Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tổng hợp một số aurone và hoạt tính sinh học của chúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.4 MB, 132 trang )

ĐAI HOC QUÔC GIA HA NÔI
̣
̣
́
̀ ̣
TRƯƠNG ĐAI HOC KHOA HOC T
̀
̣
̣
̣
Ự NHIÊN
­­­­­­­­

PHẠM THỊ HẰNG

NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP MỘT SỐ AURONE VÀ 
HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CHÚNG.

LUÂN VĂN THAC SI KHOA HOC
̣
̣
̃
̣

Ha Nôi – 2015
̀ ̣



ĐAI HOC QUÔC GIA HA NÔI
̣


̣
́
̀ ̣
TRƯƠNG ĐAI HOC KHOA HOC T
̀
̣
̣
̣
Ự NHIÊN
­­­­­­­­

PHẠM THỊ HẰNG

NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP MỘT SỐ AURONE 
VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CHÚNG

Chuyên nganh: Hoá 
̀
hữu cơ
Ma sô: 6044
̃ ́
0114
LUÂN VĂN THAC SI KHOA HOC
̣
̣
̃
̣

NGƯƠI H
̀ ƯƠNG DÂN KHOA HOC

́
̃
̣
TS. Nguyễn Quốc Vượng
PGS.TS. Nguyễn Văn Đậu

Ha Nôi – 2015
̀ ̣


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại Viện Hóa sinh biển – Viện Hàn 
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và kinh phí thực hiện được tài trợ 
bởi quỹ Nafosted, Mã số đề tài 104.01­010.10 (34­ Hóa). Trong quá trình 
nghiên cứu, tác giả đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu của thầy cô, 
các nhà khoa học cũng như đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất, sự cảm phục và kính trọng 
nhất đến TS. Nguyễn Quốc Vượng và PGS. TS. Nguyễn Văn Đậu ­ những 
người thầy đã tận tâm hướng dẫn khoa học, động viên, khích lệ và tạo mọi 
điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn 
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Hóa học trường Đại  
học Khoa Học Tự Nhiên­ ĐHQG Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp 
đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ phòng Công nghệ Hóa dược 
đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trong học tập cũng như trong quá trình thực  
nghiệm để hoàn thiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến toàn 
thể gia đình, bạn bè và những người thân đã luôn quan tâm, khích lệ và 
động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận 

văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!


         Học viên 

Phạm Thị Hằng

MỤC LỤC
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM................................................................................... 41
KẾT LUẬN............................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 82
PHỤ LỤC.................................................................................................................. 99

DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 1 ÁI LỰC LIÊN KẾT VỚI NBD2 CỦA PGP CỦA DẪN XUẤT AURONE........8
BẢNG 2 SỰ ỨC CHẾ CYCLIN-DEPENDENT KINASES CDK1, CDK2 VÀ CDK4
BỞI AURONE MIMIC VÀ FLAVOPIRIDOL.............................................................................9
BẢNG 3 ÁI LỰC CỦA CÁC AURONE TRONG LIÊN KẾT VỚI THỤ THỂ
ADENOSINE (KI, ΜM)........................................................................................................... 11
BẢNG 4 SỰ PHÂN CẮT DNA VÀ ĐỘC TẾ BÀO CỦA CÁC HỢP CHẤT................12
BẢNG 5 KHẢ NĂNG ỨC CHẾ THÌNH THÀNH MẠCH CỦA MỘT SỐ DẪN XUẤT
AURONE................................................................................................................................ 13
BẢNG 6 KHẢ NĂNG ỨC CHẾ VIRUS CÚM CỦA MỘT SỐ AURONE....................18
BẢNG 7 KHẢ NĂNG ỨC CHẾ VIRUS VIÊM GAN C CỦA CÁC AURONE.............19
BẢNG 8 KẾT QUẢ THỬ HOẠT TÍNH.......................................................................77


 


DANH MỤC CÁC HÌNH
HÌNH 1 KHUNG CƠ BẢN CỦA FLAVONOID............................................................4
HÌNH 2 CẤU TRÚC CHUNG CỦA CHALCONE.........................................................4
HÌNH 3 CẤU TRÚC CHUNG CỦA FLAVONOID........................................................4
HÌNH 4 KHUNG CỦA AURONE.................................................................................4
HÌNH 5 CÔNG THỨC CHUNG CỦA CÁC PHÂN NHÓM TRONG LỚP MAJOR
FLAVONOID............................................................................................................................ 5
HÌNH 6 CÔNG THỨC CHUNG CỦA CÁC PHÂN NHÓM TRONG LỚP
ISOFLAVONOID...................................................................................................................... 5
HÌNH 7 CÔNG THỨC CHUNG CỦA CÁC PHÂN NHÓM TRONG LỚP
NEOFLAVONOID.................................................................................................................... 5
HÌNH 8 CÔNG THỨC CHUNG CỦA CÁC PHÂN NHÓM TRONG LỚP MINOR
FLAVONOID............................................................................................................................ 5
HÌNH 9 HAI ĐỒNG PHÂN CẤU HÌNH (Z), (E) CỦA AURONE..................................6


