Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------

NGUYỄN THỤY NGỌC TRANG

TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
TỈNH NINH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------

NGUYỄN THỤY NGỌC TRANG

TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH
TẾ BIỂN TỈNH NINH THUẬN

CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÍ HỌC
MÃ SỐ
: 60 31 95

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN VĂN THÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2011


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận
văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thụy Ngọc Trang


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin chân thành cảm ơn Phòng KHCN & Sau Đại học Trường Đại học Sư
Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh cùng với Khoa địa lý và thư viện trường đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập đến khi hoàn thành luận văn này.
Và tôi cũng xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Thầy – TS. Trần Văn Thông, người đã rất
tận tình hướng dẫn tôi từ những ngày đầu viết đề cương luận văn. Thầy đã dành nhiều thời gian sửa
chữa, hướng dẫn tôi trong từng nội dung và nhắc nhở tôi từng chi tiết nhỏ đến khi luận văn được
hoàn chỉnh. Một lần nữa, tôi xin cảm ơn Thầy.
Kế đến, tôi cũng xin cảm ơn những đơn vị: Uỷ ban nhân dân, Cục thống kê, Sở kế hoạch đầu
tư, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở tài nguyên và môi trường, Sở Giáo dục và đào tạo,
chi cục nuôi trồng thủy sản, chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Tỉnh Ninh Thuận đã rất
nhiệt tình cung cấp tài liệu một cách đầy đủ, chính xác, nhanh chóng giúp tôi có thể làm tốt luận văn
này.
Lời sau cùng, tôi xin gởi lời tri ân đến gia đình, cùng tập thể Thầy cô nơi tôi đang công tác và

các anh chị thành viên lớp cao học K19. Họ là những người luôn sát cánh cùng tôi, ủng hộ, động
viên và tạo cho tôi thêm niềm tin và động lực trong cuộc sống, trong học tập và nhất là khi thực hiện
luận văn.

Tác giả
Nguyễn Thụy Ngọc Trang


BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT
WCED
: Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển
UNWTO
: Tổ chức du lịch thế giới
WB
: Ngân hàng thế giới
UNEP
: Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc
WTO
: Tổ chức thương mại thế giới
ADB
: Tổ chức ngân hàng phát triển Châu Á
GAP
: Thực hành nông nghiệp tốt
UNESCO
: Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc
PTBV
: Phát triển bền vững
THCS
: Trung học cơ sở
THPT

: Trung học phổ thông
LĐ KVI
: Lao động khu vực I
LĐ KVII
: Lao động khu vực II
CPDL
: Cổ phần du lịch
TNHHDL-DV: Trách nhiệm hữu hạn du lịch- dịch vụ
Sx
: Sản xuất
QH
: Quy hoạch
ĐH
: Định hướng
QT
: Quốc tế
Cty
: Công ty
XK
: Xuất khẩu
TS
: Thủy sản


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. 3
1T

1T


LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... 4
1T

T
1

BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT ......................................................................................... 5
1T

1T

MỤC LỤC ............................................................................................................................ 6
1T

T
1

MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 9
1T

T
1

1. Lí do chọn đề tài: ..................................................................................................................... 9
1T

1T

2. Mục tiêu, nhiêm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 10
1T


1T

3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................................ 11
1T

1T

4. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................................................. 11
1T

1T

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 11
1T

T
1

6. Cấu trúc luận văn ................................................................................................................... 13
1T

1T

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................... 14
1T

1T

1.1. Biển..................................................................................................................................... 14

1T

T
1

1.1.1 Khái niệm về biển ......................................................................................................... 14
T
1

1T

1.1.2 Khái niệm về vùng ven biển .......................................................................................... 15
T
1

1T

1.2. Kinh tế biển ......................................................................................................................... 16
1T

1T

1.2.1 Khái niệm về kinh tế biển .............................................................................................. 16
T
1

1T

1.2.2 Cơ cấu của kinh tế biển ................................................................................................. 19
T

1

1T

1.2.2.1 Kinh tế hàng hải ..................................................................................................... 20
T
1

1T

1.2.2.2 Hải sản ................................................................................................................... 23
T
1

1T

1.2.2.3 Khai thác dầu khí ngoài khơi .................................................................................. 25
T
1

T
1

1.2.2.4 Du lịch biển ........................................................................................................... 26
T
1

1T

1.2.2.5 Làm muối............................................................................................................... 28

T
1

1T

1.2.2.6 Lấn biển ................................................................................................................. 28
T
1

1T

1.3. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ........................................................................... 29
1T

T
1

1.3.1 Môi trường và phát triển bền vững ................................................................................ 29
T
1

T
1

1.3.1.1 Môi trường ............................................................................................................. 29
T
1

1T


1.3.1.2 Phát triển bền vững ................................................................................................ 30
T
1

1T

1.3.1.3 Vấn đề môi trường và phát triển bền vững ở các nước phát triển ............................ 31
T
1

T
1

1.3.1.4 Vấn đề môi trường và phát triển bền vững ở các nước đang phát triển ................... 32
T
1

T
1

1.3.2 Tình trạng giảm sút nguồn lợi vùng ven bờ ................................................................... 32
T
1

T
1

1.3.3 Suy thoái các hệ sinh thái ven biển ................................................................................ 33
T
1


T
1

1.3.4 Tình trạng ô nhiễm môi trường biển .............................................................................. 34
T
1

T
1

1.3.5 Những biện pháp trước mắt về bảo vệ môi trường biển ................................................. 35
T
1

T
1


Chương 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỈNH
NINH THUẬN ................................................................................................................... 37
1T

T
1

2.1. Đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận ................................................ 37
1T

T

1

2.1.1 Tổng quan về Ninh Thuận ............................................................................................. 37
T
1

1T

2.1.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm về tài nguyên tự nhiên ..................................................... 37
T
1

T
1

2.1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ...................................................................... 42
T
1

T
1

2.2. Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế biển của tỉnh Ninh Thuận từ 2005 – 2010
................................................................................................................................................... 51
1T

2.2.1. Các nguồn lực phát triển............................................................................................... 51
T
1


1T

2.2.1.1. Vị trí địa lý vùng biển và ven biển......................................................................... 51
T
1

T
1

2.2.1.2. Tài nguyên hải sản ................................................................................................ 52
T
1

1T

2.2.1.3. Tài nguyên du lịch biển ......................................................................................... 53
T
1

1T

2.2.1.4. Dân cư và lao động ............................................................................................... 54
T
1

1T

2.2.1.5. Các nguồn lợi khác................................................................................................ 54
T
1


1T

2.2.2.Thực trạng phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận ....................................................... 55
T
1

T
1

2.2.2.1. Tình hình nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản biển ................................................... 55
T
1

T
1

2.2.2.2 Tình hình chế biến thủy hải sản .............................................................................. 64
T
1

T
1

2.2.2.3. Nghề muối ............................................................................................................ 67
T
1

1T


2.2.2.4. Du lịch biển .......................................................................................................... 70
T
1

1T

2.2.2.5 Giao thông vận tải biển .......................................................................................... 77
T
1

1T

2.2.2.6. Môi trường sinh thái biển ..................................................................................... 78
T
1

T
1

2.2.2.7. Tình hình đầu tư phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận ...................................... 80
T
1

T
1

2.2.2.8. Những thuận lợi và khó khăn, hạn chế đối với phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh
Thuận ................................................................................................................................ 81
T
1


T
1

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỈNH NINH THUẬN...... 85
1T

T
1

3.1 Định hướng phát triển kinh tế biển của Tỉnh Ninh Thuận ..................................................... 85
1T

T
1

3.1.1 Lịch sử xây dựng định hướng ........................................................................................ 85
T
1

1T

3.1.2 Các định hướng phát triển kinh tế biển cụ thể ................................................................ 86
T
1

T
1

3.1.2.1 Định hướng cơ cấu ngành kinh tế biển .................................................................. 86

T
1

T
1

3.1.2.2 Định hướng phát triển nguồn nhân lực ................................................................... 90
T
1

T
1

3.1.2.3 Định hướng đầu tư phát triển kinh tế biển .............................................................. 90
T
1

T
1

3.1.2.4 Phát triển bền vững môi trường biển ...................................................................... 91
T
1

T
1

3.1.2.5 Định hướng về tổ chức lãnh thổ kinh tế biển .......................................................... 92
T
1


