Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Những khó khăn thường gặp của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội khi học dạng bị động tiếng Pháp và giải pháp trong giảng dạy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.64 KB, 9 trang )

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v

NHỮNG KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HÀ NỘI KHI HỌC DẠNG BỊ ĐỘNG TIẾNG PHÁP
VÀ GIẢI PHÁP TRONG GIẢNG DẠY
TRẦN HƯƠNG LAN*
Đại học Sư phạm Hà Nội,  lancuong70@yahoo. com
Ngày nhận bài: 19/11/2017; ngày sửa chữa: 13/12 /2017; ngày duyệt đăng: 30/12/2017
*

TÓM TẮT

Ngữ pháp đóng vai trò quan trọng trong việc học một ngôn ngữ nói chung và trong việc học tiếng
Pháp nói riêng. Để học tốt tiếng Pháp, ngoài rất nhiều yếu tố khác, người học cần phải nắm vững
những hiện tượng ngữ pháp cơ bản. Một trong những hiện tượng ngữ pháp cơ bản và tương đối
phổ biến của tiếng Pháp là dạng câu bị động. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy tại trường Đại học
Sư phạm Hà Nội, chúng tôi nhận thấy, sinh viên thường gặp rất nhiều khó khăn khi học hiện tượng
ngữ pháp này. Nội dung chủ yếu của bài viết là phân tích những khó khăn thường gặp của sinh viên
khi học dạng bị động, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất các biện pháp giải quyết trong giảng dạy.
Từ khóa: dạng bị động, dịch thuật, giảng dạy ngữ pháp

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, đa số các sinh viên chuyên ngành
tiếng Pháp ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội có
đầu vào là không và bắt đầu học tiếng Pháp từ đầu.
Trong khi đó sinh viên chuyên ngành tiếng Anh khi
bước vào đại học đa số đã đạt được trình độ B1.
Sau 4 năm học, sinh viên tiếng Pháp và tiếng Anh
đều có đầu ra như nhau, đó là C1. Đây quả là bài
toán vô cùng khó đối với không chỉ sinh viên tiếng


Pháp mà ngay cả đối với giảng viên tiếng Pháp.
Với thời lượng quá ít ỏi như vậy mà ngữ pháp
tiếng Pháp tương đối khó nên rất nhiều sinh viên
không nắm được các hiện tượng ngữ pháp cơ bản.

Trong quá trình giảng dạy môn ngữ pháp cho
sinh viên khoa Pháp, thông qua việc thống kê,
phân tích các lỗi sai của sinh viên khi họ thực hành
trên lớp và làm các bài tập tự học, chúng tôi nhận
thấy các sinh viên gặp khá nhiều khó khăn khi
học về dạng bị động đặc biệt là khi chuyển từ câu
chủ động sang bị động và ngược lại hoặc khi dịch
những câu bị động từ tiếng Pháp sang tiếng Việt và
tiếng Việt sang tiếng Pháp.
Nghiên cứu và tìm ra những khó khăn của sinh
viên khi học hiện tượng ngữ pháp này, từ đó đưa ra
biện pháp giải quyết và khắc phục là một việc làm
cần thiết để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong
học tập và giảng dạy nội dung này.
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ

Số 15 - 9/2018

47


v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
2. CÁC CÁCH DIỄN ĐẠT VÀ GIÁ TRỊ SỬ
DỤNG CỦA DẠNG BỊ ĐỘNG
2.1. Các cách diễn đạt bị động

2.1.1. Bị động với cấu trúc “être + participe
passé”
Bị động trong tiếng Pháp được biểu hiện bằng
dạng cấu trúc đặc biệt, gồm: trợ động từ “être” và
quá khứ phân từ (PP) của động từ độc lập. Hãy
quan sát sơ đồ chuyển sang dạng bị động như sau:
Pa: SN1 + V + SN2
 Pp: SN2 + être + PP + par/de + SN1
(Pa: câu chủ động, Pp: câu bị động, SN1: ngữ
đoạn danh từ 1, V: động từ, SN2: ngữ đoạn danh từ
2, PP: phân từ quá khứ)
Ví dụ: Pa: Nam fait ce travail.
Pp: Ce travail est fait par Nam.
Đây là cấu trúc bị động được sử dụng nhiều
nhất trong tiếng Pháp.
2.1.2. Bị động với động từ đối xứng
Động từ đối xứng còn được gọi là động từ có
khả năng xuất hiện với cùng hệ thống đặc trưng về
mặt hình thái học trong câu bị động và trong câu
biến đổi sang dạng bị động. Người ta coi việc sử
dụng động từ đối xứng như dạng thức đặc biệt của
bị động vì không phải thêm trợ động từ “être” vào
trong câu bị động. Dạng bị động với những động
từ này đơn giản là một sự thay đổi vị trí danh ngữ.
Hãy xem xét dạng bị động của động từ đối xứng
bằng sơ đồ sau:
Pa: SN1 + V + SN2
Pp: SN2 + V + SN1 (Pp hoàn thành).
Hoặc: SN2 + V (Pp chưa hoàn thành)
Ví dụ: Pa: Le vent casse les branches.

