát triển tƣ duy cho
học sinh [1], phƣơng pháp dạy học văn [73], [74], Phân tích tác phẩm văn học trong nhà
trƣờng [57], Cảm thụ văn học, giảng dạy văn học [59], Con đƣờng nâng cao hiệu qủa dạy văn
[58]; Bài học là gì? [ 17] Lấy học sinh làm trung tâm trong dạy học Văn [136], Thiết kế bài
học tác phẩm văn chƣơng [76]...
Ngoài ra có mội số bài viết cụ thể trên các tạp chí và các tham luận tại các hội thảo
khoa học nhƣ:
Về hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa văn phổ thông trung học [14], Phƣơng
hƣớng biên soạn sách giáo khoa ccgd lớp 10 [54]; Mấy nhận xét về câu hỏi hƣớng dẫn học
tập những bài giảng văn (Phần văn học Việt Nam) [ 100]; Các điều kiện để nâng cao hiệu quả
giờ dạy văn học [45], Đổi mới thiết kế giờ học tác phẩm văn chƣơng [68], Lập hệ thống câu
hỏi trong giờ giảng văn [143], Một cách đặt câu hỏi trong giờ giảng văn [7], Sức mạnh câu
hỏi trong giờ giảng văn [12], Mâu thuẫn đặc thù của tác phẩm văn học



14
và cách đặt câu hỏi then chốt cho một giờ giảng văn [16], Về hệ thống bài tập trong sách giáo
khoa, Nga, Pháp [15]...
Những tài liệu bàn về câu hỏi trên lớp vừa dẫn đã đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến
câu hỏi nói chung (trong đó có câu hỏi trong sgk Văn) nhƣ: đặc điểm, yêu cầu, cấp độ, cách
nêu câu hỏi...vv. Tuy nhiên do đặc điểm, tính chất và mục đích của hai loại câu hỏi (câu hỏi
trên lớp và câu hỏi trong sgk Văn ở nhà) khác nhau nên chỉ có thể dựa vào những nguyên tắc
và những đặc điểm của loại câu hỏi này để tìm hiểu quan niệm chung của các tác giả về hệ
thống câu hỏi mà thôi. Tình hình trên đây đã chứng minh rằng vấn để hệ thống câu hỏi sgk
Văn học vốn là một vấn đề hết sức quan trọng nhƣng chƣa đƣợc chú ý nghiên cứu một cách
đúng mức và thỏa đáng ở Việt Nam. Đây cũng là lý do cơ bản để chúng tôi chọn nghiên cứu
đề tài này nhƣ đã nói ở trên.
Xuất phát từ tình hình tƣ liệu trên, chúng tôi xem xét va nghiên cứu lịch sử vấn đề của
luận án theo hai hƣớng chính nhƣ sau:
Thứ nhất: Tìm hiểu những tài liệu trực tiếp bàn đến vấn đề câu hỏi trong sgk Văn
(Tức là những tài liệu không nhiều mà chúng tôi đã nói ở trên.) Thứ hai: Tìm hiểu những tài
liệu gián tiếp bàn đến vấn đề câu hỏi trong sgk Văn (Tức là những tài liệu bàn về câu hỏi
trong việc dạy - học văn nói chung)
3.1. Những tài liệu trực tiếp bàn về hệ thống câu hỏi trong sgk Văn học.
Tham khảo một số sgk Văn của Liên xô (cũ) [168], [169], [170], chúng tôi thấy rằng,
thƣờng là ở phần lời nói đầu, các tác giả sách nêu yêu cầu và cách thức sử dụng sách, trong
đó có giải trình về vấn đề câu hỏi. Đọc phần này, ngƣời học sinh thấy đƣợc mục đích, tính
chất và đặc điểm cũng nhƣ vai trò. tác dụng và ý nghĩa của hệ thống câu hỏi trong sách giáo
khoa văn học mà các em đang sử dụng. Tiêu biểu nhất là ý kiến của. V.A. Kôvalép. Trong
cuốn Văn học Nga - Xô Viết, ông viết:


15

"Mỗi chƣơng Sgk đƣợc kết thúc bằng một hệ thống câu hỏi và bài tập. Hệ thống câu
hỏi và bài tập này sẽ giúp cho các bạn học sinh phân tích sâu hơn tác phẩm (Không chỉ có thế
mà chúng còn giúp các bạn tự đọc các tác phầm theo chƣơng trình chúng tôi nhấn mạnh),
hiểu thấu đáo những nội dung trong các phần của sách giáo khoa. Trả lời những câu hỏi này,
bạn có thể lấy trực tiếp từ các bài viết trong sgk, nhƣng mặt khác còn đòi hỏi sự lao động tự
giác: tự lựa chọn những kiến thức từ các phần khác nhau của cuốn sách, xây dựng câu trả lời
còn phải dựa trên cơ sở những chiêm nghiệm của riêng mình về các tác phẩm, sử dụng những
tƣ liệu văn học bổ sung tham khảo. Nếu gặp khó khăn thì nên hỏi giáo viên. Làm những câu
hỏi và bài tập này bạn sẽ nắm đƣợc tri thức một cách hệ thống. Những câu hỏi và bài tập này
đƣợc sắp xếp một cách có thứ tự. Mỗi câu hỏi mới lại phức tạp hơn, vì nó đều có lôgic bắt
nguồn từ các bài tập và câu hỏi trƣớc đó. Cần đặc biệt chú ý vào những bài tập giúp bạn định
hƣớng vào những việc làm có tính tập thể nhƣ: chuẩn bị báo cáo, trình bày trên diễn đàn,
tranh luận, thảo luận trong nhóm học tập ...vv" . [168 . 4 ]
Qua ý kiến trên có thể thấy tác giả chú ý tới hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa
trên các phƣơng diện:
- Thứ nhất là mục đích: giúp học sinh hiểu sâu hơn tác phầm văn học, hiểu thấu đáo
nội dung các phần của sgk và giúp học sinh tự đọc tác phẩm.
- Thứ hai là yêu cầu: hệ thống câu hỏi, bài tập buộc học sinh không chỉ biết trả lời
bằng cách lấy trực tiếp từ những nội dung cụ thể trong sách mà còn phải biết "lao động tự
giác", lựa chọn, tổng hợp từ các phần khác nhau kết hợp với những chiêm nghiệm cá nhân...
Đây cũng có thể coi là những gợi ý về phƣơng pháp luận nói chung cho học sinh khi làm việc
với hệ thống bài tập trong sgk.
- Thứ ba là tác dụng: Hệ thống câu hỏi, bài tập sẽ giúp học sinh


16
nắm đƣợc tri thức một cách hệ thống.
- Thứ tƣ là đặc điểm: Các câu hỏi và bài tập đƣợc sắp xếp một cách có thứ tự, câu hỏi
mới phức tạp hơn câu hỏi cũ, có liên quan với những câu hỏi trƣớc đó. Đây cũng chính là tính
hệ thống và nguyên tắc nhận thức của hệ thống câu hỏi, bài tập trong sgk Văn học.

Tuy chƣa đƣợc hoàn chỉnh và mới dừng lại ở những chỉ dẫn có tính chất nguyên tắc
chung nhƣng chúng tôi cho rằng ít nhất ở đây tác giả cũng đã xác định, và công khai quan
niệm của mình về vấn đề câu hỏi trong sgk Văn học một cách rõ ràng mà nhiều tác giả, nhiều
cuốn sgk khác không có.
Trong bài viết cho tạp chí Những vấn đề sgk nhà trƣờng, số 1-1974, tác giả
Ippolitova, vốn là một giáo viên trƣờng phổ thông trung học số 27 Giapôrôgia, đã khảo sát
tƣơng đối kỹ Các loại hình câu hỏi và bài tập trong sgk văn học Nga từ lớp 4 đến lớp 9. "Mục
đích của bài báo là phân tích sự khác nhau của các kiểu bài tập trong sgk văn học Nga (mới)"
[166]. Từ đó phân loại và chỉ ra vai trò của mỗi loại hình câu hỏi, bài tập. Theo tác giả, sgk
Vẳn học Nga có 2 loại bài tập lớn là: Bài tập tái hiện (tác giả gọi là bài tập ít có hiệu qủa) Và
bài tập sáng tạo (bài tập có hiệu qủa cao). Trong loại bài tập và câu hỏi sáng tạo, tác giả lại
chia ra 8 kiểu khác nhau, bao gồm:
1, Giải thích
2, Thiết lập quan hệ nhân qủa.
3, Chứng minh, bác bỏ.
4, Cụ thể hóa .
5, Khái quát hóa - Kết luận riêng.
6, Tự đánh giá.
7, Tự phân tích.
8, Nghiên cứu sổng tạo.
Qua sự khảo sát thống kê phân tích, tác giả đƣa ra một số nhận xét đáng lƣu ý nhƣ:


17
Một là: Số lƣợng câu hỏi, bài tập sáng tạo trong sgk Văn học (mới) của Nga tăng lên
rõ rệt (70%) so với loại câu hỏi, bài tập tái hiện (30%).
Hai là: Mong muốn của các soạn giả sgk là đƣa tới cho học sinh những bài tập cơ bản
hệ thống, cân đối nhằm hình thành cho học sinh những tri thức và kỹ năng văn học. Đặc biệt
thấy rõ đƣợc những thao tác logíc và tiếp nhận đƣợc những phƣơng pháp nhƣ so Sánh, khái
quát hóa... (so sánh chiếm tỉ lệ lớn nhất, tới 15% tổng số câu hỏi, bài tập)

Ba là: Các loại, kiểu câu hỏi bài tập ở các lớp sau ngày càng da dạng và phức tạp hơn
lên.
Bốn là: " Có thể thấy công việc to lớn của tác giả sgk là tập trung phát triển tư
duy sáng tạo cho học sinh: các em dần dần đi từ những kết luận độc lập đến những
đánh giá riêng qua sự phân tích độc lập đối với công việc quan sát của mình" [166.64
- 65]

.
Năm là: " một bộ phận lớn quan trọng của bài tập trong sgk đòi hỏi hoạt động sáng

tạo độc lập của học sinh. Hình thành phương pháp học tập, nghiên cứu sáng tạo
trong nhà trường đã trở thành một đòi hỏi. Điều đó gây cho giáo viên và các nhà sư
phạm sự suy nghĩ nghiêm túc" [166. 65]
Khẳng định vai trò, làm quan trọng của hệ thống câu hỏi, bài tập trong sgk Văn học,
tác giả A.C. Acbascva viết:
Những câu hỏi, bài tập xếp đặt trong sgk Văn học có thể góp phần kích thích
và phát triển tình cảm, đạo đức của học sinh; hình thành phương pháp lịch sử văn
học đối với tác phẩm nghệ thuật; giúp đỡ học sinh phát triển và làm phong phú lời
nói" [165.227].
Đặc biệt tác giả nhấn mạnh đến vài trò, tác dụng định hƣớng cho việc tự đọc độc lập
của học sinh:
" Hệ thống câu hỏi, bài tập sẽ định hướng cho học sinh ngoài nhà trường Nga
tự đọc các tác phẩm cổ điển Nga, giúp họ thấu hiểu tác phẩm cũng


18
như liên tưởng văn học, làm giàu, kinh nghiệm tri giác của người đọc được thực hiện cả
trond và ngoài lớp" [65.228].
Ngoài những tài liệu và sgk văn học Nga, chúng tôi cũng đã tiến hành xem xét, tham
khảo một số tài liệu và sgk của Pháp mà chủ yếu là 3 cuốn sgk văn học [175], [167], [174]

dùng cho lớp 10, 11 và 12 mới xuất bản năm 1996 để phục vụ thi tú tài mới (Nouvenu
baccalauréat). Có thể mô tả các loại hình câu hỏi, bài tập trong sgk Văn học của Pháp bằng
một số nét chính sau đấy:
Trong 2 cuốn sgk Văn học dùng cho lớp 10 và 11 [167], [174] học sinh đƣợc học lịch
sử văn học Pháp theo một chƣơng trình đồng tâm:
Lớp 10 [167] học từ thời Trung cổ (Moyen Âge) và Sau đó là văn học Pháp qua 5 thế
kỷ từ XVI - XX.
Lớp 11 [174] học lại văn học Pháp 5 thể kỷ trên (trừ văn học thời Trung cổ) tất nhiên
là với những nội dung và yêu cầu khác nhau, các tác giả và một số tác phẩm đƣợc lặp lại
nhƣng thco một ý đồ khác nhau. Thống kê các loại hình câu hỏi, bài tập trong 2 cuốn sách
trên chúng tôi thấy có những loại sau đây:
1. Lecture méthodique: Phƣơng pháp đọc hiểu
2. Élude comparée: Học so sánh
3. Parcôur culturel: Tìm hiểu vốn văn hóa (tạm dịch)
4. Écriture: Lối viết, cách viết
5. Vers le commentaire: về giải thích (chú giải)
6. Vers la disscrtasion: Bình luận
7. Lire la peinture: Giảng giải hội họa
8. Vers le résumé: về tóm tắt tác phẩm.
9. Travail de synthèse: Bài tập tổng hợp.
10. Étude d'un lextc argumentatif: Nghiên cứu một bài văn lập luận.