T
1

3.2 Các chỉ tiêu dự báo ............................................................................................................... 92
1T

1T

3.2.1 Dự báo ngành kinh tế biển............................................................................................. 92
T
1

1T

3.2.1.1 Ngành thủy hải sản................................................................................................. 92
T
1

1T

3.2.1.2 Ngành du lịch ......................................................................................................... 93
T
1

1T

T
1



3.2.1.3 Các ngành kinh tế khác .......................................................................................... 94
T
1

1T

3.2.2 Dự báo về nguồn nhân lực ............................................................................................. 95
T
1

1T

3.2.3 Dự báo về đầu tư phát triển kinh tế biển ........................................................................ 96
T
1

T
1

3.3. Các giải pháp chủ yếu ......................................................................................................... 96
1T

1T

3.3.1 Hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý và khai thác biển ............................................. 96
T
1

T

1

3.3.2 Nâng cao năng lực quản lý của bộ máy chính quyền ..................................................... 97
T
1

T
1

3.3.3 Tổ chức thực hiện quy hoạch kinh tế biển ..................................................................... 98
T
1

T
1

3.3.3.1. Quy hoạch về thủy sản .......................................................................................... 98
T
1

1T

3.3.3.2. Quy hoạch về du lịch biển ..................................................................................... 99
T
1

T
1

3.3.4 Đào tạo phát triển nguồn nhân lực ............................................................................... 100

T
1

T
1

3.3.5 Huy động nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển ............................................... 101
T
1

T
1

3.3.6 Quảng cáo, tiếp thị mở rộng thị trường ........................................................................ 103
T
1

T
1

3.3.7 Đẩy mạnh hợp tác liên vùng ........................................................................................ 104
T
1

1T

3.4 Kiến nghị ........................................................................................................................... 104
1T

T

1

KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 107
1T

T
1

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 108
1T

1T

PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 110
1T

T
1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Nhiều nhà kinh tế học cho rằng “đa số các quốc gia không có biển là các quốc gia có nền
kinh tế kém phát triển”, từ đó ta có thể thấy được tầm quan trọng của biển đối với sự sinh tồn và
phát triển của nhân loại. Biển là cái nôi của sự sống đầu tiên trên Trái Đất này. Biển và đại dương
đã từng là nguồn của cải vĩ đại, là kho nước vô tận, là kho tài nguyên, kho thực phẩm, là môi trường
nuôi sống con người từ bao thế kỷ nay và trong tương lai cũng sẽ là niềm hi vọng lớn nhất đối với
loài người khi mà dân số thế giới ngày càng tăng lên.
Biển cả không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với các nước tiếp giáp với biển. Dù một vùng
rừng núi xa xôi hay một miền sa mạc ở sâu trong lục địa, không thể không nói đến vai trò của biển.

Có nơi nào trên Trái Đất này lại không thấy sản phẩm hay dấu tích ảnh hưởng của biển và đại
dương, biển cả dường như có mặt ở khắp mọi nơi trên hành tinh của chúng ta.
Biển và đại dương trước hết có ý nghĩa chiến lược mà hầu như chưa lường hết được về tài
nguyên sinh vật và khoáng sản. Nhiều nước đã biết tận dụng tiềm năng của biển mà giúp cho mình
vượt qua những khó khăn, tạo nên những thế mạnh mới. Chính vì vậy, đối với mỗi quốc gia, biển
được coi là tài sản quý giá. Trong thời đại hiện nay, khi mà diện tích lục địa đang ngày càng bị thu
hẹp, nguồn tài nguyên đang bị khai thác một cách kiệt quệ thì biển chính là lối thoát cho tình trạng
bế tắc về nơi sinh sống, nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu cho con người. Nhiều nhà kinh tế học đã
nói đến “lục địa xanh” này và họ cho rằng “nền kinh tế tương lai của loài người trước hết là nền
kinh tế gắn với biển”. Thế kỷ XXI được các nhà chiến lược xem là “Thế kỷ của đại dương”, chính
vì thế mà ngày nay, hầu như tất cả các quốc gia có biển (kể cả những quốc gia không có biển) cũng
đều chú ý đến việc nghiên cứu, khai thác nguồn lợi từ biển trong quá trình phát triển kinh tế đất
nước.
Có diện tích hơn 3,4 triệu km2, là một phần của Thái Bình Dương, là biển lớn hàng thứ ba
P

P

trong số các biển có trên bề mặt Trái Đất nhưng lại có vị trí chiến lược quan trọng về giao lưu và
thương mại quốc tế, là tuyến hàng hải quan trọng thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình
Dương là nơi qua lại của những đường giao thông huyết mạch đối với nhiều nước, nối liền khu vực
Đông Bắc Á với Tây Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và vùng Vịnh qua eo Malacca. Biển Đông là
nơi có nguồn tài nguyên biển vô cùng phong phú về số lượng và chủng loại.
Việt Nam nằm ở rìa biển Đông, là mặt tiền quan trọng của đất nước để thông ra Thái Bình
Dương và mở cửa ra nước ngoài. Nước ta là một quốc gia biển, với diện tích vùng biển rộng gấp 3
lần diện tích đất liền (vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2), đường bờ biển dài 3260km bao lấy lãnh
P

P


thổ cả 3 hướng: Bắc, Đông, Nam; trung bình khoảng 100km2 đất liền có 1km bờ biển ( cao gấp 6
P

P

lần tỉ lệ này của thế giới) và không một nơi nào trên đất nước ta lại cách xa biển hơn 500km. Từ bao


đời nay, biển đã gắn bó chặt chẽ, mật thiết và có ảnh hưởng lớn với mọi hoạt động sản xuất và đời
sống của dân tộc ta, ảnh hưởng lớn đến mọi miền của Tổ Quốc, trở thành động lực quan trọng thúc
đẩy sự phát triển kinh tế đất nước.
Ninh Thuận, một tỉnh nhỏ nằm ở Nam Trung Bộ, có đường bờ biển dài 105km, với nhiều
huyện, thành phố giáp biển. Biển Ninh Thuận có nhiều tiềm năng: nguồn tài nguyên thủy sản phong
phú, nước biển có độ mặn cao, bờ biển dài và đẹp… đó là điều kiện thuận lợi cho Ninh Thuận phát
triển nền kinh tế biển: du lịch, đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản, làm muối, chế biến thủy hải sản…
Trong những năm gần đây, khi kinh tế tỉnh nhà đang ngày càng đi lên thì vai trò đóng góp của kinh
tế biển trong phát triển kinh tế - xã hội ngày càng được khẳng định hơn. Nhận thức được tầm quan
trọng của nền kinh tế biển trong tương lai, tôi chọn đề tài: “ Tiềm năng, thực trạng và định hướng
phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận”

2. Mục tiêu, nhiêm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XI đã xác định “ kinh tế biển là ngành
kinh tế mũi nhọn”, Tỉnh ủy đã ban hành các Nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế biển và
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 09 – NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, trong đó xác định mục
tiêu phấn đấu đến năm 2020 Ninh Thuận trở thành một trong những tỉnh có kinh tế biển phát triển
mạnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế biển bình quân từ 12,6 -15%/ năm, chiếm cơ cấu 51,9 – 54% GDP
của tỉnh vào năm 2020. Đề tài nghiên cứu: “ Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển
kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận” với những mục tiêu sau:

+ Khảo sát và đánh giá các nguồn lực phát triển kinh tế biển của tỉnh Ninh Thuận.
+ Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2005 – 2010.
+ Xác định các phương hướng phát triển và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế biển tỉnh
Ninh Thuận đến năm 2020.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Tổng quan cở sở lý luận về kinh tế biển.
+ Phân tích hiện trạng phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận.
+ Căn cứ vào hiện trạng phát triển kinh tế biển của tỉnh để đưa ra những định hướng nhằm
phát triển trong tương lai đồng thời đưa ra những giải pháp phát triển kinh tế biển một cách bền
vững.