Pp: Les branches cassent sous le vent./
Les branches cassent.

48

KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ

Số 15 - 9/2018

2.1.3. Bị động với động từ phản thân
Theo Grévisse (1988, tr.541), “Những động từ
phản thân có ý nghĩa bị động khi chủ ngữ chịu
hành động mà không hoàn thành hành động”.
Người ta thường sử dụng động từ phản thân với ý
nghĩa bị động nhưng chỉ dùng đối với chủ ngữ chỉ
vật và luôn không chỉ rõ tác nhân. Chúng ta có sơ
đồ sau:
Pa: SN1 + V + SN2
Pp: SN2 + Pronom (de réfléchi) +V
Ví dụ:
Pa: On vend ce livre à la librairie Tràng Tiền.
Pp: Ce livre se vend à la librairie Tràng Tiền.
2.1.4. Bị động với cấu trúc “se faire/se laisser
+ infinitif”
Trong tiếng Pháp, có một cấu trúc đặc biệt của
dạng bị động: se faire/se laisser như trợ động từ +
động từ nguyên thể, thay vì động từ “être” + PP.
Động từ “se faire” nhấn mạnh vào sự tham gia
một cách có chủ ý của chủ ngữ vào hành động.
Động từ “se laisser” chỉ sự tham gia một cách

miễn cưỡng hoặc không có chủ đích của chủ ngữ
đối với hành động.
Ví dụ: (1) Elle se fait aimer de tout le monde.
(2) Elle se laisse aimer de tout le monde.
Trong câu (1), “se faire aimer” có ý nghĩa
rằng, cô ấy làm tất cả mọi chuyện để được yêu
quý; nhưng “se laisser aimer” có ý chỉ rằng, tất
cả mọi người yêu quý cô ấy vì sự tử tế của cô ấy
hoặc là vì đặc điểm nào đó của cô ấy. “se laisser
aimer” là một hành động không chủ đích và nó
tương đương với “être aimé”.
2.2. Giá trị sử dụng của dạng bị động
2.2.1. Nhấn mạnh
Khi chúng ta muốn nhấn mạnh một yếu tố của
câu, chúng ta sẽ thường đặt yếu tố này đứng đầu


PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v

câu. Dạng bị động cho phép chúng ta nhấn mạnh
vào bổ ngữ của hành động, bổ ngữ tác nhân và
chính vào hành động.
Ví dụ: Ce film a été projecté plusieurs fois.
Trong câu này, người ta muốn nhấn mạnh vào
“ce film” chứ không phải là những bộ phim khác
hoặc người chiếu bộ phim đó.
2.2.2. Một yếu tố làm rõ nghĩa
Ví dụ: Pierre est un bon ouvrier. Le patron a
bien apprécié ses mérites.
Theo nguyên tắc, tính từ sở hữu thay cho một

đại từ nhân xưng gần với nó hơn. Trong trường
hợp này, người ta sẽ nghĩ rằng ses mérites thay cho
les mérites du patron. Nhưng thực tế, ses mérites
thay cho les mérites de Pierre. Dạng bị động cho
phép chúng ta loại bỏ đi sự mơ hồ của tính từ sở
hữu ses.
Pierre est un bon ouvrier. Ses mérites sont bien
appréciées par le patron.
2.2.3. Tổ chức lời nói
Theo nguyên tắc trật tự của ngữ đoạn danh từ
(chủ ngữ là danh từ chỉ sự sống  đối tượng là
danh từ không chỉ sự sống, chủ ngữ số ít  đối
tượng số nhiều), dạng bị động cho phép thiết lập
mối quan hệ này.
Ví dụ: Je suis trompé par cette nouvelle.
Thay vì: Cette nouvelle me trompe.
Phát ngôn dạng chủ động “Cette nouvelle me
trompe” thì không thông dụng bằng phát ngôn
dạng bị động “Je suis trompé par cette nouvelle”.
Hoặc: “L’embouteillage augmente par les
vacances” thì được chấp nhận hơn là “Les
vacances augmentent l’embouteillage”.