HÌNH 10 CẤU TRÚC CỦA CÁC HYDROXY AURONES............................................7
HÌNH 11 ÁI LỰC LIÊN KẾT CỦA CÁC FLAVONOID VỚI P-GLYCOPROTEIN
(PGP)....................................................................................................................................... 8
HÌNH 12 HOẠT TÍNH SÀNG LỌC GỐC TỰ DO DPPH CỦA CÁC AURONE VÀ
ACID ASCORBIS................................................................................................................... 15
HÌNH 13 MỘT SỐ AURONE VÀ AURONOL HOẠT ĐỘNG ỨC CHẾ KÍ SINH
TRÙNG.................................................................................................................................. 16
HÌNH 14 CÁC AURONE CÓ KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN, KHÁNG NẤM.............17
HÌNH 15 CÁC AURONE VÀ AURONOL CÓ KHẢ NĂNG CHỐNG VIÊM................18
HÌNH 16 SƠ ĐỒ CHUNG TỔNG HỢP AURONE.....................................................22
HÌNH 17 SƠ ĐỒ TỔNG HỢP BENZOFURAN-3(2H)-ONE THEO HOUBEN HOESCH................................................................................................................................ 22
HÌNH 18 SƠ ĐỒ TỔNG HỢP BENZOFURAN-3(2H)-ONE THEO FRIEDEL CRAFTS................................................................................................................................. 23
HÌNH 19 SƠ ĐỒ TỔNG HỢP CHALCONE THEO PHƯƠNG PHÁP CLAISEN SCHMIDT............................................................................................................................... 23
HÌNH 20 SƠ ĐỒ TỔNG HỢP 5B THEO MIN ZHANG..............................................24

HÌNH 21 SƠ ĐỒ TỔNG HỢP CÁC HỢP CHẤT 17A VÀ 17B..................................25
HÌNH 22 SƠ ĐỒ TỔNG HỢP CÁC HỢP CHẤT 18, 19, 20 LÀ SẢN PHẨM OALKYL HÓA 5B..................................................................................................................... 26
HÌNH 23 SƠ ĐỒ TỔNG HỢP HỢP CHẤT 23 THEO HAMID NADRI.......................26
HÌNH 24 SƠ ĐỒ TỔNG HỢP HỢP CHẤT 28 THEO WALTER M.B........................26
HÌNH 25 SƠ ĐỒ TỔNG HỢP HỢP CHẤT 31 VÀ 34................................................27
HÌNH 26 CÁC CON ĐƯỜNG TỔNG HỢP AURONE QUA NGƯNG TỤ GIỮA
BENZOFURANONE VÀ BENZALDEHYDE..........................................................................28
HÌNH 27 SƠ ĐỒ TỔNG HỢP MỘT SỐ HYDROXYAURONE THEO SABRINA
OKOMBI................................................................................................................................ 29
HÌNH 28 SƠ ĐỒ TỔNG HỢP 6,7-DIHYDROXYAURONE THEO S.
VENKATESWARLU.............................................................................................................. 29


HÌNH 29 SƠ ĐỒ TỔNG HỢP DẪN XUẤT DIMETHOXYAURONE THEO C. BENEY
............................................................................................................................................... 30
HÌNH 30 SƠ ĐỒ TỔNG HỢP DẪN XUẤT TRIMETHOXYAURONE THEO
NICHOLAS J. LAWRENCE................................................................................................... 31
HÌNH 31 SƠ ĐỒ TỔNG HỢP AUREUSIDIN THEO DAVID BOLEK........................32
HÌNH 32 SƠ ĐỒ TỔNG HỢP AUREUSIDIN THEO ZHAO X...................................32
HÌNH 33 SƠ ĐỒ TỔNG HỢP AUREUSIDIN THEO JUN NISHIDA..........................33
HÌNH 34 SƠ ĐỒ TỔNG HỢP CÁC DẪN XUẤT AURONE THEO HAI CHEN..........33
HÌNH 35 SƠ ĐỒ TỔNG HỢP CÁC DẪN XUẤT AURONE THEO SURESH KUMAR
............................................................................................................................................... 34
HÌNH 36 CƠ CHẾ TỔNG HỢP CHALCONE THEO PHƯƠNG PHÁP THÔNG
THƯỜNG............................................................................................................................... 34
HÌNH 37 DẠNG ANION DELOCALIZED CỦA HỢP PHẦN BENZALDEHYDE.......35
HÌNH 38 SƠ ĐỒ TỔNG HỢP DẪN XUẤT CHALCONE THẾ 4-HYDROXY THEO
M.R.JAYAPAL....................................................................................................................... 35
HÌNH 39 SƠ ĐỒ TỔNG HỢP CHALCONE 71 THEO XIAOMING ZENG................35
HÌNH 40 SƠ ĐỒ TỔNG HỢP AUREUSIDIN THEO ANASTASIA DETSI................36

