Tải bản đầy đủ (.pdf) (237 trang)

Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 237 trang )

       BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                         BỘ QUỐC PHÒNG
VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM

LÊ VĂN CỬ 

CÔNG TÁC ĐỊCH VẬN 
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN 
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
(1945 ­ 1954)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

          

           


HÀ NỘI ­ 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                         BỘ QUỐC PHÒNG
VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM

LÊ VĂN CỬ

 

CÔNG TÁC ĐỊCH VẬN 
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN 
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
(1945 ­ 1954)


Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam 
Mã số:
        62 22 03 13

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS, TS Đinh Quang Hải
2. TS Trần Văn Thức
 


HÀ NỘI ­ 2015

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, công trình này là kết quả  nghiên cứu độc lập của 
bản thân. Các số  liệu, sự  kiện, những kết quả  nghiên cứu của luận án là  
trung thực. Những đánh giá, kết luận của luận án chưa từng được công bố 
trong bất cứ công trình nào.
TÁC GIẢ

Lê Văn Cử


i

LỜI CẢM ƠN

Tác giả  luận án xin được gửi lời cảm  ơn chân thành tới PGS, TS 

Đinh Quang Hải và TS Trần Văn Thức, hai thầy hướng dẫn khoa học đã 
luôn tận tình giúp đỡ, cho ý kiến và động viên tác giả  trong suốt quá trình  
thực hiện luận án.
Xin trân trọng gửi lời cảm  ơn tới các đồng chí lãnh đạo, chỉ  huy và  
các nhà khoa học, các đồng nghiệp tại Viện Lịch sử quân sự  Việt Nam đã 
có tạo điều kiện giúp đỡ và có nhiều nhận xét khoa học cũng như sự động 
viên, khích lệ để tác giả hoàn thành luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Cục 
Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Thư 
viện quốc gia Việt Nam, Thư  viện Trung  ương quân đội, Thư  viện Viện 
Lịch sử quân sự Việt Nam, các nhân chứng lịch sử… đã tạo điều kiện giúp 
đỡ  để  tôi được tiếp cận các nguồn tư  liệu quý phục vụ  quá trình nghiên  
cứu.
Cuối cùng, xin dành lời tri ân đến gia đình, bè bạn, những người luôn 
bên cạnh động viên, khích lệ, sẻ  chia, thông cảm và hỗ  trợ  tôi trong suốt  
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!


ii


iii

MỤC LỤC
Trang 
MỞ ĐẦU

Chương 1: TỔNG   QUAN   TÌNH   HÌNH   NGHIÊN   CỨU   LIÊN 


1
6

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.3. Một số nhận xét về các công trình nghiên cứu liên quan đến 

6
9
28

đề tài luận án
1.4. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu, giải quyết 
Chương 2: CÔNG   TÁC   ĐỊCH   VẬN   TRONG   GIAI   ĐOẠN   ĐẦU 

30

KHÁNG CHIẾN (1945 ­ 1950)

2.1.

Khái quát công tác địch vận trước cuộc kháng chiến chống 

thực dân Pháp 
2.2.
Bước đầu tiến hành công tác địch vận (1945 ­ 1947)
2.3.
Công tác  địch vận (1948 ­ 1950)

Chương 3: CÔNG TÁC ĐỊCH VẬN TRONG GIAI ĐOẠN TIẾN 

31

  
31 
40
53 
73

CÔNG VÀ PHẢN CÔNG, KẾT THÚC THẮNG LỢI  
CUỘC KHÁNG CHIẾN (1951 ­ 1954)

3.1.

Công tác địch vận kết hợp các hoạt động quân sự, phát triển  

73 

3.2.

thế tiến công chiến lược (1951 ­ giữa 1953)
Đẩy mạnh công tác địch vận, góp phần kết thúc thắng lợi 

89 

cuộc kháng chiến (giữa năm 1953 ­ 7.1954)
Chương 4: ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
4.1.
Đặc điểm

4.2.
Ý nghĩa 
4.3.
Một số kinh nghiệm 

114
126
135

KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÔNG BỐ KẾT 

151
155

QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

156
176

114


iv

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Ban Chấp hành


BCH

Bộ Chỉ huy quân sự

BCHQS

Bộ Quốc phòng 

BQP

Chính trị quốc gia

CTQG

Chủ nghĩa xã hội

CNXH

          Đảng Cộng sản Việt Nam 

ĐCSVN

Đảng Cộng sản Đông Dương

ĐCSĐD

Đảng Lao động Việt Nam 

ĐLĐVN


Lịch sử quân sự 

LSQS

Lực lượng vũ trang

LLVT

Nhà xuất bản

Nxb

Quân đội nhân dân 

QĐND

Quân đội nhân dân Việt Nam 

QĐNDVN

Uỷ  ban hành chính                                                  UBHC
Uỷ ban kháng chiến hành chính

UBKCHC

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

VNDCCH          


Xã hội chủ nghĩa

XHCN


v

DANH MỤC CÁC BẢNG

1.
2.

Trang
Bảng 2.1: Kết quả công tác địch vận năm 1947
49 
Bảng 2.2: Kết quả công tác địch vận từ Liên khu 5 trở ra          63

3.