2.2.4. Giảm nhẹ cấu trúc
Có những đoạn văn, một cụm danh từ là bổ
ngữ của rất nhiều động từ. Trong trường hợp này,
dạng bị động được dùng để làm cho câu văn ngắn
lại hoặc giảm nhẹ đi và thu hút người đọc vào
thành phần quan trọng của câu.
Ví dụ: Les patrons ont pris une décision. Les

syndicats ont désapprouvé cette décision. Les
travailleurs l’ont mal accueillie. Le gouvernement
va la modifier.
(Morsel, 1993, tr.124)
Câu văn sẽ được giảm nhẹ nếu người ta dùng
dạng bị động.
La décision prise par les patrons, désapprouvée
par les syndicats et mal accueillie par les
travailleurs va être modifiée par le gouvernement.
2.2.5. Sự trung hòa của ngôn ngữ khoa học
Trong ngôn ngữ, nhất là trong ngôn ngữ khoa
học, khi muốn đưa ra một thông tin có tính khách
quan hơn, người ta hay dùng dạng bị động.
Ví dụ: Le vaccin contre la rage a été découvert
en 1885 par Louis Pasteur.
Trong ví dụ này, chủ ngữ “Louis Pasteur” làm
ra hành động “découvrir” và đứng cuối câu; điều
này làm giảm đi ít nhiều vai trò của ông ấy trong
câu và người đọc sẽ không chú ý đến sự hiện diện
của ông ấy. Chính vì vậy, “Le vaccin contre la rage
a été découvert en 1885 par Louis Pasteur.” diễn
ra một cách khách quan.
3. NHỮNG KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP
CỦA SINH VIÊN KHI HỌC DẠNG BỊ ĐỘNG
TIẾNG PHÁP
Trong các cách diễn đạt bị động của tiếng Pháp,
“être +PP” là cấu trúc bị động thường gặp nhất và
sinh viên cũng gặp khó khăn nhiều nhất khi học
cấu trúc bị động này. Vì vậy trong phần này, chúng
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ


Số 15 - 9/2018

49


v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
tôi sẽ tập trung phân tích những khó khăn của sinh
viên khi học dạng bị động “être + PP”.
Để tìm ra những khó khăn của sinh viên, chúng
tôi đã tiến hành điều tra về việc sử dụng câu bị
động của 30 sinh viên năm thứ 2 khoa Pháp trường
Đại học Sư phạm Hà Nội. Chúng tôi chọn sinh
viên năm thứ 2 là đối tượng nghiên cứu vì họ vừa
được học hiện tượng ngữ pháp này. Cuộc điều tra
của chúng tôi gồm 2 phần:
Phần 1: Phiếu điều tra
Phần 2: Bài test về cách sử dụng dạng bị động
trong tiếng Pháp
Phiếu điều tra gồm 10 câu giúp chúng tôi biết
được sinh viên đã nắm được khái niệm của câu
bị động trong tiếng Pháp chưa, khi học dạng bị
động họ gặp những khó khăn gì và nguyên nhân
của những khó khăn đó. Bài test gồm 3 bài tập:
nhận biết câu bị động và câu chủ động, chuyển
từ câu chủ động sang bị động và ngược lại, dịch
từ tiếng Việt sang tiếng Pháp và tiếng Pháp sang
tiếng Việt. Sau khi nhận được bài test từ các sinh
viên, chúng tôi đã thống kê tất cả các lỗi mà sinh
viên gặp phải. Kết quả của phiếu điều tra và bài

test là cơ sở để chúng tôi xác định được những khó
khăn và nguyên nhân của những khó khăn, cũng
như đưa ra một số đề xuất sư phạm.
3.1. Chưa nhận biết được câu chủ động và
câu bị động
Rất nhiều sinh viên không thể phân biệt được
câu chủ động và câu bị động. Các em thường nhầm
lẫn giữa hai loại câu này. Sở dĩ có sự nhầm lẫn này
vì câu bị động tiếng Pháp có sự tham gia của trợ
động từ “être”, trong khi đó, động từ tiếng Pháp
khi chia ở quá khứ cũng có một số động từ được
chia với trợ động từ être. Chính sự giống nhau
này đã gây cho các em khá nhiều khó khăn trong
việc nhận biết. Đặc biệt là nếu trong câu bị động
xuất hiện những động từ khi chia ở quá khứ có
thể chia với trợ động từ “être” hoặc “avoir” như
monter, descendre, sortir, passer, rentrer, retourner,