19
11. Étude litteraire: Nghiên cứu văn học
Tỉ lệ các loại bài tập, câu hỏi đƣợc cấu trúc và phân bố trong 2 cuốn sách đó nhƣ sau:
Bảng 1: So sánh lượng bài tập trong sgk Văn học Pháp (tài liệu đã dẫn)

Stt


Loại bài tập

1

Leeture methodique

2

Étnde comparée

3

Lớp X

Lớp XI

194/ 199 tp

131/209 1p

11

20

82

26

parcoure cullturel


4

Écriture

40

4

5

Vers le commentaire

14

31

6

Vers la dissertation

16

44

7

Lire la peinture

9


55

8

Vers le résumé

3

1

9

Travail de synthese

0

83

10

Étuđe d'un texte

0

24

0

16


argumentatif
11

Étude littéraire

Ghi chú

Ghi chú:
Trong mỗi loại bài tập trên đây lại có các câu hỏi khác nhau (nhiều nhất là 6 câu, ít
nhất là 1 câu).
Ở loại 11 bao giờ cũng có 2 dạng câu hỏi: câu hỏi quan sát (Questions d'observation)
và câu hỏi phần tích (Questions d'analyse)
Số lƣợng tác phẩm (phần lớn là những trích đoạn rất (ngắn từ 1 - 2 trang) đƣợc học ở
lớp 10 là 199 và ở lớp 11 là 209 đoạn trích.


20
Từ bảng so sánh này, có thể rút ra một số nhận xét nhƣ sau:
1. Loại hình bài tập câu hỏi trong sgk văn học Pháp rất đa dạng và phong phú (11
loại), mỗi loại đƣợc đặt tên thống nhất để định hƣớng cho học sinh tìm hiểu cả nội dung và
hình thức.
2. Loại bài tập tăng dần: ở lớp 10 có 8 loại ( không có 3 loại cuối bảng) lên lớp 11 là 1
loại ( thêm 3 loại: 9, 10 và 11. Đó là những loại bài tập khó: bài tập tổng hợp, bài tập nghiên
cứu một bài văn lập luận và bài tập nghiên cứu văn học). Tổng số bài tập lớp 11 cũng tăng lên
rất nhiều so với lớp 10.
3. Số lƣợng bài tập của mỗi loại rất khác nhau. Riêng loại bài tập đầu (phƣơng pháp
đọc hiểu) cả hai lớp đều chiếm số lƣợng rất lớn (xem bảng). Điều này chứng tỏ các soạn giả
rất chú ý hình thành, trang bị cho học sinh cách thức, phƣơng pháp tìm hiểu văn bản, tác
phẩm. Tuy vậy lớp 11 số lƣợng loại này cũng đã ít đi so với lớp 10. Có thể thấy ở lớp 11 các
loại bài tập khó đều đƣợc gia tăng, ngoài 3 loại bài tập lớp l0 không có, loại Giảng giải hội

họa lớp 10 chỉ có 9 bài thi lên lớp 11 loại này lên tới 55; Bình luận lớp 10 có 16 thì lớp 11 là
44; bài tập chú giải lớp 10 là 14 thì lớp 11 là 31... Ngƣợc lại có loại bài tập lớp l0 lại rất nhiều
lên lớp 11 lại ít đi nhƣ: Tìm hiểu vốn văn hóa và cách viết. Đây là Những loại bài tập nhẹ
nhàng, đơn giản mà rất bổ ích
Lên lớp 12, học sinh phổ thông trung học Pháp chuẩn bị cho thi tú tài ( Baccalaureat)
bằng cuốn Kỹ thuật văn chƣơng ở trƣờng phổ thông trung học ( Techniques liltéiaiies au
Lycée ) [175]. Với sách này, học sinh phải học 30 bài với 390 trích đoạn tác phẩm của 145
tác giả văn học Pháp trong 5 thế kỷ, hình thành 265 khái niệm thuật ngữ với 375 bài tập
[175.2]... Sách đƣợc cấu tạo theo 4 phần lớn
Phần 1: Những vấn đề về giao tiếp: tín hiệu, văn bản, hình ảnh (3 bài)
Phần II: Đọc và hiểu một văn bản (19 bài)
Phần III: Chuẩn bị cho thi nói (2 bài)