3. Phạm vi nghiên cứu
+ Về thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung ngiên cứu kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận trong giai
đoạn từ 2005 – 2010 và đưa ra những giải pháp, định hướng phát triển đến năm 2020.
+ Về nội dung nghiên cứu: Về nội dung nghiên cứu chính của đề tài là những vấn đề xoay
quanh ngành kinh tế biển thật sự là thế mạnh của tỉnh như du lịch biển, đánh bắt và nuôi trồng thủy
hải sản, nghề làm muối, giao thông vận tải biển…
+ Về không gian nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung đi vào những vùng
có biển của tỉnh Ninh Thuận: Tp. Phan Rang – Tháp Chàm, huyện Ninh Hải, huyện Thuận Bắc,
huyện Thuận Nam, huyện Ninh Phước.

4. Lịch sử nghiên cứu
Kinh tế biển có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế của đất nước và
càng được chú trọng hơn trong giai đoạn hiện tại. Chính tầm quan trọng đó của kinh tế biển nên từ
trước đến nay có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này nhưng tập trung nhất là các tỉnh có lợi thế lớn
về biển như: Nha Trang, Bà Rịa Vũng Tàu, Gò Công Đông ( Tiền Giang )….Vì vậy, các công trình
nghiên cứu kể trên sẽ là những tài liệu tham khảo để tôi nghiên cứu đề tài: “Tiềm năng, thực trạng
và định hướng phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận” được đầy đủ và hoàn thiện hơn.


5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
5.1.1 Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin là phương pháp
luận khoa học. Trong quá trình nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế biển
cần xem xét trong sự phát triển của khoa học này với sự phát triển của các ngành khoa học có liên
quan trong sự vận động, phát triển của kinh tế - xã hội theo những quy luật khách quan và trong mối
quan hệ biện chứng qua lại chặt chẽ.
5.1.2 Quan điểm hệ thống
Quan điểm này được sử dụng rộng rãi trong quá trình nghiên cứu. Kinh tế biển là một bộ
phận của nền kinh tế chung, nó có mối quan hệ với nhiều ngành khoa học khác và trong nội bộ của
nó cũng có sự liên kết và gắn bó với nhau. Vì thế, khi nghiên cứu, chúng ta phải đặt vấn đề trong
mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại của các yếu tố tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh. Vì vậy,
phải coi vấn đề kinh tế biển và phát triển như là một hệ thống nằm trong hệ thống kinh tế - xã hội
hoàn chỉnh, luôn luôn vận động và phát triển không ngừng.
5.1.3 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ


Trong thực tế, các sự vật - hiện tượng luôn có sự phân hóa theo không gian làm cho chúng có
sự khác nhau giữa nơi này với nơi khác. Và việc nghiên cứu các vấn đề về kinh tế biển tỉnh Ninh
Thuận không thể tách rời vấn đề phát triển kinh tế biển của vùng và cả nước.
5.1.4 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Sự phát triển kinh tế biển và kinh tế - xã hội trong quá khứ, tương lai ảnh hưởng lớn đến
kinh tế biển và kinh tế - xã hội hiện tại. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề kinh tế biển trong mối liên
hệ quá khứ - hiện tại - tương lai sẽ làm rõ được bản chất của vấn đề theo một chuỗi thời gian, đảm
bảo tính logic, khoa học và chính xác khi nghiên cứu.
5.1.5 Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Nghiên cứu vấn đề biển phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. Phát triển
kinh tế biển, kinh tế - xã hội phải đi đôi với sử dụng hợp lý kết hợp với bảo vệ và tái tạo tài nguyên
thiên nhiên, chống gây ô nhiễm môi trường, có sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với tiến bộ

và công bằng xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống con người.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, việc vận dụng phương pháp phân tích – tổng hợp một cách
thuần thục sẽ mang lại nhiều lợi ích. Vì việc dựa trên việc phân tích tài liệu đã có cũng như thực tế
sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về vấn đề nghiên cứu. Từ đó, chúng ta rút ra được những nội
dung tổng hợp nhất, đầy đủ nhất nhằm đáp ứng được những nhiệm vụ và mục tiêu mà vấn đề đã đặt
ra.
5.2.2 Phương pháp thực địa
Thực địa là phương pháp truyền thống được sử dụng trong các nghiên cứu nói chung và đặc
biệt quan trọng trong quá trình nghiên cứu các vấn đề địa lí kinh tế - xã hội nói riêng. Vì vậy, trong
quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp này để kiểm tra độ chính xác, tin cậy của
các nguồn tài liệu đã thu thập được.
Các nguồn tài liệu cần thu thập tương đối đa dạng, phong phú cần chọn lọc chính xác. Đối
với công tác nghiên cứu địa lý kinh tế - xã hội, trước hết cần quan tâm đến các dạng thông tin sau:
trình bày bằng văn bản, số liệu thống kê, các bản đồ, các dạng khác (trên mạng, những cuộc điều
tra,…).
5.2.3 Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Phương pháp bản đồ là phương pháp đặc trưng của khoa học Địa lí, bởi vì mọi nghiên cứu
thuộc lĩnh vực địa lý kinh tế - xã hội đều mở đầu bằng bản đồ và kết thúc bằng bản đồ. Ý nghĩa to
lớn của nó là góp phần giải quyết nhiều nội dung nghiên cứu như đánh giá các nguồn lực, phân tích
hiện trạng theo ngành và theo lãnh thổ. Sử dụng phương pháp này giúp cho các vấn đề nghiên cứu


được cụ thể, trực quan và toàn diện hơn. Ngày nay, phương pháp bản đồ ngày càng được hoàn thiện
và đem lại hiệu quả cao trong nghiên cứu nhờ kỹ thuật viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS).
Ngoài ra, đề tài còn thể hiện các mối quan hệ địa lí thông qua hệ thống bảng số liệu và biểu
đồ.
5.2.4 Phương pháp sưu tầm
Đây là một phương pháp rất quan trọng vì trên cơ sở sưu tầm được những số liệu có liên

quan đến nội dung nghiên cứu, chúng ta mới rút ra được các đặc điểm về kinh tế biển cũng như nhìn
nhận, đánh giá chính xác mối quan hệ giữa kinh tế biển và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
5.2.5 Phương pháp sử dụng hệ thông tin địa lý
Trong hai thập kỷ gần đây, công nghệ thông tin phát triển nhanh như vũ bão. Việc sử dụng
những thành tựu mới của nhân loại trong nghiên cứu địa lý kinh tế - xã hội ngày càng được nhân
rộng.
Hệ thông tin địa lý (GIS) là hệ thông tin đa dạng dùng để lưu trữ, xử lý, phân tích, tổng hợp,
điều hành và quản lý những dữ liệu không gian, đồng thời cho phép lấy và trình bày thông tin dưới
dạng dễ tiếp nhận, trao đổi và sử dụng. Có thể coi đây là một công cụ hoặc là một phương pháp có
hiệu quả trong nghiên cứu địa lý kinh tế - xã hội. Nó cho phép chồng xếp các thông tin địa lý để xác
định được những đặc trưng của các đối tượng nghiên cứu với độ tin cậy cao.
5.2.6 Phương pháp dự báo
Đề tài sử dụng phương pháp dự báo dựa trên cơ sở tính toán từ các số liệu đã thu thập được
và sự phát triển có tính qui luật của các sự vật, hiện tượng trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

6. Cấu trúc luận văn
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lí luận.
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận.
Chương 3: Định hướng và các giải pháp phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận.
Kiến nghị
Kết luận