50

KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ

Số 15 - 9/2018

remonter, redescendre…, nhiều sinh viên cho rằng,
đó là câu chủ động động từ chia ở quá khứ.
Ví dụ :
Le mobilier du jardin était rentré chaque
automne dans une petite cabane en sapin.
Dès que la malle aura été redescendue à la

cave, la chambre sera vite en ordre.
La pendule est remontée chaque dimanche à
midi.
(Cardiot-Cueilleron, 1992, tr.77)
Ba câu trên, các chủ ngữ  “le mobilier du
jardin, la malle, la pendule” không thực hiện các
hành động “rentrer, redescendre, remonter” mà
chịu tác động của hành động. Vì vậy, ba câu này
không thể là câu chủ động được, chúng phải là câu
bị động. Nhưng hầu hết các sinh viên cho rằng, đó
là câu chủ động, động từ chia ở quá khứ với trợ
động từ “être”.
3.2. Xác định sai các thành phần của câu
Muốn chuyển đúng một câu chủ động sang bị
động hoặc ngược lại, trước hết người học cần phải
xác định đúng các thành phần của câu. Nhưng điều
này cũng là một trở ngại đối với nhiều sinh viên.
Ví dụ: L’entreprise réembauchera les ouvrières
licenciées il y a un mois.
(Morsel, 1993, tr.120)
Trong câu này “il y a un mois” không phải là bổ
ngữ của cả câu mà nó chỉ là bổ ngữ của nhóm danh
từ “les ouvrières licenciées”. Nhưng hầu hết các
sinh viên mà chúng tôi tiến hành điều tra đều cho
rằng “il y a un mois” là bổ ngữ của cả câu, họ đã
không để ý đến thời của động từ “réembauchera”.
Động từ “réembauchera” chia ở thì tương lai vì
vậy “il y a un mois” (cách đây một tháng) không
thể là bổ ngữ của cả câu. Nếu “il y a un mois” là
bổ ngữ của cả câu, động từ “réembaucher” phải

chia ở quá khứ không phải ở tương lai.


PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v

Chính vì xác định sai các thành phần của câu
mà nhiều sinh viên đã chuyển sai câu trên.
Câu sai: Les ouvrières licenciées seront
réembauchées par l’entreprise il y a un mois.
Câu đúng: Les ouvrières licenciées il y a un
mois seront réembauchées par l’entreprise
Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi nhận thấy,
việc các sinh viên xác định sai thành phần của câu
còn do vốn từ vựng của các em quá nghèo nàn, các
em không hiểu được hết nghĩa của câu cần chuyển.
Do không hiểu hết được nghĩa nên các em đã xác
định sai thành phần của câu. Vì xác định sai thành
phần của câu, các em đã chuyển sai từ câu chủ
động sang bị động hoặc ngược lại.
3.3. Không nắm vững các hiện tượng ngữ
pháp cơ bản khác.
Ngữ pháp tiếng Pháp rất khó và có nhiều điểm
không giống với tiếng Việt. Vì vậy, đa số các sinh
viên chưa nắm vững các hiện tượng ngữ pháp cơ
bản như đại từ làm bổ ngữ trực tiếp, gián tiếp, thời
thể của động từ, vấn đề hợp giống, số của phân từ
quá khứ… Chính vì không nắm vững những kiến
thức ngữ pháp cơ bản nên các sinh viên đã mắc rất
nhiều kiểu lỗi khác nhau.
Ví dụ: “On ne l’a pas promue.”

Một số sinh viên không tìm được bổ ngữ trực
tiếp của câu này vì bổ ngữ trực tiếp thường đứng
sau động từ nhưng trong trường hợp này, bổ ngữ
trực tiếp được thay bằng đại từ làm bổ ngữ và đặt
trước động từ. Do không xác định được bổ ngữ
trực tiếp nên họ cho rằng, câu này không chuyển
được sang dạng bị động.
Có những sinh viên xác định được đại từ “l’” là
bổ ngữ trực tiếp của câu, nhưng lại không biết “l’”
là “le” hay “la”. Họ đã không để ý đến phân từ
quá khứ “promue”. Do không biết “l’” là “le” hay
“la” nên họ không biết chủ ngữ của câu bị động sẽ
là “Il” hay “Elle”. Vì vậy có những em đã chuyển
câu trên thành: *Il n’a pas été promu.