(từ năm 1945 đến tháng 6.1950)
Bảng 3.1: Kết   quả   công   tác   địch   vận   ở   Bắc   Bộ   (từ 

83

4.

tháng 2.1951 đến tháng 3.1952)
Bảng 3.2: Kết   quả   công   tác   địch   vận   ở   Nam   Bộ   và 

84


Trung Bộ (đầu năm 1951)


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945­1954), công tác 
địch vận là một trong những lĩnh vực hoạt động đặc biệt, có vai trò quan  
trọng và những đóng góp to lớn.
Kế  thừa truyền thống đánh giặc giữ nước trong lịch sử  lâu dài chống 
ngoại xâm của dân tộc, với quan điểm, lập trường cách mạng, khoa học,  
Đảng Cộng sản Đông Dương* xác định đường lối kháng chiến chống thực 
dân Pháp là toàn dân, toàn diện, trường kỳ  và dựa vào sức mình là chính, 
trong đó, công tác địch vận được đặc biệt chú trọng: “Tác chiến quan trọng 
như  thế  nào thì địch vận cũng cần như  thế” [82, tr.197]. Để  thực hiện có 
hiệu quả, phải dùng mọi hình thức, tận dụng mọi cơ hội tuyên truyền làm 
tan rã tinh thần binh lính đối phương, giúp binh lính thấy rằng nhân dân 
Việt Nam và họ có chung một kẻ thù là thực dân phản động Pháp, từ đó họ 
phản đối chiến tranh xâm lược, ủng hộ và bỏ hàng ngũ địch chạy sang lực  
lượng kháng chiến. 
Theo chủ trương của Đảng, công tác địch vận được các cấp uỷ, chính 
quyền, các ngành, các đoàn thể cùng đông đảo nhân dân trên khắp cả nước  
hưởng ứng, triển khai thực hiện. Lúc đầu, công tác này được tiến hành còn 
giản đơn, song dần dần đã trở thành nhiệm vụ mang tầm chiến lược và có 
tính chất quần chúng rộng rãi. Bộ  máy địch vận được hình thành thống 
nhất từ Trung ương đến khu, liên khu, tỉnh, huyện và các đơn vị bộ đội chủ 
lực. Nhiều hình thức, biện pháp địch vận được tiến hành như: vận động 

binh lính đấu tranh, bỏ hàng ngũ sang theo lực lượng kháng chiến, tổ chức 
nhân mối trong quân đội Pháp, chống bắt lính, đòi chồng, đòi con; đối xử 
 Từ tháng 10.1930 lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dương, tháng 3.1951 lấy tên là Đảng Lao động Việt  
Nam, tháng 12.1976 trở lại tên Đảng Cộng sản Việt Nam.
*


2
nhân đạo với tù, hàng binh, tổ chức hồi hương cho tù, hàng binh, thực hiện 
thả  tù binh, v.v... Kết quả  là, công tác địch vận đã góp phần làm binh lính 
đối phương bị phân hoá sâu sắc, âm mưu thâm độc "dùng người Việt đánh  
người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" của thực dân Pháp bị thất bại  
một phần đáng kể, tinh thần chiến đấu của binh lính bị giảm sút, sức mạnh 
và uy tín cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam ngày càng lên cao, 
nhiệm vụ  tác chiến của bộ  đội thêm nhiều thuận lợi, tạo sức mạnh tổng 
hợp tiến lên đánh bại kẻ  thù xâm lược. Tuy nhiên, có lúc có nơi, việc tiến 
hành công tác địch vận vẫn còn hạn chế, khuyết điểm, nhưng những hạn 
chế, khuyết điểm đó đã nhanh chóng được tổng kết rút kinh nghiệm và tổ 
chức uốn nắn kịp thời, làm cho công tác này luôn đi đúng hướng và đạt 
nhiều thành tích, để lại những bài học kinh nghiệm có giá trị.
Nghiên cứu quá trình tiến hành công tác địch vận trong cuộc kháng 
chiến chống thực dân Pháp nhằm góp phần dựng lại cuộc đấu tranh anh  
dũng của Quân đội và Nhân dân Việt Nam trên một lĩnh vực hoạt động đặc 
biệt, qua đó làm rõ hơn tính chất toàn dân, toàn diện và góp phần lý giải về 
một trong những nhân tố tạo nên thắng lợi, rút ra những đặc điểm, ý nghĩa  
và một số kinh nghiệm cho hiện nay. 
Mặc dù nhiều năm qua, vấn đề  công tác địch vận trong cuộc kháng 
chiến chống thực dân Pháp đã được một số cơ quan, nhà khoa học đề cập,  
nghiên cứu  ở  một số  khía cạnh, song cho đến nay vẫn chưa có công trình  
chuyên khảo nào có nội dung đầy đủ, toàn diện và có hệ  thống về vấn đề 

này.
Với những lý do trên, tôi chọn đề  tài “Công tác địch vận trong cuộc  
kháng chiến chống thực dân Pháp (1945­1954)” làm đề tài luận án tiến sĩ, 
chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích của luận án 