HÌNH 41 SƠ ĐỒ TỔNG HỢP AURONE TỪ CHALCONE SỬ DỤNG TTN/ MEOH. 37
HÌNH 42 SƠ ĐỒ TỔNG HỢP AURONE THEO GOPAL BOSE...............................37
HÌNH 43 : SƠ ĐỒ TỔNG HỢP CÁC AURONE CÓ CÁC NHÓM THẾ KHÁC NHAU.
............................................................................................................................................... 42
HÌNH 44 SƠ ĐỒ TỔNG HỢP CHẤT TRUNG GIAN 5B...........................................56
HÌNH 45 SƠ ĐỒ CƠ CHẾ HÌNH THÀNH MUỐI 3....................................................57
HÌNH 46 SƠ ĐỒ PHẢN ỨNG THỦY PHÂN MUỐI 3 VÀ ĐÓNG VÒNG
BENZOFURANONE.............................................................................................................. 58
HÌNH 47 CƠ CHẾ PHẢN ỨNG NGƯNG TỤ TẠO AURONE VỚI XÚC TÁC BASE 62
HÌNH 48 CƠ CHẾ PHẢN ỨNG NGƯNG TỤ TẠO AURONE VỚI XÚC TÁC ACID..63


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN
Viết tắt

Viết đầy đủ

ABCG2

ATP binding cassette sub­family G member 2

Ac

Nhóm acetyl

AIDS

Acquired immunodeficiency syndrome

ATP


 Adenosin triphosphat 

Bn

Nhóm benzyl


n­Bu

Nhóm n­butyl

t­Bu

Nhóm tert­butyl

CC

Column chromatography (Sắc ký cột)

CDK

Cyclin­dependent kinases

CL

Cutaneous leishmaniasis

COSY


Correlated Spectroscopy

m­CPBA

m­Chloroperbenzoic acid

DCM

Diclometan

DEPT

Distortionless Enhancement by Polarisation Transfer (phổ DEPT)

DME

Dimethoxyethane

DMF

N,N­Dimethylformamit

DNA

Deoxyribonucleic acid 

DPPH

1,1­diphenyl­2­picryl­hydrazyl


EC50

Effective concentration 50% (nồng độ có hiệu quả 50%)

ESI­MS

Electrospray Ionization Mass Spectrometry 
(Phổ khối lượng phun mù điện tử )

Et

Nhóm ethyl

FDA

Food and Drug Administration
(Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ)

HCV

Hepatitis C virus (virus viêm gan C)

Hep G2

Human hepatocellular carcinoma cell line (dòng tế bào ung thư gan)

HIV

Human immunodeficiency virus 


HMBC

Heteronuclear Multiple Bond Correlation


HPLC

High Performance Liquid Chromatography

HSQC

Heteronuclear Single Quantum Coherence

IC50

Imhibitory Concentration 50% (nồng độ ức chế 50%)

IR

Infrared spectroscopy (phổ hồng ngoại)

K562

Chronic myelogenous leukemic cell line (dòng tế bào ung thư máu 
cấp)

KB

Human epidemoid carcinoma cell line (dòng tế bào ung thư biểu 
mô)


LDA

Lithium diisopropylamide

LPS

Lipopolysaccharide

LU

Lung carcinoma cell lines (dòng tế bào ung thư phổi)

MCF­7

Human breast adenocarcinoma cell line (dòng tế bào ung thư vú)

MDR

Multiple drug resistance

Me

Nhóm methyl

MEM

methoxyethoxymethyl

MIC


Minimal inhibitory concentration (nồng độ ức chế tối thiểu)

MOMCl

Methylchloromethyl ether

NBD2

Nucleotide binding domain 2

NMR

Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy 
(Phổ cộng hưởng từ hạt nhân)

Pgp

P­glycoprotein

PGE2

Prostaglandin E2

Ph

Nhóm phenyl


PPA


Polyphosphoric axit

PTT

Tribromide trimethylphenylammonium

RNA

Ribonucleic acid

TBAF

Tetra n­butylammonium fluoride

TBATB

n­tetrabutylammonium tribromide

TBDMS

tert­butyldimethylsilyl 

TLC

Thin layer chromatography (Sắc ký lớp mỏng)

THF

Tetrahydrofuran 


TMS

Trimethylsilan 

TTN

Thallium (III)nitrate

VL

Visceral leishmaniasis


Phạm Thị Hằng                                                                  Luận văn Thạc sĩ khoa 
học                                                                                                        

MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người là sự phát sinh các bệnh nan y 
như  ung thư, HIV, tiểu đường...Nền y học hiện đại của nhân loại đang đứng 
trước những thách thức vô cùng to lớn, và nó chỉ có thể được giải quyết triệt để 
khi các nhà khoa học tìm ra các loại thuốc mới có khả  năng chữa trị  những căn 
bệnh nguy hiểm trên. Vì vậy, trong những năm gần đây việc tổng hợp các hợp 
chất có hoạt tính sinh học cao và ứng dụng chúng vào thực tế  đang là một trong 
những hướng phát triển mạnh mẽ của hóa học hữu cơ hiện đại. 
Các aurone, với khung (2­benzylidenebenzofuran­3(2h)­one) tạo thành một 
lớp chất của các hợp chất flavonoid, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc 
hình  thành  sắc  tố   màu  sáng  của  hoa,  rau quả   trong tự   nhiên.  Mặc  dù  những 
nghiên cứu về hoạt tính sinh học của lớp chất này còn hạn chế nhưng những sản 
phẩm tự  nhiên và những hợp chất tổng hợp tương tự của chúng đã được chứng 

minh là các hợp chất có triển vọng về  hoạt tính sinh học cao với phổ  rộng bao  
gồm: hoạt tính chống ung thư, hoạt tính kháng khuẩn, chống oxi hóa, và chống  
bệnh tiểu đường..... Các hợp chất aurone đã trở thành đối tượng cho các nhà khoa 
học nghiên cứu tổng hợp hay phân lập nhằm tìm kiếm các hợp chất có giá trị 
điều trị bệnh các bệnh hiểm nghèo hiệu quả. 
Để góp phần vào việc tìm kiếm các hợp chất aurones có hoạt tính sinh học  
cao, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề  tài  “Nghiên cứu tổng hợp một số 
aurone và hoạt tính sinh học của chúng”, mục tiêu của đề tài là tổng hợp một 
số aurone và đánh giá hoạt tính sinh học của chúng.
Nội dung nghiên cứu là:
 Tổng hợp một số aurone với các nhóm thế khác nhau.

1


Phạm Thị Hằng                                                                  Luận văn Thạc sĩ khoa 
học                                                                                                        
 Xác định cấu trúc phân tử  các chất tổng hợp được  bằng phương 
pháp phổ  hiện đại như  phổ  cộng hưởng từ  hạt nhân (1H NMR và 
13

C NMR) kết hợp kĩ thuật phổ hai chiều (COSY, HSQC và HMBC) 

và phổ MS.
 Khảo sát hoạt tính sinh học của các aurone đã tổng hợp được với 4 
dòng tế bào ung thư là ung thư gan HePG2, ung thư phổi SK­ LU­1,  
ung thư biểu mô KB, ung thư vú MCF7 và với tế  bào thường NIH­ 
T3.

2



Phạm Thị Hằng                                                                  Luận văn Thạc sĩ khoa 
học                                                                                                        

CHƯƠNG 1­ TỔNG QUAN
1.1.

CÁC HỢP CHẤT FLAVONOID.

1.1.1. Hợp chất flavonoid
Flavonoid (hoặc bioflavonoid)   (bắt   nguồn   từ   Latin flavus nghĩa   là màu 
vàng, màu của flavonoid trong tự nhiên) là nhóm hợp chất phenolic đa vòng, được 
tìm thấy rộng rãi trong thực vật, chúng là loại chất chuyển hóa trung gian của 
thực vật.
 Các flavonoid là một trong những nhóm hợp chất phong phú và đa dạng và 
bậc nhất trong tự  nhiên. Cho đến nay, có hơn 15 000 [1] hợp chất flavonoid đã 
được biết về cấu trúc, chúng có mặt không những chỉ trong thực vật bậc cao mà 
còn trong một số thực vật bậc thấp, thậm chí còn có cả trong loài  tảo [2, 3].
Về  cấu trúc hoá học [4, 5, 6, 7] flavonoid có khung cơ  bản 15 nguyên tử 
carbon gồm 2 vòng phenyl A và B nối với nhau qua một mạch 3 carbon theo kiểu  
C6­C3­C6 (hình 1)
3'

2'
3
4
5

A

6

C

2

C

C

3

B
6'

4'

5'


Phạm Thị Hằng                                                                  Luận văn Thạc sĩ khoa 
học                                                                                                        

Hình 1 Khung cơ bản của flavonoid

Trong đa số  trường hợp  ở  một đầu mạch 3 carbon có một nhóm chức  
carbonyl, chúng được xem là dẫn xuất 1,3­diphenylpropan­1­one, hợp chất này 
được gọi là dihydrochalcone (Hình 2). Hay 3 carbon đóng vòng với vòng A và tạo  
nên dị vòng có oxi (vòng C). Như vậy, flavonoid có cấu trúc chung cơ bản C 6­C3­
C6 phenyl­benzopyran với vòng aryl (vòng B) có thể   ở  các vị  trí 2,3 hoặc 4 của 

vòng benzopyran (Hình 3).
3

3'
4'
5'

A

2'

2

1'

1

6'

B

1

8

4

7

5


6

O
C

A

6

2
3

5

O

4

2'
1'

3'

B
6'

4'
5'