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Biển
1.1.1 Khái niệm về biển
Mặt nước bao la liền một dải của đại dương Thế giới chiếm 70,8% diện tích bề mặt hành tinh
của chúng ta. Tên gọi “đại dương” bắt nguồn từ tên riêng của con sông thần thoại Okêan. Theo sự
tưởng tượng của người Babylon và người Ai Cập vào thời kỳ văn hóa sơ khai, con sông này bao

quanh các đất nổi mà hình dạng như một cái đĩa bằng phẳng. Sự phát triển của ngành hàng hải dần
dần cho thấy rõ ràng không phải là một con sông bao quanh các lục địa, nhưng tên riêng của con
sông thần thoại ấy vẫn còn lại.
Đại dương là một phần của mặt nước biển trên trái đất, nằm giữa các lục địa, có diện tích rất
rộng, có độ sâu lớn (4-6 km), và có những đặc điểm riêng về các quá trình địa – vật lý. Mỗi đại
dương có một hệ thống riêng về dòng chảy, gió, thủy triều vầ sự phân bố mang tính đặc thù của đại
dương đó về nhiệt độ, độ mặn, độ sâu và trầm tích đáy (theo TS Phạm Văn Giáp).
Biển là một phần của đại dương, lấn sâu vào đất liền hoặc được ngăn cách với đại dương bởi
một dãy các hải đảo (theo TS Phạm Văn Giáp).
Biển nói chung là một vùng nước mặn rộng lớn nối liền các đại dương, hoặc là các hồ lớn
chứa nước mặn mà không có đường thông ra đại dương một cách tự nhiên (theo Wikipedia).
Khi có sự thâm nhập của lục địa vào đại dương thì các đảo và bán đảo được hình thành và
ngược lại, khi có sự thâm nhập của đại dương vào lục địa thì các biển, vịnh và eo biển được hình
thành.
Biển là một bộ phận biệt lập của đại dương. Nó được phân biệt bởi những đặc điểm tự nhiên,
chủ yếu là bởi những đặc điểm thủy văn và khí hậu. Nó có thể nằm giữa hai lục địa, ăn sâu vào lục
địa hoặc tách ra khỏi đại dương bởi các bán đảo, đảo và địa hình ngầm.
Tùy thuộc vào đặc tính của sự tiếp xúc giữa lục địa và đại dương, các biển được phân chia
thành ba nhóm:
- Các biển giữa các lục địa. Các biển này được bố trí giữa hai lục địa. Cần chú ý rằng các
biển giữa các lục địa nằm ở các vòng đai đứt gãy của vỏ Trái đất, cho nên những nét đặt trưng của
các biển này là sự chia cắt mạnh mẽ của đường bờ, sự chênh lệch rõ rệt của độ sâu, hoạt động địa
chấn và hoạt động núi lửa mạnh mẽ.
- Các biển trong lục địa. Các biển này ăn sâu vào trong lục địa, nằm ở thềm lục địa và có độ
sâu không lớn.


- Các biển rìa lục địa. Các biển này được tách ra khỏi đại dương bởi các quần đảo hay bán
đảo, được nối với các đại dương trên những tuyến rộng. Các biển này được bố trí hoặc là ở thềm lục
địa với độ sâu nhỏ, hoặc là ở sườn lục địa với sự tăng nhanh đến độ sâu của đại dương..

Vị trí địa lý của biển quy định về nhiều mặt chế độ thủy văn của nó. Các biển trong lục địa ít
liên quan với đại dương, cho nên độ mặn của nước, chế độ của các dòng biển và của thủy triều ở các
biển này khác biệt rõ rệt so với đại dương.

1.1.2 Khái niệm về vùng ven biển
Từ trước đến nay có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về biển đã đưa ra các định
nghĩa khác nhau về vùng ven biển. Dưới đây là một số định nghĩa về vùng ven biển đã được lựa
chọn tùy theo từng quốc gia và từng lĩnh vực khoa học cụ thể.
- Vùng ven biển (theo các nhà khoa học Nga) là dải ranh giới giữa đất liền và biển, đặc trưng
bởi sự có mặt phổ biến của các dạng địa hình bờ biển cổ và hiện đại. Định nghĩa này phù hợp với
nghiên cứu môi trường và tài nguyên thiên nhiên, nhưng hạn chế khi nghiên cứu về địa lý, nhân
khẩu học và kinh tế học, không nêu được những ảnh hưởng của biển đến các hoạt động kinh tế
hướng tới biển.
- Vùng ven biển (theo Joe Baker – Viện khoa học biển Australia) là dải đất rộng khoảng 3km
dọc đường bờ biển, bao gồm phần kéo dài của biển đến ranh giới ảnh hưởng của thủy triều vào
trong đất liền. Định nghĩa này đã đề cập đến tương tác biển và lục địa nhưng vẫn còn hạn chế khi
nghiên cứu về các tác động kinh tế - xã hội trong quá trình khai thác lợi thế của biển.
- Vùng ven biển (theo định nghĩa của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế) là vùng tính sâu
vào nội địa tới điểm ảnh hưởng của thủy triều lên các con sông, suối và các vùng đất ngập nước,
hoặc tính sâu vào nội địa 10 km, tùy theo khoảng cách nào lớn hơn. Định nghĩa này thiên về nghiên
cứu tài nguyên thiên nhiên. Các tác giả theo quan điểm này cũng chưa chú ý đến các vấn đề về kinh
tế - xã hội, dân cư sinh sống và khai thác các nguồn lợi biển.
Khi phân tích các tác động kinh tế - xã hội và môi tường của phần lãnh thổ sát biển với các
vùng bị nhiễm mặn cho thấy các hoạt động kinh tế - xã hội của dân cư mang những sắc thái đặc thù
gắn với nguồn lợi ven biển. Quá trình khai phá thềm lục địa, phát triển các lĩnh vực kinh tế hướng
tới mở rộng kinh tế đối ngoại qua đường hàng hải của dân cư các quốc gia có biển cho thấy các định
nghĩa chung về vùng ven biển phải đề cập không chỉ đến những tiêu chí khách quan về điều kiện tự
nhiên và tài nguyên vùng ven biển, mà còn phải phản ánh được các vấn đề về dân cư và các hoạt
động kinh tế - xã hội, đồng thời phải tuân thủ những điều luật Quốc tế và Quốc gia về xác định chủ
quyền, ranh giới và các vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia trên biển. Như vậy, có thể phân

định vùng ven biển là toàn bộ phần đất liền ven biển và các hải đảo trên phần biển hải phận và vùng


đặc quyền kinh tế của một quốc gia. Đó là một không gian để bố trí các hoạt động kinh tế - xã hội
hướng biển.
Theo công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển, một nước ven biển có năm vùng biển: nội
thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa.
Nội thủy: Là vùng biển nằm ở phía trong của đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hãi. Vùng
nước thuộc nội thủy có chế độ pháp lý như lãnh thổ trên đất liền.
Lãnh hải: là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở, có chế độ pháp lý tương
tự như lãnh thổ trên đất liền. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển. Trong
lãnh hải, tàu thuyền của các quốc gia khác được hưởng quyền qua lại không gây hại và thường đi
theo tuyến phân luồng giao thông biển của nước ven biển.
Vùng tiếp giáp: là vùng biển rộng 12 hải lý tiếp giáp và tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
Trong vùng tiếp giáp, nước ven biển có quyền qui định biện pháp ngăn ngừa và trừng trị các hành vi
vi phạm đối với luật lệ về nhập cư, thuế khóa, y tế xảy ra trong lãnh thổ hay lãnh hải của mình.
Vùng đặc quyền kinh tế: là vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong vùng biển
này, nước ven biển có quyền chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động
kinh tế nhằm khai thác, sử dụng các tài nguyên thiên nhiên đó, có quyền tài phán đối với các hoạt
động nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường biển, xây dựng và lắp đặt các công trình và thiết bị
nhân tạo, các nước khác có quyền tự do bay, tự do hàng hải, đặt day cáp và ống dẫn ngầm.
Thềm lục địa: là vùng đáy và lòng đất đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của nước ven biển
trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền ra đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc tới giới hạn 200
hải lý tính từ đường cơ sở lãnh hải khi bờ ngoài của rìa lục địa ở khoảng cách gần hơn. Tuy nhiên,
bề rộng tối đa của thềm lục địa tính từ bờ ngoài của rìa lục địa dù thế nào cũng không được vượt
quá giứi hạn 350 hải lý tính từ đường cơ sở lãnh hải, hoặc không quá 100 hải lý bên ngoài đường
đằng sâu 2500m. Đối với thềm lục địa, nước ven biển có chủ quyền và quyền tài phán quốc gia
tương tự như trong vùng đặc quyền kinh tế. Tuy nhiên, quyền chủ quyền của nước ven biển trên
thềm lục địa là đương nhiên, không phụ thuộc vào việc có tuyên bố hay không.


1.2. Kinh tế biển
1.2.1 Khái niệm về kinh tế biển
Kinh tế biển đã có từ lâu – từ khi có con người trên trái đất, song nó hoàn toàn tự phát. Dần
dần sự hiểu biết và khả năng chinh phục của con người về biển đã tạo dựng ra các ngành kinh tế
biển . Tất cả được tạo dựng thành các mối tương tác giữa môi trường biển, công tác nghiên cứu biển
với lực lượng sản xuất thậm chí đến cả đường lối chính trị của từng quốc gia ở mỗi châu lục và cả
toàn thế giới.