3
Tái hiện tương đối đầy đủ, toàn diện quá trình tiến hành công tác địch 
vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trên cơ  sở  đó rút ra đặc 
điểm, ý nghĩa và một số  kinh nghiệm có thể nghiên cứu vận dụng và phát 
huy trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước hiện nay. 
2.2. Nhiệm vụ của luận án
­ Làm rõ cơ  sở  tiến hành công tác địch vận trong cuộc kháng chiến  
chống thực dân Pháp.
­ Trình bày bối cảnh lịch sử, âm mưu, thủ  đoạn xâm lược của thực  
dân Pháp; chủ  trương của Đảng, Chính phủ  và QĐND Việt Nam về  công  
tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
­ Trình bày có hệ  thống quá trình thực hiện, các bước phát triển, kết 
quả  và một số  hạn chế  của công tác địch vận trong cuộc kháng chiến 
chống thực dân Pháp. 
­ Nêu bật và phân tích làm rõ đặc điểm, ý nghĩa và một số kinh nghiệm 
được rút ra của công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân  
Pháp, qua đó làm sáng rõ truyền thống nhân văn, tính chất nhân đạo cao cả 
của dân tộc Việt Nam. 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là công tác địch vận do VNDCCH 
tiến hành trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 ­ 1954), cụ 

thể  là chủ  trương, biện pháp, hình thức tiến hành, tổ  chức bộ  máy, lực  
lượng tham gia, quá trình triển khai thực hiện, kết quả… của công tác địch 
vận.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
­ Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu các nội dung 
chủ yếu: Công tác tuyên truyền, vận động sĩ quan, binh lính trong quân đội 


4
Liên hiệp Pháp, đấu tranh chống tuyển mộ, bắt lính, đòi chồng, đòi con;  
công tác tù, hàng binh. 
­ Về  thời gian:  Nghiên cứu công tác địch vận từ  tháng 9.1945 đến 
tháng  7.1954, tức là từ khi Nam Bộ mở đầu kháng chiến đến khi Hiệp định  
Giơnevơ được ký kết, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân  
Pháp. Tuy nhiên, sau tháng 7.1954, công tác địch vận vẫn tiếp tục được tiến 
hành, do đó luận án có đề cập ở một mức độ nhất định để bảo đảm tính hệ 
thống, liên tục.
­ Về không gian: Quá trình tiến hành công tác địch vận trên cả nước.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu nghiên cứu
­ Các văn kiện của Bộ  Chính trị, Trung  ương Đảng, Tổng Quân  ủy 
(Trung ương Quân ủy, Tổng Chính ủy), các Liên khu uỷ, Khu uỷ và các cấp 
uỷ địa phương từ năm 1945 đến năm 1954 về công tác địch vận.
­ Các tác phẩm của Chủ  tịch Hồ  Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo 
Đảng, Nhà nước và Quân đội viết về  công tác địch vận trong cuộc kháng 
chiến chống thực dân Pháp.
­ Các công trình lịch sử  kháng chiến, lịch sử   Đảng bộ, lịch sử  lực 
lượng vũ trang, lịch sử các tổ chức, đoàn thể, các địa phương, đơn vị trong 
kháng chiến chống thực dân Pháp. 
­ Các công trình khoa học, bài báo, tạp chí, luận án, luận văn có nội 

dung liên quan đến đề tài.
­ Đặc biệt chú trọng nguồn tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ  Bộ 
Quốc phòng, Cục Lưu trữ  Văn phòng Trung  ương Đảng, Trung tâm Lưu  
trữ quốc gia III. 
­ Hồi ký của các đồng chí lão thành cách mạng, những người từng trực  
tiếp tham gia công tác địch vận trong kháng chiến chống Pháp.


5
­ Một số tư liệu nước ngoài về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam  
của thực dân Pháp.
4.2. Phương pháp nghiên cứu 
Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác ­ Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh  
và đường lối quân sự của Đảng, luận án sử dụng hai phương pháp chủ yếu 
là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, kết hợp với các phương pháp 
khác như  phân tích, thống kê, so sánh đối chiếu, tổng hợp… để  thu thập, 
xử  lý và phân tích các nguồn tư  liệu văn bản, các công trình nghiên cứu. 
Ngoài ra, để thẩm định và làm phong phú thêm nguồn tư liệu, tác giả luận 
án còn tiếp xúc, phỏng vấn một số nhân chứng lịch sử. 
5. Đóng góp của luận án 
­ Cung cấp những tư liệu mới và hệ thống hóa các tư liệu, phục dựng  
lại toàn bộ  quá trình tiến hành công tác địch vận trong cuộc kháng chiến  
chống thực dân Pháp.
­ Làm sáng rõ các chủ  trương, quan điểm của ĐCSVN, Chính phủ  và 
QĐNDVN về  công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân  
Pháp.
­ Phân tích và rút ra đặc điểm, ý nghĩa và một số  kinh nghiệm của  
công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp có thể tham 
khảo, vận dụng và phát huy trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc  
hiện nay.

6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở  đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ 
lục, luận án được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề  tài luận 
án.