Hình 3 Cấu trúc chung của flavonoid

Hình 2 Cấu trúc chung của chalcone

Trong một số  trường hợp, dị  vòng C (6 cạnh) còn được thay thế  bằng dị 
vòng 5 cạnh (furran) (Hình 4): 
7
6
5

A
4

1
O 2

C
3

3'
2'
1'

B

4'
5'

6'
O


Hình 4 Khung của Aurone

Dựa vào vị trí của gốc aryl (vòng B) và các mức độ oxi hóa của mạch 3C, 
flavonoid được chia thành 4 loại chính [8]. Hình 5, Hình 6, Hình 7 và Hình 8 chỉ ra 
công thức chung của từng phân nhóm trong mỗi lớp flavonoid: major flavonoid, 
isoflavonois, neoflavonoid, minor flavonoid [8, 9, 10, 11, 12, 13]

4


Phạm Thị Hằng                                                                  Luận văn Thạc sĩ khoa 
học                                                                                                        
Major flavonoid
Flavone

Flavonol
O

O

Anthocyanidin

Flavanol

Flavanone
O

O


OH

O
OH

O

O

O

Hình 5 Công thức chung của các phân nhóm trong lớp major flavonoid

Isoflavonoid
Isoflavanone

Isoflavone

Isoflavanol

Isoflavane
O

O

O

O

O


O

OH

Hình 6 Công thức chung của các phân nhóm trong lớp isoflavonoid

Neoflavonoid
4-Arylcoumarin
O O

Neoflavene
O

Hình 7 Công thức chung của các phân nhóm trong lớp neoflavonoid

Minor flavonoid
Aurone
O
O

Auronol
O

Chalcone

OH

O


O

Hình 8 Công thức chung của các phân nhóm trong lớp minor flavonoid

5


Phạm Thị Hằng                                                                  Luận văn Thạc sĩ khoa 
học                                                                                                        
1.1.2. Các hợp chất aurone
Aurone   (=2­Benzylidenebenzofuran­3(2H)­one)   thuộc   nhóm   flavonoid   có 
màu vàng (auro theo tiếng Latinh có nghĩa là vàng kim loại). Khung của chúng có 
15 nguyên tử  carbon như  các flavonoid khác nhưng  ở  dị  vòng (C) chỉ  có 5 cạnh.  
Các   phân   tử   aurone   có   chứa   một   cấu   tử   benzofuranone   kết   hợp   với   cấu   tử 
benzylidene ở vị trí số 2.
 Trong tự nhiên, các aurone được tìm thấy ở thực vật,  chúng đóng vai trò  
quan trọng trong việc hình thành sắc tố  của hoa và rau quả. Aurone có 2 đồng 
phân cấu hình (Z) và (E), hầu hết các aurone ở dạng cấu hình (Z), là cấu hình ổn  
định hơn cấu hình (E) [2] (Hình 9). Số lượng cũng như sự phân bố trong cây của 
các aurone cũng bị hạn chế. So với các flavone thì aurone là hợp chất ít gặp trong 
tự  nhiên, có khoảng trên 100 aurones (năm 2009) [ 48] đã được tìm thấy từ  các 
nguồn tự nhiên, chủ yếu là thực vật có hoa, một vài loài dương xỉ, rêu và tảo nâu 
biển.
7
6

5

A


1

O2

C

2'

O

B
5'

3

O
(E)­Aurone

4
O
(Z)­Aurone

Hình 9  Hai đồng phân cấu hình (Z), (E) của aurone

Cả  2 đồng phân E và Z đều được tìm thấy trong tự  nhiên nên nhóm chất 
này rất đa dạng.Đặc biệt là các dẫn xuất có chứa nhiều nhóm hydroxy bao gồm 
aureusidin, sulfuretin, maritimetin và bracteatin ( Hình 10)

6



Phạm Thị Hằng                                                                  Luận văn Thạc sĩ khoa 
học                                                                                                        
OH

OH

O

OH

O

HO

O

O

HO

OH
OH
HO

OH

Aureusidin
Bracteatin
O


O

O

HO

O

HO

OH

OH

OH

OH

OH
Maritimetin

Sulfuretin

Hình 10 Cấu trúc của các hydroxy aurones

1.2.

HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA AURONE
Mặc dù là lớp chất hiếm gặp trong tự nhiên nhưng những hợp chất auron  


đã thể  hiện nhiều hoạt tính sinh học quí báu như  chống ung thư, chống virus,  
chống viêm, chống oxy hóa, trị  bệnh tiểu đường, các bệnh về  da, kháng nấm, 
kháng khuẩn.... 
1.2.1. Aurone trong hóa học trị liệu ung thư
1.2.1.1.