Biển và đại dương toàn thế giới chiếm khoảng 71% toàn bộ bề mặt bao phủ trái đất. Từ hàng
nghìn năm nay, xã hội loài người đã tiến hành nhiều hoạt động kinh tế dưới nhiều lĩnh vực khác
nhau có liên quan đến biển: đánh bắt hải sản, thương mại, khai thác chế biến nguyên vật liệu, tham
quan du lịch nghỉ ngơi và cả ngành trồng trọt sản xuất lương thực. Hiện nay, có khoảng 70% thương
mại toàn cầu hoạt động bằng đường biển, khoảng 30% lượng dầu khai thác trên biển, 10% tổng số
chất đạm khai thác từ biển… Từ đó ta có thể thấy được vai trò quan trọng của biển đối với nền kinh
tế toàn cầu nói chung, cũng như của mỗi quốc gia nói riêng.
Kinh tế biển là một ngành kinh tế có vai trò ngày càng quan trọng. Chính vì thế định nghĩa cụ
thể thế nào là kinh tế biển là việc làm rất có ý nghĩa.
Trước tiên, kinh tế biển phải được định nghĩa bằng cách tách ra giữa hoạt động biển và phi
biển.
Theo giáo sư Nguyễn Văn Hường (Tạp chí hoạt động khoa học kỹ thuật – số 5 năm 1996) đã
viết: “Kinh tế biển là một lĩnh vực bao trùm gồm nhiều ngành hoạt động liên quan đến biển như:
thủy sản, du lịch, giao thông vận tải, dầu khí,…nhằm khai thác toàn bộ lợi ích mà biển có thể mang
lại để phát triển đất nước”.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản: kinh tế biển là những hoạt động kinh tế
dựa trên việc khai thác các nguồn tài nguyên và môi trường biển.
Khi xem xét tới kinh tế biển, cũng cần đề cập đến kinh tế vùng ven biển ở một mức độ cần
thiết. Để có một khái niệm mang tính quy ước khi phân tích, theo Tạp chí Kinh tế và Dự báo số
7/2007, quan niệm kinh tế biển bao gồm:
1) Toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, chủ yếu gồm: 1. Kinh tế Hàng hải (Vận

tải biển và Dịch vụ cảng biển); 2. Hải sản (đánh bắt và nuôi trồng hải sản); 3. Khai thác Dầu khí
ngoài khơi; 4. Du lịch biển; 5. Làm muối; 6. Dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; 7. Kinh tế đảo. Có
thể coi đây là quan niệm về kinh tế biển theo nghĩa hẹp.
2) Các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển, tuy không phải diễn ra trên
biển nhưng những hoạt động kinh tế này là nhờ vào yếu tố biển hoặc trực tiếp phục vụ các hoạt
động kinh tế biển ở dải đất liền ven biển, bao gồm: 1. Đóng và sửa chữa tàu biển (hoạt động này
cũng được xếp chung vào lĩnh vực kinh tế hàng hải); 2. Công nghiệp chế biến dầu, khí; 3. Công
nghiệp chế biến thuỷ, hải sản; 4. Cung cấp dịch vụ biển; 5. Thông tin liên lạc (biển); 6. Nghiên cứu
khoa học - công nghệ biển, đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển, điều tra cơ bản về tài
nguyên - môi trường biển. Có thể coi cách hiểu kinh tế biển bao gồm cả các hoạt động kinh tế diễn
ra trên biển và các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển ở dải đất liền ven biển là
quan niệm về kinh tế biển theo nghĩa rộng.


Cách quan niệm về kinh tế biển như vậy về cơ bản cũng thống nhất với thông lệ quốc tế. Ví
dụ, trong thống kê hàng năm về kinh tế biển của Trung Quốc, tập hợp trong khái niệm về kinh tế
biển bao gồm: hải sản, khai thác dầu và khí tự nhiên ngoài khơi, các bãi biển, công nghiệp muối,
đóng tàu biển, viễn thông và vận tải biển, du lịch biển, giáo dục và khoa học biển, bảo vệ môi
trường biển, dịch vụ biển…
Hiện nay thế giới thống nhất kinh tế biển là nền kinh tế tổng thành của các ngành công
nghiệp do môi trường biển đem lại. Môi trường biển được định nghĩa là những vùng biển Việt Nam
có chủ quyền: mặt nước ven bờ, lãnh hải, vùng kinh tế đặc quyền. Môi trường biển là một chức
năng gồm cả công nghiệp và địa lý. Nhưng trong các báo cáo tổng kết về kinh tế biển hiện nay, ta
chỉ thấy một bức tranh không toàn cục, chủ yếu là đánh bắt, dầu khí và vận tải. Tại các hội thảo về
kinh tế biển, người ta vẫn thấy những cái nhìn rời rạc, chưa có một nghiên cứu tổng thể để từ đó lên
kế hoạch cụ thể cho từng ngành công nghiệp biển vừa nêu. Ở các nước, vẫn có nhiều tranh cãi trong
các phép đo của từng ngành công nghiệp biển, cũng như sự đối kháng, xung đột của các ngành, kể
cả những xung đột nhất định trong nội bộ ngành. Chẳng hạn đánh bắt và nuôi trồng xung đột với
nhau vì một bên gây ô nhiễm môi trường, làm cho cá không sinh sản trong những vùng nước gần bờ
được. Chẳng hạn khai thác dầu khí, khoáng sản thường gây ô nhiễm nước ảnh hưởng đến đời sống

hải sản… nếu không tính đến bài toán phát triển bền vững qua bảo vệ môi trường một cách hữu
hiệu, biển sẽ trở thành sa mạc nước.
Khác với kinh tế biển, kinh tế vùng ven biển là toàn bộ các hoạt động kinh tế ở dải ven biển
(có thể tính theo địa bàn các xã ven biển, các huyện ven biển hoặc cũng có thể là các tỉnh ven biển có biên giới đất liền tiếp giáp với biển), bao gồm cả các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp; công
nghiệp và dịch vụ trên phạm vi địa bàn lãnh thổ này.
Kinh tế biển bao gồm 6 chuyên ngành chính: Kinh tế cảng; kinh tế đóng tàu; kinh tế khai
thác dầu khí và khoáng sản biển; đánh bắt hải sản; du lịch và sòng bạc trên biển; lấn biển. trong 6
ngành kinh tế biển thì ngành kinh tế cảng là chủ đạo, nó chi phối 5 ngành kinh tế còn lại: đóng tàu,
dầu khí, hải sản, du lịch, và lấn biển ( theo TS Phạm Văn Giáp).
Kinh tế biển muốn phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia thì cần
phải dựa trên cơ sở những nghiên cứu về biển và tình hình phát triển lực lượng sản xuất dựa trên
những lợi thế về biển:
+ Lợi thế về bề mặt nước biển cũng như những vùng nước sâu là tiềm năng vận tải vô tận
cho toàn cầu. Các lục địa gắn kết lại với nhau tạo nên quan hệ làm ăn quốc tế qua con đường thương
mại khắp thế giới.
+ Lợi thế về nước biển được coi như nguồn năng lượng đầy hiệu quả và dưới góc độ nguyên
liệu, nước biển là nguồn sinh vật học rất bền lâu.


+ Lợi thế về vùng nước sát bờ ( schelfe) mà trên đó, cấu trúc địa chất rất đa dạng, sẽ tạo
nhiều triển vọng cho việc thăm dò và khai thác nguyên vật liệu với nhiều mục đích khác nhau: công
nghiệp, xây dựng, đóng tàu, luồng vận tải thủy…
+ Lợi thế về vùng biển sát bờ (schelfmeere ) chiếm khoảng 7,5% diện tích mặt biển là cơ sở
thuận lợi cho sự sản sinh các thảo mộc, các hệ động vật để định hướng cho sự phát triển cao và
nhanh cho nhiều ngành sản xuất như nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng các thảm thực vật…
+ Lợi thế về vùng biển sâu (Tiefseetafeln) dự trữ rất nhiều khoáng sản và đó chính là tiềm
năng cho phát triển ngành khai thác mỏ ngoài biển.