6
Chương 2: Công tác địch vận trong giai đoạn đầu kháng chiến (1945 ­ 
1950).
Chương 3: Công tác địch vận trong giai đoạn tiến công và phản công, 
kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến (1951 ­ 1954).
Chương 4: Đặc điểm, ý nghĩa và một số kinh nghiệm.  


7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 
Trong lịch sử  chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, cùng với các 
hoạt động quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế…, công tác địch vận được  
sử  dụng là một mũi tiến công sắc bén vào hàng ngũ kẻ  thù. Tùy vào từng 
thời kỳ, công tác này có những tên gọi khác nhau như: tâm công, binh vận, 
địch vận, binh ­ địch vận và tuyên truyền đặc biệt.
Trong Khởi nghĩa Lam Sơn thế  kỷ  XV, sách lược tâm công trở  thành 
tư tưởng chiến lược, được Lê Lợi, Nguyễn Trãi vận dụng thành công. Nội 
dung cơ bản của sách lược tâm công, một mặt là việc vận động nhân dân 
cả  nước đứng lên đánh giặc, giáo dục, động viên tinh thần chiến đấu của 

nghĩa quân; mặt khác hết sức quan trọng là tuyên truyền tư  tưởng nhân 
nghĩa, đánh vào tinh thần quân địch, tiến công trên mặt trận chính trị, ngoại 
giao, kết hợp chặt chẽ với đòn tiến công quân sự, từng bước làm suy yếu,  
tan rã tinh thần, tiến tới đánh sập hoàn toàn ý chí xâm lược của kẻ thù [40, 
tr.469].
Kế thừa truyền thống tâm công trong lịch sử dân tộc, ngay từ khi mới 
thành lập, ĐCSVN luôn coi trọng công tác địch vận. Căn cứ vào điều kiện,  
hoàn cảnh lịch sử  cụ  thể, Đảng đề  ra chủ  trương, đường lối, hình thức,  
phương pháp vận động cụ  thể, phù hợp với từng đối tượng để  thực hiện 
địch vận có kết quả. 
Trong giai đoạn cách mạng 1930­1945, Đảng sử dụng khái niệm  binh 
vận và xác định đó là một bộ phận công tác vận động cách mạng của Đảng 
đối với binh lính trong quân đội Pháp. Phương thức hoạt động là trực tiếp  


8
hoặc thông qua thân nhân binh lính để  tuyên truyền, vận động nhằm giác 
ngộ, đưa họ  vào tổ  chức  Binh sĩ cứu quốc  trong mặt trận dân tộc thống 
nhất, kết nạp những người thực sự  giác ngộ  vào lực lượng vũ trang cách 
mạng sau này.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,  Đảng sử  dụng khái 
niệm  địch vận  và tuỳ  từng đối tượng, còn có các khái niệm cụ  thể  khác 
như  Âu ­ Phi vận,  Pháp vận,  nguỵ  vận…  để  có chủ  trương, chính sách, 
khẩu hiệu tuyên truyền, vận động phù hợp với binh lính Âu ­ Phi, binh lính 
Pháp hay binh lính người Việt. Cục Địch vận và cơ quan địch vận các cấp 
đã xuất bản nhiều cuốn sách nêu rõ những nội dung cơ  bản về  công tác  
địch vận, trong đó, có thể kể đến một số định nghĩa tiêu biểu:  
­ Địch vận là tuyên truyền vận động làm sao cho hàng ngũ lính địch  
suy yếu, tan rã mà ít phải tốn xương máu, súng đạn [120, tr.3].
­ Công tác địch vận là gì? Là công tác vận động tuyên truyền lôi kéo  

quân lính địch, giác ngộ  địch làm cho chúng hiểu rõ dã tâm của thực dân  
Pháp, chiến tranh phi nghĩa của Pháp  ở  Việt Nam, làm cho lính địch chán  
nản không thích chiến tranh nữa, đòi về  nước, mang súng theo ta, hoặc  
quay súng chống lại bọn sĩ quan chủ trương xâm chiếm nước ta [57, tr.5].
­ Công tác địch vận của Đảng ta là công tác vận động cách mạng  
của giai cấp vô sản đối với quần chúng trong hàng ngũ địch trong chiến  
tranh, nó là một mặt công tác chính trị  của một đoàn thể  cách mạng hay  
một đội quân cách mạng. Đó không phải chỉ  là công tác của cấp chỉ  huy  
hay của một số cán bộ phụ trách chuyên môn mà phải là công tác của toàn  
Đảng, của toàn thể quân đội và của toàn thể nhân dân [55, tr.5, 12].
Có thể nói, trên đây là những định nghĩa đơn giản, dễ hiểu và sát với  
thực tế công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ĐLĐVN sử  dụng các khái 
niệm binh vận, địch vận hay binh ­ địch vận và xác định công tác này là một 