Mặt khác thời, thức của động từ tiếng Pháp quá
phức tạp, quá khác biệt so với tiếng Việt. Đây là
một trở ngại lớn nhất đối với sinh viên học tiếng
Pháp. Lỗi sai liên quan đến động từ là lỗi mà các
sinh viên mắc nhiều nhất trong khi sử dụng câu bị
động tiếng Pháp.
3.4. Quá lệ thuộc vào cách diễn đạt của tiếng
Pháp hoặc tiếng Việt
Do chưa nắm vững những nét tương đồng và
khác biệt giữa hai ngôn ngữ Pháp-Việt đã làm cho
người học quá lệ thuộc vào cách diễn đạt của tiếng
Pháp hoặc tiếng Việt.
Khi dịch sang tiếng Việt không nhất thiết phải
sử dụng hư từ bị, được. Hai hư từ này làm cho câu
văn trở nên nặng nề.

Ví dụ: Il est épuisé par ses voyages incessants.
Une promesse qui a été faite doit être tenue.
(Cardiot-Cueilleron, 1992, tr.81)
có thể dịch như sau:
Anh ta kiệt sức vì những chuyến đi không ngừng.
Một lời đã hứa phải ráng giữ.
(Nguyễn Dũng, 2005, tr.158)
Nhưng đa số sinh viên sử dụng hai hư từ này
để dịch hai câu trên.
Anh ta bị kiệt sức vì những chuyến đi không ngừng.
Một lời được hứa thì phải được làm.
Một lý do khác làm cho câu văn tiếng Việt trở
nên nặng nề, đó là các sinh viên đã quá lạm dụng
từ bởi khi dịch bổ ngữ tác nhân.
Anh ta bị kiệt sức bởi những chuyến đi không
ngừng.
Ngược lại khi dịch từ tiếng Việt sang tiếng
Pháp, một số sinh viên lại quá lệ thuộc vào câu tiếng
Việt nên đã dịch sai. Trong các câu tiếng Việt sau:
Chúng tôi đã rất bối rối vì sự phát hiện này.
(Nguyễn Dũng, 2005, tr.158)
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ

Số 15 - 9/2018

51


v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Gương mặt cô ta ướt đẫm nước mắt.

(Nguyễn Dũng, 2005, tr.157)
Trong hai câu này không có hư từ bị, được
nên khi dịch sang tiếng Pháp các sinh viên lại để
các động từ troubler, mouiller ở dạng chủ động vì
vậy có một số câu sai kiểu như sau:
* Nous avons troublé à cause de cette
révélation.
* Son visage mouille les larmes.
Thực ra hai câu này khi dịch sang tiếng Pháp các
động từ troubler, mouiller phải để ở dạng bị động
Nous avons été troublés par cette révélation.
(Cardiot-Cueilleron, 1992, tr.81)
Son visage était mouillé de larmes.
(Cardiot-Cueilleron, 1992, tr.80)
4. GIẢI PHÁP TRONG GIẢNG DẠY
Xuất phát từ những khó khăn của sinh viên đã
được phân tích ở trên, chúng tôi xin đưa ra một số
đề xuất về việc giảng dạy và dịch thuật nhằm giúp
cho người học có thể sử dụng tốt hơn dạng bị động
trong tiếng Pháp.
4.1. Đổi mới phương pháp giảng dạy
Từ trước đến nay, khi dạy một hiện tượng ngữ
pháp, giảng viên thường sử dụng phương pháp
truyền thống: truyền đạt những kiến thức cho sinh
viên. Người học rất thụ động trong quá trình nắm
bắt kiến thức. “Những năm gần đây các tài liệu
giáo dục và dạy học ở nước ngoài và trong nước
thường nói tới việc cần thiết phải chuyển từ dạy
học giảng viên trung tâm sang dạy học học sinh
trung tâm” (Trần Bá Hoành, 2003, tr.1). Chúng ta

nên áp dụng phương pháp giảng dạy mới này khi
dạy một hiện tượng ngữ pháp nói chung và dạy câu
bị động nói riêng. Trước tiên, giảng viên yêu cầu
người học quan sát các ví dụ về câu chủ động và bị
động. Giảng viên sẽ không phải là người giới thiệu
cấu trúc của câu bị động, quy tắc chuyển đổi mà