1.2.2 Cơ cấu của kinh tế biển
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối

ổn định hợp thành. Từ định nghĩa này có thể nhấn mạnh đến hai nội dung chủ yếu: thứ nhất, đó là
tổng thể các bộ phận ( thành phần ) hợp thành và thứ hai, chúng có mối quan hệ hữu cơ tương đối
ổn định. Cơ cấu nền kinh tế có 3 bộ phận hợp thành: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh
tế, cơ cấu lãnh thổ kinh tế.
Cơ cấu ngành (lĩnh vực) kinh tế là tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các
mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng. Cơ cấu ngành kinh tế là bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu
kinh tế, phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Nói cách khác, cơ cấu ngành thể hiện số lượng, tỷ trọng của ngành (lĩnh vực) tạo nên nền kinh tế.
Có rất nhiều ngành tạo thành nền kinh tế. Về đại thể, chúng được phân thành ba nhóm ngành
sau đây:
-

Khu vực 1 bao gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.

-

Khu vực 2 bao gồm: công nghiệp và xây dựng.

-

Khu vực 3 là dịch vụ.
Cần lưu ý thêm, trong nền kinh tế có cơ cấu ngành thì trong bản thân từng ngành cũng tồn tại

cơ cấu đó. Chẳng hạn, cơ cấu ngành của ngư nghiệp là tương quan tỷ trọng giữa đánh bắt và nuôi
trồng thủy hải sản,...
Cơ cấu kinh tế biển theo nghĩa hẹp bao gồm: 1. Kinh tế Hàng hải (Vận tải biển và Dịch vụ
cảng biển); 2. Hải sản (đánh bắt và nuôi trồng hải sản); 3. Khai thác Dầu khí ngoài khơi; 4. Du lịch
biển; 5. Làm muối.
Ngày nay, kinh tế biển còn đề cập thêm một ngành tương đối mới, ngành này chủ yếu là đáp
ứng cho nhu cầu về du lịch và tạo thêm nhiều diện tích cư trú thêm cho loài người trên trái đất, đó là

ngành kinh tế lấn biển.


1.2.2.1 Kinh tế hàng hải
Đại dương, biển chiếm gần 71% bề mặt của hành tinh xanh. Lịch sử tiến hóa của loài người
luôn được gắn kết với biển. Văn minh nhân loại càng phát triển thì giá trị của biển càng được tôn
vinh. Ngành hàng hải ra đời, biển chẳng những là cầu nối giữa các châu lục, các quốc gia mà còn là
tài sản vô giá của Trái đất.
Từ sau những cuộc phát kiến địa lý lớn, ngành hàng hải mới chính thức ra đời và phát triển
khá nhanh cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Thế giới, với sự trao đổi hàng hóa giữa các
nước có chuyên môn hóa kinh tế khác nhau, giữa chính quốc và các nước thuộc địa, giữa các nước
có nền kinh tế phát triển và các nước kém phát triển.
Ngành vận tải biển là ngành mang tính chất kinh doanh, phục vụ trong khâu vận chuyển hàng
hải bằng đường biển và xếp dỡ hàng hóa tại cảng biển. Khâu vận chuyển có nhiệm vụ tổ chức khai
thác và kinh doanh tàu biển hoạt động trên một địa bàn rộng lớn. Khâu xếp dỡ có nhiệm vụ tổ chức
khai thác và kinh doanh các hoạt động sản xuất, phục vụ ở cảng biển.
Vận tải biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác. Ngay từ thế kỷ thứ V trước
công nguyên, con người đã biết lợi dụng biển làm các tuyến đường giao thông để giao lưu các vùng
miền, các quốc gia với nhau trên thế giới. Cho đến nay, vận tải biển được phát triển mạnh và trở
thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế.
Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển không lớn, tính đến năm 2000 lượng hàng
hóa vận chuyển bằng đường hàng hải ước đạt khoảng 12 tỷ tấn. Trong đó, khối lượng hàng khô
chiếm khoảng 6,5 tỷ tấn, phần còn lại là hàng lỏng. Tuy rằng khối lượng hàng hóa vận tải bằng
đường biển không nhiều nhưng vì đường dài nên hiện nay đường biển đảm đương tới 3/5 khối
lượng luân chuyển hàng hóa của tất cả các phương tiện vận tải trên Thế giới. Không chỉ có các
tuyến viễn dương có ý nghĩa quan trọng, mà cả các tuyến vận tải ven bờ cũng có ý nghĩa đối với các
nước có đường bờ biển.
Các tuyến hàng hải thường được chia thành ba loại: từ cảng đến cảng (port – to – port), tuyến
con lắc (pendulum) và vòng quanh Thế giới (round the world). Các dịch vụ kiểu con lắc rất được ưa
chuộng do tính chất uyển chuyển trong dịch vụ và đặc biệt là trong thời đại chuyên chở bằng các tàu

container. Trong những năm gần đây, còn có khuynh hướng tích hợp và chuyên môn hóa các tuyến
đường biển nhờ các tàu chuyển tải đường ngắn nối các cảng lớn với nhau.
Đại dương bao la nhưng các tuyến đường hàng hải lại chỉ tập trung ở một số tuyến quan
trọng: Bắc Đại Tây Dương nối Châu Âu và Bắc Mỹ, Địa Trung Hải – Châu Á qua kênh Suez, thông
qua kênh Panama nối Châu Âu và bờ Đông Hoa Kỳ và Châu Á, đường biển Nam Phi nối Châu Âu
qua Châu Mỹ với Châu Phi, đường biển Nam Mỹ nối Châu Âu và Bắc Mỹ với Nam Mỹ, đường
Biển Bắc Thái Bình Dương nối Tây Hoa Kỳ với Nhật Bản và Trung Quốc, đường biển Nam Thái


Bình Dương từ Tây Hoa Kỳ đến Ôxtrâylia, Niu Dilân, Inđônêsia và Nam Á. Đường biển từ vùng
vịnh Pecxich qua mũi Hảo Vọng (Nam Phi) đến Châu Âu và Châu Mỹ dành riêng cho các tàu chở
dầu khổng lồ không đi qua được kênh Suez.
Vận tải đường biển là loại phương tiện vận tải hàng hóa chủ yếu nhất trong thương mại quốc
tế. Trước khi Thế giới bước vào kỷ nguyên của các chuyến bay liên lục địa thì vận chuyển hành
khách bằng tàu biển khá quan trọng, nhất là ở Bắc Đại Tây Dương, nối Châu Âu với Bắc Mỹ. Vào
năm 1838, vượt Đại Tây Dương hết 15,5 ngày (tàu Great Western), thì đến đầu thế kỷ XX chỉ còn
4,5 ngày (tàu Mauritania, 1907) và đến năm 1952 chỉ còn 3,5 ngày (tàu United States, 1952). Nhưng
cũng từ thời điểm đó, vận tải hàng không đã chiếm mất vị trí độc tôn của tàu vận tải khách xuyên
Đại Tây Dương. Hiện nay, chỉ còn một số tàu chở khách viễn dương nhằm mục tiêu du lịch, các phà
biển (ferries) hay các tàu chở khách nhỏ như các nước quần đảo Inđônêxia, Philippin, các nước
vùng Caribê. Trong khi việc chuyên chở hành khách bằng đường biển giảm sút thì việc chuyên chở
dầu mỏ, các hàng hóa khác lại tăng lên mạnh. Việc chuyên chở các loại khoáng sản, gỗ, ngũ cốc,…
vẫn còn chiếm một khối lượng lớn, từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, việc chuyên chở các loại
hàng chế biến ngày càng tăng mạnh.
Khoảng ½ khối lượng hàng vận chuyển trên đường biển quốc tế là dầu mỏ và các sản phẩm
dầu mỏ. Dầu thô được chở chủ yếu từ vịnh Pecxich, Venezuela, Tây Phi đến các nước Tây Âu(
Pháp, Đức, Hà Lan…), Nhật Bản và Bắc Mỹ với luồng vận tải tối đa lên đến 160 triệu tấn. Việc
chở dầu bàng các tanke luôn đe dọa ô nhiễm môi trường. Toàn Thế giới có hàng trăm tàu chở dầu có
trọng tải trên 100 nghìn tấn đang hoạt động. Tàu chở dầu chở tới hơn 300 loại sản phẩm dầu mỏ và
mỡ. Mỗi khi lấy hàng, người ta xả nước, nước nóng vào các khoang để rửa sạnh tàu rồi trút nước và