9
trong  ba  mũi  giáp  công   (chính  trị,  quân  sự,   binh  vận).  Sau  kháng  chiến 
chống Mỹ, cứu nước, còn có khái niệm công tác tuyên truyền đặc biệt đã 
được sử dụng.
Sau này còn có khái niệm với nội hàm rộng hơn, có tính chung nhất về 
công tác địch vận. Nếu so với công tác địch vận đã được tiến hành trong 
kháng chiến chống Pháp thì khái niệm sau đây có nội hàm rộng hơn rất  
nhiều: 
Công tác binh vận là một bộ phận công tác vận động cách mạng của  
Đảng, một mũi tiến công của cách mạng, của nghệ  thuật quân sự  Việt  
Nam, một mặt của hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị  của Quân  
đội nhân dân Việt Nam. Được bắt nguồn từ  đường lối và phương pháp  
cách mạng, có nhiệm vụ  tuyên truyền, vận động tướng lĩnh, binh sĩ, nhân  
dân nước địch, bộ máy nguỵ quân, nguỵ quyền của địch và bộ phận những  

người bị địch lừa gạt, khống chế. Nhằm góp phần làm sáng tỏ chính nghĩa  
của ta; làm cho kẻ địch bị chia rẽ, cô lập và suy yếu; làm thất bại mọi âm  
mưu và hành động thù địch của chúng bằng tổng thể  các biện pháp chính  
trị, tư tưởng và tổ chức [190, tr.20]. 
Tuy tên gọi khác nhau và  ở  mỗi giai đoạn, thời kỳ  cụ  thể  có sự  bổ 
sung, phát triển về  nội dung, phương thức hoạt động, phương châm chỉ 
đạo, đối tượng vận động… cho phù hợp với điều kiện, tình hình, song về 
cơ  bản, quan điểm về  công tác địch vận là nhất quán và đều được coi là  
một chiến lược, một mũi tiến công quan trọng góp phần to lớn vào thắng  
lợi chung. Riêng trong kháng chiến chống Pháp, Công tác địch vận là một  
bộ  phận công tác vận động cách mạng của Đảng, một mũi tiến công của  
cách mạng, của nghệ  thuật quân sự  Việt Nam, một mặt của hoạt động  
công tác Đảng, công tác chính trị  của Quân đội nhân dân Việt Nam, có  
nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, giáo dục, giác ngộ và tổ chức sĩ quan và  
binh sĩ quân đội Pháp ủng hộ chính nghĩa, đứng về phía cách mạng, chống  


10
lại chiến tranh xâm lược, chiến tranh phi nghĩa, làm cho quân đội Pháp tan  
rã về chính trị, tư tưởng, tinh thần và tổ chức. Lực lượng tham gia công tác  
địch vận gồm cán bộ, chiến sĩ trong các lực lượng vũ trang nhân dân Việt  
Nam, các tổ chức đoàn thể và đông đảo quần chúng nhân dân.
Như vậy, có thể thấy, trong kháng chiến chống Pháp, đối tượng chính 
của công tác địch vận được xác định là sĩ quan và binh sĩ quân đội Pháp.  
Lực lượng tiến hành công tác địch vận ngoài Quân đội đóng vai trò nòng 
cốt còn có sự  tham gia của các tổ  chức đảng, chính quyền, đoàn thể  và 
đông đảo nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung và công tác địch vận 
trong kháng chiến chống thực dân Pháp nói riêng là vấn đề thu hút sự quan  

tâm nghiên cứu của nhiều học giả, nhà khoa học, các tập thể, cá nhân trong 
và ngoài nước, được nhiều công trình khoa học tiếp cận ở nhiều góc độ và 
khía cạnh khác nhau. Qua sưu tầm, khai thác nhiều nguồn tài liệu, có thể 
tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án như sau:
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về  cuộc kháng chiến chống thực  
dân Pháp có liên quan gián tiếp đến đề tài luận án
Nhóm các công trình nghiên cứu  ở Trung  ương và các địa phương về  
lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 
Các công trình nghiên cứu về lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân 
Pháp đều ít nhiều có đề cập đến công tác địch vận. Trong số đó có thể kể 
đến một số công trình tiêu biểu như: Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực  
dân Pháp (1945­1954), tập 1, 2, Nxb QĐND, Hà Nội, 1994; Lịch sử  cuộc  
kháng  chiến  chống  thực  dân  Pháp  (1945­1954),  tập  1:  Chuẩn   bị  kháng  
chiến, Nxb QĐND, Hà Nội, 2001;  Lịch sử  cuộc kháng chiến chống thực  
dân Pháp (1945­1954), tập 2: Toàn quốc kháng chiến, Nxb QĐND, Hà Nội, 
2005; Lịch sử  cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945­1954), tập 3: 