 Aurone như là chất điều chỉnh sự kháng đa thuốc qua protein Pgp

Trong chương trình với mục đích phát hiện ra những flavonoid có khả 
năng điều chỉnh sự  kháng đa thuốc của các tế  bào ung thư, Boumendjel A. và 
cộng sự  đã lựa chọn một số  đại diện như  aurone, chalcone, flavone, flavonols,  
isoflavones để  nghiên cứu về  khả  năng liên kết với nucleotide­binding domain  
(NBD2) của P­glycoprotein (Pgp) và cho thấy aurone  ức chế  Pgp hiệu quả  hơn  
cả, được thể  hiện qua các giá trị  hằng số  phân ly K D ở Hình 11 [21, 22, 23, 24, 
25, 26, 27].

7


Phạm Thị Hằng                                                                  Luận văn Thạc sĩ khoa 
học                                                                                                        

MeO

6

4'

2'


O1

MeO

3

OH O
Aurone K D =1,3 M

HO

1

4

1

4'

1

7

MeO

1'

O


1'

4

7

OH

4'

OH O
Chalcone K D =4,6 M

OH

4'

O

1'

4

3

HO

7

OH


OH O
Flavonol K D =5,9 M

1

O

1'

4

3

4'

4

OH O
Flavone K D =6,3 M

HO

1

O

7

4


OH O
Flavanone K D =36,5 M

OH O

1'
4'

OH
Isoflavone K D =26,5 M

Hình 11 Ái lực liên kết của các flavonoid với P­glycoprotein (Pgp)
(KD là hằng số phân ly)

Nghiên   cứu   về   ái   lực   liên   kết   của   một   số   dẫn   xuất   của   aurone:   4,6­
dimethoxyaurones và 4­hydroxy­6­methoxyaurones với NBD của Pgp, Boumendjel 
A. và cộng sự cho kết quả ở Bảng 1.
Ở  Bảng 1 cho thấy  4,6­dimethoxyaurone (KD = 7,0 ± 1,1 µM) ít hoạt động 
hơn 4­hydroxy­6­methoxyaurone (KD  = 1,32 ± 0,33 µM). Đặc biệt, các dẫn xuất 
halogene aurone (4’­halogene) là hoạt động mạnh nhất. Các ái lực liên kết tăng 
cùng với việc tăng kích thước của các halogen (I > Br > Cl > F). Sự  thay thế 
hydrogen của 4­hydroxy­6­methoxyaurones  ở  vị  trí 4’ bởi nguyên tử  brome làm 
tăng ái lực liên kết lên 8,8 lần (KD = 1,32: 4’­H và  0,15: 4’­Br). Sự hiện diện của  
các nguyên tử khác với halogen (­CN, ­N(CH3)2, 3’,4’,6’­OMe) là không thuận lợi 
cho khả năng liên kết với NBD2 của Pgp như thể hiện qua các hằng số K D [22, 
26, 28, 29]. Ngoài ra, trong  nghiên cứu in vitro về khả  năng điều chỉnh Pgp qua 
trung gian kháng đa thuốc (MDR), Boumendjel và cộng sự phát hiện ra rằng 4,6­
dimethoxyaurone có khả  năng   gây độc tế  bào trên các tế  bào K562 và có khả 
năng gây độc tốt như cyclosporine A­ một loại thuốc đang được sử dụng để điều 

trị những trường hợp kháng đa thuốc (MDR) [25].
Bảng 1 Ái lực liên kết với NBD2 của Pgp của dẫn xuất aurone

8


Phạm Thị Hằng                                                                  Luận văn Thạc sĩ khoa 
học                                                                                                        
MeO

2'

1

6

O
4

OH

4'

MeO

O
4

O


OMe

4'

O

4­hydroxy­6­methoxyaurone

4,6­dimethoxyaurone

R

KD (µM)

R

KD (µM)

H

1,32 ± 0,33

H

7,0 ± 1,1

F

2,7 ± 0,8


F

2,9 ± 0,7

Cl

0,46 ± 0,08

Cl

0,99 ± 0,2

Br

0,15 ± 0,07

Br

0,82 ± 0,08

I

0,26 ± 0,03

I

0,54 ± 0,04

CN


2,9 ± 1

CN

20 ± 4,6

­N(CH3)2

2,6 ± 0,4

3’,4’,6’­OMe

1.2.1.2.

2'

1

6

92 ± 43

Sự ức chế của Cyclin­Dependent Kinases (CDK)

Cyclin­dependent kinases (CDK) là enzyme cần thiết trong việc điều tiết  
sự phân chia chu kỳ tế bào. Hoạt động của chúng bị thay đổi trong các tế bào ung  
thư, gây ra sự tăng sinh không kiểm soát tế bào, cũng như sự bất ổn định của bộ 
gen và nhiễm sắc thể. Sự ức chế CDK đã nổi lên như  là một chủ  đề  quan trọng 
trong nghiên cứu chất chống ung thư. Trong số  các chất  ức chế  CDK phải kể 
đến flavopiridol một chất  ức chế CDK tiên tiến nhất có tác dụng chống khối u  