21
Phần IV: Chuẩn bị cho thi viết (5 bài).
Trong mỗi phần nhƣ thế đến đƣợc cấu trúc theo 4 mục lớn:
A. Đọc hiểu và phân tích.
B. Bài học
C. Bài tập
D. Phần phụ
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ quân tâm đến mục C của Phần II,
tức là bài tập cho phần đọc hiểu một văn bản (Lire et comprendre un lexte). Có thể tìm thấy ở
đây một khối lƣợng câu hỏi bài tập vô cùng phong phú, đa dạng nhƣng lại rất tập trung. Vì
mỗi bài học trong phần này là nhằm tập trung vào một vấn đề thuộc cấu trúc tác phẩm, giúp
học sinh nắm đƣợc những công cụ cơ bản để khám phá văn bản tác phẩm, tiếp cận tác phẩm
từ góc độ thi pháp học và cấu trúc luận. Các bài tập đều xoay quanh 19 vấn đề đƣợc đề cập
đến đó là:
1, Các kiểu văn bản (les types de texte)
2, Văn bản và văn cảnh (Texle et conlcxlc)

3, Từ vựng: từ nguyên và từ đa nghĩa
(Le lexique: étymologie et polysémie)
4, Hệ thống từ vựng (Les réscnux lexicanx)
5, Câu (la phrase)
6, Thì và thể (Les temps et les modes)
7, Sự trình bày (l'enonciattion)
8, Những hình thức tu từ học (Les figures de rhétorique)
9, Vần, nhịp và âm hƣởng (Metrique, rythme, etsonrites)
10, Giọng điệu (Les ltosnalite)
11, Kể và tả (La narration et la description)
12, Thông báo và lập luận (L'information et l'agunmentation)
13, Logíc của lập luận (La logiquede de l'agutnentation)


22
14, Ví dụ và trích dẫn (Les exemples et les ciations)
15, Hàm ẩn (Pimplicité)
16, Tiểu thuyết (Le roman)
17, Kịch (Le théâtre)
18, Thơ ca (La poésie)
19, Tiểu luận, văn trào phúng, thƣ từ và tự truyện.
( L'essai, le pamphlet, la lellre, l'ruitobiograpliie). Trong mỗi vấn để nhƣ thế lại có rất
nhiều bài tập, trong bài tập lại có nhiều câu hỏi khác nhau để là sáng tỏ bài tập đó. Ví dụ để
luyện tập cho học sinh nắm dƣợc vấn đề văn bàn và văn cảnh, các tác giả tập trung nêu lên
nhiều câu hỏi xoay quanh các nội dung sau:
I . Tầm quan trọng của văn cảnh (L'importance du conlexte)
1, Tác giả và thời đại của ông ta. Hãy sắp xếp các nhà văn sau theo các thế kỷ họ xuất
hiện. (cho một loạt nhà văn không theo thứtự và học sinh xếp lại theo thế kỷ họ xuất hiện)
2, Nhà văn, tác phẩm và lịch sử.
3, Những nhà văn và các tác phẩm của họ.

4, Văn cảnh văn học.
5, Văn cảnh không cụ thể và tác phẩm văn học.
6, Những ghi chú văn hóa.
7, Văn bản và lịch sử.
II. Đoạn trích và tác phẩm ( Le texle et loeuvre)
8, Xuất xứ đoạn trích trong tác phẩm.
9, Hai đoạn trích đối xứng
10, Sử dụng yếu tố trƣớc và sau đoạn trích
11, Sử dụng những thông tin về tiểu sử tác giả và nhan đề tác phẩm.
III. Bài tập tổng kết (Bilan) gồm 4 câu hỏi.