11
Kháng chiến toàn diện, Nxb QĐND, Hà Nội, 2009;  Lịch sử  cuộc kháng  
chiến   chống   thực   dân   Pháp   (1945­1954),   tập   4:  Bước   ngoặt   của   cuộc  
kháng chiến, Nxb QĐND, Hà Nội, 2011; Lịch sử  cuộc kháng chiến chống  
thực dân Pháp (1945­1954), tập 5:  Phát triển thế  chiến công chiến lược, 
Nxb QĐND, Hà Nội, 2014; Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 10: Cuộc kháng  
chiến chống thực dân Pháp (1945­1954), Nxb QĐND, Hà Nội, 2014; Lịch  
sử Việt Nam, tập 10 (1945­1950), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007; Lịch 
sử  Việt Nam, tập 11 (1951­1954), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2014,  
v.v…
Những công trình nghiên cứu trên đây do Viện LSQS Việt Nam, Viện  
Sử  học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nghiên cứu, biên 

soạn, với nội dung về cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và 
dựa vào sức mình là chính của quân dân cả nước chống thực dân Pháp xâm 
lược, trong đó có ít nhiều đề cập đến công tác địch vận. Tuy nhiên, do đây 
là những công trình nghiên cứu toàn diện về cuộc kháng chiến chống thực  
dân Pháp, nên nội dung có liên quan đến công tác địch vận còn sơ  lược và 
chưa có hệ  thống, chủ  yếu là một số  ví dụ  cụ  thể, điển hình về  một số 
hoạt động hay kết quả ở một địa phương hay đơn vị nào đó. Hơn nữa, công  
tác địch vận chỉ là một mặt hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực của toàn bộ 
cuộc kháng chiến nên nó không phải là chủ  thể  nghiên cứu mà chỉ  là một 
mặt hoạt động kháng chiến. Nội dung chủ  yếu của các công trình trên là 
các hoạt động quân sự  và xây dựng đất nước trên các lĩnh vực chính trị, 
kinh tế, văn hóa xã hội, v.v… Những vấn đề  mang tính hệ  thống về  công  
tác địch vận như chủ trương, kế hoạch, nội dung, biện pháp, hình thức tiến 
hành, quá trình triển khai thực hiện, kết quả đạt được, v.v, chưa được đề 
cập. 
Luận án Phó Tiến sĩ khoa học quân sự: Chính sách chính trị, quân sự  
của Pháp  ở  Việt Nam trong giai đoạn 1945­1954 và nguyên nhân thất bại  


12
của chúng  của Nguyễn Mạnh Hà, Viện LSQS Việt Nam, Hà Nội, 1996. 
Tác giả luận án đã nghiên cứu, dựng lại và làm rõ chính sách chính trị, quân  
sự của Pháp và nguyên nhân thất bại của chúng trong cuộc chiến tranh xâm 
lược Việt Nam giai đoạn 1945­1954. Qua công trình này, có thể  thấy rõ 
một trong những âm mưu thâm độc của thực dân Pháp là thực hiện chính 
sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” 
một cách có hệ thống và ngày càng ráo riết.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu ở Trung  ương, còn có nhiều công 
trình của các địa phương trong cả nước nghiên cứu về  lịch sử  cuộc kháng 
chiến chống thực dân Pháp có đề  cập đến công tác địch vận. Tiêu biểu  

như:
Công trình Lịch sử kháng chiến chống Pháp Khu Tả Ngạn sông Hồng  
(1945­1955)  và  Mấy mấy đề  lớn  ở  khu Tả  ngạn sông Hồng trong kháng  
chiến chống Pháp 1945­1955, do Hội  đồng Chỉ   đạo biên soạn  Lịch sử 
kháng chiến chống Pháp Khu Tả Ngạn sông Hồng tổ chức nghiên cứu, biên 
soạn, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001, đã dựng lại một cách khái quát, chân thực,  
sinh động những sự  kiện lịch sử  chính yếu cuộc kháng chiến chống Pháp  
trên địa bàn. Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể, công trình đã làm sáng tỏ 
đường lối và những phương châm chiến lược của Đảng trong cuộc kháng 
chiến, sự chấp hành nghiêm chỉnh và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ 
thể  địa phương của Đảng bộ  khu Tả  Ngạn sông Hồng, làm nổi bật cuộc  
đấu tranh của đông đảo nhân dân. Là địa bàn sau lưng địch, phải sống và 
sinh hoạt gần địch nên công tác địch vận được Khu Tả  Ngạn sông Hồng 
đặc biệt chú trọng và tiến hành có hiệu quả, đặc biệt là đối với đối tượng  
là binh lính người  Việt trong Quân đội Liên hiệp Pháp. Công tác tuyên 
truyền, vận động, các phong trào đấu tranh chống địch bắt lính, đòi chồng, 
đòi con diễn ra sôi nổi, làm cho thực dân Pháp gặp nhiều khó khăn, lúng 
túng, đội quân người Việt do chúng xây dựng bị lung lay về tư tưởng chính 


13
trị và có lúc tan rã từng mảng. Công trình còn có một chuyên đề về công tác 
binh ­ địch vận cung cấp nhiều số  liệu quan trọng, nhất là giai đoạn từ 
1951   đến   1954.   Tuy   nhiên,   đây   là   công   trình   nghiên   cứu   của   một   địa  
phương về cuộc kháng chiến nói chung, công tác địch vận chỉ là một trong 
những hoạt động kháng chiến, vì vậy chưa được đề  cập đầy đủ  và có hệ 
thống, chưa rút ra những vấn đề khái quát mang tính quy luật.
Cùng với Khu Tả Ngạn, còn có một số công trình nghiên cứu về cuộc  
kháng chiến chống thực dân Pháp của Liên khu 3 như: Lịch sử kháng chiến  
chống thực dân Pháp của quân và dân Liên khu 3 (1945­1955), Nxb CTQG, 