cặn bẩn xuống biển. Theo đánh giá của UNEP (Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc) năm
1987, thì mỗi năm các tàu chở dầu trút xuống biển 1,1 triệu tấn dầu mỏ từ nước rửa tàu và nước
trọng tải dầu, cộng thêm khoảng 500 nghìn tấn dầu do các sự cố tàu dầu.
Hiện nay, khoảng 100000 tàu biển có trọng tải trên 100 tấn đang hoạt động khắp Thế giới,
trong đó ½ làm nhiệm vụ trọng tải, còn ½ làm nhiệm vụ dịch vụ. Cùng với sự mở rộng buôn bán
quốc tế, đội tàu biển đã tăng lên cả về số lượng và trọng tải trung bình.
Trong đời sống ngành hàng hải Thế giới phổ biến hiện tượng chủ tàu mượn cờ của nước
khác, chẳng hạn gần như toàn bộ đội tanke của Libêria và Panama là thuộc về các chủ tàu Hoa Kỳ,
Hi Lạp và một số nước khác. Điều này giải thích tại sao có các quốc gia tuy không đóng vai trò lớn
trong nền kinh tế Thế giới nhưng lại có đội tàu buôn với trọng tải rất lớn.
Đội tàu buôn được chia thành tàu chở khách, tàu chở hàng (cargo ship) và tàu chở dầu
(tanke). Các tàu hàng thông thường có thể chở hàng được đóng gói, hàng rót (quặng, ngũ cốc) và cả


một số hàng lỏng (mủ cao su, dầu ăn,..). Có những tàu hàng được thiết kế chuyên dụng để chuyên
chở ô tô, ngũ cốc.
Đối với địa lý vận tải đường biển, mạng lưới các cảng biển có ý nghĩa căn bản. Cảng biển là
nơi tàu đỗ tiện lợi và an toàn, nơi có thể tiến hành bốc dỡ hàng hóa và xếp hàng mới. Thường thì các
cảng tự nhiên được xây dựng ở bờ vịnh nước sâu hay ở các cửa sông. Người ta thường phân loại các
cảng thành cảng địa phương, cảng khu vực hay cảng quốc tế, cảng chuyển tải, cảng bách hóa hay
cảng chuyên dụng.
Lịch sử của ngành đường biển thế giới cho thấy kinh tế biển luôn được coi là ngành mũi
nhọn, trong đó vai trò chủ đạo là cảng biển. Nơi nào có cảng biển, nơi đó sẽ là thành phố với kinh
tế, công nghiệp và giao thương phát triển. Cảng biển phồn vinh, kinh tế biển càng mạnh. Từ yêu cầu
tăng mạnh lượng hàng vận tải biển kéo theo các cảng lớn xuất hiện với lượng hàng hóa qua cảng
ngày càng tăng. Từ yêu cầu ngày càng tăng về số lượng, chất lượng của cảng, thì các cảng mang
tính chuyên dùng ngày càng được chú ý, và đi cùng với xu hướng của thời đại đó là sự xuất hiện của
các cảng hàng container.
Cảng biển là kết cấu hạ tầng quan trọng của kinh tế hàng hải, kinh tế cảng luôn đóng vai trò
chủ đạo của kinh tế biển, kinh tế cảng phải đi trước một bước để thúc đẩy các ngành kinh tế biển

khác phát triển. Vì vậy cần phải có một quy hoạch cụ thể, phù hợp vì hoạt động của một cảng biển
tồn tại đến hàng trăm năm hoặc lâu hơn thế. Chẳng hạn cảng Rotterdam của Hà Lan hình thành từ
những năm 1860 đến nay đã gần 150 năm mà vẫn còn sầm uất, hiện nay vẫn là cảng lớn nhất Châu
Âu và còn một số cảng khác như: cảng London của Anh, cảng Hamburg của Đức, cảng Antwerp
của Bỉ cũng tương đồng ý nghĩa đó. Hay đất nước Nhật Bản với nền kinh tế cảng đứng đầu thế giới
với số lượng cảng biển khổng lồ khoảng 1200 cảng, luôn luôn dẫn đầu kinh tế cảng của thế giới.
Cảng nằm trong một hệ thống phân phối hàng hóa. Vì vậy, để phân tích sự phát triển và hoạt
động của cảng, người ta phải quan tâm đến hậu phương (hinterland) và vùng trước cảng (foreland).
Hậu phương của cảng có thể được hiểu là một bộ phận lãnh thổ của đất nước tạo nên thị trường tự
nhiên và phục vụ cho cảng. Vùng trước cảng có thể được hiểu là vùng đất đối diện với hậu phương
của cảng qua vùng biển, nơi mà hàng hóa được chở từ đó đến cảng và ngược lại. Vùng trước cảng
xác định sự tham gia của cảng vào nền kinh tế Thế giới. Hiện trên Thế giới có khoảng 6000 – 7000
cảng đang hoạt động, nhưng chỉ khoảng 100 có ý nghĩa toàn cầu.
Cuối cùng, cần phải đề cập đến ba vị trí địa lý chiến lược cực kỳ quan trọng trong hàng hải
Thế giới hiện đại: kênh Suez (được đào cắt ngang eo đất Suez của Ai Cập, nối Đại Tây Dương với
Ấn Độ Dương), kênh Panama (cắt qua eo đất Panama rộng 50 km là con đường ngắn nhất nối Thái
Bình Dương và Đại Tây Dương) và eo biển Malacca.


Ngành kinh tế đóng tàu luôn bị lôi kéo bởi kinh tế cảng, vì kinh tế cảng là khách hàng của
kinh tế đóng tàu, và đây cũng là một nhân tố quan trọng trong phát triển ngành hàng hải thế giới.
Đặc biệt đối với các nước công nghiệp phát triển điều này có ý nghĩa quan trọng hơn, vì công
nghiệp đóng tàu thường là ngành mũi nhọn của các nước công nghiệp có bờ biển. Thế giới có hơn
50 nước có ngành công nghiệp đóng tàu và đứng đầu những nước này là Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây
Ban Nha, Brasil…với số lượng tàu đóng mới ngày càng nhiều và trọng tải ngày càng lớn. Nhật Bản
là cường quốc số một thế giới về ngành công nhiệp đóng tàu, với sản lượng chiếm khoảng 50% thế
giới, vượt cả nước nước phát triển khu vực Tây Âu.
Thành tựu đóng tàu của thế giới trong những năm gần đây có sự dao động không lớn về cả
hai khía cạnh là số lượng tàu đóng mới và tổng trọng tải của chúng. Song nếu so sánh cả về hai khía
cạnh này thì ta thấy dao động về số lượng tàu không nhiều nhưng dao động về tải trọng thì lớn hơn.

Điều này do nhiều nguyên nhân về khủng hoảng xã hội, sự phát đạt của từng khu vực khác nhau dẫn
đến sự thay đổi lượng hàng vận tải biển kéo theo sự thay đổi nền công nghiệp đóng tàu.
Loại tàu đóng mới rất đa dạng: cả tàu biển và tàu sông. Riêng tàu biển có 4 loại chính
+ Tàu chở hàng: hàng chất đốt, hàng rời, tàu dầu, tàu container…
+ Tàu kỹ thuật: cẩu nổi, tàu nạo vét, tàu kéo đẩy, trạm bơm, tàu khoan, tàu cứu hỏa…
+ Tàu đánh cá: tàu đánh bắt xa bờ, tàu đánh bắt gần bờ, tàu chế biến…
+ Tàu khách: tàu khách vượt đại dượng, tàu khách nội địa…
Nhìn chung, ngành công nghiệp đóng tàu từ 1960 trở lại đây có rất nhiều đột phá: về mặt
trọng tải tới 500.000 – 600.000 DWT, về mặt thể loại rất đa dạng như tàu phá băng nguyên tử, tàu
ngầm, tàu chiến hạm, tàu đánh cá xa bờ 1000CV…Đây là nguyên nhân chính xuất hiện nhiều cảng
siêu sâu trên thế giới.