52

KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ

Số 15 - 9/2018

chính sinh viên phải tự tìm ra trên cơ sở phân tích
các ví dụ. Có như vậy, những kiến thức sinh viên
thu được sẽ được nhớ lâu hơn.
4.2. Đưa nội dung giảng dạy các hiện tượng
ngữ pháp nói chung và câu bị động nói riêng
vào các giờ thực hành tiếng.
Dạy một ngoại ngữ, đó là làm cho người học
phát triển toàn diện cả bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc,
viết. Ngữ pháp đóng một vai trò quan trọng trong
việc học ngoại ngữ. Người học phải nắm chắc ngữ
pháp để có thể học tốt bốn kỹ năng trên. Ngược
lại, thông qua bốn kỹ năng trên, người ta có thể
dạy và học ngữ pháp. Vì vậy, giảng viên không chỉ
dạy ngữ pháp nói chung và câu bị động nói riêng
trong các giờ ngữ pháp mà có thể đưa nội dung
này vào trong quá trình dạy các kỹ năng nghe, nói,
đọc, viết.

4.3. Một số tiêu chí phân biệt “être + PP”
dạng bị động với “être + PP” hình thái động từ.
Một trong những nguyên nhân sử dụng sai
dạng bị động trong tiếng Pháp của sinh viên Việt
nam học tiếng Pháp đó là người học chưa phân
biệt được câu chủ động và câu bị động đặc biệt là
phân biệt câu chủ động có động từ chia ở quá khứ
với trợ động từ être với câu bị động. Để phân biệt
hai dạng này, chúng ta có thể dựa vào những dấu
hiệu như sau:
- Thứ nhất, trong câu chủ động, chủ ngữ làm
ra hành động trong khi trong câu bị động, chủ ngữ
chịu tác động của hành động do bổ ngữ tác nhân
gây ra.
Ví dụ:
Nous sommes rentrés tard à la maison. (Pa).
Nous sommes trompés par ce garçon-là. (Pp).
- Thứ hai, trong cấu trúc bị động, thời của động
từ phụ thuộc vào thời động từ “être” chứ không
phụ thuộc vào sự kết hợp giữa “être + PP” như
trong câu chủ động.


PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v

Ví dụ: Il est admis à l’école. (Pp chia thời hiện tại)
Il a été admis à l’école. (Pp chia thời quá khứ)
Elle est allée travailler en France (Pa chia thời
quá khứ kép)
Elle était allée travailler en France. (Pa chia

thời tiền quá khứ).
- Thứ ba, về mặt hình thức và ngữ nghĩa,
những yếu tố tạo nên cấu trúc bị động thì khá độc
lập với nhau: trong cấu trúc bị động, quá khứ phân
từ được dùng với tư cách là tính ngữ (tức là không
có động từ “être”) và có giá trị bị động như cấu
trúc này.
Ví dụ: Une lettre est écrite = Une lettre écrite
La moto a été réparée = La moto réparée.
Trong cấu trúc bị động, quá khứ phân từ này
có thể được thay thế bằng đại từ nhân xưng trung
lập “le”.
Ví dụ: Tu es aimé de tout le monde, tu l’es
vraiment.
Ngoài ra, khác với hình thái về thời gian, quá
khứ phân từ có thể đứng trước động từ “être”.
Ví dụ: “Aimé, tu l’étais.”
Khi quan sát những ví dụ trên, những yếu tố
cấu trúc bị động không thể tạo ra đơn vị phân tích
giống như dạng thức kép của động từ chủ động.
Dạng thức này đặc trưng bởi sự kết hợp chặt chẽ
của những thành tố.
Ví dụ: Mon père est arrivé
Người ta không nói: Mon père arrivé.
Đối với câu “Il est arrivé” quá khứ phân từ
không thể thay bằng đại từ le hoặc đứng trước trợ
động từ être.
Người ta không nói: Il l’est hoặc Arrivé, il l’est.

- Cuối cùng, về mối quan hệ biến đổi, dạng bị

động “être + PP” là kết quả của một sự chuyển đổi
từ mệnh đề chủ động. Trong khi dạng thức kép “être
+ PP” thể hiện mệnh đề chủ động. Cấu trúc này
không phải là kết quả của bất cứ sự biến đổi nào.
Ví dụ: Ce pont a été construit en 1990.
Câu này được chuyển từ câu “On a construit
ce pont en 1990.”
Trong khi câu “Je suis sortie avec mes amis.”
không phải là sự chuyển đổi từ bất cứ một câu nào.
Trên đây là bốn tiêu chí giúp cho người học
phân biệt câu chủ động chia ở quá khứ với trợ
động từ être và câu bị động với trợ động từ être.
4.4. Xác định rõ thành phần của câu trước
khi chuyển từ câu chủ động sang bị động hoặc
ngược lại.
Một nguyên nhân khác khiến sinh viên chuyển
sai câu chủ động sang bị động, đó là xác định sai
thành phần của câu. Vì vậy, giảng viên cần yêu cầu
sinh viên xác định rõ thành phần của câu trước khi
chuyển đặc biệt thành phần chủ ngữ, bổ ngữ trực
tiếp trong câu chủ động và tác nhân trong câu bị
động. Việc này giảng viên cũng thường không yêu
cầu sinh viên vì họ nghĩ rằng, đây là vấn đề đơn
giản. Nhưng thực tế, không ít sinh viên chuyển sai
vì không xác định được thành phần của câu.
4.5. Các hiện tượng ngữ pháp cơ bản phải
thường xuyên được củng cố trong suốt quá
trình học.
Để học tốt dạng bị động, người học phải nắm
vững rất nhiều các hiện tượng ngữ pháp khác.