đang trong giai đoạn II phát triển lâm sàng [30, 31,32]. Mặc dù flavopiridol có 
tiềm năng lớn nhưng cũng cần cải thiện tính chọn lọc giữa các CDK1, CDK2 và  
CDK4. Vì vậy, các chất tương tự  đã được tổng hợp và nghiên cứu, trong đó có  
cả aurone. Các aurone mimic này được nghiên cứu thử nghiệm khả năng ức chế 
CDK1, CDK2 và CDK4 thể hiện ở bảng 2 [33].
Bảng 2 Sự ức chế Cyclin­dependent kinases CDK1, CDK2 và CDK4 bởi aurone mimic và flavopiridol

9


Phạm Thị Hằng                                                                  Luận văn Thạc sĩ khoa 
học                                                                                                        
Me
N

Me
N

R2

OH
O

HO

HO

O

Cl


R1

O
OH
Aurone mimic

OH O
flavopiridol

STT

Hợp chất

IC50 (µM)

R1

R2

CDK1

CDK2

CDK4

1

H


H

0,11

1,28

4,41

2

H

Cl

0,60

3,97

25,25

3

NO2

H

0,06

0,31


2,21

4

SO2NH2

H

0,009

0,03

1,87

5

Flavopiridol

0,10

0,22

0,40

Ở aurone mimic không chứa nhóm thế (chất 1) có khả năng ức chế CDK1 
tương tự  flavopiridol (IC50= 0,11 và 0,10 µM) nhưng khả  năng  ức chế  CDK2 và 
CDK4 là yếu hơn. Mặc khác, khi gắn các nhóm thế ­NO 2 (chất 3) hoặc –SO2NH2 
(chất 4) đã làm tăng mạnh hoạt động  ức chế  CDK1, CDK2 trong khi đó không  
ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động ức chế đối với CDK4. Đặc biệt, nếu thay thế 
nhóm –NO2  (chất 3) bởi nhóm –SO2NH2  (chất 4) càng gia tăng tiềm năng hoạt 

động  ức chế. Ngược lại, nếu nhóm thay thế  chloro (chất 2) đã không dẫn đến  
một tác dụng có lợi mà còn làm mất khả năng ức chế 3 enzym CDKs. Như vậy,  
các hợp chất aurone mimic có cấu trúc chung 2­benzylidene­4,6­dihydroxy­7­(1­
methylpiperidin­4­yl)­benzofuran­3­one   được   thiết   kế   như   cấu   trúc   của 
flavopiridol, cho thấy sự  ức chế đáng kể  CDK 1, 2 và 4, trong đó hoạt động  ức 
chế CDK4 là kém hơn cả.

10


Phạm Thị Hằng                                                                  Luận văn Thạc sĩ khoa 
học                                                                                                        
1.2.1.3.

Tương tác của các aurone với thụ thể adenosine

K A. Jacobson và cộng sự đã khám phá ra thụ thể adenosine khi nghiên cứu 
cơ  chế  chống ung thư, chống viêm và  ức chế  sự  tập hợp các tiểu cầu [34] . 
Trong các hợp chất nghiên cứu flavone, isoflavone và aurone, chúng đều cho các 
tương tác với cả  ba loại thụ  thể  adenosine A 1, A2A và A3. Trong đó, aurone cho 
thấy mối quan hệ đáng kể trong liên kết với thụ  thể adenosine, chủ yếu nhất là 
với thụ thể A1. Hispidol đã được tìm thấy là một chất đối kháng thụ thể A1 chọn 
lọc, với giá trị Ki = 0,352 ± 0,080 μM [35] (Bảng 3)
Bảng 3 Ái lực của các aurone trong liên kết với thụ thể adenosine (Ki, µM)

R3
HO

R2


1

6

OH

O

R1

R1

4'

O
4

Dẫn xuất aurone

3'

R

R

2

3

A1


A2A

Sulfuretin

H

H

OH

4,44 ± 1,22

28.1 ± 10.1

Aureusidin

OH

H

OH

13,2 ± 4,8

>100

Hispidol

H


H

H

0,352 ± 0,080

52,7 ± 9,1

Maritimetin

H

OH

OH

3.47 ± 0,47

9,35  ± 2,51

1.2.1.4.

Aurone chống ung thư thông qua sự phân chia DNA

Trong quá trình nghiên cứu các sản phẩm tự nhiên có tiềm năng trong điều  
trị ung thư, Huang[36] đã phân lập được từ lá và thân của Uvaria hamiltonii gồm: 
2 flavanone: hamiltone A (6­hydroxy­5,7,4'­trimethoxyflavanone) và hamiltone B 
(3',4'­dihydroxy­5,6,7­trimethoxyflavanone);   1   aurone:   hamiltrone   (3',   4'­
dihydroxy­4,5,6­trimethoxyaurone); 1 chalcone: hamilcone (3,4­dihydroxy­2',3',4'­

trimethoxychalcone) và 1 nonflavonoid: hamilxanthene (tetrahydroxanthene). Kết  
quả   thử   nghiệm   trên   sự   phân   cắt   sợi   DNA   và   độc   tế   bào   cho   thấy   aurone 