1.2.2.2 Hải sản
Nguồn lợi hải sản là thế mạnh đặc trưng của biển và khi nói về kinh tế biển không thể không
nhắc đến vai trò, vị trí của ngành. Ngành hải sản bao gồm các lĩnh vực như: khai thác, nuôi trồng,
chế biến.
Tài nguyên sinh vật biển rất phong phú, đa dạng, bao gồm nguồn lợi động vật biển (cá, tôm,
cua, các loài động vật thân mềm (mực, bào ngư, trai ngọc,…) và nhiều động vật có giá trị cả về kinh
tế và nghiên cứu đa dạng sinh học biển như: rùa biển, sứa,…) và thực vật biển (rong biển). Sức sản
xuất nguyên khai của biển khoảng 500 tỷ tấn/năm và sản lượng hàng năm đạt khoảng 600 triệu tấn.
Đây là tiềm năng rất lớn đối với ngành khai thác thủy sản của Thế giới.


Theo thống kê của FAO, hiện nay toàn Thế giới có hơn 160 quốc gia làm kinh tế thủy sản,
trong đó có hơn 20 quốc gia có sản lượng đánh bắt cá biển trên 1 triệu tấn/năm thuộc Châu Á, Châu
Âu, Châu Mỹ.
Sản lượng khai thác thủy sản từ nửa sau thế kỷ XX cho đến nay ngày càng tăng nhanh. Vào
những năm 1950, sản lượng khai thác gần 20 triệu tấn thì đến những năm đầu của thế kỷ XXI, sản
lượng thủy sản khai thác đạt gần 100 triệu tấn. Các nước có sản lượng đánh bắt thủy sản lớn nhất
Thế giới là Trung Quốc (gần 18 triệu tấn), Pêru (gần 8 triệu tấn), Hoa Kì (5 triệu tấn), Nhật Bản (4,8

triệu tấn), Inđônêxia (4,3 triệu tấn), Chilê (4 triệu tấn), Ấn Độ (3,9 triệu tấn), Liên Bang Nga (3,7
triệu tấn), Thái Lan (2,9 triệu tấn) và Na Uy (2,8 triệu tấn). Đến năm 2007, Việt Nam được đánh giá
là một trong những quốc gia có tiềm năng khai thác hải sản trên biển, xếp thứ 12 trên thế giới về
năng lực đánh bắt với sản lượng luôn ổn định ở mức 1,5 - 1,8 triệu tấn/năm.
Ngành khai thác thủy sản đòi hỏi phải có cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ. Đó là các đội tàu
đánh cá lớn với tàu chế biến đi kèm, lưới tốt, thiết bị hiện đại thăm dò luồng cá, các cảng cá, xí
nghiệp sửa chữa tàu, chế tạo ngư cụ, các cơ sở hậu cần dịch vụ,…
Tuy nhiên, việc khai thác thủy sản quá mức ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản. . Vì vậy,
vấn đề khai thác hợp lý kết hợp với bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên thủy sản có ý nghĩa to
lớn. Một số ngư trường, chẳng hạn bãi cá thu Grand Banks ngoài khơi phía đông Canada, đã bị khai
thác vượt quá khả năng phục hồi.
Đánh bắt cá quá mức đã trở thành một vấn đề lớn. Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, hơn
25% ngư trường trên toàn thế giới bị khai thác quá mức, 50% bị đánh bắt hết công suất và 75% cần
được cấm hoặc giảm tốc độ đánh bắt ngay lập tức để đảm bảo nguồn cá cho tương lai.
Các ngư trường khai thác thủy sản chủ yếu trên Thế Giới là Biển Bắc, Đông Bắc Đại Tây
Dương, Tây Bắc Đại Tây Dương, Trung Tâm Tây Đại Tây Dương, Tây Nam Đại Tây Dương, Bắc
Địa Trung Hải, Đông Ấn Độ Dương, Tây Bắc Thái Bình Dương, Đông và Đông Bắc Thái Bình
Dương, Tây Nam Thái Bình Dương
Tuy việc đánh bắt từ biển vẫn còn cung cấp cho Thế giới tới 2/3 sản lượng thủy sản, song
ngành nuôi trồng đã và đang phát triển nhanh với vị thế ngày càng cao. Rõ ràng, nguồn tài nguyên
biển là có giới hạn, lại đang bị con người khai thác quá mức. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
của Thế giới, việc phát triển nuôi trồng thủy sản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Sản lượng thủy sản nuôi trồng của Thế giới từ năm 1950 đến nay tăng gấp 3 lần, đạt trên 48
triệu tấn. Các loài thủy sản được nuôi ở các vùng nước lợ và nước mặn ngày càng phổ biến với
nhiều loài có giá trị cao về thực phẩm, về kinh tế đã trở thành đối tượng nuôi trồng để xuất khẩu như
tôm (tôm sú, tôm hùm,..), cua, cá…


Ngành nuôi trồng phát triển mạnh ở các nước Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản,
Philippin,…Ngoài ra còn có các nước khác như Bănglađet, Hàn Quốc, Chilê,…

Sự tăng trưởng của các hoạt động nuôi trồng, khai thác, đánh bắt, chế biến thủy hải sản là
lĩnh vực quan trọng đối với phát triển kinh tế biển, phát triển kinh tế - xã hội vùng biển. Trong đó
năng lực đánh bắt thủy sản phụ thuộc vào việc trang bị cơ giới và công suất động lực của tàu
thuyền. Và bên cạnh các hoạt động khai thác, đánh bắt hải sản tự nhiên thì việc đầu tư nuôi thủy sản
cũng đã được phát triển rộng rãi, trở thành một nghề mới có ý nghĩa quan trọng của đông đảo dân
cư vùng biển. Hoạt động nuôi trồng thủy sản đa dạng, tập trung vào các loại sản phẩm có giá trị
kinh tế cao và phù hợp với điều kiện sinh thái của mỗi địa phương. Kế đến là hoạt động chế biến
thủy hải sản, đây là biện pháp tốt nhất nhằm bảo quản các sản phẩm thủy hải sản từ hoạt động đánh
bắt và nuôi trồng.
Nguồn nguyên liệu hải sản dồi dào cung cấp cho các ngành công nghiệp chế biến, tạo một
bước khởi đầu quan trọng cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm phát triển. Trên Thế giới,
ngành công nghiệp chế biến hải sản rất phát triển và ngày càng có vai trò quan trọng trong cuộc
sống con người, góp phần tăng giá trị của các nguồn tài nguyên trong lòng biển cả.

1.2.2.3 Khai thác dầu khí ngoài khơi
Trong điều kiện thuận lợi, trải qua những biến đổi địa chất, dầu mỏ được tạo thành tích tụ ở
các lớp đá phù hợp (côlectơ) có độ nức nẻ hay có độ rỗng và có khả năng chứa dầu. Tập hợp các vỉa
dầu ở một khu vực nhất định của vỏ Trái đất tạo nên mỏ dầu. Dầu có thể di chuyển theo các khe nứt
hay lỗ rỗng của đá giúp cho việc khai thác được dễ dàng. Người ta khai thác dầu từ các giếng với lỗ
khoan hẹp khoan trong đá cho tới vỉa chứa dầu. Sau khi khoan tới vỉa chứa dầu, dầu thô được hút
lên mặt đất. Khi vỉa dầu còn đủ áp lực thì dầu theo giếng đi lên và tràn ra mặt đất. Khi áp suất trong
vỉa tuột xuống, giếng không tự phun được, người ta phải dùng bơm. Dầu từ vỉa được hút và bơm lên
các bể chứa rồi được vận chuyển bằng đường ống tới các trung tâm lọc, hóa dầu.
Dầu mỏ và các sản phẩm của nó được dùng làm nhiên liệu chiếm vị trí số một trong số các
loại nhiên liệu do dễ sử dụng, vận chuyển và có khả năng sinh nhiệt cao (10000 – 11500 kcal/kg).
Dầu mỏ, khí đốt là nguồn năng lượng mới, chỉ thực sự được sử dụng nhiều vào nửa sau thế kỷ XX,
từ 2% năm 1860 lên 4% năm 1900, đến 26% năm 1940 và 44% năm 1960 rồi đạt cực đại vào thập
kỷ 80 gắn liền với sự phát triển của ngành giao thông vận tải, công nghiệp hóa chất, đặc biệt là hóa
dầu…Dầu mỏ được coi là “vàng đen” của đất nước.
Khí thiên nhiên trong một thời gian dài bị coi thường. Khí đồng hành ở các mỏ dầu đã bị đốt

đi một cách phí phạm. Ngày nay, khí thiên nhiên là nhiên liệu sạch, có hiệu quả, ít gây ô nhiễm môi
trường hơn so với việc sử dụng than và dầu nên được tận dụng một cách triệt để.


×