23
Trên đây chỉ là những mô tả tống quát về sgk và hệ thống bài tập, câu hỏi trong sgk
Văn học của Pháp. Chúng tôi cho rằng cách biên soạn và cấu trúc hệ thống câu hỏi, bài tập
của các tác giả Pháp rất đáng đƣợc nghiên cứu và rút kinh nghiệm cho sgk Văn học của Việt
Nam. Điều đáng nói là quan hệ thống câu hỏi, bài tập hết sức phong phú nhƣng rất nhất quán,
ta có thể thấy các tác giả có một quan niệm hết sức rõ ràng về hệ thống bài tập. câu hỏi trong
sgk cho học sinh phổ thông trung học. Đó là việc tập trung hình thành vì rèn luyện cho học
sinh khả năng tự tiếp nhận tác phẩm văn học bằng cách qua hệ thống bài tập, câu hỏi mà
trang bị cách thức dọc hiểu tác phẩm bằng các công cụ ngôn ngữ (Les outils de la Iangue
pour la lecture). Hệ thống câu hỏi đa dạng phong phú trong cách thức hỏi nhƣng phải tập
trung vào một số loại hình nhất đinh (tất cả 11 loại), trong đó có loại rất quan trọng, mà học
tác phẩm nào cũng phải chú ý nhƣ loại phƣơng pháp đọc hiểu (lecture mclhodiqtie). Càng lên
lớp trên thì hệ thống câu hỏi càng phức tạp và khó hơn (có những loại ở lớp dƣới không có).
Số lƣợng bài tập và câu hỏi cho một bài học khá nhiều (thƣờng là 3 - 4 loại bài tập và trong
mỗi loại lại có nhiều câu hỏi cho một bài thơ, bài văn hoặc một đoạn trích rất ngắn). Nhƣ thế
có thể thấy các soạn giả rất chú ý tới việc hƣớng dẫn học sinh học tập theo sgk ở nhà, cũng
tức là chú trọng thực hành, ứng dụng.
Tham khảo nhiều sách của các tác giả miền Nam (trƣớc giải phóng, 1975) [8], [48],

[116], [141], [149]... chúng tôi thấy vấn đề câu hỏi trong sgk Văn học cũng đã đƣợc chú ý.
Tiêu biểu ý kiến của các tác giả Vũ Ký, Tạ Ký. Trong cuốn Quốc văn 12 abcd, ở lời nói đầu
các ông viết:
" Chúng tôi soạn phần câu hỏi trắc nghiệm cốt để học sinh làm quen với các câu hỏi
trắc nghiệm mà theo chúng tôi nội dung các câu trả lời thực vô cùng linh động và rộng rãi dễ
làm cho các bạn lúng túng... Không nắm đƣợc nội dung các vấn đề thì tất nhiên khó mà trả
lời thông suốt các câu hỏi


24
… Cung cấp cho các bạn tài liệu giáo khoa cần yếu để trả lởi các câu hỏi trắc nghiệm
quốc văn trong kỳ thi tú tài phổ thông sắp đến" [ 48 .5] .
Ở một cuốn khác, Quốc văn 12, tác giả Ngô Minh Chà cũng viết: Chúng tôi cần có
những bài tập luận cùng những cân hỏi trắc nghiệm với những giải đáp ở cuối sách để các
bạn HS tự kiểm soát công việc học tập của mình" [ 8 . 7 ] ...v.v.
Trong bộ sách Quốc văn của Vũ Quế Viên [ 149] dùng cho hệ phổ thông từ lớp 9 đến
lớp 12 cũng đã nêu lên cách thức soạn một bài văn và cách tìm hiểu câu hỏi.
Những ý kiến trên đây của các tác giả sgk miền Nam trƣớc giải phóng tuy còn đơn
giản, sơ sài, nhƣng phần nào cũng cho ta thấy quan niệm của họ về hệ thống câu hỏi bài tập
trong sgk Văn học . Cũng cần nói thêm là, mặc dù hình thức câu hỏi trắc nghiệm của các tác
giả nói trên còn nhiều hạn chế cần phải bàn lại, xem xét lại nhiều vấn đề, nhƣng hình thức
trắc nghiệm ấy cũng rất cần đƣợc lƣu ý tham khảo và ứng dụng vào việc biên soạn hệ thống
câu hỏi cho sgk Văn học hiện nay.
Nhìn chung sgk văn học miền Bắc không thấy nêu vấn đề câu hỏi trong sgk Văn học
để lƣu ý học sinh khi sử dụng. Các tài liệu nghiên cứu riêng về vấn đề này nhƣ trên chúng tôi
đã trình bày cũng là rất ít ỏi. Cho tới khi tiến hành biên soạn sgk cải cách, vấn đề này mới
đƣợc đề cập đến. Có thể dẫn ra đây ý kiến tiêu biểu nhất của Nguyễn Lộc. Nói về “Phƣơng
hƣớng biên soạn sgk cải cách lớp 10”, ông viết:
"Chúng tôi coi việc nêu lên những câu hỏi để học sinh chuẩn bị trong phần hƣớng dẫn
học tập gần nhƣ là chiếc chià khóa của việc cải giảng dạy (tác giả nhấn mạnh). Tuyệt đối

tránh những câu hỏi mà học sinh không cần nghiên cứu văn bản cũng có thể trả lời đƣợc đại
khái, hay những câu hỏi chỉ chú trọng mặt đạo đức xã hội của tác phẩm mà hoàn toàn coi nhẹ
giá trị thẩm


×