11


Phạm Thị Hằng                                                                  Luận văn Thạc sĩ khoa 
học                                                                                                        
hamiltrone có hoạt tính mạnh nhất gấp 10 lần so với hamiltone A và hamiltone B,  
còn hamilcone hoạt động yếu và hamixanthene không hoạt động (bảng 4) [37].
Bảng 4 Sự phân cắt DNA và độc tế bào của các hợp chất
Các hợp chất

Đơn
bleomycin*

 

vị 

IC50 (µg/ml)

Hamiltone A

1,1

>20

Hamiltone B


1,0

>20

Hamiltrone

10,0

>20

Hamilcone

0,6

8,0

Hamixanthene

­

10,0

(* kháng sinh glycopeptide, thuộc Danh sách Tổ chức Y tế Thế giới của các thuốc thiết  
yếu)

1.2.1.5.

Aurones ức chế hình thành mạch máu khối u

Các tế  bào ung thư  trong một khối u không hoạt động được cung cấp  

bằng cách khuếch tán một lượng hạn chế  của oxy và chất dinh dưỡng, khi đó, 
kích thước của khối u  được bắt giữ  lớn nhất với  đường kính khoảng 1 – 2 
mm3[38, 39]. Sau khi khối u hình thành mạch máu, các tế  bào ung thư  có khả 
năng tiếp nhận đủ  oxy và chất dinh dưỡng cho sự tăng trưởng nhanh chóng của 
chúng[40] . Tăng trưởng không kiểm soát của các tế  bào ung thư  là những đặc  
điểm cơ  bản của một khối u và kích hoạt quá mức sự  hình thành mạch máu là 
bệnh lý cơ bản cho sự phát triển của khối u và di căn[41]; Như  vậy, ngăn chặn  
việc hình thành mạch máu và quá trình tăng trưởng của các mạch máu mới từ các  
mạch máu hiện có là một trong hai chiến lược chính được sử  dụng trong hóa trị 
liệu. Trong những năm gần đây, các tác nhân chống ung thư và một số thuốc ức  
chế sự hình thành mạch được sử dụng trong lâm sàng đã được chứng minh là có  
lợi khi sử  dụng kết hợp [42,43,44]. Ngoài liệu pháp kết hợp, còn có tác nhân có  
hoạt tính chống ung thư  bằng cách  ức chế  sự  tăng trưởng của tế  bào nội mô. 

12


Phạm Thị Hằng                                                                  Luận văn Thạc sĩ khoa 
học                                                                                                        
Aurones tự nhiên hay tổng hợp đều có hoạt tính sinh học mạnh, chống lại các tế 
bào ung thư  như  liên kết với P­glycoprotein,  ức chế  CDK, điều chỉnh ABCG2  
(ATP­binding  cassette   sub­family  G   member  2,  protein  kháng  ung  thư   vú)   qua 
trung gian kháng đa thuốc, hoạt động chống oxy hóa, phân chia DNA ... [45,46].  
Theo Huimin Cheng và cộng sự [39], các aurones được phát hiện gần đây như các 
chất  ức  chế  tiềm năng của  sự  gia tăng của HUVEC ( Human Umbilical Vein  
Endothelial Cells). Trong số  các dẫn xuất của aurones, 5­hydroxy, 5­methoxy và  
5­acetoxyaurones đã được thử  nghiệm trên các nhóm khác nhau  ở  vị  trí 4' ( Bảng 
5)cho thấy, các hợp chất 4’­methoxy và 4’­hydroxy­ 5­hydroxyaurone giữ   ở mức 
hoạt   động   tương   ứng   nhau   (IC50  =   9,63   và   9,86   µM)   và   cả   4’­amino­5­
hydroxyaurone (7,33 µM), chúng có hoạt động  ức chế  yếu chống lại HUVEC.  

Trong khi đó, việc N­methyl hóa và N­ethyl hóa  ở  vị  trí 4’ nhóm amino của các  
hợp chất 5­hydroxy và 5­acetoxyaurone sẽ làm tăng đáng kể khả năng hoạt động, 
đặc   biệt  là  N­ethyl  hóa   gấp 5  lần so với  N­methyl  hóa   đối  với  hợp  chất 5­
hydroxy và gấp hơn 10 lần đối với 5­acetoxyaurone. Mặt khác, N­ethyl hóa của 
5­hydroxy và 5­acetoxyaurone ngoài khả  năng  ức chế sự  tăng trưởng của tế  bào  
nội mô chúng còn là tiềm năng chống lại sự tấn công của tế  bào ung thư  gây di 
căn.
Bảng 5 Khả năng ức chế thình thành mạch của một số dẫn xuất aurone

4'

1

R'

O
RO

5

3

O

R

R’

IC50  (µM)


R

R’

IC50  (µM)

H

OH

9,63

Me

NMe2

­

H

OMe

9,86

Me

NEt2

­


H

NH2

7,33

Ac

NMe2

3,18

13


×