Hà Nội, 2005, do Bộ  Tư  lệnh Quân khu 3 và Viện Lịch sử  quân sự  Việt  
Nam tổ  chức nghiên cứu, biên soạn; Lịch sử  Đảng bộ  Quân khu 3, tập 1: 
Thời kỳ  kháng chiến chống thực dân Pháp 1945­5.1955, Nxb QĐND, Hà 
Nội, 2008. Thông qua nguồn tư  liệu chân thực, phong phú, các tác giả  đã  
phác họa bức tranh toàn cảnh hết sức sinh động về  cuộc đấu tranh đầy hi 
sinh, gian khổ nhưng thắng lợi vẻ vang của Đảng bộ, chính quyền, quân và  
dân Liên khu 3 trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Là địa bàn chiến 
lược quan trọng cả về vị trí địa lý, dân số và tiềm năng kinh tế, Liên khu 3  
trở thành địa bàn nóng bỏng, nơi giành giật quyết liệt giữa lực lượng kháng 
chiến và thực dân Pháp. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Đảng 
bộ Liên khu, quân và dân Liên khu 3 đã vượt qua mọi thử thách khắc nghiệt 
và hi sinh, gian khổ, từng bước đánh bại thực dân Pháp xâm lược. Trong  
cuộc đấu tranh đó, công tác địch vận đã có những đóng góp quan trọng, đặc 
biệt là trong công tác tuyên truyền đấu tranh chống địch bắt lính, đòi chồng,  
đòi con, vận động binh lính người Việt bỏ ngũ trở về gia đình, quê hương  
làm ăn, sinh sống, việc thực hiện chính sách đối với những người lầm 
đường, lạc lối trở về với kháng chiến. Tuy nhiên, hoạt động tác chiến vẫn  
là nội dung chủ yếu và xuyên suốt của công trình, còn công tác địch vận chỉ 
được đề cập ở một mức độ nhất định, chưa nêu bật được những nội dung, 
hình thức phong phú cũng như thành tích và kinh nghiệm công tác.


14
Về  cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp  ở  địa bàn Nam Trung Bộ,  
có các công trình như: Nam Trung Bộ kháng chiến 1945­1975, Viện Lịch sử 
Đảng và Hội đồng biên soạn Lịch sử  Nam Trung Bộ  kháng chiến, 1992;  
Khu 5 ­ 30 năm chiến tranh giải phóng, tập 1 (1945­1954), Nxb Đà Nẵng, 
1989. Với nguồn tư  liệu phong phú, các cuốn sách kể  trên đã trình bày có  
hệ  thống sự phát triển và các mặt hoạt động của cuộc kháng chiến chống 
Pháp ở Nam Trung Bộ, trong đó, công tác tuyên truyền, vận động binh lính 

quân đội Liên hiệp Pháp có lúc được đề cập đến nhưng còn hết sức sơ sài 
và không có hệ  thống. Nội dung chủ  yếu của cuốn sách vẫn là các hoạt 
động tác chiến của các lực lượng vũ trang các tỉnh Nam Trung Bộ.
Đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Nam Bộ, có các 
công trình nghiên cứu tiêu biểu như:  Lịch sử  Nam Bộ  kháng chiến, tập 1 
(1945­1954), Nxb CTQG­Sự Thật, Hà Nội, 2010; Những vấn đề chính yếu  
trong lịch sử  Nam Bộ  kháng chiến (1945­1975), Nxb CTQG­Sự  Thật, Hà 
Nội, 2011, do Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến tổ 
chức nghiên cứu, biên soạn. Ngoài ra, còn có các cuốn như  Đông Nam Bộ  
kháng chiến 1945­1974, tập 1, Nxb QĐND, Hà Nội, 1993; Lịch sử Tây Nam  
Bộ  kháng chiến, Nxb CTQG, Hà Nội, 2008, v.v. Đây là những nghiên cứu 
công phu, phản ánh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Nam Bộ trên 
tất cả các lĩnh vực, trong đó có nội dung về công tác địch vận. Tuy nhiên, 
nội dung này còn hết sức sơ lược, chỉ là những ví dụ thành tích địch vận cụ 
thể, điển hình  ở  một số  địa phương, những nội dung mang tính hệ  thống 
về  công tác địch vận cũng chưa được thể  hiện. Trong giai đoạn đầu của  
cuộc kháng chiến chống Pháp, nội dung về công tác địch vận còn là khoảng 
trống. Công tác địch vận, nhất là công tác tuyên truyền, vận động binh lính 
người Việt trong quân đội Liên hiệp Pháp chỉ được đề cập đến ở giai đoạn 
cuối cuộc kháng chiến, chủ yếu là trong Đông Xuân 1953­1954, đặc biệt là  
trong hoạt động phối hợp với Chiến dịch Điện Biên Phủ.