Nhưng thực tế các sinh viên thường không nhớ hết
các hiện tượng ngữ pháp đã học. Chính vì vậy, khi
học một hiện tượng ngữ pháp mới giảng viên cần
giúp các em ôn lại những hiện tượng ngữ pháp có
liên quan. Ví dụ khi học về câu bị động, sinh viên
bắt buộc phải nắm vững một số các hiện tượng
ngữ pháp cơ bản sau: thời thức của động từ, đại từ
làm bổ ngữ trực tiếp, hợp giống số của phân từ quá
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ

Số 15 - 9/2018

53


v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
khứ… Nói tóm lại các vấn đề ngữ pháp phải thường xuyên được củng cố, nhắc lại và nâng cao trong suốt
quá trình học ngoại ngữ.
4.6. So sánh câu bị động trong tiếng Anh và tiếng Pháp
Hiện nay, hầu như sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp đều là sinh viên được xét tuyển từ tổ hợp Anh,
Toán, Ngoại ngữ, có nghĩa là họ đã học tiếng Anh ít nhất 3 năm ở phổ thông và tiếng Anh là một trong
ba môn xét tuyển vào đại học. Như vậy, họ đã đạt được một trình độ tiếng Anh tương đối tốt. Tiếng Anh
và tiếng Pháp có chung nguồn gốc là cùng thuộc hệ ngôn ngữ Latinh nên hai thứ tiếng này có rất nhiều
điểm tương đồng về mặt từ vựng và cấu trúc ngữ pháp. Đây là một lợi thế cho những người đã biết tiếng
Anh học tiếng Pháp (Nguyễn Thị Dương Nga, 2017, tr.16). Dạng bị động của tiếng Anh có khá nhiều
điểm giống tiếng Pháp, nhất là vấn đề liên quan đến thời trong câu bị động trong khi đó, vấn đề này trong
tiếng Việt lại hoàn toàn khác biệt. Nhờ đặc điểm này chúng tôi xin đưa ra một đề xuất như sau: đối với
những sinh viên thi đầu vào bằng tiếng Anh, họ đã hiểu rõ cách dùng dạng bị động trong tiếng Anh, vì
vậy, giảng viên có thể chỉ cho họ những điểm giống nhau của dạng bị động trong tiếng Anh và tiếng Pháp.
Ví dụ :


Câu chủ động
tiếng Pháp
Cấu
trúc

SN1 + V + SN2

V(présent)
V(passé composé)
Thời, V(imparfait)
thức V(plus-que-parfait)
của V(futur simple)
động V(conditionnel
présent)
từ
V(conditionnel
passé)

Câu bị động tiếng Pháp

Câu bị động tiếng Anh

SN2 + être + PP (participe SN2 + to be + PP (past participle)
passé) + par/de +SN1
+ by +SN1
être (présent) + PP
être (passé composé) + PP
être (imparfait) + PP
être (plus-que-parfait) + PP

être ( futur simple) + PP
être (conditionnel présent)+ PP

to be (simple present) + PP
to be (simple past) + PP
to be (past continuous) + PP
to be (past pefect) + PP
to be (simple future) + PP
to be (present conditionnel + PP