15
Ngoài các công trình nghiên cứu lịch sử  kháng chiến chống Pháp của 
các liên khu, khu, các vùng, miền trong cả  nước,  còn có các công trình  
nghiên cứu của các tỉnh có đề  cập đến công tác địch vận. Có thể  kể  đến 
một số cuốn tiêu biểu như: Hải Phòng lịch sử kháng chiến chống thực dân  
Pháp xâm lược,  Nxb QĐND, Hà Nội, 1986;  Lịch sử  kháng chiến chống  
thực dân Pháp trên địa bàn Hải Hưng (1945­1954) , BCHQS Hải Hưng xuất 

bản, 1988;  Cuộc kháng chiến 30 năm của quân dân Tiền Giang, BCHQS 
Tiền Giang xuất bản, 1988; Bình Định lịch sử chiến tranh nhân dân 30 năm  
(1945­1975, BCHQS Bình Định xuất bản 1992; Hà Tây lịch sử kháng chiến  
chống thực dân Pháp (1945­1954), Nxb. QĐND, Hà Nội, 1998; Thái Bình  
lịch sử  kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945­1954) , BCHQS 
Thái Bình xuất bản, 1999; Nam Định lịch sử  kháng chiến chống thực dân  
Pháp và đế  quốc Mỹ  (1945­1975), Nxb QĐND, Hà Nội, 1999;  Bắc Ninh  
lịch sử  kháng chiến chống thực dân Pháp (1945­1954),  Nxb QĐND, Hà 
Nội, 2000; v.v. Đây là những công trình do các địa phương nghiên cứu, biên 
soạn, nội dung có đề  cập các hoạt động địch vận của quân và dân tại các 
tỉnh, trong đó chủ  yếu là phong trào chống địch bắt lính, đấu tranh đòi 
chồng, đòi con, vận động binh lính bỏ ngũ trở về nhà và một số ít các trận 
tiến công đồn địch có nội  ứng, kết quả  của công tác mật giao, gây nhân  
mối trong hàng ngũ binh lính một số đồn lẻ ở địa phương. Do là công trình 
về lịch sử kháng chiến chống Pháp ở các tỉnh, các địa phương, nên nội dung 
về công tác địch vận chỉ được đề cập lẻ tẻ và mang tính cục bộ, thiếu hệ 
thống và toàn diện.
Nhóm các công trình nghiên cứu lịch sử của các đơn vị, các ngành, các  
đoàn thể 
Tiêu biểu trong nhóm này có thể kể đến cuốn  Lịch sử Quân đội nhân  
dân Việt Nam, tập 1, Nxb QĐND, Hà Nội, 1994, và Lịch sử Đảng bộ Quân  
đội nhân dân Việt Nam, tập 1 (1944­1954), Nxb QĐND, Hà Nội, 2009, với 


16
nội   dung   phản   ánh   quá   trình   trưởng   thành   và   phát   triển   lớn   mạnh   của 
QĐNDVN cũng như của Đảng bộ Quân đội trong cuộc kháng chiến chống  
thực dân Pháp, trong đó có đề  cập đến công tác địch vận. Tuy nhiên, các 
công trình này chủ  yếu phản ánh các hoạt động tác chiến và sự  lãnh đạo 
của Đảng bộ Quân đội là chính, còn công tác địch vận, một mặt hoạt động 

của công tác chính trị, chỉ được đề cập sơ lược, lẻ tẻ. 
Cuốn Lịch sử công tác đảng, công tác chính trị chiến dịch trong kháng  
chiến chống Pháp và chống Mỹ 1945­1975, Nxb QĐND, Hà Nội, 1998, do 
Tổng cục Chính trị  QĐNDVN tổ  chức nghiên cứu, biên soạn, đã thể  hiện  
những vấn đề  cơ  bản về  sự  hình thành và phát triển công tác đảng, công  
tác chính trị  qua các chiến dịch tiêu biểu, trong đó có công tác địch vận 
chiến dịch, sự  phối hợp giữa địch vận với tác chiến chiến dịch. Tiêu biểu  
có thể kể đến công tác địch vận trong Chiến dịch Biên Giới (1950), Chiến  
dịch Tây Bắc (1952), Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Tuy nhiên, công tác  
địch vận chỉ là một mặt hoạt động của công tác chính trị nên nội dung cũng 
còn sơ lược và chỉ được trình bày trong một số chiến dịch lớn.
Cuốn Lịch sử  Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ  Chí Minh và phong trào  
thanh niên Việt Nam (1925­2004), Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2005, do BCH 
Trung  ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ  Chí Minh tổ  chức nghiên cứu, 
biên soạn. Những hoạt động và đóng góp của thanh niên Việt Nam trong 
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được phản ánh trong Phần thứ hai:  
Tích cực bảo vệ, xây dựng chính quyền cách mạng, anh dũng chiến đấu  
chống thực dân Pháp xâm lược (1945­1954). Tuyên truyền, vận động binh 
sĩ quân đội Pháp, đấu tranh chống bắt lính là một trong những hoạt động 
sôi nổi của thanh niên, đặc biệt  ở  các vùng tạm chiếm, tiêu biểu là  ở  Hà 
Nội, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Hoạt động của thanh niên về  công tác  
địch vận ở Nam Bộ, Liên khu 5 chưa được đề cập đến trong cuốn sách.


×