être (conditionnel passé) + PP

to be (past conditionnel) + PP

Bằng cách so sánh này sinh viên đã học tiếng Anh sẽ hiểu về dạng bị động tiếng Pháp một cách dễ
dàng hơn.
4.7. Chú ý những nét khác biệt giữa tiếng Pháp và tiếng Việt trong khi dịch.
Vấn đề dịch thuật, sinh viên thường quá lệ thuộc vào cách diễn đạt tiếng Pháp hoặc tiếng Việt. Sở dĩ
như vậy vì người học chưa thấy rõ được những nét tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ. Vì vậy
trong quá trình giảng dạy giảng viên cần phải so sánh đối chiếu hiện tượng ngữ pháp này giữa hai ngôn
ngữ. Nếu được phân tích kỹ những nét tương đồng và khác biệt giữa dạng bị động tiếng Pháp và lối nói
tiếp thụ trong tiếng Việt thì người học sẽ thấy rằng, không nhất thiết cứ phải chuyển một câu bị động của
tiếng Pháp thành lối nói tiếp thụ trong tiếng Việt. Trong những trường hợp phải chỉ rõ bổ ngữ tác nhân thì
khi dịch sang tiếng Việt cũng không nhất thiết phải dùng cấu trúc có sự tham gia của từ bởi mà người học
có thể dùng cấu trúc có từ do, vì.

54

KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ


Số 15 - 9/2018


PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v

Il est épuisé par ses voyages incessants.
(Cardiot-Cueilleron, 1992, tr.77)
Anh ta kiệt sức vì những chuyến đi không
ngừng. (Nguyễn Dũng, 2005, tr.158)
Còn trong những trường hợp cần thể hiện sự
đánh giá của người nói đối với tác động của hành
động lên đối tượng thì người học phải có sự cân
nhắc giữa cấu trúc có các từ bị và được.
5. KẾT LUẬN
Dạng bị động trong tiếng Pháp là một hiện
tượng ngữ pháp tương đối khó. Để học tốt dạng
bị động đòi hỏi người học phải nắm vững khá
nhiều các hiện tượng ngữ pháp cơ bản khác. Trong
khi đó, sinh viên khoa tiếng Pháp hầu như chưa
được học tiếng Pháp ở bậc phổ thông nên việc
nắm chắc tất cả các hiện tượng ngữ pháp không
phải là dễ đối với các em. Vì vậy, chúng tôi đã
thực hiện nghiên cứu này với hy vọng nó sẽ là một
tài liệu hữu ích cho giảng viên và sinh viên khoa
tiếng Pháp nhằm giúp cho giảng viên có những
phương pháp giảng dạy thích hợp, còn sinh viên
nhận ra lỗi của mình và có thể tránh được các lỗi
đó trong quá trình học dạng bị động tiếng Pháp./.




Tài liệu tham khảo:

Nguyễn Dũng (2005), 350 exercices (Niveau
supérieur1), Bản dịch từ tiếng Pháp, NXB Thanh
niên, TP Hồ Chí Minh.
Trần Bá Hoành (2003), “Dạy học lấy người học làm
trung tâm: nguồn gốc, bản chất, đặc điểm”, Tạp chí
Thông tin khoa học giáo dục, số 96, tr.1-5.
Trần Hương Lan, Trần Thị Hoàng Minh (2011), So sánh
dạng bị động trong tiếng Pháp và trong tiếng Việt,
Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội.
Nguyễn Thị Dương Nga (2017), “Mạo từ trong tiếng
Pháp và tiếng Anh - Một số lưu ý trong giảng dạy
môn ngoại ngữ 2 tiếng Pháp cho học viên, sinh viên
chuyên ngành tiếng Anh tại Học viện Khoa học
Quân sự”, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ Quân sự,
số 07, tr.16-25.
Cardiot-Cueilleron J. et autres (1992), 350 exercices
(Niveau supérieur1), Hachette, Paris.
Grévisse M. (1988), Le Bon Usage – 3è édition, Duculot,
Paris.
Morsel M.H. et autres (1993), L’exercisier, Grenoble.

A STUDY ON THE DIFFICULTIES IN LEARNING THE FRENCH PASSIVE VOICE
ENCOUNTERED BY THE STUDENTS AT HANOI NATIONAL UNIVERSITY
OF EDUCATION AND SEVERAL SUGGESTIONS TO TEACHING METHODS
TRAN HUONG LAN
Abstract: Grammar plays an important role in learning a language in general and in learning French

in particular. To learn French well, besides many other factors, the learner must first master basic
grammatical phenomena. One of the most basic and popular grammatical phenomena in French is
the passive voice. During the process of teaching, we realize that students often have to face a lot
of difficulties in learning this grammatical phenomenon. This report aims to analyse the common
difficulties of students in learning passive voice, as well as identify the reasons and then propose
some suggestion to improve teaching methods.
Keywords: passive voice, grammatical teaching methods, translation
Received: 19/11/2017; Revised: 13/12/2017; Accepted for publication: 30/12/2017

KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ

Số 15 - 9/2018

55



×